Kỹ năng mềm

Không Theo Lối Mòn

Khong theo loi mon - Joachim De Posada & Ellen Singer1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Joachim de Posada

Download sách Không Theo Lối Mòn ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Một bí quyết quan trọng

Jonathan, một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. Hiện Jonathan đang là một tỷ phú. Và Authur cũng là một người có trí thông minh không kém, chỉ cần ba mươi phút để giải ô chữ của tờ New York Times, phân tích tình hình kinh tế Mỹ Latinh trong vòng nửa giờ và tính nhẩm nhanh hơn hầu hết mọi người dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ, Arthur đang là tài xế của Jonathan. Điều gì giúp Johnathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn Authur thì ở phía trước cầm lái? Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ? Điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại?

Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học Standford. Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, sau đó đưa chúng vào một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng được giao ước: có thể ăn viên kẹo ngay lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút nữa sẽ được thưởng thêm một viên kẹo cho sự chờ đợi. Một vài em ăn kẹo ngay lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn. Nhưng ý nghĩa thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra và theo dõi sự trưởng thành của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những trẻ vội ăn ngay viên kẹo.

Điều đó được giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại không chỉ đơn thuần là làm việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên tài mà đó chính là khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời. Những người kiềm chế được sự cám dỗ của “những viên kẹo ngọt” trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần kẹo mình đang có thì sớm hay muộn cũng sẽ rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt. Mỗi viên kẹo ẩn đằng sau nó là những cơ hội đưa chúng ta tiến xa hơn vào tương lai. Cũng có thể nói cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng thức nó như thế nào thì đó là điều chúng ta phải tìm hiểu.

LỜI GIỚI THIỆU

Cuộc đời đôi khi giống như một giấc mơ, nhưng là giấc mơ có thật, không cần tô vẽ và cũng không thể trốn tránh. Tuy được sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng lại sớm rơi vào cảnh nghèo túng khi còn là một thiếu niên, tôi lớn lên và dần hiểu rõ về những hiểm họa khiến con người đánh mất thành công hơn là các bí quyết để đạt được nó. Mặc dù sau đó cha mẹ tôi đã gây dựng lại sự nghiệp, lấy lại được những gì đã mất nhưng có một điều cha mẹ tôi không bao giờ lấy lại được, đó là cách tư duy của một người thành đạt. Do đó, hàng ngày tôi phải đối mặt với sự sợ hãi bị mất tất cả một lần nữa của cả cha lẫn mẹ hơn là được chỉ bảo về “những nguyên tắc vàng” để duy trì sự thành công lâu dài.

Bạn hãy thử tưởng tượng, khi bạn đang sống một cuộc sống sung túc và bỗng nhiên một buổi sáng thức dậy không còn một xu dính túi, bạn sẽ học được bài học để đời, nhưng bạn thường không có đủ thời gian để chiêm nghiệm chúng và lại càng không có điều kiện để truyền đạt lại cho người khác. Vì thế bí quyết đi đến thành công như một điều bí ẩn đối với tôi, một bí ẩn mà về sau tôi đã quyết tâm phải làm sáng tỏ. Tôi mong muốn mình hiểu được và có thể giải thích một cách hợp lý các vấn đề liên quan đến cuộc sống cũng như công việc của con người, như:

  • Tại sao cùng một việc mà có người làm được, có người không?
  • Tại sao có người thành công trong khi những kẻ khác lại thất bại?
  • Tại sao nhiều người lại không thể duy trì sự thành công lâu dài cho mình?
  • Tại sao 90% số người ở độ tuổi 65 vẫn không thể sống một cách dư dả thoải mái, mà phải tiếp tục làm việc, dựa dẫm vào bảo hiểm xã hội hoặc con cái?

Quyển sách này dành cho tất cả chúng ta, từ những người chủ doanh nghiệp cho đến người làm công ăn lương. Nó dành cho vận động viên và cũng cho mọi người có chung mong muốn tiến về phía trước. Nó dành cho các giáo viên, những người đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Và nó đặc biệt dành cho các thanh thiếu niên sẵn sàng thay đổi thói quen của họ để trở thành con người thành đạt.

Nhưng các bạn hãy nhớ rằng đây chỉ là những bí quyết, và việc áp dụng nó đến đâu thì bạn mới là người quyết định.

Có ba con ếch đang trôi lềnh bềnh trên sông trong một chiếc lá. Một con quyết định nhảy xuống sông. Hỏi còn lại bao nhiêu con ếch trên chiếc lá?

Đa số mọi người sẽ trả lời là còn lại hai con.

Sai!

Còn lại ba con ếch trên chiếc lá.

Tại sao?

Vì “quyết định nhảy” và “nhảy” là hai việc hoàn toàn khác nhau.

