Kỹ năng mềm

Học Tập Cũng Cần Chiến Lược

Lời giới thiệu

Bạn không ít lần chán nản vì việc học quá vất vả? Bạn không thể tập trung học khi ngày thi tới gần? Bạn đã từng nghe nói đến ASPIRE, SQ3R…?

Các phương pháp học hiện đại và hiệu quả đang được áp dụng trên khắp thế giới, đều được mô tả chi tiết và kèm theo nhiều ví dụ dễ hiểu trong Học tập cũng cần chiến lược. Cuốn sách như một người chỉ huy, một “Trái tim Danko”, đưa bạn đến với cách học thông minh và nhàn nhã nhất trong hiện tại và sự nghiệp tương lai.

Là người dạy hay học, ở bậc học phổ thông, đại học, ngoại khoá hay đào tạo từ xa, công chức hay doanh nhân…, bạn đều có thể tìm thấy ở đây từ các kỹ năng, nguyên lý tổng thể đến các mẹo nhỏ được đúc rút trong quá trình học tập thực tế. Chúng không những giúp bạn có một “nghệ thuật” học hành hiệuquả mà còn đưa bạn đến đích bằng đường ngắn nhất.

Cuối cùng ngay cả khi bạn không theo học bất kỳ chương trình nào, kiến thức trong Học tập cũng cần có chiến lược cũng giúp bạn có tư duy mạch lạc hơn trong mọi lĩnh vực cuộc sống.

Hãy để học tập cũng cần chiến lược trở thành sách gối đầu giường của bạn.

Ebook

File ebook hiện chưa có . Comment tại trang này email của bạn để Downloadsach gửi link ngay khi tìm kiếm được trên Internet. Gợi ý : Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Đọc sách

Phiên bản đọc thử giúp đọc giả tham khảo trước khi mua sách giấy.

Các bạn độc giả thân mến, như lời Tiến sĩ Mark Ashwill trong Lời mở đầu, chúng tôi đã cùng hợp tác để mang đến cho các bạn cuốn sách Học tập cũng cần chiến lược‒ tâm huyết của tôi đã được thực hiện trên trang web www.studygs.net trong nhiều năm. Khi Mark thảo luận với tôi về dự án này, tôi rất bất ngờ khi biết anh ấy muốn đưa công trình của tôi đến với các bạn độc giả Việt Nam. Chúng tôi đã cùng nhau làm việc trong suốt mùa hè năm 2005 và chỉ sau đó vài tháng, phiên bản tiếng Việt với hơn 70 hướng dẫn đã được cập nhật trên trang web. Chỉ một thời gian sau, số lượt người truy cập sử dụng bản tiếng Việt đã tăng lên nhanh chóng. Đó là một kết quả thật ấn tượng.

Thành công này không những chỉ ghi nhận giá trị lao động của tôi, của Mark hay của các biên dịch viên, mà còn phản ánh được tầm quan trọng của mạng Internet: Thứ nhất, đó là nguồn tư liệu cho các phương pháp chia sẻ những thói quen và kỹ năng học tập hiệu quả. Thứ hai, việc vượt qua các rào cản về ngôn ngữ, biên giới quốc gia và khác biệt về văn hóa sẽ giúp các học viên ở mọi lứa tuổi từ khắp nơi trên thế giới kết nối được với nhau. Thứ ba, Internet đã chứng tỏ là công cụ hữu ích và hiệu quả trong việc quảng bá nguồn tài nguyên kiến thức này. Vì tất cả những điều đó, tôi vô cùng biết ơn những người đã sử dụng trang web. Tôi thấy hài lòng và tự hào khi công trình của mình hiệu quả với nhiều người.

Tôi cho rằng mình đã kết bạn được với cả thế giới và trang web chính là nơi để chúng ta gặp gỡ.

Chúng ta đang bước vào giai đoạn mới, đó là in thông tin trên trang web thành sách. Tiến sĩ Mark đã giúp tôi biến ước vọng đó thành hiện thực. Ấn phẩm này sẽ giúp ích cho những độc giả không sử dụng Internet hoặc những người thích đọc sách in. Những chỉnh sửa trong quá trình biên soạn cuốn sách sẽ góp phần hoàn thiện cho trang tiếng Việt trên trang web

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ và rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành từ các độc giả. Mọi ý kiến xin gửi về địa chỉ mail: jfl@studygs.net. Các bạn có thể chia sẻ ý kiến bằng tiếng Việt nhưng các bạn cũng đừng e ngại về ngữ pháp hay lỗi chính tả khi chia sẻ ý tưởng với tôi bằng tiếng Anh. Tôi biết điều đó vì tôi cũng học qua nhiều ngôn ngữ khác nhau. Hãy coi đó là một cơ hội để thực hành tiếng Anh, hãy nhớ: ý tưởng mới là điều quan trọng nhất.

