Kỹ năng mềm

Lối sống 3: Năng lực sống trong gia đình

Loi song 3 nang luc song trong gia dinh - Nhieu tac gia1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nhiều tác giả

Download sách Lối sống 3: Năng lực sống trong gia đình ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

 

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời dặn bạn dùng sách

Qua việc dùng sách giáo khoa bậc tiểu học của nhóm Cánh Buồm, hẳn bạn đã nhận ra những đặc điểm sau:

  • Ở bậc tiểu học, chúng ta ít chú trọng dạy “kiến thức”, nhất là những kiến thức trẻ em phải học thuộc lòng, mà người dạy huấn luyện phương pháp học cho các em. Phương pháp học môn Lối sống nằm trong việc làm và cách thức tạo ra ở các em một năng lực sống theo tinh thần đồng thuận.
  • Không “dạy học” theo cách giảng giải nhồi sọ, bắt học thuộc lòng, người dạy tổ chức các việc làm để hướng dẫn học sinh cùng nhau thực hiện, qua những việc làm đó các em tự tìm đến nhận thức và hành động sống đồng thuận.

Theo tinh thần đó, bắt đầu từ lớp 1, các em đã được đến với khái niệm đồng thuận qua việc tổ chức cho ba tập hợp người đang chung sống trong một ngôi trường – Giáo viên, Phụ huynh, Học sinh – cùng nhau tổ chức cuộc sống mới cho bất kỳ học sinh lớp 1 nào: sống tự lập. Tạo đồng thuận là phương pháp, còn sản phẩm là cuộc sống tự lập của từng học sinh, trong từng hoạt động, trong từng ngày, và trong một số hoạt động chung ở lớp học.

Lên lớp 2, các em được tổ chức hoạt động để tìm đến với khái niệm cộng đồng – cái cộng đồng với ba yếu tố cấu thành: những con người sống chung với nhau; những con người phải dựa vào nhau mà sống; và những con người phải sống hòa hợp với nhau để cộng đồng không phải là sự tụ bạ vô nghĩa, mà phải trở thành một tổ chức (dù lỏng lẻo) mang ý nghĩa con người.

Suy ra từ tinh thần đó, một ngôi trường là một cộng đồng giáo dục, một xí nghiệp là một cộng đồng sản xuất, một quốc gia là một cộng đồng dân tộc có ý nghĩa chính trị – xã hội, và thế giới là một cộng đồng to tát và cao cả của con người. Năng lực sống trong cộng đồng to nhỏ đó là năng lực của con người có trách nhiệm, hoàn toàn xa lạ và dị ứng với những con người vô cảm.

Lên lớp 3, các em sẽ đem tinh thần và năng lực tự lập (có từ lớp 1) cùng với tinh thần và năng lực sống trong cộng đồng (học ở lớp 2) để vận dụng vào một đơn vị nhỏ nhất của xã hội – gia đình – một trong những yếu tố quan trọng sẽ tạo nên sự gắn bó hoặc gây ra sự tan rã của cả xã hội.

Các em sẽ học những gì về gia đình?

  • Trước hết, các em học khái niệm gia đình, với mô hình gia đình hạt nhân một bố, một mẹ, một con. Trong gia đình đó, ý nghĩa cộng đồng (sống chung, dựa vào nhau, hòa hợp) thể hiện ra sao? Cũng trong bối cảnh gia đình đó, ta phải làm gì để đạt được sự đồng thuận?
  • Bài học tiếp theo sẽ là Luật pháp và gia đình: những yếu tố pháp lý giúp con người duy trì, xây dựng hạnh phúc gia đình. Trong bài học này, các em tập trung tìm hiểu Công ước quốc tế về Quyền Trẻ em, mà Việt Nam là nước thứ hai phê duyệt, tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của trẻ em trong gia đình.
  • Bài học tiếp theo sẽ là Đạo lý sống chung trong gia đình: cách phát hiện xung đột để xử lý (khi gia đình xích mích, xung đột; khi gia đình có người già yếu; khi gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống).
  • Một bài học đặc biệt cần được đưa vào học ở lớp 3 liên quan đến bạo lực gia đình. Bài học này cần đưa trẻ em tới thái độ và hành vi trước bạo lực trong gia đình mình và sau đó là thái độ và hành vi trước bạo lực trong gia đình nhà khác.

Xin lưu ý bạn: cũng như các sách giáo khoa khác mang tinh thần Giáo dục hiện đại, những nội dung giáo dục lối sống ở đây cần được diễn ra trong những hoạt động tự học, tự giáo dục của học sinh, giáo viên không giảng giải, áp đặt.

Chúc bạn thành công.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button