Kỹ năng mềm

Khám Phá Ngôn Ngữ Tư Duy

Kham pha ngon ngu tu duy - Philip Miller1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Philip Miller

Download sách Khám Phá Ngôn Ngữ Tư Duy ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Đằng sau thái độ, hành vi của mỗi chúng ta là cả một “bản đồ thế giới” (map of the world) – chứa đựng những thói quen, niềm tin, giá trị, ký ức,… – định hình nên suy nghĩ, hành động, cách ta nhìn nhận về bản thân, về mọi người và về thế giới xung quanh. Liệu pháp NLP (Neuro Linguistic Programming – Lập trình Ngôn Ngữ Tư duy) giúp thay đổi tận gốc hành vi, tức là thay đổi kiểu suy nghĩ dẫn đến hành vi của mỗi người. Không giống như các phương pháp truyền thống khác, chỉ đơn thuần bảo ta cần phải làm gì, NLP hướng dẫn ta cách làm để đạt được mục tiêu đề ra, để trở thành mẫu người mà mình mong muốn.

NLP cũng chính là bí quyết làm nên danh tiếng của Anthony Robbins (một trong những diễn giả hàng đầu thế giới hiện nay), “Nữ hoàng Truyền hình” Oprah Winfrey, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và nhiều nhân vật tên tuổi khác.

Hiện tại, NLP được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: quản lý, huấn luyện, bán hàng, tâm lý học, thể thao, y tế, thương thuyết, diễn thuyết, nuôi dạy con cái và nhiều lĩnh vực khác.

Trích dẫn :

Ngày nọ, một đàn ếch đi ngang qua một khu rừng và hai con ếch bị rơi xuống một cái hố. Thấy cái hố quá sâu, những con ếch còn lại bèn nói với hai con ếch tội nghiệp kia rông chúng sẽ phái chết.

Mặc kệ những lời bình luận, hai con ếch cố hết sức nháy ra khỏi cái hố. Đám ếch ở bên trên nhao nhao báo chúng đừng hành động vô ích, hãy chấp nhận cái chết không thể tránh khỏi.

Thế là một con ếch nghe theo lời của đàn, nó gục xuống chết vì kiệt sức và tuyệt vọng. Trong khi đó con ếch còn lại vân dồn hết sức lực cuối cùng tiếp tục nháy lên. Cá đám ếch càng âm ĩ la lên báo nó hãy nôm yên mà chờ chết thì nó lại càng nháy mạnh hơn nữa. Thật kỳ diệu, cuối cùng nó cũng thoát ra khỏi cái hố sâu.

Thấy vậy, đàn ếch xúm xít lại hỏi: “Cậu không nghe chúng tôi nói gì à?”.

Chúng cứ lao nhao hỏi mãi trước sự ngạc nhiên, lúng túng của con ếch nọ.

Cuối cùng sự thật cũng được một con ếch già hé lộ, rông con ếch vừa thoát khỏi cái hố kia bị điếc và nó cứ nghĩ là những con ếch khác đang hò reo cổ vũ cho mình. Chính ý nghĩ đó đã tiếp thêm sức mạnh diệu kỳ giúp con ếch đáng thương níu giữ được sợi dây sự sống mong manh trong khoánh khác cận kề cái chết.

Quả thật, chẳng ai muốn mình giống như con ếch “xấu số” chấp nhận buông xuôi trước nghịch cảnh kia, lại càng không muốn đề cho sự may mắn tình cờ quyết định thay số phận cuộc đời mình. Chúng ta luôn muốn được tự lèo lái con thuyền đời bằng cách giữ vững “bánh lái – thái độ tích cực”, căng rộng “cánh buồm

– tâm trí” đón những “cơn gió – suy nghĩ” mới đề đẩy thuyền hướng đến “vùng đất hứa – mục đích” đã đề ra. Tuy nhiên, đằng sau thái độ, hành vi của mỗi chúng ta là cả một “bản đồ thế giới” (map of the world) – chứa đựng những thói quen, niềm tin, giá trị, ký ức,… – định hình nên suy nghĩ, hành động, cách ta nhìn nhận về bản thân, về mọi người và về thế giới xung quanh.

John Grinder và Richard Bandler, hai giáo sư thuộc trường Đại học Santa Cruz (Mỹ), đã sáng lập ra liệu pháp NLP (Neuro Linguistic Programming – Lập trình Ngôn ngữ Tư duy) giúp thay đổi tận gốc hành vi, tức là thay đổi kiều suy nghĩ dẫn đến hành vi của mỗi người. Vì đặc điềm nổi bật này mà NLP phát huy tác dụng rất hiệu quả trong việc thay đổi một con người. Không giống như các phương pháp truyền thống khác, chỉ đơn thuần bảo ta cần phải làm gì, NLP hướng dẫn ta cách làm đề đạt được mục tiêu đề ra, đề trở thành mẫu người mà mình mong muốn.

