Kỹ năng mềm

Lãnh Đạo Và Sự Tự Lừa Dối

Lanh dao va su tu lua doi1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Lãnh Đạo Và Sự Tự Lừa Dối ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Kỹ năng

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI GIỚI THIỆU

Trong một thời gian dài, vấn đề tự lừa dối đã trở thành đề tài thu hút sự chú ý của nhiều nhà tâm lý, triết gia và cả những học giả uyên thâm. Thế nhưng, điều đáng nói là cho đến nay, nhiều người trong chúng ta vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này, bất chấp sự phổ biến cùng những tác động tiêu cực của nó. Vì thế, trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ đề cập đến mức độ ảnh hưởng và đưa ra những giải pháp thiết thực để có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng này, cả trong quá trình lãnh đạo ở công sở lẫn trong cuộc sống gia đình.

Sự tự lừa dối là cụm từ dùng để chỉ cách ứng xử khá phổ biến của nhiều người trước những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Để bạn hình dung rõ hơn về khái niệm tự lừa dối, chúng ta hãy xét một ví dụ sau đây: Một em bé đang tập bò. Bé bắt đầu trườn mình xung quanh ngôi nhà. Do liên tục xoay tròn, bé bị kẹt dưới những đồ đạc trong phòng. Khi đó, bé cảm thấy khó chịu và cố vùng vẫy để thoát. Bé giẫy lên khóc và đập cái đầu bé nhỏ của mình vào các đồ vật xung quanh. Càng cố gắng thoát khỏi tình trạng này bằng cách đẩy mạnh và xoay nhanh hơn nữa, bé càng khiến cho tình cảnh của mình trở nên tệ hại.

Nếu biết nói, em bé đó sẽ đổ lỗi cho đống đồ đạc trong nhà. Bé sẽ kể đến tất cả các nguyên nhân, ngoại trừ bản thân mình. Nhưng dĩ nhiên, dù em bé có nhận ra điều đó hay không thì sai lầm đó vẫn xuất phát từ chính bản thân nó. Vậy nên, nếu không nhận thức được điều đó thì dù có nỗ lực như thế nào chăng nữa, đứa bé đó vẫn không thể thoát được tình thế này.

Sự tự lừa dối cũng tương tự như vậy. Nó khiến chúng ta không thể nhận ra nguyên nhân thật sự của mọi rắc rối mà mình đang vướng phải. Khi đó, tất cả những “giải pháp” mà ta có thể nghĩ đến chỉ càng khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Đó là lý do tại sao sự tự lừa dối lại thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo đến vậy. Bởi vì nếu rơi vào tình trạng tự lừa dối, họ sẽ không thể tiếp tục sự nghiệp lãnh đạo của mình, và thậm chí còn phá hỏng mọi thứ mà mình đã cố công tạo dựng.

Chúng tôi đã viết quyển sách này với mục đích giúp độc giả có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về vấn đề này. Không chỉ dừng lại ở đó, quyển sách còn đề cập tới vấn đề sâu xa hơn: Nó đưa ra giải pháp cho vấn đề tự lừa dối.

Từ những kinh nghiệm của bản thân trong lĩnh vực này, chúng tôi mang đến cho quý độc giả giải pháp thiết thực để có thể tự giải phóng mình ra khỏi “chiếc hộp” trong cách ứng xử với những người xung quanh, cũng như sự tự lừa dối với bản thân mình. Giải pháp này sẽ giúp các bạn giảm thiểu những mâu thuẫn, tăng thêm niềm hứng khởi, thúc đẩy tinh thần trách nhiệm và nâng cao khả năng đạt được thành công trong tổ chức của bạn. Không những thế, nó còn giúp bạn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc hơn với những gì mình đang có. Chúng tôi hy vọng rằng quyển sách Lãnh đạo và sự tự lừa dối này sẽ tạo nên động lực mới cho các bạn trong tất cả các lĩnh vực nhằm thoát khỏi “chiếc hộp” của mình và có được một cuộc sống như mong muốn.

1. MỘT NHÂN VẬT LẠ LÙNG

Đã hai tháng kể từ ngày đầu tiên tôi bước chân vào trụ sở chính của Zagrum với tư cách là ứng viên cho một vị trí quản lý cấp cao trong công ty. Hơn mười năm qua, kể từ khi còn làm cho một trong những đối thủ của Zagrum, tôi vẫn thường theo dõi công ty này và gần như đã cảm thấy mệt mỏi khi luôn là ứng viên hạng hai ở đây. Sau tám lần phỏng vấn và ba tuần chờ đợi cùng những nghi ngờ vào năng lực của bản thân, cuối cùng tôi cũng được mời đảm nhận vị trí quản lý cho một dây chuyền sản xuất của Zagrum.

