Kỹ năng mềm

Học Từ Thất Bại

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : John C. Maxwell

Download sách Học Từ Thất Bại ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook               

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Sống là học hỏi và sử dụng những bài học đó để trở thành người quản lý tốt hơn, nhân viên tốt hơn, cha mẹ tốt hơn, anh chị em tốt hơn, người bạn tốt hơn, người hàng xóm tốt hơn và con chiên ngoan đạo hơn.

Xét cho cùng thì việc ta được trao bằng không có nghĩa là ta ngừng học hỏi. Trên thực tế thì đó mới là thời điểm quá trình học tập bắt đầu. Những bài học trên lớp không phải là thứ ta mang theo suốt đời, chúng chỉ cung cấp cho ta công cụ cơ bản để đối mặt với thế giới thực bên ngoài bốn bức tường phòng học.

Thế giới thực đó sẽ khiến bạn đau đớn. Sẽ làm tổn thương bạn. Đôi khi sẽ xô đẩy bạn, làm bạn bầm dập; khi khác nó lại khiến bạn choáng váng vì ngạc nhiện. Nhưng thất bại đó tấn công bạn với mọi hình hài và kích thước, trong mọi khía cạnh của cuộc sống từ vấn đề tài chính cho tới trái tim, sức khỏe của bạn, và hơn nữa nó lại là thứ được đảm bảo. Cái không được đảm bảo chính là cách bạn phản ứng lại với những thách thức đó.

John bàn luận trong cuốn sách là những sự khác biệt lớn giữa người biết học hỏi từ thất bại của bản thân với những người không làm được điều đó. Bạn muốn tinh thần của mình nằm kẹt cứng trong bệnh viện, quá mệt mỏi đến mức chẳng còn sức lực gì nữa? Hay bạn muốn nắm lấy cơ hội được học tập, đánh giá và cân nhắc vấn đề vừa xảy ra và sử dụng tri thức đó để trang bị cho bản thân có thể ứng phó với cuộc đời?

Những nguyên tắc cần thiết cho việc học hỏi mà John nêu trong cuốn sách này là kết quả của những quan sát vô cùng sâu sắc như cách thức diễn tiến của một quá trình và ông chỉ ra một cách chính xác tính cách hay thuộc tính nào sẽ ra đời từ quy trình nào.

Bằng cách phân tích ADN của những người biết học hỏi mà thực tế là ông đã thực hiện rất súc tích, John dẫn dắt và giới thiệu cho ta những yếu tố cần thiết để đối phó với những kiểu thất bại khác nhau, biến những bài học đó thành vũ khí lợi hại vừa giúp ta tránh né, phòng thủ lẫn phản công những thách thức trong tương lai.

Bất kỳ ai vừa trải qua cảm giác thất bại, thất vọng hoặc vừa nhận tin xấu (nói chung là bất kỳ ai có mặt trên trái đất này) sau khi đọc thông điệp của John chắc chắn sẽ tìm ra ít nhất một quan điểm có thể thay đổi mạnh mẽ những gì họ hình dung về những khoảnh khắc đen tối của cuộc đời mình.

Nếu ta làm theo lời khuyên của John và học cách xem những thất bại như cơ hội để phát triển thông qua học hỏi thì ta sẽ trở nên bất bại.

Cuộc đời chứa đầy những thất bại nhưng nếu được trang bị phù hợp, ta sẽ vượt qua được những thất bại đó. Bởi khi một người rút ra được điều gì đó quý giá từ những giây phút khó khăn, họ sẽ tự giải thoát mình khỏi sự kiểm soát của hoàn cảnh đối với tâm trí, thân thể, trái tim và tâm hồn mình.

Những trang sách này không chỉ là cuốn cẩm nang chỉ dẫn cách thức vượt qua những giai đoạn khó khăn, nó còn trao cho ta món quà giá trị nhất: Hy vọng.

