Kỹ năng mềm

Kỹ Năng Ghi Nhớ

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách Kỹ Năng Ghi Nhớ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Có phải bạn ghi nhớ khuôn mặt một ai đó nhưng bạn không nhớ tên họ? Đã bao giờ bạn ước bài thuyết trình của mình trôi chảy hơn và bạn không cần phải nhìn vào giấy liên tục không? Kỹ năng ghi nhớ rất quan trọng với tất cả mọi người, nó góp phần tạo nên thành công cho bạn – cả trong công việc và cuộc sống. Nhiều năm qua, các chuyên gia đã viết rất nhiều sách, băng đĩa và tổ chức các hội thảo về kỹ năng ghi nhớ nhằm cải thiện trí nhớ cho con người. Liệu phương pháp ấy có mang lại hiệu quả không? Đã bao giờ bạn áp dụng một phương pháp ghi nhớ nào sau khi đọc xong một cuốn sách hoặc tham dự buổi hội thảo về kỹ năng ghi nhớ chưa? Quan trọng hơn là bạn có muốn sử dụng chúng không? Việc hiểu biết và sử dụng các kỹ năng đó có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời bạn không?

Cuốn sách này giải thích những kỹ năng ghi nhớ cốt lõi – những thứ tạo ra sự khác biệt lớn nhất. Tất cả các lớp học về kỹ năng ghi nhớ sẽ không đem lại hiệu quả nếu những gì họ giảng dạy không phù hợp với phong cách của bạn. Bạn nhất định phải thấy giá trị của các kỹ năng đó và phải thực sự hào hứng tiếp thu trước khi bạn sử dụng chúng.

Chúng ta học và ghi nhớ những thứ quan trọng cho cuộc sống của chúng ta – không chỉ là sự tồn tại về mặt vật chất, mà còn là sự tồn tại về mặt cảm xúc, tính chuyên nghiệp, thậm chí là sự tồn tại của những mối quan hệ. Nếu tôi tin rằng để thành công tôi cần phải trở thành bậc thầy về kỹ thuật mới thì chắc chắn tôi sẽ có rất nhiều động lực để học những thứ đó.

Larry Squire, nhà nghiên cứu tâm lý học – thần kinh tại University of California, San Diego đã tiến hành một cuộc thăm dò các bộ phận cấu thành của não bộ liên quan đến việc xử lý thông tin và học tập. Ông phát hiện ra một bộ phận mới gọi là chân hải mã (hippocampus), nằm ở não trước, nó đóng vai trò thiết yếu trong việc sắp xếp ký ức. Giáo sư Robert Sylwester, nhà nghiên cứu tại University of Oregon tin rằng vùng chân hải mã hoạt động như một thủ lĩnh cân nhắc tầm quan trọng của thông tin, sắp xếp và lưu trữ nó. Nếu vùng chân hải mã cho rằng thông tin có giá trị, nó sẽ tự động đặt thông tin vào khu vực lưu trữ lâu dài tại tân vỏ não (neo-cortex). Nếu nghiên cứu của Sylwester là đúng thì nó sẽ là một sự xác nhận mạnh mẽ khẳng định tầm quan trọng của việc khám phá lợi ích cá nhân hay “Có gì trong đó cần thiết cho tôi” (What’s In It For Me – WIIFM). Nếu không phải vì “có gì trong đó cần thiết cho tôi” thì vùng chân hải não không bao giờ nhận ra tầm quan trọng của một thông tin, vì thế sẽ chẳng bao giờ lưu trữ thông tin đó ở vùng trí nhớ lâu dài.

TƯ DUY GHI CHÉP

Bạn được sinh ra như một “Cỗ máy học hành”. Bạn đã học những kỹ năng mới ngay từ khi chào đời, và mỗi ngày trôi qua bạn đều được học thêm những điều mới. Bạn không chỉ tiếp thu kiến thức mới liên tục, mà còn phải học cách thích nghi với những thông tin mới, những tình huống mới khi bạn tiếp nhận chúng. Cả hai kỹ năng học hỏi và thích nghi đều được phát triển dựa vào việc bạn bị thúc đẩy như thế nào và bị “khơi dậy” cảm xúc ra sao trong những tình huống đó. Vì thế, nếu bạn muốn bắt kịp sự thay đổi chóng mặt của xã hội này thì ngoài việc sử dụng những kỹ năng bạn có, bạn cần phải liên tục tìm kiếm động lực để hành động.