Đã bao nhiêu lần bạn quyết định làm một việc gì đó rồi lại bỏ qua không thực hiện? Đã bao nhiêu lần bạn quyết định thay đổi nhưng lại sợ đương đầu với những thử thách mới có thể đến? Đã bao nhiêu lần bạn muốn từ bỏ một điều gì đó nhưng lại không muốn phá vỡ đi thói quen của mình?… Nếu những câu hỏi đó thực sự là những vấn đề bạn đang gặp phải thì tôi mong rằng khi bạn đọc xong cuốn sách này và áp dụng những điều học được vào hoàn cảnh của mình, bạn sẽ có những bước tiến dài về phía thành công.

Francis Bacon đã từng nói: “Kiến thức là sức mạnh”. Ông ấy đúng nhưng lại quên mất một từ giúp câu nói trở nên hoàn toàn chuẩn xác: “Sử dụng kiến thức là sức mạnh”. Có được kiến thức đã khó nhưng áp dụng được nó vào thực tế còn khó gấp ngàn lần. Nếu bạn có hiểu biết mà không đưa được nó vào thực hành thì chẳng khác gì không biết. Đơn giản là vậy!

Hãy đọc cuốn sách và áp dụng ngay những gì bạn học được. Cuộc sống của bạn sẽ thay đổi.