Những người thành công tiếp cận thất bại theo cách khác nhau. Họ không cố giấu diếm thất bại. Họ không chạy trốn khỏi chúng. Thái độ sống của họ không bao giờ theo kiểu “Đôi khi bạn thành công, đôi khi bạn thất bại”, thay vào đó họ nghĩ rằng “Đôi khi bạn thành công, đôi khi bạn học hỏi”. Họ hiểu rằng những bài học quý giá nhất của cuộc đời đến từ những thất bại, nếu ta biết tiếp cận chúng một cách phủ hợp.

Đây Là Một Cuốn Sách Tốt – Cuốn sách này rất hay. Nó giúp tôi đứng vững hơn trong những thử thách khó khăn và đặc biệt nhận ra được giá trị của bản thân mình. Không chỉ vậy cuốn sách khiến những người đang chán nản, muốn từ bỏ mọi thứ cũng thức tỉnh. Họ hiểu rằng “Thất bại là mẹ thành công” và từ đó họ có tinh thần cố gắng phấn đấu. Dường như cuốn sách này đã trở thành một liều thuốc bổ ích cho tôi nói riêng hay mọi người nói chung. Tôi đánh giá cao sản phẩm này. Có vẻ nó sẽ là vật rất hữu ích cho tôi. Tóm lại cuốn sách này thật tuyệt vời” – Nguyễn Ngọc Mai.

Cuốn Sách Về Thất Bại – Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng muốn mình thành công, không ai muốn mình thất bại. Tuy nhiên, thất bại vẫn đến với mỗi người chúng ta trong suốt cuộc đời và không ai có thể chạy trốn nó, bởi lẽ “nhân vô thập toàn”, con người không ai là hoàn thiện, ai cũng sẽ phải có những khiếm khuyết, những hạn chế…và thất bại là một điều hiển nhiên trên con đường đi đến thành công, mà ngay cả thánh nhân đôi khi cũng có lỗi lầm. Và nếu bạn đang thất bại về điều gì đó (sự nghiệp, tình yêu, các mối quan hệ…) hãy đọc cuốn sách này. Nó sẽ thay đổi tất cả tư duy của bạn về thất bại của bạn, thổi cho bạn một luồng tư duy tích cực để bạn đối diện với thất bại, tìm ra nguyên nhân, chuyển hóa những cảm xúc tiêu cực bằng tư duy tích cự để tìm ra giải pháp. Không có thất bại, tất cả chỉ là thử thách để chúng ta hoàn thiện bản thân” – Anh TuẤn.

Đứng Lên Từ Thất Bại – Người ta hay nói ” thất bại là mẹ thành công ” và cuốn sách này đã chứng minh được điều đó . Thất bại đi trước thì mới có được sự thành công , bởi vậy nên thất bại mới được coi là mẹ thành công. Cuốn sách như thức tỉnh tôi , giúp tôi vui vẻ chấp nhận sự thất bại và nhìn nhận lại vấn đề , qua đó có thể thấy được rằng : Thất bại chẳng có gì phải đáng buồn cả ! và tôi sẽ vững vàng tiếp túc bước đi . Một lần vấp ngã, là một bài học , học càng nhiều ta sẽ càng nhớ để rút kinh nghiệm- và chính khi đó , con đường thành công sẽ rộng mở trước mắt chúng ta” – Watanabe Keiko.

Sách Hay – Lúc tôi nhận được quyển sách này tôi vừa được trải qua 1 thất bại! Quyển sách này đến rất đúng lúc cho tôi. Đọc sách,tôi như tìm thấy 1 người bạn tri âm lớn. Vì con người ta ai cũng thất bại và tác giả cũng vậy nên tôi hiểu được mỗi dòng tác giả viết,hiểu được những thất bại mà tác giả gọi là “ngu ngốc” nhất trong đời tác giả,cũng như cách tác giả rút ra bài học và các bước đứng dậy sau những thất bại đấy. Đúng như tác giả viết: “Khi bạn thất bại,mọi thứ đều đau đớn” và “Những bài học vĩ đại nhất trong cuộc đời đều đến từ thất bại”. Đây là 1 quyển sách cho những ai muốn học những thất bại và dũng cảm đứng dậy!” – Trần Thị Như Quỳnh.

