Kỹ năng mềm

Hướng Đạo Sinh Tập 1

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Robert Baden – Powell

Download sách Hướng Đạo Sinh Tập 1 ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI NÓI ĐẦU

Phong trào Hướng đạo sinh đã được nhiều người say mê mô tả như là một cuộc cách mạng về giáo dục. Nhưng nó không phải thế. Nó chỉ đơn thuần là một gợi ý ngẫu nhiên cho một hoạt động giải trí vui chơi ngoài trời, vô tình lại trở thành một phương tiện hỗ trợ giáo dục thực tế.

Nó có thể được coi như một môn học bổ trợ trong nhà trường để bổ sung những thiếu sót không thể tránh khỏi trong chương trình giáo dục thông thường của nhà trường. Hay nói cách khác là một chương trình đào tạo công dân tốt thông qua hoạt động hướng đạo sinh.

Hướng đạo sinh bổ trợ cho các môn học trong nhà trường thông qua việc xây dựng tính cách, sức khỏe và sự khéo léo của mỗi học sinh và của mỗi công dân thông qua việc áp dụng nó để phụng sự đất nước.

Hướng đạo sinh được chia thành 3 cấp huấn luyện – từ thấp đến cao là Ấu sinh, Thiếu sinh và Tráng sinh. Như trong cuốn sách này sẽ chỉ ra, sự phát triển từ mức độ thấp đến cao này được thông qua các hoạt động cắm trại và hoạt động nơi hoang dã xa xôi mà cả những người hướng dẫn và các cậu bé đều thích thú. Thực tế thì những người hướng dẫn có thể được coi như người lãnh đạo hoặc anh lớn vì họ được vui vẻ khi tham gia các hoạt động và chính các cậu bé mới tự tập luyện cho mình.

Có thể đấy là lý do tại sao hướng đạo sinh được coi như một cuộc cách mạng trong giáo dục.

Tuy nhiên trên thực tế hướng đạo sinh nhằm vào các mục tiêu khác hơn là một môn học đơn thuần trong chương trình giáo dục.Nó dạy các cậu bé cách sống chứ không phải cách kiếm sống. Việc này cũng tiềm ẩn nguy cơ hình thành tham vọng dành giải thưởng và học bổng, và coi thành công là việc đảm bảo cho vị trí, tiền bạc và quyền lực trừ khi có thêm những hướng dẫn bổ trợ cho các em về những điều khác nữa.

Với sự quan tâm đến lợi ích cá nhân của các tầng lớp xã hội, không ngạc nhiên khi chúng ta có một đất nước chia rẽ với những cá nhân tự tìm kiếm trong sự ganh đua vô nguyên tắc để tranh dành quyền lực, và tương tự như vậy với những bè lũ và đảng phái chính trị, các nhóm tôn giáo và các tầng lớp xã hội. Tất cả đều góp phần làm tổn hại lợi ích và sự thống nhất của đất nước.

Do đó mục tiêu của việc huấn luyện hướng đạo là nhằm thay thế Cái Tôi bằng Sự cống hiến, làm cho các cậu bé trở thành người có ích, cả về mặt đạo đức và sức khỏe, để phục vụ cộng đồng.

Ở đây tôi không đơn thuần nói đến quân đội. Phong trào của chúng tôi không nhằm mục đích quân sự. Điều tôi muốn nói đến là lý tưởng phục vụ cho đồng bào của mình.

Sự phát triển đáng chú ý của phong trào hướng đạo sinh làm ngạc nhiên không chỉ những người sáng lập ra nó mà cả những người bên ngoài ủng hộ nó.

Bắt đầu từ 1 trại nhỏ vào năm 1907, mà kết quả là sự ra đời của cuốn sách này, phong trào đã được tự động phát triển và ngày càng mở rộng.

Điều đó nói lên hai điểm chính: một là sự thu hút của phong trào đối với các cậu bé, hai là nó đã khơi dậy được lòng yêu nước vốn tiềm ẩn trong những người đàn ông và phụ nữ trên cả nước, mặc cho những định hướng sai lầm của nền giáo dục chỉ hướng đến cái tôi cá nhân. Hàng nghìn người này đã hình thành nên một lực lương tình nguyện từ các tầng lớp xã hội cống hiến thời gian và công sức của mình và không đòi hỏi gì ngoài mong muốn được giúp đỡ các cậu bé trở thành những công dân tốt.