Hãy nhìn lại những thành tựu của bạn. Như nhiều người khác, bạn tập đi (hay nói một cách hoa mỹ là bạn trở thành bậc thầy của nghệ thuật bước đi). Khi được khoảng một tuổi, chân bạn lẩy bẩy không vững và ngã hàng trăm lần trước khi chập chững những bước đầu tiên, nhưng bạn đã có mục đích – bạn muốn mình có thể bước đi. Lên hai tuổi, bạn khao khát được khám phá, tương tác và kiểm soát môi trường xung quanh, điều đó đưa bạn đến việc học giao tiếp bằng lời nói. Lên năm tuổi, bạn đã nói được khoảng 90% từ vựng của người lớn. Lên bảy tuổi, bạn đã thành thạo một trong những kỹ năng học tập khó khăn và phức tạp nhất của con người đó là tập đọc. Não bộ của bạn chỉ ra cách liên kết giữa các ký tự với cách phát âm, tiến tới việc đọc nhiều từ chỉ trong một giây.

Trong suốt những năm đầu đời, bạn đã tiếp thu một lượng lớn thông tin, nhờ vậy các kỹ năng của bạn phát triển một cách phi thường. Nhưng tại sao bạn lại làm được điều đó? Có phải vì bạn được thưởng một món đồ chơi mới mỗi khi bạn nói được một từ hoặc sử dụng thành thạo một kỹ năng không? Có lẽ là không. Vậy thì điều gì đã khiến bạn học tập phi thường đến thế? Điều gì đã tạo động lực cho bạn nhiều thế?

Ở độ tuổi đó, bạn bị thúc đẩy một cách bản năng để xét xét mọi vật, khám phá mọi điều thú vị mới mẻ và tiếp cận mọi kỹ năng mới – chỉ đơn giản là để thỏa mãn ham muốn tìm tòi học hỏi của bạn. Nói một cách ngắn gọn là bạn học vì các lợi ích của việc học. Khi sinh ra, bạn đã được mặc định rằng sẽ tham gia vào thế giới này với động cơ học hành sẵn có và bạn hành động dựa trên động cơ đó, ngay từ những giây phút đầu tiên bạn sinh ra.

Động lực của bạn càng mạnh mẽ thì bạn càng ghi nhớ tốt

Để bắt kịp sự thay đổi chóng mặt của xã hội này, bạn cần:

Sử dụng khả năng của bạn

Liên tục tìm kiếm động lực để hành động.

Giờ đây, bạn vẫn phải học những thông tin mới với một tốc độ phi thường nếu như bạn muốn mình làm chủ những thay đổi xung quanh. Bất kể đó là viết một bài luận mới – một nhiệm vụ phát sinh ở nơi làm việc, hay phải học một thứ gì mới không hề dễ dàng – bạn cần những kỹ năng và kiến thức mới để khiến mọi thứ vận hành.

Theo kịp những thay đổi hàng ngày cũng có thể coi là một việc quá tải. Có bao nhiêu tạp chí và báo cáo phải đọc, phải sử dụng thành thạo những công nghệ mới và theo kịp sự phát triển không ngừng của các chương trình phần mềm mới ra đời hoặc mới cập nhật cần phải học hoặc xem lại.

Thật đáng tiếc là một số người có những trải nghiệm tiêu cực ở trường học và họ bị coi như những người “học dốt” hay “chậm hiểu”. Cho dù bạn không bị gán những cái mác tồi tệ như thế, nhưng rất có thể bạn cũng có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân như là: “Tôi không thể học toán; tôi đọc chậm; tôi ghét phát biểu”. Đôi khi ở bậc tiểu học, nhiều người đã mất đi lòng ham muốn, sự hào hứng với việc học. Các hoạt động của chúng ta đều bị điều khiển, đánh giá và chấm điểm. Sau một vài thất bại, chúng ta sẽ trở nên ít mạo hiểm hơn, vì chúng ta không dám mạo hiểm nên chúng ta cũng trở nên chậm chạp hơn. Nỗi sợ hãi thất bại đã thế chỗ cho lòng khát khao học hỏi của chúng ta.