Thất Bại Là Mẹ Thành Công – Cuốn sách Học từ thất bại của John C.Maxwell thực sự là cuốn sách hữu ích cho các bạn đã đang và sẽ mong muốn rèn luyện kĩ năng lãnh đạo. Cuốn sách giúp chúng ta tỉnh táo và can đảm hơn, giúp chúng ta vượt qua thất bại, không để những thất bại trong quá khứ đánh gục mình. Ngược lại trải qua thất bại con người ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, rút ra cho mình những kinh nghiệm và bài học sâu sắc. Một ngày nào đó, những bài học và kinh nghiệm xương máu ấy sẽ tiếp sức cho bạn thành công” – Đỗ Khắc Triệu.

Thất Bại Là Một Người Thấy Lớn – Thất bại là một người thầy lớn. Thất bại sẽ dạy cho chúng ta những bài học có giá trị trong cuộc đời, chỉ cho chúng ta thấy đâu là những thiếu sót mà mình cần phải cải thiện. Thất bại dạy cho chúng ta bài học của tính tự cao, ngủ ngon trên chiến thắng để từ đó mình cần phải tích cực học hỏi nhiều hơn. Và cuối cùng, không gì là thất bại, tất cả chỉ là thử thách. Cám ơn tác giả John Maxwell và nhà xuất bản đã mang đến cho tôi một quyển sách thật giá trị!” – Stephen Vo.

Sách Ý Nghĩa – Đây là cuốn sách nên đọc. Nó giúp bạn nhận định đúng đắn khía cạnh của cuộc sống, 1 khía cạnh rất rất nhiều người đang quan tâm, đang tự vấn bản thân, hay tự trách móc: THẤT BẠI! Đối mặt với nó hay không? hay núp dưới bóng tối của nỗi buồn, của sự hối hận? Thất bại có thật sự là kết thúc, hay nó đánh dấu 1 sự khởi đầu mới cho bạn?
Dằng sau những thất bại, người ta chiêm nghiệm ra nhiều điều, đó chính là kinh nghiệm để những lần sau ta không phải vấp ngã nữa! Ý nghĩa! Cuốn sách là 1 trải nghiệm mà bất kì ai cũng nên có” – Nguyễn Thị Thanh Huyền.

ĐỌC THỬ

Khi bạn thất bại, mọi thứ thật đau đớn

Một người bạn của tôi tên là Robert Schuller đã từng hỏi: “Nếu biết mình sẽ không thất bại, chúng ta cần gì phải nỗ lực nữa chứ?”. Đó là một câu hỏi tuyệt vời, một câu hỏi truyền đầy cảm hứng. Phần lớn khi nghe câu hỏi đó, mọi người bắt đầu mơ mộng trở lại. Họ được thúc đẩy vươn tới những mục tiêu của mình và dám liều lĩnh hơn.

Tôi có một câu hỏi mà tôi nghĩ cũng quan trọng không kém: Bạn học hỏi được gì khi thất bại?

Mặc dù mọi người thường luôn sẵn sàng chia sẻ về những ước mơ nhưng lại chưa được chuẩn bị đầy đủ để trả lời cho câu hỏi về những thiếu hụt của mình. Mọi người hầu như không muốn nhắc tới sai lầm và thất bại. Họ không muốn đương đầu với chúng. Chúng khiến họ xấu hổ. Và khi phát hiện ra mình không đạt được điều gì đó, họ lại tự lẩm nhẩm câu quen thuộc kiểu như “Đôi khi bạn thành công, đôi khi bạn thất bại”. Thông điệp ở đây là “Hy vọng thành công, chờ đợi thất bại và chấp nhận kết quả dù thế nào chăng nữa”.

Như vậy có gì sai? Đó không phải cách suy nghĩ của người chiến thắng!

