Kỹ năng mềm

Làm chủ nghệ thuật thuyết phục

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Robert B.Cialdini

Download sách Làm chủ nghệ thuật thuyết phục ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng PDF               Download

Định dạng PRC               Download

Định dạng EPUB            Download

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Robert B.Cialdini là nhà tâm lý học nổi tiếng, giáo sư môn Tâm lý học đồng thời thành viên của hội đồng quản trị Trường đại học bang Arizona, Mỹ. Ông nổi tiếng với các cuốn sách về thuyết phục và marketing như: “Gây ảnh hưởng: Tâm lý của sự thuyết phục”; “Gây ảnh hưởng: Khoa học và ứng dụng”…

Phần nội dung tóm tắt như sau:

1. Yếu tố Kết nối trong thuyết phục: phần này nêu quan điểm rằng con người có hướng thích những người thích họ ở các điểm: sự giống nhau (về điểm nào đó), sự khen tặng nhau… tất cả đều ở sự chân thành, thành thực khi nói. Hãy tìm những điểm như vậy khi thuyết phục ai đó nghe bạn.
2. Sự Tương hỗ: Con người chỉ đáp trả khi ai tốt với mình (có vài trường hợp khác nhau ngoại lệ khác khôg xét) thì ở đây xác định là sự cho đi sẽ nhận lại điều tương tự như vậy. Ví dụ ta muốn nhận nụ cười thì hãy chủ động cười với đối phương trước.
3. Nêu bằng chứng xã hội: Nêu ra những người giống họ đã làm, xét trên sự “ngang hàng” thứ bậc để tránh khập khễng.
4. Tính nhất quán: Sự thuyết phục chỉ có giá trị khi có sự cam kết, công khai, tự nguyện. Trong đó việc ghi chép ra giấy là điều cực kỳ quan trọng (biên bản, hợp đồng…)
5. Nêu bằng chứng chuyên gia: Ai, chuyên gia nào đã nói, đã làm… Sẽ khiến người nghe phải động lòng xét lại quyết định của họ.
6. Nêu sự khan hiếm: những tin mật thường được người ta chú ý hơn.

Trước khi thực hiện việc thuyết phục:
– Nên: tìm hiểu sở thích, mối quan tâm của đối tượng. Lường trước phản ứng trước khi nói ra điều gì.
– Không nên: bỏ qua phương pháp sợ không khả thi. Cứ cố bám sát đề xuất – bất chấp phản ứng của đối phương.

Trích dẫn :

Trong kỷ nguyên của các nhóm làm nhiều nhiệm vụ khác nhau và hợp tác liên công ty, việc lĩnh hội nghệ thuật thuyết phục có ảnh hưởng lớn hơn nhiều cơ cấu quyền lực chính thức.

Nhưng có thực sự khả năng thuyết phục rất kì diệu? Chúng ta – những con người bình thường hàng ngày phải đối mặt với những thử thách của việc lãnh đạo, chúng ta thất vọng liệu rằng có một ngày mình lĩnh hội được nghệ thuật này?

Tin tốt cho chúng ta – từ ngành khoa học hành vi: Nghệ thuật thuyết phục khêu gợi lên những nhu cầu thầm kín và có thể dự đoán được của con người. Hầu hết chúng ta đều có thể học cách đảm bảo sự đồng thuận, giảm giá thành trong thương lượng, và giành được sự nhượng bộ của đối tác – bằng cách áp dụng một cách nghệ thuật sáu nguyên lý khoa học về kết bạn và gây ảnh hưởng đến người khác.

Một số người có tài năng thiên bẩm đơn giản họ biết cách thu hút người nghe, lay chuyển những người chưa theo mình, và biến những người phản đối thành người ủng hộ mình. Quan sát những bậc thầy về nghệ thuật thuyết phục thể hiện sự thần kì của họ ngay lập tức khiến chúng ta thấy ấn tượng và bối rối.