Vấn đề là khi bạn kháng cự việc học, bạn cũng ngừng phát triển và khi điều đó xảy ra, bạn tự đặt ra những giới hạn cho bản thân về những gì bạn có thể đạt được trong cuộc sống. Để trở thành một người học chủ động, bạn cần thay đổi suy nghĩ bi quan tiêu cực về khả năng của mình bằng một thái độ tích cực, tự tin rằng bạn có thể học bất cứ điều gì bạn cần hoặc muốn. Hãy tìm lại những động lực đã từng dẫn dắt bạn khi còn là một đứa trẻ, và bạn sẽ kiểm soát tốt hơn sự thay đổi trong con người bạn, điều đó sẽ giúp bạn sống và làm việc hiệu quả hơn, thành công hơn.

ĐỌC THỬ

Để dẫn đầu những thay đổi, bạn cần học kiến thức mới với một tốc độ phi thường

Thay đổi suy nghĩ bi quan, tiêu cực về khả năng học tập bằng một thái độ tích cực, tự tin rằng bạn có thể học bất cứ điều gì bạn muốn.

Nhưng làm sao để tìm lại những động lực từ khi bạn còn là một đứa trẻ? Bạn không còn là một em bé sơ sinh mắt to tròn ngơ ngác được dẫn dắt bởi thứ khao khát khám phá thế giới một cách bản năng. Điều gì sẽ khiến bạn hứng thú học hành? Câu trả lời chính là WIIFM – viết tắt của What’s In It For Me, Có gì trong đó cần thiết cho tôi. WIIFM là động lực thúc đẩy chúng ta làm một việc gì đó – nó là những lợi ích chúng ta có được từ những hành động của mình.

Trước khi làm bất cứ việc gì, bạn hãy tự hỏi bản thân câu này: “Có gì trong đó cần thiết cho tôi?”. Từ những việc đơn giản hàng ngày cho đến những quyết định lớn lao, mọi thứ đều hứa hẹn đem lại lợi ích cho bạn hoặc bạn sẽ không có động lực để thực hiện nó. Đôi khi WIIFM xuất hiện rất rõ ràng trong tâm trí bạn, nhưng cũng có lúc bạn phải tìm kiếm nó hoặc thậm chí là phát minh ra nó. Bởi vì đối với cách hoạt động của não bộ con người, việc tìm ra WIIFM trong mọi tình huống là cực kỳ quan trọng. Và để hiểu tại sao lại như vậy, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn một tác phẩm diệu kỳ của tạo hóa có tên là não bộ.

TÌM KIẾM WIIFM CỦA BẠN

Mỗi việc bạn làm – bất kể là trong công việc, ở trường học hay trong cuộc sống đều hứa hẹn đem tới một vài lợi ích nhất định, nếu không bạn sẽ không có động lực để làm gì cả. Động cơ khiến bạn bắt đầu và tiếp tục thực hiện đến cùng. Có hai loại động cơ: bên ngoài và bên trong.

Khi bạn có được động cơ từ bên ngoài, ham muốn làm điều gì đó của bạn bị ảnh hưởng bởi ai đó hoặc điều gì đó từ bên ngoài. Động cơ này thường xuất hiện bất ngờ và đôi khi mang tính tiêu cực. Nó khiến bạn hoàn thành công việc nhanh hơn – để bạn không bị dồn việc, hay có một tấm bằng thạc sỹ – chỉ để có một chức danh đính kèm tên bạn. Động cơ bên ngoài có tác dụng trong một thời gian ngắn, nhưng hầu như chẳng có tác dụng gì trong dài hạn. Bạn có thể gặp phải những trở ngại khi bị tác động bởi động cơ bên ngoài, khi bạn cố gắng sử dụng những mánh khóe với người khác, bởi vì đó là cách dễ dàng nhất và nhanh chóng nhất để bạn đạt được mục đích.

1. Phát âm giống như WHIFF-EM

Tìm kiếm WIIFM của bạn

Paulette Thompson vừa là giáo viên vừa là người vợ, người mẹ của năm đứa con. Paulette đã dạy tiểu học được 17 năm và cô không còn yêu thích công việc đó nữa. Nhưng sau khi đến tham dự buổi hội thảo của chúng tôi cô đã tìm lại được niềm yêu thích giảng dạy của mình.