Những người thành công tiếp cận thất bại theo cách khác. Họ không cố giấu giếm thất bại. Họ không chạy trốn khỏi chúng. Thái độ sống của họ không bao giờ theo kiểu Đôi khi bạn thành công, đôi khi bạn thất bại, thay vào đó họ nghĩ rằng Đôi khi bạn thành công, đôi khi bạn học hỏi. Họ hiểu rằng những bài học quý giá nhất của cuộc đời đến từ những thất bại, nếu ta biết tiếp cận chúng một cách phù hợp.

Bài học này quá đau đớn
Tôi gặt hái được rất nhiều thành công trong cuộc sống nhưng cùng lúc phải trải qua số lần thất bại còn nhiều hơn thế. Một số thất bại không phải do lỗi của tôi. Tuy nhiên rất nhiều thất bại lại do chính tôi gây ra, chúng xuất phát từ những chọn lựa tồi và những sai lầm ngớ ngẩn. Ngày 12 tháng 3 năm 2009, tôi đã có một sai lầm ngớ ngẩn nhất trên đời. Tôi đi qua khu vực kiểm soát an ninh tại một sân bay lớn với khẩu súng ngắn bị bỏ quên trong cặp tài liệu. Đó là điều ngớ ngẩn nhất tôi từng làm. Chuyện là thế này.

Thứ Bảy tuần trước tôi có mặt tại Birmingham, Alabama, nói chuyện tại nhà thờ Church of the Highlands. Đó là một nhà thờ tuyệt vời do mục sư khả kính Chris Hodges sáng lập. Ông là một người bạn tốt, công tác trong ban quản trị của EQUIP – một tổ chức phi lợi nhuận mà tôi thành lập để giảng dạy về các kỹ năng lãnh đạo trên toàn thế giới. Các thành viên của Chris rất thú vị và tôi đã có khoảng thời gian vô cùng vui vẻ cùng họ cuối tuần đó.

Khi tôi có lịch hẹn thuyết trình ở đâu đó, tôi thường sử dụng máy bay thương mại. Nhưng nếu địa điểm không quá xa nhà và có nghĩa rằng tôi có thể về nhà và ngủ trên chiếc giường của mình, tôi sẽ chọn máy bay tư nhân. Lần trở về nhà này tôi sử dụng máy bay tư nhân.

Khi chuẩn bị lên máy bay tại sân bay để trở về nhà, một người bạn của mục sư Chris – người lái xe cùng chúng tôi – muốn tặng tôi một món quà: khẩu súng ngắn Beretta.

Anh bảo rằng: “Cái này dành tặng cho Margaret, để cô ấy cảm thấy an toàn khi anh đi công tác”.

Tôi có những người bạn rất hiểu biết về súng ống. Một số người hay đi săn. Vài lần tôi cũng từng đi săn với bạn bè. Tôi dùng súng trường và súng săn, nhưng thật sự tôi không hiểu mấy về súng. Và thú thật là tôi không quá quan tâm, tôi không thích mà cũng chẳng ghét súng. Chỉ là ít khi tôi nghĩ đến chúng. Tôi không phải chuyên gia kỹ thuật nhưng tôi biết khẩu súng này là món quà được trao bằng cả tấm lòng nên tôi đã nhận và cất vào cặp tài liệu của mình.

Sau khi hạ cánh, viên phi công nhận xét là khẩu súng rất đẹp và hỏi tôi: “Ông có biết cách lên đạn không?”.

Tôi trả lời: “Tôi không biết”.

Anh ấy nói: “Vậy để tôi làm cho”.

Anh ấy lên đạn, đảm bảo rằng khẩu súng đã được khóa an toàn và đưa trả cho tôi. Tôi cất lại vào cặp rồi về nhà.

Và rồi tôi quên béng mất nó.

Mấy ngày sau đó, tôi vô cùng bận rộn. Tôi có buổi nói chuyện với một nhóm lớn tại Dallas và tôi phải tập trung toàn lực vào việc chuẩn bị sẵn sàng cho nó. Cũng có một phút ngắn ngủi nào đó khi đang chuẩn bị bài giảng, tôi tự nhủ “Mình phải nhớ bỏ khẩu súng đó ra khỏi cặp”. Nhưng lúc đó tôi đang viết dở và không muốn bị ngắt giữa chừng vì đang theo mạch viết. Thế là tôi nghĩ “Mình sẽ làm sau”.