Điều gây ấn tượng không chỉ ở cách họ dễ dàng sử dụng sức thu hút và tài hùng biện để thuyết phục người khác làm những gì họ đề nghị, mà còn ở chỗ những người khác hào hứng như thế nào khi làm những việc họ được giao cho, như thể nghệ thuật thuyết phục tự bản thân nó là một ân huệ mà họ không thể chờ đợi hơn nữa để đáp trả.

Phần làm chúng ta bối rối là những người có khả năng thuyết phục bẩm sinh này thường không thể giải thích cũng như truyền dạy kỹ năng đáng ngạc nhiên này cho những người khác. Cách thức của họ trong con mắt những người khác là một nghệ thuật, và như một quy luật, người nghệ sỹ giỏi trong thực hành hơn là giải thích cho người khác.

Hầu hết những người này không thể giúp đỡ chúng ta – những người có sức thu hút và khả năng diễn thuyết bình thường nhưng vẫn phải đối mặt với thách thức căn bản của việc lãnh đạo- thuyết phục người khác làm việc cho mình.

Thử thách đó cũng khó khăn tương tự đối với các nhà quản lý doanh nghiệp – những người hàng ngày phải tìm ra cách khuyến khích và chỉ dẫn lực lượng lao động gồm các cá nhân có tài năng. Giơ tấm biển “Bởi vì tôi là ông chủ” giờ đã lỗi thời. Thậm chí nếu như nó vẫn còn ý nghĩa và hợp với quy tắc đạo đức đối với tất cả những người liên quan, thì quan điểm đó cũng không còn chỗ đứng trong một thế giới nơi các nhóm làm nhiều chức năng, các công ty hợp doanh, các sự hợp tác liên công ty đã phá đi ranh giới của quyền lực. Trong môi trường đó, nghệ thuật thuyết phục có tầm ảnh hưởng đến hành vi của người khác lớn hơn cơ cấu quyền lực cũ nhiều.

Điều này lại khiến chúng ta trở lại vị trí xuất phát ban đầu. Kỹ năng thuyết phục có thể cần thiết hơn bao giờ hết, nhưng làm cách nào để các nhà quản lý có thể có những kỹ năng này nếu như những người thuyết phục thành công tài năng nhất không thể truyền lại nghệ thuật của họ? Bằng cách dựa vào khoa học.

ĐỌC THỬ

Trong suốt năm thập kỷ vừa qua, các nhà khoa học hành vi đã thực hiện các thực nghiệm hé lộ ánh sáng về cách thức các giao dịch nhất định khiến con người nhượng bộ, tuân thủ, hay thay đổi. Nghiên cứu này chứng minh rằng nghệ thuật này vận dụng cách khêu gợi các nhóm động cơ hữu hạn và nhu cầu thầm kín của con người, và nghệ thuật thuyết phục này vận hành theo những cách có thể dự đoán được.

Nói một cách khác, nghệ thuật thuyết phục bị chi phối bởi các nguyên tắc cơ bản có thể được đào tạo, học hỏi, và áp dụng. Bằng cách làm chủ các nguyên tắc này, nhà quản lý có thể mang lại sức sống cho ngành kinh doanh một cách khoa học để đảm bảo sự đồng thuận, giảm chi phí thoả thuận, và giành được sự nhượng bộ. Phần tiếp theo của bài viết này sẽ miêu tả sáu nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật thuyết phục và đề xuất một số cách mà các nhà quản lý có thể áp dụng chúng trong tổ chức của họ.

Các nguyên tắc của nghệ thuật thuyết phục

* Kết nối
Mọi người đều thích những người thích họ, họ tự thích bản thân mình
Ví dụ: Trong bữa tiệc Tupperware, sự thích thú của khách hàng với chủ nhà ảnh hưởngđến quyết định mua nhiều gấp hai lần ảnh hưởng của sản phẩm.
Áp dụng: Để gây ảnh hưởng đến mọi người, và có nhiều bạn, thông qua:
– Sự giống nhau: Tạo ra sự gắn bó ban đầu với đồng nghiệp mới, ông chủ mới và những người trực tiếp báo cáo với bạn bằng cách kín đáo khám phá những mối quan tâm chung của họ – bạn sẽ thiết lập thiện chí và sự tin tưởng.
– Lời khen tặng: thu hút và làm người khác nguôi giận. Nhận xét tích cực về mọi người – bạn sẽ tạo ra sự cộng tác nhiệt tình hơn từ họ.