Theo nghi thức riêng của Zagrum, tôi được giới thiệu đến gặp Bud Jefferson, phó chủ tịch của Zagrum, và sẽ trải qua cuộc họp kéo dài một ngày với ông. Vì một lý do nào đó, Bud được cử làm sếp mới của tôi.

Theo thói quen, tôi cố gắng tìm hiểu trước về mục đích của cuộc họp sắp diễn ra. Thế nhưng, theo lời của các đồng nghiệp thì cuộc họp này nhằm mục đích tìm hiểu và giải quyết “những vấn đề về con người” cũng như những chiến lược đã mang đến thành công cho Zagrum. Dù chẳng chờ đợi nhiều ở cuộc họp này nhưng tôi lại rất háo hức được gặp và gây ấn tượng với sếp mới của mình.

Trước đây, tôi đã được nghe nói nhiều về Bud nhưng chưa có dịp tiếp xúc trực tiếp với ông. Tôi đã nhìn thấy ông một lần tại hội nghị giới thiệu sản phẩm của ngành, nhưng thực sự không có ấn tượng gì đặc biệt. Theo những gì tôi biết, đó là một người đàn ông trông trẻ hơn độ tuổi năm mươi của mình với những cá tính hết sức kỳ lạ: giàu có nhưng rất bình dị; đã từng bỏ học cấp ba nhưng sau đó lại tốt nghiệp Đại học Harvard chuyên ngành luật và kinh doanh với tấm bằng loại ưu; am hiểu nghệ thuật và rất thích ban nhạc The Beatles. Mặc cho những sự thật có vẻ mâu thuẫn ấy, nhưng có thể phần nào vì lý do ấy, Bud được xem là hình tượng của công ty, vừa bí ẩn vừa cởi mở, quyết liệt nhưng rất nhân từ, kiểu cách nhưng lại rất chân thật, giống như tinh thần của Zagrum. Chính vì lẽ đó, chẳng có gì lạ khi ông luôn được tất cả mọi người trong công ty kính trọng và quý mến.

Văn phòng của tôi nằm trong tòa nhà số Tám, cách tòa nhà trung tâm khoảng 10 phút đi bộ. Mười tòa nhà của Zagrum được nối với nhau bằng hai mươi ba con đường nhỏ có mái che làm bằng gỗ sồi hoặc gỗ thích và uốn lượn quanh bờ sông Kate. Dòng sông tuyệt đẹp này do Kate Stenarude thiết kế và sau đó người ta đã lấy tên bà đặt cho nó.

Vừa đi bộ lên tầng ba, tôi vừa điểm lại những điều mình đã làm được trong suốt hai tháng qua tại Zagrum. Tôi luôn là người đến công ty sớm nhất và ra về muộn nhất. Bỏ ngoài tai những lời phàn nàn của vợ, tôi quyết tâm sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa, sẵn sàng hỗ trợ cho các cộng sự của mình để đạt được kết quả cao nhất trong công việc. Do vậy, tôi thấy mình chẳng có gì phải lo lắng khi đến gặp Bud Jefferson.

Đón tôi tại tiền sảnh chính của tầng ba là Maria, thư ký của Bud.

– Ông là Tom Callum? – Maria niềm nở.

– Đúng vậy. Tôi có hẹn với ông Bud lúc chín giờ. – Vâng. Ông Bud có dặn tôi mời ông đến phòng họp phía đông. Năm phút nữa ông ấy sẽ có mặt.

Maria đưa tôi vào một căn phòng khá lớn, thường dùng cho các hội nghị cổ đông. Khi còn lại một mình, tôi đưa mắt nhìn khung cảnh bên ngoài qua những tấm kính lớn. Cả quần thể tòa nhà ẩn hiện trong những tán lá xanh ngát. Chừng hơn một phút sau, có tiếng gõ cửa rất to, dứt khoát và Bud bước vào.

– Chào Tom. Rất vui vì cậu đã tới. Nào, ngồi xuống đi. Cậu thích uống gì nào? Cà phê hay nước hoa quả? – Bud tươi cười đưa tay ra bắt tay tôi.

– Ồ không, cảm ơn ngài. Sáng nay tôi đã dùng nhiều cà phê rồi. – Tôi đáp.

Tôi ngồi xuống chiếc ghế bọc da màu đen gần mình nhất, lưng xoay về cửa sổ và chờ Bud lấy nước ở khu vực tự phục vụ tại góc phòng. Ông quay trở lại với ly nước trên tay, mang theo chiếc bình và một cái ly khác ở tay kia. Đoạn, ông đặt chúng lên chiếc bàn giữa hai chúng tôi.