Thời gian trôi đi. Cuộc sống vẫn bận rộn. Tôi vẫn làm việc. Và trước khi kịp nhận ra, thứ Năm đã tới và tôi đi đến sân bay.

Nếu cùng khoảng tuổi tôi, có thể bạn sẽ nhớ nhân vật hoạt hình có tên là Ngài Magoo. Đó là người cứ lang thang hết từ nguy hiểm này tới nguy hiểm khác mà không hề bị thương chút nào. Vài người bạn từng gọi tôi là Ngài Magoo. (Nếu bạn chưa đủ tuổi để biết được Ngài Magoo thì có lẽ bạn sẽ biết Forrest Gump(1). Bạn bè cũng gọi tôi như thế.)

Vào ngày thứ Năm đó, vào đúng cái khoảnh khắc tệ hại nhất giống Ngài Magoo, tôi đi tới khu vực kiểm tra an ninh, thả cặp tài liệu vào băng chuyền. Ngay khi vừa định bước qua máy phát hiện kim loại, tôi chợt nhớ ra khẩu súng.

Trong lúc hoảng quá, tôi buột miệng thốt lên: “Có khẩu súng trong đó! Có khẩu súng trong đó!”

Thực sự đây đúng là một trong những thứ ngớ ngẩn nhất tôi từng làm. Tôi có cảm giác mình như một thằng ngốc. Và tình hình còn bi thảm hơn khi có rất nhiều người ở khu vực kiểm tra an ninh biết đến tôi, bao gồm cả người vận hành màn hình thiết bị soi. Anh ấy nói rằng: “Ngài Maxwell, tôi rất tiếc nhưng tôi phải báo cáo vụ việc này”. Tin tôi đi, kết quả này chẳng có gì ngạc nhiên. Họ dừng mọi thứ lại, tắt băng chuyền, còng tay tôi lại rồi dẫn tôi đi.

Hóa ra viên cảnh sát trưởng – người điền nốt báo cáo cảnh sát cũng biết tôi. Anh ấy làm việc tập trung trong khoảng một tiếng. Sau khi hoàn thành các thủ tục, anh ấy quay sang phía tôi, cười và nói: “Tôi rất thích các cuốn sách của ông. Tôi mà biết chúng ta gặp nhau trong hoàn cảnh này thì tôi đã mang theo vài cuốn để ông ký tặng rồi”.

Tôi trả lời là: “Anh mà giúp tôi thoát khỏi mớ rắc rối này thì tôi sẽ ký tặng sách cho anh tới cuối đời luôn”.

Người thợ chụp ảnh căn cước cũng biết tôi. Khi họ đưa tôi vào phòng nơi anh làm việc, anh hỏi tôi: “Ông Maxwell, ông làm gì ở đây vậy?”.

Anh ấy mở khóa còng cho tôi và nói với viên cảnh sát là tôi không cần dùng tới chúng.

Chẳng cần phải nói gì nhiều, khi anh ấy chụp ảnh, tôi cười không nổi.

Đánh giá thất bại
Ngay sau khi được bảo lãnh, tôi gặp luật sư của mình, anh ấy bảo rằng: “Mục đích chính của ta là giữ im lặng vụ này”.

Tôi bảo “Không thể được” và kể cho anh ấy về tất cả những người biết đến tôi mà tôi đã gặp trong tình huống đó. Chắc chắn là tin tức về vụ này sẽ được tung ra vào buổi tối. Để mọi người rõ thực hư câu chuyện và giảm thiểu hình ảnh tiêu cực, trước khi bản tin được phát, tôi viết lời nhắn trên Twitter với nội dung là: Định nghĩa về sự Ngu ngốc: Nhận quà là một khẩu súng. Quên khuấy nó đã được lên đạn và đi tới sân bay. Cán bộ an ninh không hài lòng!