Việc dạy học được thực hiện thông qua các ví dụ và các cậu bé nhanh chóng học được thông qua các kinh nghiệm thực tế mà các thầy hướng đạo đã trải qua. Thông qua những người hướng dẫn giỏi, hiệu quả của việc huấn luyện này đã vượt lên trên cả mong đợi nhằm tạo dựng nên những công dân vui vẻ, mạnh khỏe và có ích.

Mục tiêu của những người sáng lập ra phong trào không chỉ để giúp những cậu bé có tiềm năng mà đặc biệt hơn nhắm cả vào những cậu bé bình thường khác. Chúng tôi muốn cho họ niềm vui trong cuộc sống, cho họ những “tài sản” và cả những cơ hội mà những người anh em giỏi giang hơn họ đã có được để ít nhất họ cũng có được cơ hội bình đẳng hơn trong cuộc đời mình.

Tất cả các quốc gia đều nhanh chóng nhận thấy hiệu quả của phong trào hướng đạo nên đã áp dụng và phát triển việc huấn luyện này theo đúng như những gì mà cuốn sách này nêu ra.

Kết quả là ngày nay số lượng anh em hướng đạo sinh trên toàn thế giới đã lên đến khoảng 6 triệu người (năm 1954), tất cả đều phục vụ cho cùng một lý tưởng, theo cùng một lời thề và quy tắc. Tất cả mọi người đều coi nhau là anh em và quen biết nhau thông qua việc trao đổi thư từ kết hợp cả những chuyến thăm trực tiếp.

Không cần phải có trí tưởng tượng dồi dào lắm để nhận thấy những triển vọng quốc tế, kết quả của tình huynh đệ ngày càng lớn mạnh này trong tương lại gần. Tinh thần tình bạn và lòng thiện nguyện rộng mở giữa các công dân tương lai này không chỉ tạo nên linh hồn của hướng đạo sinh mà còn là sự bảo đảm mạnh mẽ chống lại rủi ro thế chiến trong tương lai. Việc này nghe có vẻ mơ mộng nhưng cách đây 40 năm ai đó có thể cho rằng việc quyển sách này có thể tạo nên tình huynh đệ của hơn 6 triệu hướng đạo sinh ngày nay và cả 3,25 triệu thành viên của phong trào hướng đạo sinh nữ nữa cũng là một điều tưởng tượng xa xỉ.

Nhưng thực tế đã xảy ra như thế.

Và viễn cảnh đó hoàn toàn có khả năng xảy ra khi tất cả nam giới và phụ nữ cùng chung tay để thúc đẩy phong trào.

Sự kết hợp của những sinh vật biển nhỏ bé đã giúp hình thành nên những đảo san hô. Không có công ty nào là lớn mạnh nếu thiếu ý chí và sự hợp tác để xây dựng nên chúng. Hàng ngày chúng tôi phải từ chối nhiều cậu bé mong muốn được tham gia vào phong trào hướng đạo vì chúng tôi không có đủ người để huấn luyện các em. Chúng ta có dồi dào lòng yêu nước và tinh thần công giáo tiềm ẩn trong rất nhiều người dân chưa có cơ hội được thể hiện ra. Tình anh em bằng hữu này đã mở ra cơ hội cho mọi người cùng làm việc với nhau để cùng hướng tới thành công và tạo cơ hội cho mọi người cùng cống hiến cho đồng bào mình và phụng sự chúa.

Nhà triết học Socrate đã đúng khi nói “không ai có một mục đích tốt đẹp hơn người sẵn sàng dạy dỗ không chỉ con mình mà cả con cái những người xung quanh mình.”

B_P

Ghi chú: Số liệu nêu trên được cập nhật đến năm 1954 và đã tăng gấp 3 lần so với thời điểm B-P chỉnh sửa lại cuốn sách này.

ĐỌC THỬ

NGHỆ THUẬT HƯỚNG ĐẠO

Huấn luyện trong hướng đạo có thể thực hiện thông qua thực tế, qua các trò chơi và các cuộc thi đấu.