NLP cũng chính là bí quyết làm nên danh tiếng của Anthony Robbins (một trong những diễn giả hàng đầu thế giới hiện nay), “Nữ hoàng Truyền hình” Oprah Winfrey, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và nhiều nhân vật tên tuổi khác.

Hiện nay, NLP được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: quản lý, huấn luyện, bán hàng, tâm lý học, thề thao, y tế, thương thuyết, diễn thuyết, nuôi dạy con cái và nhiều lĩnh vực khác.

Với mong muốn được đóng góp cho thành công của bạn, First News hân hạnh giới thiệu quyền sách Khám phá ngôn ngữ tư duy của tác giả Philip Miller. Khác với nhiều sách vở, bài viết về NLP vốn sử dụng quá nhiều thuật ngữ chuyên môn – thử nghĩ đến tên gọi Lập trình Ngôn ngữ Tư duy mà xem! – quyền sách bạn đang cầm trên tay là tâm huyết, là sự nỗ lực bền bỉ của tác giả nhằm chia sẻ với mọi người lợi ích thiết thực của NLP trong công việc, trong cách đối nhân xử thế, khám phá bản thân và trải nghiệm cuộc sống. Đây là quyền sách hay, sử dụng ngôn ngữ đơn giản với nhiều hình minh họa sinh động, vui nhộn về NLP. Hy vọng bạn sẽ gặt hái thêm nhiều thành công và trải nghiệm sống tốt đẹp từ những công cụ hữu ích, thiết thực với “bộ công cụ NLP”!

– First News

ĐỌC THỬ

10 Ý TƯỞNG THÚ VỊ

Phần mở đầu

NLP bao gồm những ý tưởng thật thú vị, đáng đề tìm hiều và suy ngẫm. Những ý tưởng này không phải là chân lý, cũng không có bằng chứng cho thấy rằng chúng hoàn toàn đúng đắn. Chúng chỉ đơn thuần là những ý tưởng – những phương cách tiếp cận cuộc sống. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc những ý tưởng này, đồng thời suy ngẫm về mức độ ảnh hưởng của chúng đến bạn và cuộc sống của bạn, cũng như cuộc sống của nhiều người khác.

Đối với một vài ý tưởng trong số đó, phản ứng đầu tiên của bạn có thề là “Điều này dường như không đúng”, nhưng tôi muốn bạn hãy tạm gác ý nghĩ đó qua một bên và hành động như thề chúng thật sự thú vị đối với bạn. Hãy tỏ ra hiếu kỳ và tìm hiều về chúng. Biết đâu bạn sẽ khám phá ra một cách nhìn khác về thế giới và hiều hơn về bản thân…

Có rất nhiều ý tưởng kiều này, song tôi chỉ chọn ra mười ý tưởng mà tôi cho là thật sự hữu ích. Tôi chia chúng thành hai nhóm: nhóm thứ nhất gồm những ý tuởng liên quan đến cá nhân bạn và nhóm thứ hai gồm những ý tuởng liên quan đến mối quan hệ với nguời khác.

Với tôi, đây là trọng tâm cốt lõi của NLP – am hiều về bản thân và hiều biết mối quan hệ giữa bản thân với người khác.

Vậy, ý tưởng thứ nhất là gì?

Ý tưởng 1

Không có thất bại, chỉ có phản hồi

Tôi cho rằng ý tưởng này thật tuyệt!

Có thề nói chúng ta đang sống trong một thời đại được xem là rất tiêu cực. Báo chí, truyền hình và các phương tiện truyền thông dường như chỉ xoáy vào những tin xấu. “Họ” phớt lờ những tấm gương thành công, tập trung vào sự thất bại, đổ vỡ và thích đổ lỗi, trách cứ lẫn nhau. Điều này được thề hiện rõ trong các bộ phim truyền hình nhiều tập với nội dung xoay quanh những sự việc cũng như những mối quan hệ không mấy tốt đẹp.

Ý tưởng “Không có thất bại, chỉ có phán hồi” nhấn mạnh việc học hỏi từ những sai lầm, thiếu sót. Nếu không trải qua thử thách, làm sao con người có thề học hỏi và trưởng thành? Các vận động viên thề thao hàng đầu là những tấm gương tiêu biều cho tinh thần sân sàng chấp nhận và học hỏi từ sai lầm (thất bại) của mình. Chẳng hạn như trong bộ môn bóng đá, một tiền đạo “cứng cựa” luôn biết rằng chỉ năm trong số mười lần sút bóng thì bóng mới vào lưới đối phương; hoặc thủ môn và hàng phòng ngự có chơi xuất sắc đến đâu thì bóng vẫn có cơ hội “chọc thủng” lưới nhà một hay hai lần. Bạn nghĩ họ đã thất bại từ 80 đến 90%? Thưa rằng không, họ luôn học hỏi từ mỗi lần sút bóng và hiều rằng đề ghi được một bàn thắng, họ phải có mười lần sút phạt, thậm chí tám hoặc chín lần trong số đó là những cú sút hỏng!