“Khi bắt đầu dạy học, tôi đã rất hào hứng. Tôi thích việc đó. Nhưng nhiều năm trôi qua có vẻ như việc dạy dỗ đã thay đổi. Mọi người hạ thấp vai trò của giáo dục, và phụ huynh chẳng hỗ trợ giáo viên nhiều như lúc trước nữa. Từ đó tôi cảm thấy tuyệt vọng với việc dạy học.”

Hội thảo của chúng tôi được thực hiện dành riêng cho những người làm trong ngành giáo dục, những kiến thức của buổi hội thảo đã cung cấp cho Paulette những phương pháp giảng dạy mới. Nó cũng truyền cảm hứng cho cô ấy. “Hội thảo này đã thay đổi suy nghĩ của tôi. Tôi cảm thấy như mình vừa mới bắt đầu giảng dạy.”

Nhiệt huyết giảng dạy mà Paulette ảnh hưởng tới cả công việc và gia đình cô. Những buổi hội thảo sau đó của chúng tôi cô thường cho hai con của mình cùng tham gia và chồng cô cũng đến tham dự buổi hội thảo cùng họ

“Chồng tôi là một doanh nhân và anh ấy thường làm việc rất nhiều bằng điện thoại. Khi nhìn thấy sự thay đổi của tôi và các con, anh ấy muốn tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra với chúng tôi.”

WIIFM của Paulette đã giúp cô ấy lấy lại niềm vui giảng dạy, sử dụng những phương pháp mới và hiệu quả hơn. WIIFM của Paulette cũng đem tới cho cô ấy năng lượng để tiếp tục công việc giảng dạy của mình.

Nếu bạn là trưởng phòng kinh doanh, bạn có thể đề xuất giám đốc thưởng cho nhân viên bán hàng đạt doanh số cao nhất hoặc cắt giảm tiền lương của những nhân viên hay đi làm muộn. Trong một thời gian ngắn bạn áp dụng cách này doanh số bán hàng sẽ tăng lên và không còn trường hợp nhân viên đi làm muộn nữa, nhưng một khi bạn xóa bỏ những phần thưởng và hình phạt đó, mọi thứ sẽ trở lại tình trạng ban đầu.

Động cơ bên trong đến từ con người bạn, đó là những thứ thuộc về bạn, những thứ khiến hoạt động của bạn được đền đáp và bạn thấy vui vẻ và hào hứng khi làm việc đó. Bạn làm việc đó chỉ vì bạn muốn làm. Động cơ bên trong gắn liền với bạn hơn bởi nó là điều bạn muốn làm cho bản thân mình, chứ không phải những điều bạn làm để làm hài lòng người khác hoặc những thứ khác bên ngoài bạn. Nếu bạn yêu trường học hay yêu công việc thì bạn sẽ thấy rất vui vẻ đến trường, đến nơi làm việc hàng ngày. Nếu bạn say mê những ứng dụng của máy tính thì bạn sẽ thích học và khám phá những hệ thống mới cho công ty của bạn. Bạn làm, bởi bạn thích điều đó.

Vậy phải làm sao với những thứ bạn phải làm nhưng bạn lại không thích? Bạn tạo động lực cho mình để làm những việc đó như thế nào, mà không cần sử dụng những động cơ ngắn hạn bên ngoài bởi vì cuối cùng chúng cũng sẽ mất đi tính dẫn dắt của mình?

Tự đặt ra câu hỏi cho bản thân “Có gì trong đó cần thiết cho tôi?” sẽ giúp bạn khám phá động cơ bên trong. Bạn cần phải suy nghĩ sâu sắc hơn để vượt qua những đáp án hời hợt bên ngoài – vốn dĩ sẽ đến dễ dàng hơn.

Chuyển hóa từ động cơ bên ngoài thành động cơ bên trong giúp bạn thực hiện được những điều bạn nên làm nhưng vẫn còn đắn đo, chẳng hạn như bắt đầu lịch ăn kiêng hay thói quen tập thể dục. Có thể điều đó không quá quan trọng, nhưng hãy nhớ lại điều chúng ta đã nói rằng sức khỏe, cảm xúc và học tập đều liên quan đến nhau. Khi một trong các khía cạnh này bị bỏ qua, nó sẽ ảnh hưởng đến những khía cạnh còn lại. Bạn không thể làm công việc khi bạn mệt mỏi, uể oải, không tập trung hay có cảm xúc như quả bom đang chờ bùng nổ.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button