– Không khí trong phòng này nhiều lúc rất nóng. Sáng nay, chúng ta có khá nhiều việc để làm nên cậu cứ đi tự nhiên nhé.

– Vâng, cảm ơn ngài. – Tôi trả lời, thấy thoải mái hơn một chút dù vẫn còn cảm thấy lo lắng bởi chưa biết điều gì sẽ xảy đến.

Thế rồi Bud lên tiếng:

– Tom này, hôm nay chúng ta sẽ bàn về một vấn đề rất quan trọng.

– Vâng, ngài cứ nói ạ. – Tôi cố giấu nỗi lo lắng của mình bằng giọng điệu đều đều.

– Có một vấn đề khó khăn mà cậu cần phải giải quyết ngay nếu muốn tiếp tục làm việc tại đây.

Tôi có cảm giác như mình vừa bị một cú đấm trực diện. Tôi như nghẹn lại, không thể tìm thấy từ nào để đáp lời Bud ngay lúc này.

Đầu óc tôi rối tung với nhiều ý nghĩ khác nhau. Tim tôi đập mạnh và mặt thì nóng bừng lên.

ĐỌC THỬ

Dẫu là người thành công trong sự nghiệp, tôi vẫn không thể khắc phục được nhược điểm của mình, đó là rất dễ mất bình tĩnh. Tôi đã cố khắc phục bằng cách luyện tập các cơ vùng mặt và vùng mắt sao cho chúng không bị co rúm lại mỗi khi lo sợ điều gì đó. Thế nhưng cho đến giờ, tình hình vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu. Lúc này, tôi có cảm giác như mình trở lại thời còn là học sinh lớp ba đang vã mồ hôi khi cô giáo kiểm tra bài tập về nhà và chỉ mong một lời khen “làm tốt” từ cô.

Cuối cùng tôi cũng lấy lại bình tĩnh và đáp lời:

– Một vấn đề khó khăn ư, thưa ngài? Vấn đề gì vậy ạ?

– Cậu thật sự muốn biết chứ? – Bud hỏi lại tôi.

– Vâng ạ! Tôi nghĩ mình cần phải biết được nó là gì và nguyên nhân của nó.

– Đúng vậy! Cậu cần phải biết nguyên nhân. – Bud đồng tình.

2. VẤN ĐỀ

Cậu đang gặp phải một vấn đề, Tom ạ. – Bud tiếp tục. – Tất cả mọi người đều biết điều này, từ vợ cậu, mẹ vợ cậu cho đến hàng xóm và các nhân viên của cậu. Nhưng điều đáng nói là chính cậu lại không hề hay biết. – Ông mỉm cười.

Tôi không biết nói gì trong trường hợp này. Làm sao tôi có thể lên tiếng khi mà bản thân tôi cũng không biết mình đang gặp phải vấn đề gì.

– Tôi e là tôi vẫn chưa hiểu rõ ý của ông cho lắm. Có phải ông muốn nói rằng tôi… rằng tôi…. – Tôi lúng túng bởi tôi thậm chí còn không biết Bud đang định nói tới chuyện gì.

– Đúng vậy. Trước hết, anh hãy nghĩ về những ví dụ này nhé. – Ông vẫn nói với vẻ thích thú.

– Hãy nhớ lại lúc cậu định đổ xăng cho vợ, nhưng sau đó cậu lại không làm như thế nữa. Cậu lái chiếc sắp xe hết xăng về nhà và để sáng hôm sau cô ấy tự đi đổ?

Tôi hết sức ngạc nhiên và tự hỏi tại làm sao Bud biết được điều đó.

– Hoặc có lúc cậu hứa sẽ dẫn bọn trẻ đi xem một trận đấu bóng chày nhưng đến phút chót lại nuốt lời chỉ vì một vài lý do vớ vẩn nào đó?

“Làm sao ông ấy biết được điều này nhỉ?” – Tôi tự hỏi.

– Hoặc có lúc cậu thực hiện lời hứa đó nhưng lại khiến cho bọn trẻ cảm thấy chúng có lỗi khi đi?

“Ừ nhỉ?”.

– Hoặc khi đọc sách cho con, cậu cố tình bỏ qua nhiều trang vì thiếu kiên nhẫn và cho rằng “bọn trẻ cũng chẳng chú ý gì tới điều này”? “Đúng thế, nhưng bọn trẻ không để ý thật mà!”

– Hoặc cậu đỗ xe ở khu vực dành cho người tàn tật, rồi sau đó giả bộ đi khập khiễng để mọi người không nghĩ xấu về mình?

“Không! Tôi chưa bao giờ làm điều đó”.