Trong Bảo tàng Chân dung Quốc gia tại Luân Đôn, có một bức chân dung của nhà biên kịch Samuel Beckett(*) với lời trích dẫn sau:

(*) Samuel Barklay Beckett (1906 – 1989) là nhà văn, nhà viết kịch người Ireland dã doạt giải Nobel Văn học năm 1969.

“Thát bại, lại thât bại, thât bại để tốt hơn.”

– Samuel Beckett

Ở lĩnh vực kinh doanh, các doanh nhân và các nhà quản lý hàng đầu đều biết không phải lúc nào họ cũng đưa ra được những quyết định đúng đắn. Quả thực, chỉ cần đúng 50% trong số các quyết định ấy đã có thề được xem là con số đáng hài lòng. Tuy nhiên, họ vẫn luôn nỗ lực học hỏi từ sai lầm của mình đề tránh lặp lại về sau, và chấp nhận thất bại như là một phần không thề lường trước trong quá trình ra quyết định.

Vậy, chúng ta có thề áp dụng ý tưởng này vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày như thế nào? Trong một xã hội luôn né tránh rủi ro như hiện nay, nỗi lo sợ thất bại khiến con người ngần ngại trước những điều mới mẻ. Họ cứ khư khư bám vào những điều mình đã biết với niềm tin rằng làm vậy sẽ an toàn và yên tâm hơn. Tuy nhiên, đó là cách nghĩ hết sức hạn hẹp vì nếu có gặp rắc rối, khả năng học hỏi từ những rắc rối – một quy trình ứng phó tích cực – sẽ giúp bạn khám phá những “vùng đất mới” và đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho cuộc sống của bạn. Do đó, hãy định nghĩa lại từ “thất bại” (tiêu cực), xem đó là cơ hội đề “học hỏi” (tích cực).

Ý tưởng 2

Nếu cách đó không đem lại kết quả cho bạn, hãy thử cach khác!

Hẳn là bạn vẫn còn nhớ một trong những định nghĩa của từ “điên rồ” là luôn làm cùng một việc nhung lại trông chờ sẽ đạt đuợc kết quá khác biệt. Điều này cũng từng xảy ra với tôi, ví dụ như tôi thường cảm thấy thất vọng với các thiết bị công nghệ hiện đại (máy tính, điện thoại di động, đầu DVD, v.v.), hoặc khi chơi một môn thề thao nào đó, chẳng hạn như chơi gôn. Giả sù nếu gặp phải sự cố máy tính, tôi sẽ dừng lại, uống một ly nước, hít thở chút không khí trong lành rồi mới quay trở lại với vấn đề đó. Dĩ nhiên là kiến thức về máy tính của tôi không được cải thiện một cách thần kỳ ngay tức khắc, nhưng có nhiều khả năng là giải pháp sẽ sớm xuất hiện nhờ tinh thần tôi đã trở nên bình thản hơn, không còn bị mắc kẹt trong vòng xoáy rắc rối.

Nếu bạn quan sát một đứa trẻ hoặc một thiếu niên học cách sử dụng điện thoại di động đời mới, chúng sẽ mày mò tìm hiều, thử nghiệm theo cách thức hoàn toàn khác so với tôi (một người đã ngoài 60). Chúng không ngừng khám phá các chức năng khác nhau cho đến khi làm chủ công nghệ. Nếu cứ bám giữ lấy ý nghĩ “Cách này phái cho kết quá”, tôi sẽ lặp đi lặp lại cùng một cách làm cho tới khi đạt được kết quả mới thôi – dĩ nhiên là loại trừ trường hợp cách đó không bao giờ đem lại kết quả. Tuy nhiên, làm như thế sẽ không hiệu quả vì nó không mang lại kết quả như mong muốn, ngoài ra còn khiến ta cảm thấy thất vọng về bản thân.

Cảm giác “húc đầu vào tường” do cố tìm cách giải quyết vấn đề bằng phương pháp không phù hợp có thề là sự gợi nhắc mạnh mẽ rằng giờ là lúc nên bước lùi lại đề quan sát – dừng lại và suy nghĩ – và thử áp dụng phương pháp thay thế khác. Hãy kết hợp ý tưởng 1 và ý tưởng 2 với nhau, tiếp tục thử nghiệm những giải pháp khác và bạn sẽ thu thập được nhiều kinh nghiệm hơn!

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button