Kỹ năng mềm

Học Như Một Thiên Tài

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Ulrich Boser

Download sách Học Như Một Thiên Tài ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Ngôi trường tiểu học nằm ở cuối một con ngõ cụt. Đó là một tòa nhà thấp tầng được xây bằng gạch đỏ, nằm cách thành phố New York khoảng mười dặm về phía Bắc, lạc lõng giữa những con phố sầm uất, bao bọc bởi những trang trại và những ngôi nhà kiểu cổ vững chắc. Vào một buổi sáng rét buốt ngày 6 tháng Giêng năm 1986, từng hàng xe của phụ huynh đỗ trước cửa trường, lũ trẻ ùa ra khỏi xe, cười nói vui vẻ, thi thoảng lại có những tiếng gào thét đến khản giọng.

Sau 10 giờ 30 phút, có một cậu bé với đôi mắt màu xanh lá và mái tóc vàng bù xù ngồi yên vị trong lớp học. Cậu mặc một chiếc áo len cao cổ với một chiếc quần nhung kẻ. Chỉ còn vài ngày nữa là đến sinh nhật tuổi 11 của cậu. Cặp sách cậu chứa đầy những bài vở ở trường, trong đó còn lẫn một vài bức vẽ lấy ý tưởng từ trò chơi Rồng và Ngục tối.

Cậu bé có đôi mắt xanh này gặp rất nhiều khó khăn trong việc học, và sáng hôm đó cũng không phải là ngoại lệ. Lớp học bắt đầu bằng việc giáo viên giảng về cách trừ phân số, cậu bé được gọi lên bảng để viết câu trả lời cho bài tập về nhà. Nhưng cậu đã làm sai phương trình và phải giải lại bài.

Rồi cậu bé trở nên mất tập trung, vặn vẹo trên chiếc ghế nhỏ, nhăn nhó trông như thể nhà ảo thuật gia Houdini1, khiến giáo viên phải quát lên: “Hãy tập trung đi!” Những đứa trẻ khác có thể trả lời được câu hỏi. Chúng có thể giải được các bài toán. Nhưng cậu bé mắt xanh vẫn tỏ ra lúng túng. Bởi vậy thay vì cố gắng tìm cách giải toán, cậu bé chỉ cần gian lận, và chép nguyên đáp án từ một người bạn ngồi gần đó.

1 Harry Houdini (tên khai sinh: Erik Weisz; sinh ngày: 24 tháng 3 năm 1874 – mất ngày: 31 tháng 10 năm 1926), là một người Mỹ gốc Hungary nổi tiếng với sự nghiệp ảo thuật trốn thoát, biểu diễn nhào lộn, diễn viên và nhà sản xuất phim về các màn trốn thoát giật gân của mình.

Và rồi, sau khi lớp học đã bắt đầu được hai mươi phút, giáo viên yêu cầu cậu bé làm một phép tính chia: “770 chia 77 bằng bao nhiêu?” Cậu bé không biết. Lại một phép tính chia nữa! Lại một gương mặt nhăn nhó đầy bối rối! Dần dần lớp học cũng bớt căng thẳng hơn. Giáo viên thảo luận bài tập về nhà, còn cậu bé mắt xanh đang ba hoa với một người bạn về thể thao, sách truyện, kỳ nghỉ. Giáo viên lại mắng cậu ta thêm một lần nữa trước khi hết giờ học.

Cậu bé với đôi mắt xanh đó có thể là tất cả mọi người, ở nhiều khía cạnh. Rất nhiều đứa trẻ làm qua quýt bài tập về nhà. Chúng rất dễ bị mất tập trung. Nhưng tôi nhìn thấy bản thân mình trong đứa trẻ đó. Tôi cũng đã từng ì ạch mà không theo nổi lớp. Điểm số thì tồi tệ. Tôi lúng túng trong những bài kiểm tra. Giáo viên phàn nàn về việc tôi không có khả năng theo học, có người đã từng nói với mẹ tôi rằng có lẽ tôi sẽ trở thành đầu bếp. Một buổi sáng tháng Giêng năm 1986, một nhà tâm lý học của trường bước vào lớp tôi – khi đó là lớp bốn – để quan sát tôi.

Dù đã rất cố gắng để nhớ lại, nhưng tôi chẳng có một chút ký ức gì về ngày hôm đó. Nhưng hàng thập niên qua, tôi vẫn giữ lại bản báo cáo chi tiết của nhà tâm lý học nọ – một văn bản đen trắng dãn dòng đơn viết bằng máy đánh chữ. Nó mô tả cách tôi gian lận, không làm bài tập, và hoàn toàn mất tập trung trong tiết học kéo dài một giờ. “Bực bội”, “không chú ý” và “mất tập trung” là một vài từ mà nhà tâm lý học nọ dùng để miêu tả tôi.

Trường mẫu giáo có lẽ là thử thách đầu tiên trong sự nghiệp học hành của tôi. Tôi là học sinh nhỏ nhất lớp, và cuối cùng tôi vẫn phải học lại lớp đó bởi tôi không theo kịp. Lên đến tiểu học, giáo viên đã từng gửi tôi đi kiểm tra đặc biệt, tôi phải làm hàng loạt những bài kiểm tra tâm lý, kiểu như: Tâm lý 101 – Dạng bài kiểm tra kỹ năng nhìn và vận động, bản Tóm tắt khả năng thích nghi Zeitlin, bài Kiểm tra vẽ hình có gợi ý. Thời trung học, tôi phải học lớp giáo dục đặc biệt vài giờ một tuần, lớp học dành cho những kẻ lập dị, những thành phần cá biệt của xã hội, và những người không theo nổi cuộc đua học tập.