“Khi tôi biết lắng nghe những thất bại của mình, khi đó tôi đã trưởng thành.”
– Hugh Prather
Đã quá nhiều lần trong đời, tôi không đủ cẩn trọng. Và lần này là việc đặt một khẩu súng vào cặp tài liệu. Ngay sau khi bộ phận an ninh phát hiện ra khẩu súng, tôi bắt đầu tự thuyết giảng trong im lặng về sự bất cẩn của chính mình. Những lời của Hugh Prather phù hợp với tôi một cách hoàn hảo lúc đó: “Đôi lúc tôi phản ứng với việc vấp phải sai lầm như thể tôi phản bội chính mình. Nỗi sợ hãi vấp phải sai lầm của tôi dường như dựa trên một giả định ngầm rằng tôi gần như hoàn hảo và rằng nếu tôi thận trọng hơn thì tôi sẽ không bị trượt chân ra khỏi thiên đường như thế. Nhưng một sai lầm chính là lời tuyên bố về cách thức tôi đang làm, một đòn giáng mạnh vào cách thức mà tôi định làm, một lời nhắc nhở rằng tôi đang bỏ qua thực tế. Khi tôi biết lắng nghe những thất bại của mình, khi đó tôi đã trưởng thành.”

Hai chữ “thận trọng” là điều tôi rút ra được từ trải nghiệm này. Sai lầm vẫn có thể cho phép chừng nào thiệt hại không quá lớn. Hoặc như người ta vẫn nói ở Texas: “Nếu chưa bị mất con bò thì bạn làm đổ bao nhiêu sữa cũng không sao!”.

Tôi bị thuyết phục rằng tất cả chúng ta chỉ cách sự ngu ngốc có một bước chân. Đáng lẽ tôi đã bị “mất con bò” của mình do rắc rối đó. Không ai trong chúng ta hoàn hảo đến nỗi có thể không mắc phải một hành động ngớ ngẩn nào đó. Và thứ mà ta phải mất cả đời để gây dựng rất có thể bị sụp đổ chỉ trong chốc lát. Hy vọng của tôi là việc cố gắng cả đời để sống trong sự chính trực sẽ đáng giá hơn một hành động ngu ngốc.

May mắn là ngay khi câu chuyện trên được công bố, các bạn tôi bắt đầu tập hợp lại và ủng hộ tôi. Bởi tôi biết chắc người ta sẽ hỏi những câu hỏi về việc đó nên ngay lập tức tôi đã kể về nó trên trang blog của mình, trang JohnMaxwellonLeadership.com với bài viết tên là Người khôn làm việc dại thì vẫn là kẻ dại. Những lời bình luận ủng hộ của mọi người tràn ngập bài viết. Chúng thực sự đã nâng đỡ tinh thần tôi rất nhiều.

Những người bạn khác thì lại có cách tiếp cận hài hước hơn. Khi tôi nói chuyện tại Nhà thờ Crystal Cathedral, Gretchen Schuller nói: “John, bảo vệ muốn kiểm tra người anh trước khi anh phát biểu”. Bill Hybels gửi cho tôi lá thư trong đó viết: “Không tình dục? Không bê bối tiền bạc? Nhàm chán…” Angela Williams gửi e-mail cho trợ lý của tôi là Linda Eggers với nội dung: “Nói với John rằng anh ấy là người hùng của tôi. Trong mắt tôi anh ấy ngày càng đáng kính. Tôi có nhiều ‘huynh đệ’. Rất nhiều người mang theo súng ngắn, cả đàn ông lẫn đàn bà. Mẹ của Art đã bị bắt ở sân bay Atlanta do trong chiếc ví lớn của bà có khẩu súng ngắn theo kiểu Clint Eastwood… mà bà ấy cũng quên béng nó.” Và Jessamyn West thì chỉ ra rằng: “Tha thứ cho lỗi lầm của người khác rất dễ; tha thứ cho lỗi lầm của chính mình đòi hỏi phải can đảm và dũng cảm hơn.”


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button