Chúc các bạn gặt hái được nhiều thành công!

Tháng Năm, 2008

JOE LANDSBERGER
St. Paul, Minnesota (USA)

SẮP XẾP THỜI GIAN BIỂU

Thời gian là thước đo chân lý.

―Annaepus Lucius Seneca

Phát triển kỹ năng quản lý thời gian đòi hỏi phải nỗ lực. Bạn có thể bắt đầu với những hướng dẫn dưới đây nhưng cần luyện tập và bổ sung hướng dẫn khác khi tiến bộ hơn. Bạn quản lý thời gian hiệu quả tức là bạn sắp xếp ổn thỏa việc học tập xen kẽ với nhiều hoạt động khác như đi làm, vui chơi cùng bạn bè, thời gian cho gia đình, v.v…

Chiến lược sử dụng thời gian

  • Tự tạo cho mình khoảng thời gian học tập. Mỗi tiết học dài khoảng 50 phút có được không? Bạn thường cảm thấy cần nghỉ giải lao khi học trong bao lâu? Một vài người thích giờ nghỉ giải lao dài vì nhiều lý do khác nhau.
    Bài hoặc tài liệu khó đôi khi cần nhiều khoảng thời gian nghỉ giải lao hơn.
  • Có tổng kết và cập nhật sau mỗi tuần học tập.
  • Việc gì quan trọng hơn thì làm trước, việc gì kém quan trọng thì làm sau. Khi học, nên tạo thói quen giải quyết các bài tập khó trước.
  • Học ở những nơi ít làm bạn bị phân tán để có được sự tập trung cao.
  • Có thời gian tạm nghỉ. Bạn có thể đi dạo hoặc đi xe đạp trong chốc lát…
  • Xem qua các tài liệu và bài đọc trước giờ học. Nếu trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi học mà bạn không xem lại bài thì rất dễ quên.
  • Sắp xếp thời gian cho các ngày quan trọng (bài viết phải nộp, thuyết trình, thi cuối kỳ…). Hãy điều chỉnh thời gian phù hợp giữa việc học tập và các việc khác.

Những vật dụng hữu ích

  • Danh sách những việc cần làm: Ghi ra giấy những điều bạn cần làm, rồi quyết định thứ tự thời gian thực hiện, tự mình làm hay nhờ ai.
  • Một quyển lịch sắp xếp công việc theo tuần/tháng: Đánh dấu các buổi hẹn, đi học, họp trong một cuốn sổ tay chia ô thời gian hoặc bảng biểu. Nếu bạn là người thiên về sử dụng thị giác, thì nhìn sẽ khiến bạn tiếp thu nhanh hơn, bạn có thể sơ đồ hóa thời gian biểu. Buổi sáng thức giấc, điều đầu tiên bạn cần xem là hôm nay phải làm những gì. Buổi tối, trước khi đi ngủ, bạn cần xem mình đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai chưa.
  • Lịch ghi kế hoạch lâu dài: Mỗi tháng sử dụng một lịch ghi kế hoạch, nó sẽ nhắc nhở và giúp bạn sử dụng tốt quỹ thời gian của mình.

 

ĐỐI PHÓ VỚI STRESS

Trí tuệ tạo nên con người.

―Sojourner Truth

Nhận biết các dấu hiệu của stress

Các dấu hiệu của stress bao gồm những bất thường về thể chất, tinh thần và quan hệ xã hội. Cụ thể là sự kiệt sức, tự dưng thèm ăn hoặc bỏ ăn, đau đầu, khóc, mất ngủ hoặc ngủ quên. Ngoài ra, tìm đến rượu, thuốc, hoặc xuất hiện những biểu hiện khó chịu khác cũng là những dấu hiệu của stress. Stress còn đi kèm với cảm giác bất an, giận dữ hoặc sợ hãi.

Nếu bạn cảm thấy stress đang ảnh hưởng đến việc học tập của mình, điều đầu tiên bạn nên làm là tìm đến sự trợ giúp của một trung tâm tư vấn.

Đối phó với stress

Đối phó với stress là khả năng giữ cân bằng khi xảy ra những tình huống, sự kiện đòi hỏi cố gắng quá sức. Vậy làm thế nào để đối phó với stress?