– Hoặc cậu vẫn đỗ xe ở đó, nhưng lại chạy ngay ra khỏi ô tô nhằm chứng tỏ với mọi người là cậu đang rất vội và buộc lòng phải làm thế?

“Đúng! Quả thật có lúc tôi đã từng làm như vậy!”.

– Còn bây giờ hãy nghĩ về phong cách của cậu tại nơi làm việc. – Ông nói một mạch. – Có lúc cậu hạ mình trước người khác nhưng cũng có lúc cậu chê trách hoặc coi thường họ, đúng không?

– Nhưng tôi nghĩ rằng đó là điều cần thiết, thưa ngài. – Tôi chống chế. – Nhưng…

– Hoặc cậu thường phải cố gắng hết sức mới có thể khen ngợi người khác, đúng không? – Bud ngắt lời tôi. – Dù cố gắng đối xử tử tế với các nhân viên của mình bằng “những chiêu thức mềm mỏng” nhưng chưa bao giờ cậu thật sự tôn trọng họ? Mục đích của những chiêu thức này của cậu chỉ nhằm để sai khiến họ dễ dàng hơn?

Những điều Bud vừa nói khiến tôi thật sự bị sốc.

– Tôi luôn cố gắng đối xử tốt với mọi người. – Tôi quả quyết.

– Nhưng hãy để tôi hỏi cậu một câu. Cậu cảm thấy như thế nào khi cậu “đối xử tốt với mọi người” theo như lời cậu nói? Nó có khác gì với cảm giác khi cậu chê trách hay coi thường họ không? Trong thâm tâm, cậu có thấy có sự khác biệt nào không?

– Tôi vẫn chưa hiểu lắm ý ông lắm. – Tôi đáp lại, cố không trả lời trực tiếp câu hỏi.

– Ý tôi là: Cậu có cảm thấy mình cần biết “tha thứ” cho các nhân viên của mình không? Một cách thẳng thắn, cậu có cảm thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa để có thể lãnh đạo thành công khi bị mắc kẹt giữa họ?

– Mắc kẹt? – Tôi hỏi lại.

– Hãy suy nghĩ về điều này. Cậu hiểu ý tôi là gì mà. – Bud cười nói.

Thật lòng tôi vẫn chưa hiểu điều ông muốn nói ở đây là gì. Sau một hồi suy nghĩ, cuối cùng tôi trả lời:

– Vâng, tôi cũng nghĩ như vậy. Tôi vẫn cho rằng có rất nhiều người lười biếng và kém cỏi. Nếu tôi thực hiện đúng nhiệm vụ của mình là khuyên bảo họ nhưng không mang lại kết quả như ý thì tôi buộc lòng phải nghĩ ra những cách lãnh đạo mới. Với nhiều người thì tôi áp dụng biện pháp khen ngợi, khích lệ nhưng với một số khác thì tôi buộc phải chỉ cho họ thấy những điểm kém cỏi của họ. Tất cả chỉ có thế. Nhưng ngài biết đấy, khi phê bình ai đó, tôi luôn cố gắng nói năng nhẹ nhàng để không làm họ tổn thương. Thực lòng mà nói, tôi cảm thấy mình đã làm đúng và tôi rất tự hào khi mình đã kiểm soát được bản thân như vậy.

Bud nhìn tôi, mỉm cười:

– Tôi hiểu cậu. Nhưng tôi nghĩ sau buổi nói chuyện hôm nay, cậu sẽ không còn tự hào về điều đó nữa đâu. Bởi những điều cậu đang làm phần lớn đều là sai lầm.

Ngay lập tức, tôi phản đối:

– Đối xử tốt với mọi người lại là sai lầm ư?

– Đúng vậy, bởi vì vấn đề là cậu không hề đối xử tốt với họ. Cậu đang làm cho mọi chuyện trở nên nghiêm trọng hơn nhưng cậu lại không hề biết điều đó.

– Ý ngài là sao ạ? Ngài có thể giải thích rõ hơn được không? – Tôi hỏi, cố nén cơn giận dữ đang sôi lên trong lòng.

– Tôi rất vui được giải thích với cậu điều này. – Bud điềm tĩnh nói. – Tôi có thể giúp cậu hiểu được vấn đề của cậu là gì, cũng như tìm hiểu nguyên nhân của nó. Đó chính là lý do chúng ta gặp nhau hôm nay.

Ông dừng lại một lát rồi nói tiếp.

– Tôi có thể giúp cậu bởi chính tôi cũng đã từng trải qua giai đoạn này.

Bud chậm rãi rời khỏi ghế, khoan thai bước dọc theo chiếc bàn.

– Để bắt đầu, tôi nghĩ trước tiên cậu cần biết một vấn đề cốt lõi của ngành khoa học nhân văn.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button