– Tiến sĩ Joachim de Posada

ĐỌC THỬ

KHÔNG TỰ THUA CUỘC

Thường ngày Jonathan Patient lúc nào trông cũng vui vẻ và tự tin trong bộ vest hàng hiệu mà ông ưa thích, nhưng giờ đây ông cảm thấy hơi mệt vì cuộc họp căng thẳng vừa rồi. Khi bước tới chiếc xe Limo, ông bắt gặp người tài xế của mình đang nhét vội miếng ham-bơ-gơ cuối cùng vào miệng.
– Arthur, anh lại ăn kẹo nữa rồi! – Ông nhắc nhở.
– Kẹo à? – Arthur cảm thấy hơi lúng túng khi nghe giọng nói nghiêm nghị và những từ ngữ có phần hơi khó hiểu của ông chủ – một nhân vật có vai vế trong ngành xuất bản. (Jonathan Patient nổi tiếng là người hay sử dụng lối nói ẩn dụ). – Tôi đang ăn ham-bơ-gơ đấy chứ. Tôi còn không thể nhớ nổi lần cuối cùng mình ăn kẹo là khi nào nữa.
– Thôi nào! Tôi biết anh không ăn kẹo. Chỉ là vì tôi đã mất cả buổi sáng với những người chỉ thích ăn kẹo ngay, nên tôi khá thất vọng khi thấy anh cũng đang ăn.
– Ông vừa gặp chuyện gì à?
– Trên đường đi tôi sẽ kể cho anh nghe. Có lẽ Esperanza đang chuẩn bị món cơm thập cẩm mà theo tôi nhớ thì đó là món ruột của anh. Tôi đã hẹn với cô ấy dùng bữa vào lúc một giờ. Vậy là chúng ta còn hai mươi phút nữa.
– Vậy rốt cuộc kẹo có liên quan gì đến mọi việc hả ông Patient?
– Anh sẽ được biết ngay thôi mà.
Luyến tiếc xếp tờ New York Times có trò chơi giải ô chữ đang còn dang dở vào phía sau tấm chắn nắng của ô tô, Arthur nhẹ nhàng lái chiếc xe hòa vào dòng người đang rời khỏi trung tâm thành phố. Trong lúc đó, Jonathan Patient đã yên vị trong chiếc ghế bọc da êm ái và bắt đầu câu chuyện.
***
– Năm tôi bốn tuổi cũng là lúc cha tôi đang theo học để lấy bằng thạc sĩ tại Đại học Stanford. Nhờ đang trong độ tuổi phù hợp mà tôi tình cờ được tham gia vào một cuộc thử nghiệm do một trong những giáo sư hướng dẫn cha tôi tiến hành. Thí nghiệm đó nghiên cứu về ảnh hưởng của sự trì hoãn lòng ham muốn ở trẻ em lứa tuổi chưa đi học. Và sau này nó trở thành một thí nghiệm rất nổi tiếng.
Lần đó, những đứa trẻ bằng tuổi tôi lần lượt được đưa vào một căn phòng. Một người phụ nữ đến và đưa cho mỗi chúng tôi một viên kẹo. Trước khi rời khỏi phòng cô ta còn dặn dò, trong vòng mười lăm phút, nếu chúng tôi không ăn viên kẹo đó thì khi quay lại cô ấy sẽ thưởng thêm một viên kẹo nữa.
Nghe đến đây, Arthur đăm chiêu:
– Thỏa thuận đổi một lấy hai. Lãi gấp đôi. Bất cứ đứa trẻ bốn tuổi nào cũng sẽ bị hấp dẫn với lời đề nghị này.
– Hẳn là vậy rồi! Nhưng mười lăm phút đối với một đứa trẻ bốn tuổi là khoảng thời gian rất dài. Nhất là khi không có ai xung quanh ngăn cản thì việc cưỡng lại sự cám dỗ của viên kẹo đó thật là khó. – Jonathan nói.
– Vậy ông có ăn viên kẹo đó không?
– Rất nhiều lần tôi muốn ăn nó ấy chứ. Thậm chí tôi còn liếm nó một cái. Tôi đã rất khó khăn để nhịn không ăn viên kẹo đó. Tôi đã cố hát hò, nhảy múa – nghĩ ra tất cả những gì có thể làm để quên đi viên kẹo – và cuối cùng thì người phụ nữ đó cũng quay lại.
– Vậy cô ấy có cho ông một viên kẹo nữa không?
– Có chứ. Đó là hai viên kẹo ngon nhất mà tôi từng được ăn.
– Sau đó, họ có cho ông biết thí nghiệm này nhằm mục đích gì không?
– Ngay khi đó thì không. Phải đến nhiều năm sau tôi mới hiểu ra. Các nhà nghiên cứu đã cố gắng tập hợp càng nhiều trẻ em càng tốt để tham gia vào thí nghiệm – tôi nghĩ chắc phải đến sáu trăm trẻ em được mời tham gia trong lần đầu tiên đó – và họ cũng đã đề nghị các bậc phụ huynh đánh giá chúng tôi dựa trên một loạt các câu hỏi có liên quan đến kỹ năng và cá tính riêng của từng người.
– Thế cha mẹ ông có nói gì với ông không?
– Không nói gì cả. Vì cha mẹ tôi đã không nhận được phiếu câu hỏi. Lúc đó tôi mười bốn tuổi và gia đình tôi cũng đã chuyển nhà vài lần. Nhưng các nhà nghiên cứu đã liên lạc và tìm lại được gần một trăm gia đình có con tham gia vào cuộc thử nghiệm năm đó. Kết quả mà họ thu được khá ấn tượng. Những đứa trẻ không ăn viên kẹo hoặc cố gắng nhịn thèm trong mười lăm phút dài đằng đẵng đó sẽ học giỏi hơn, sống hòa thuận hơn và có khả năng xử lý tình huống tốt hơn so với những đứa trẻ ăn ngay viên kẹo sau khi người lớn rời khỏi phòng. Và tương lai sau này, thành công rực rỡ sẽ thuộc về những đứa trẻ chiến thắng được sự cám dỗ của viên kẹo nhiều hơn là những đứa trẻ ăn ngay viên kẹo đó.
– Ồ, dự báo đó rất chính xác. Bây giờ ông đã rất thành công. Nhưng tôi vẫn không hiểu tại sao việc cưỡng lại ham muốn ăn một viên kẹo lúc bốn tuổi lại có thể giúp ông trở thành nhà tỉ phú của ngành xuất bản vào tuổi bốn mươi?
– Tất nhiên đó không phải là tác nhân trực tiếp. Nhưng khả năng biết trì hoãn những cám dỗ chính là nền tảng vững chắc mang lại những thành quả sau này.
– Tại sao lại có chuyện như thế?
– Chúng ta quay trở lại với tình huống khi tôi nhìn thấy anh đang ăn chiếc ham-bơ-gơ ban nãy. Sáng nay, chẳng phải chính anh đã nói tới tôi rằng Esperanza hứa sẽ làm cho anh một phần cơm thập cẩm thật tuyệt vời vào bữa trưa sao?
– Ồ, vâng! Đúng là cô ấy có nói như thế.
– Vậy ba mươi phút trước khi anh được thưởng thức phần cơm ngon tuyệt đó thì anh đang làm gì?
– Ăn một cái ham-bơ-gơ. À, tôi hiểu rồi! Tôi đã không thể đợi, chính vì thế tôi đã làm mất đi cảm giác thèm thật sự chỉ vì muốn ăn một món sẵn có ngay bên mình.
– Đúng vậy. Để thỏa mãn cơn đói của mình mà anh không thể đợi thêm một chút nữa để ăn món mà mình yêu thích.
– Ông nói rất đúng. Nhưng tôi vẫn chưa hình dung hết được. Có thật việc ăn hay không ăn một viên kẹo khi bốn tuổi lại liên quan đến sự thành công của ông bây giờ không?
– Có đấy. Chính điều đó sẽ làm nên mọi sự khác biệt trên thế giới này. Nhưng tôi sẽ nói rõ về điều này vào ngày mai. Chúng ta đến nhà rồi, lát nữa tôi sẽ được thưởng thức một bữa trưa ngon miệng đây. Còn anh thì sao, Arthur?
– Giờ tôi không đói. Tôi sẽ hẹn Esperanza dịp khác vậy.
Arthur dừng xe, mở cửa ô tô cho Jonathan Patient. Với anh, người đàn ông này không chỉ là ông chủ, mà còn là người bạn đường luôn sẵn sàng kể những câu chuyện thú vị và đầy ý nghĩa mỗi khi anh ngỏ ý muốn nghe trong suốt năm năm qua. Không hiểu tại sao, nhưng anh có cảm giác rằng câu chuyện về viên kẹo này sẽ là bài học quan trọng nhất trong tất cả những bài học mà anh được biết. Không chút do dự, Arthur lái xe vòng qua dinh thự, đến một tiệm tạp hóa gần đó và mua một gói kẹo.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button