* Tương hỗ
Con người đáp trả những ai đã tốt với họ.
Ví dụ: Khi các cựu chiến binh tàn tật Hoa Kì gắn các nhãn địa chỉ miễn phí ghi tên từng người trong các phong bì mời đóng góp từ thiện, số lượng trả lời tăng gấp đôi.
Áp dụng: Hãy cho đi cái mà bạn muốn nhận lại. Hãy cho đồng nghiệp mượn một nhân viên của mình khi họ cần sự giúp đỡ của bạn; bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp này sau này.

* Bằng chứng xã hội
Mọi người sẽ làm theo khi nhiều người giống mình cũng làm như vậy
Ví dụ: Nhiều người dân New York trả lại ví mất hơn khi biết rằng những người New York khác cũng đã từng làm thế.
Áp dụng: Hãy sử dụng tầm ảnh hưởng của những người ngang hàng với bạn để gây ảnh hưởng theo chiều ngang, không phải theo chiều dọc; ví dụ, mời một người “thuộc thế hệ cũ” có ảnh hưởng để ủng hộ các sáng kiến nếu như các nhân viên kì cựu khác phản đối bạn.

* Nhất quán
Con người hành động theo những cam kết bằng văn bản, công khai và tự nguyện.
Ví dụ: 92% dân cư sống trong một khu đã kí quyết định sẽ góp tiền ủng hộ dự án xây mới khu trung tâm.
Áp dụng: Hãy biến những cam kết của người khác thành cam kết có hiệu lực, công khai, và tự nguyện. Nếu bạn quản lý một nhân viên người phải nộp các báo cáo đúng thời hạn, hãy viết sự thoả thuận đó ra giấy (một bản ghi nhớ), công khai cam kết đó; và kết nối cam kết đó với các giá trị của nhân viên (ảnh hưởng của các báo cáo đúng thời hạn lên tinh thần đồng đội chẳng hạn).

* Chuyên môn
Người ta thường tìm đến các chuyên gia – những người có các cách giải quyết ngắn nhất để đưa ra quyết định đòi hỏi thông tin chuyên nghiệp.
Ví dụ: Ý kiến một chuyên gia trên New York Times phát sóng trên TV tạo ra 4% thay đổi trong ý kiến của người dân Mỹ.
Áp dụng: Đừng cho rằng khả năng chuyên môn của bạn là điều hiển nhiên ai cũng thấy. Thay vì đó, hãy thiết lập sự tin tưởng vào chuyên môn của bạn trước khi làm kinh doanh với đồng nghiệp hay đối tác; ví dụ, bạn nói chuyện với họ trước một buổi họp quan trọng, miêu tả cách bạn giải quyết rắc rối tương tự với cách một thành viên trong quốc hội.

* Sự khan hiếm
Mọi người đánh giá cao những gì khan hiếm
Ví dụ: Những nhà bán buôn thịt bò nhận được số đơn đặt hàng tăng 600% khi họ nhận được thông tin là có khả năng khan hiếm thịt bò.
Áp dụng: Sử dụng các thông tin mật để thuyết phục. Gây ảnh hưởng và gây sự chú ý của người chơi quan trọng bằng cách nói, ví dụ: “…vừa mới nhận được thông tin đó hôm nay. Thông tin này sẽ không được công bố cho đến tuần sau”.

Robert B.Cialdini
Havard Business Review
Ngọc Trâm (dịch)
(Còn nữa)

* Robert B.Cialdini là nhà tâm lý học nổi tiếng, giáo sư môn Tâm lý học đồng thời thành viên của hội đồng quản trị Trường ðại học bang Arizona, Mỹ. Ông nổi tiếng với các cuốn sách về thuyết phục và marketing như: “Gây ảnh hưởng: Tâm lý của sự thuyết phục”; “Gâyảnh hưởng: Khoa học và ứng dụng”…

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button