Các trò chơi nên tổ chức theo nhóm, đội hướng đạo nên lập thành nhóm và các thành viên đều tham gia chơi chứ không chỉ đứng ngoài làm khán giả.

Người hướng dẫn phải yêu cầu mọi người luôn luôn tuân thủ tất cả các nguyên tắc mọi lúc. Các quy định trong cuốn sách áp dụng cho các trò chơi có thể được Huynhtrưởng của đội hướng đạothay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Các ý tưởng đưa ra ở đây đơn thuần chỉ là gợi ý với hy vọng các huynh trưởng hướng đạo sẽ phát triển hơn trong các trò chơi, các cuộc thi và các phần trình diễn.

Một số trò chơi đưa ra trong cuốn sách này được xây dựng dựa theo cuốn “Sách về nghề rừng” của ngài Thompson Seton như trò “Xiên cá tầm” (Săn cá voi), “Nhìn nhanh (Mặt lốm đốm), “Tìm thỏ”, “Đập gấu”, “Tên gián điệp thù địch” (Ngăn tên trộm)…

Một số các trò chơi không phải hướng đạo cũng được trích dẫn từ các nguồn khác.

Sau đây là một gợi ý cách phân chia công việc trong vài tuần đầu. Đây đơn thuần chỉ là gợi ý chứ không mang tính ràng buộc.

Nên nhớ rằng các cậu bé mới tham gia sẽ muốn bắt đầu Hướng đạo ngay lập tức, do đó đừng làm họ chán bằng việc chúng ta vẫn thường làm là đưa ra quá nhiều giải thích ngay từ lúc đầu. Đáp ứng mong muốn của các cậu bé này bằng các trò chơi, thực hành hướng đạo và dần dần hướng dẫn những điều cơ bản.

N.B – đoạn trên nằm trong bản cũ của cuốn sách này, nhưng trong một số trường hợp các Huynhtrưởng hướng đạo thường bỏ qua điều này, do đó bài huấn luyện của họ đã bị thất bại ngay từ đầu.

Cần ghi nhớ rằng nên bắt đầu từ nhóm nhỏ. Nên bắt đầu với khoảng 6 đến 8 cậu bé được lựa chọn một cách cẩn thận. Sau khi đã được huấn luyện hướng đạo trong khoảng 1 đến 2 tháng các cậu bé đó sẽ đủ khả năng lãnh đạo và hướng dẫn những cậu bé mới tham gia.

BUỔI TỐI ĐẦU TIÊN

Hoạt động trong nhà

Giới thiệu cho các cậu bé về công cụ Hướng đạo , tóm tắt toàn bộ kế hoạch giống như trong chương này, có cả thuyết minh và hình minh họa…

Hình thành các Đội và phát phù hiệu đeo vai

NGÀY TIẾP THEO

Làm các công việc thực tế, tốt nhất là làm ngoài trời, có thể thay đổi tùy theo địa điểm thành phố hay nông thôn, trong nhà hay ngoài trời.

Diễu hành và chào cờ

Các trò chơi hướng đạo ví dụ như “Hướng đạo sinh gặp hướng đạo sinh” (xem trang 47).

Tập chào, các dấu hiệu, gọi đội, điệp khúc hướng đạo…

Tập làm các dấu hiệu hướng đạo trên mặt đất.

Buộc dây.

Chia khẩu phần ăn, khuy da…

Tự đo bằng gang tay, cubit, ngón tay, khớp tay, bước chân…(xem trang 105)

Cử các hướng đạo sinh đi thành nhóm hay đơn lẻ để làm “việc tốt”, sau đó quay về và báo cáo xem các em đã thực hiện nhiệm vụ như thế nào (trang 23).

Cả đội hành quân để xem xét các khu vực lân cận.

Hướng dẫn các em cách xác định điểm khởi hành bằng “la bàn, hướng gió và mặt trời” (trang 64-72).

Thông báo và hỏi các em chi tiết các em đã thấy, giải thích về “mốc giới”…

Thực hành bước đi (xem trang 63). Đoán khoảng cách (xem trang 106).

Chơi trò Hướng đạo rộng mở (xem trang 181).

Hoặc chơi các trò chơi trong nhà nếu thời tiết không phù hợp: Ju jitsu, điệu nhảy chiến tranh hướng đạo, hành khúc hướng đạo và Đại hội.