HẠN CHẾ TÍNH CHẦN CHỪ

Người không trì hoãn việc đến ngày mai là người hoàn thành được rất nhiều việc.

―Baltasar Gracián

Tính chần chừ bắt nguồn từ bản chất công việc hay
thói quen?

Để hạn chế tính chần chừ, bạn cần:

  • Bắt đầu với một công việc đơn giản.
  • Trả lời những câu hỏi chính yếu.
  • Giữ lại những câu hỏi để ghi nhận sự tiến bộ.

Bạn muốn làm gì?

  • Đâu là mục tiêu cuối cùng và kết quả thu được?Điều này có thể dễ trả lời, có thể không.
  • Những bước cơ bản để đạt được mục đích?Đừng đi vào chi tiết, hãy suy nghĩ khái quát.
  • Bạn đã làm được những điều gì? Hãy nhớ rằng bạn cũng là một phần không thể thiếu của quá trình, dù chỉ là suy nghĩ thôi. Mọi việc luôn có điểm khởi đầu.

Tại sao bạn muốn làm công việc này?

  • Động cơ lớn nhất của bạn là gì? Nếu câu trả lời có phần tiêu cực, cũng đừng quá lo lắng. Điều đó có nghĩa bạn đang thành thật và đó là một sự khởi đầu tốt. Tuy nhiên, nếu câu trả lời thật sự tiêu cực, hãy suy nghĩ lại và diễn đạt nó bằng cách khác cho đến khi câu trả lời trở nên tích cực.
  • Những kết quả tích cực khác có thể đạt được, nếu bạn hoàn thành tốt công việc này, là gì? Câu trả lời cho câu hỏi này có thể khiến bạn nhận ra những lợi ích tiềm tàng khác.

Lập danh sách những điều sẽ gặp phải

  • Bạn có thể thay đổi được điều gì?
  • Ngoài bản thân, bạn cần có những điều kiện gì để hoàn thành công việc? Sự giúp đỡ không chỉ mang tính vật chất (tiền bạc, công cụ…) mà còn bao gồm thời gian, nhân sự/chuyên gia/kinh nghiệm, thái độ, quan điểm…
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không đạt được mục tiêu?Thật ra cũng không nguy hại gì nếu tự dọa mình một chút.

Lập kế hoạch

  • Những bước cơ bản và thực tế. Công việc nào cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu được chia thành các bước chi tiết. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ. Sau đó, bổ sung chi tiết và nâng dần mức độ khó khi bạn đã từng bước đạt mục tiêu.
  • Mỗi công việc như thế sẽ mất bao nhiêu thời gian? Một bản kế hoạch sẽ giúp bạn theo dõi tiến độ thực hiện và cũng để chắc chắn rằng bạn có những chặng nghỉ trong quá trình tiến tới thành công.
  • Bạn có thể dành thời gian nào trong ngày/tuần cho công việc này? Điều này giúp bạn tạo thói quen làm việc mới, môi trường làm việc tốt và tránh sự phân tâm (sẽ dễ dàng hoàn thành công việc nếu không có sự phân tâm).
  • Sau mỗi chặng bạn sẽ được thưởng gì? Đồng thời, trong từng giai đoạn bạn cũng phải chấp nhận hy sinh để đạt được thành công.
  • Thỉnh thoảng hãy dừng lại và xem mình đã làm được những gì. Hãy nói chuyện với một người bạn thân, một người lớn tuổi hoặc người hiểu biết để giúp bạn có thêm động lực.

Nhận biết

  • Những sai lầm hoặc khởi đầu không tốt như là những bài học quý giá.
  • Sai lầm nhiều khi còn quan trọng hơn thành công và nó khiến cụm từ “kinh nghiệm” có ý nghĩa hơn.
  • Chần chừ và ‎có ý định từ bỏ. Đừng phủ nhận là bạn không hề nghĩ đến những điều này trong đầu, nhưng hãy vượt qua ‎ý định đó.
  • Cảm xúc. Bạn có quyền bực bội khi mọi chuyện không đúng như dự định. Bạn có thể thừa nhận sự thật là bạn gặp khó khăn, nhưng đồng thời, hãy lên kế hoạch giải quyết khó khăn đó.
  • Niềm phấn khích khi bạn thành công.

Tóm lại, nếu chần chừ là tính cách của bạn thì hãy thay đổi tính cách đó! Hãy tập trung vào công việc và chỉ quan tâm đến công việc mà thôi.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button