Các câu chuyện bên lửa trại trong cuốn sách này hoặc các cuốn sách được giới thiệu khác. Hoặc tập một vở kịch Hướng đạo, hoặc tổ chức Phiên thảo luận, Trò chơi của Kim…

Các đội tiếp tục tự luyện tập những trò này trong tuần đầu tiên hoặc dưới sự hướng dẫn của Huynh trưởng và kết thúc giai đoạn đầu này bằng trò chơi kết thúc hoặc các bài tập luyện vào tối thứ Bảy tiếp theo. Nếu trong tuần có nhiều buổi tối để làm việc thì các bạn có thể lặp lại các bài tập kỹ càng hơn hoặc tổ chức diễn kịch.

HƯỚNG ĐẠO SINH LÀ GÌ

Hướng đạo hòa bình – Kim – Các cậu bé Mafeking

Tôi tin rằng tất cả các cậu bé đều mong muốn phục vụ đất nước mình theo cách này hay cách khác. Và tôi cũng tin rằng việc trở thành hướng đạo sinh là một trong những cách dễ dàng nhất có thể giúp các em bé này thực hiện được mong muốn ấy.

Như các bạn đã biết, trinh sát trong quân đội thường được lựa chọn từ những người lính nhanh nhạy và có lòng dũng cảm, họ là những người sẵn sàng xung phong ra trận để tìm kiếm thông tin về kẻ thù nhằm báo cho chỉ huy của mình tất cả các thông tin mà mình thu thập được.

Nhưng bên cạnh các trinh sát thời chiến thì ngày nay trong thời bình cũng có các trinh sát – thường được gọi là hướng đạo sinh trong thời bình, những người thực hiện các công việc đòi hỏi sự dũng cảm và tài khéo léo xoay xỏa trong nhiều tình huống tương tự như các trinh sát trong thời chiến. Họ là những người sống ở các vùng biên giới. Họ có thể là những người khai hoang và đặt bẫy ở Bắc Mỹ, hay là những người khai hoang ở Nam Mỹ, hoặc là những thợ săn ở Trung Phi, họ cũng có thể là các nhà thám hiểm và truyền giáo khắp châu Á và những nơi hoang dã nhất trên thế giới. Hướng đạo sinh trong thời bình cũng có thể là những người sống bằng nghề chăn gia súc ở trong các khu rừng ở châu Úc, hoặc là những cảnh sát sống ở Tây bắc Canada và Nam Phi – Tất cả những người này đều là những trinh sát thời bình, họ chính là những người đàn ông đích thức và là những người rất giỏi trinh thám.

Họ biết cách để tồn tại ở chốn rừng thiêng nước độc… Họ có thể tìm được đường đi ở bất kỳ nơi đâu, và có khả năng hiểu được và lần theo những vết tích dù nhỏ nhặt nhất, kể cả những dấu chân người. Họ biết tự chăm sóc sức khỏe của mình ở những nơi không có bác sĩ. Họ cũng vô cùng mạnh mẽ và dũng cảm, sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy, gian khó và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác. Họ có khả năng làm chủ cuộc sống của mình, và dũng cảm không tiếc hi sinh bản thân và sẵn sàng giúp ích cho đất nước mình.

Họ dám từ bỏ mọi thứ từ tiện nghi cá nhân và những khát vọng của riêng mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.

Họ làm được tất cả các công việc trên bởi họ coi những việc này là sứ mệnh của cuộc đời mình.

Cuộc sống của những người sống ở vùng biên giới này thật hấp dẫn, nhưng không phải do họ thích thú lựa chọn cuộc sống đó, mà do họ đã có sự chuẩn bị trước để có thể thích nghi được với cuộc sống đó.

Những người thành công nhất trong số này là những người đã được học về phương pháp sinh hoạt hướng đạo từ khi còn là một câu bé.

Cuộc sống của những người sống ở những sống ở vùng biên giới này thật hấp dẫn, nhưng để sống cuộc đời đó, bạn bạn phải tự chuẩn bị trước cho mình để mà có thể đối mặt với những khó khăn ấy khi nó thực sự xảy đến.

Sinh hoạt hướng đạo là việc làm có ích cho bất kỳ cuộc sống nào mà bạn chọn. Một nhà khoa học nổi tiếng đã từng nói rằng: “sinh hoạt hướng đạo là rất hữu ích cho những ai mong muốn theo đuồi sự nghiệp khoa học”. Và một nhà vật lý học danh tiếng cũng đã nói rằng: “một bác sĩ hay một phẫu thuật gia cần phải có khả năng phát hiện ra những dấu hiệu nhỏ nhất và có thể hiểu được ý nghĩa của nó như khả năng của một hướng đạo sinh thực thụ.

Do đó tôi sẽ hướng dẫn cho các em làm cách nào có thể tự học hướng đạo, và làm cách nào em có thể thực hành chúng tại chính ngôi nhà của mình. Khi em thực sự tìm hiểu về nó em sẽ thấy học cách sinh hoạt hướng đạo dễ dàng và thú vị làm sao!

Phương pháp thực hành sinh hoạt hướng đạo tốt nhất là em nên tham gia vào các hoạt động của các hướng đạo sinh thực thụ.

Những cuộc phiêu lưu của Kim

Câu chuyện về Kim của tác giả Rudyard Kipling dưới đây là một ví dụ điển hình về những việc làm của các hướng đạo sinh chân chính.

Cậu bé Kim có họ tên đầy đủ là Kimball O’Hara là con trai của một Trung sĩ ở một trung đoàn bộ binh của Ai Len tại Ấn Độ. Bố mẹ cậu chết khi cậu còn nhỏ và cậu được một người dì chăm sóc, nuôi dưỡng.

Hầu hết các bạn cùng lớp của cậu đều là người dân Ấn Độ bản xứ, vì thế cậu học được ngôn ngữ và cả cách cư xử thường ngày của họ. Cậu kết thân với một vị lạt ma già, sống lang thang này đây mai đó và cậu đã theo vị lạt ma già này đi khắp các vùng phía bắc của Ấn Độ.

Một ngày nọ cậu tình cờ gặp trung đoàn cũ của cha mình trong một cuộc hành quân, nhưng khi vào thăm nơi đóng quân cậu bị bắt vì cậu bị nghi ngờ là kẻ trộm. Sau đó họ tìm thấy giấy chứng sinh và các giấy tờ liên quan khác của cậu. Trung đoàn đó nhận ra cậu là người của họ nên nhận cậu vào trung đoàn và huấn luyện cậu. Nhưng mỗi dịp được nghỉ hè, Kim lại mặc quần áo như người Ấn Độ và trà trộn vào bọn họ như những người bản xứ thực sự.

Chẳng bao lâu sau, cậu làm quen với ngài Lurgan, một thành viên của cơ quan tình báo chính phủ hoạt động bí mật dưới danh một nhà buôn đồ trang sức và các đồ vật quý hiếm, là người rất thông thạo văn hóa bản xứ của Ấn độ.

Ngài Lurgant phát hiện ra Kim rất am hiểu về thói quen và phong tục tập quán của người bản xứ và với khả năng này cậu có thể trở thành một điệp viên hữu ích cho công việc của sở tình báo. Do đó ông huấn luyện Kim cách nhận biết và ghi nhớ các chi tiết nhỏ mà nó là một yêu cầu rất quan trọng trong việc huấn luyện cho hướng đạo sinh.

Huấn luyện Kim

Lurgan bắt đầu huấn luyện Kim bằng việc cho Kim xem một khay đựng đầy các loại đá quý khác nhau. Ông để cậu xem xét nó một lúc, sau đó che vải lại và hỏi cậu có bao nhiêu viên đá trên đó, và chúng thuộc những loại đá nào. Lúc đầu Kim chỉ nhớ được vài loại và không thể mô tả chúng được một các chính xác, nhưng sau một thời gian tập luyện, cậu đã nhanh chóng nhớ được chúng. Và cậu cũng học cách ghi nhớ như vậy với cách nhận biết về nhiều đồ vật khác nhau cũng được đựng trong khay.

Cuối cùng, sau một thời gian được huấn luyện, Kim đã trở thành người của cơ quan tình báo và được trao cho một dấu hiệu nhận diện đặc biệt, giống như một chiếc phù hiệu hay mề đay đeo trên cổ, dấu hiệu này cho thấy cậu được chính thức công nhận là người của cơ quan tình báo.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button