Đã có rất nhiều giả thiết và giải thích cho những khó khăn tôi gặp phải, nhưng chúng đều mơ hồ và không rõ ràng. Có người nghĩ tôi học chậm là bởi cha mẹ tôi – những người di cư – nói tiếng Đức khi ở nhà. Có người lại cho rằng tôi có vấn đề nghe hiểu, rằng trí não tôi không vận hành đúng với khả năng nghe. Cũng có những người tin rằng tôi kém thông minh, cái khả năng kỳ diệu để có thể suy nghĩ thấu đáo sự việc và giải quyết các vấn đề.

ĐỌC THỬ

Chương 1GIÁ TRỊ

Jason Wolfson không biết chính xác mình đã xếp được bao nhiêu khối Lego1 rồi. Tầng hầm ngôi nhà nơi anh ta ở dày đặc những tác phẩm của anh – một con rồng Lego, một chiếc máy bay Lego, một con bướm Lego khổng lồ với mỗi cánh dài sáu inch. Vẫn còn rất nhiều những sản phẩm khác nằm trong thùng, trong những túi nylon nhỏ, hay trên mặt bàn trước mặt Wolfson – là một mẫu mặt trăng thu nhỏ đang xếp dở, một tháp nghiêng Pisa, hay một chàng cao bồi – tất cả đều làm từ Lego.

1 Lego là một dòng sản phẩm đồ chơi xếp hình phổ biến được tập đoàn Lego chế tạo. Nó bao gồm những thanh nhựa hình viên gạch nhiều màu cài được vào nhau, hình nhân mini và nhiều bộ phận khác. Những viên gạch Lego có thể được lắp ráp và kết nối theo nhiều cách để tạo ra nhiều đồ vật như là xe cộ, tòa nhà và cả những robot làm việc.

Một vài công trình của Wolfson đã hoàn thành, những tác phẩm lớn đầy tính nghệ thuật xếp từ các miếng nhựa, vừa mang hơi hướng của họa sỹ Warhol, vừa giống đồ chơi, nhưng lại rất bay bổng chân thực. Những hình khối khác đang được thiết kế dở, những tác phẩm đang được hoàn thiện như có trái tim nhân tạo được tạc bằng Lego. Dọc những bức tường, trên sàn, cao lên đến tận trần nhà, toàn là những nguyên vật liệu của Wolfson – hàng trăm ngàn miếng gạch nhựa.

“À, những thiên thạch này tuyệt phết đấy”, Wolfson vừa nói vừa lôi ra một mẩu thiên thạch nhỏ màu xám từ trong hộp nhựa, đặt nó trong lòng bàn tay và chìa ra cho tôi xem, cứ như thể đang giữ một viên kim cương quý giá vậy.

Wolfson chính hiệu là một người hâm mộ Lego khác thường. Anh ta lớn lên ở ngoại ô Philadelphia, từng là dân chạy điền kinh khi học trung học, cũng như từng lãnh đạo hội sinh viên ở trường đại học. Wolfson thích xem phim, đi nghỉ ở Florida và tập môn thể thao CrossFit2 vào mỗi cuối tuần. Hiện nay, anh ta là kỹ sư và sống cùng vợ mình. Anh vẫn thường treo quốc kỳ Mỹ rất lớn ngoài hiên nhà vào ngày Độc Lập hàng năm. Cũng giống như những người khác ở độ tuổi tứ tuần, tóc anh đang thưa dần. Anh vẫn thường xem các bộ phim ở thuở những năm 1980, và tôi không chắc mình đã bắt gặp anh ta mặc một thứ gì khác ngoài quần bò xanh hay chưa.

2 CrossFit là sự kết hợp giữa rèn luyện sức khỏe, plyometric (một bài tập giảm mỡ) hiệu quả, tập luyện tốc độ, nâng tạ theo kiểu Olympic, nâng tạ nhỏ kettlebell, các bài tập giảm cân, thể dục dụng cụ, và các bài tập sức bền.

Nhưng ở rất nhiều khía cạnh, sự thích thú của Wolfson dành cho Lego vẫn là rất hợp lý. Khi đưa tôi đi tham quan tầng hầm, anh ta liên tục kể những câu chuyện nhỏ, như là một cách để giải thích sự quan trọng của mỗi khối hình. Khi Wolfson chỉ vào bản sao kích thước thật của chú rối Gonzo, anh giải thích rằng vợ mình rất yêu thích chú rối được tạo ra bởi Jim Henson này. Khi chỉ cho tôi xem bốt cảnh sát màu xanh dương được xếp từ những viên gạch nhỏ, anh ta nói về sự hâm mộ của mình dành cho show truyền hình Dr. Who3. Hay như chú rồng Jabberwocky mà Wolfson đã từng tạo hình từ hàng trăm viên Lego, đó là do anh ta vẫn luôn yêu thích bộ phim Alice ở xứ sở diệu kỳ.

3 Dr.Who là một series phim truyền hình khoa học viễn tưởng do đài BBC của Anh Quốc sản xuất, bắt đầu chiếu từ năm 1963. Bộ phim có nội dung chính kể về những cuộc phiêu lưu của Time Lord (Chúa tể thời gian) tự xưng mình là The Doctor.

Những mẩu chuyện của Wolfson kể cho khách đến tham quan hầm nhà nghe rất dễ thương và hấp dẫn, đó là một phần quan trọng thể hiện sự đam mê của anh. Chính chúng đã làm cho những công trình Lego của Wolfson có giá trị, có hồn cốt, và có ý nghĩa.

Thực ra, không phải bất kỳ miếng Lego nhựa nào cũng gây hứng thú với Wolfson. Anh ta chẳng mấy quan tâm tới những miếng Lego cũ rích bị chó gặm, mà chỉ thực sự bị mê hoặc bởi những đống gạch vô tri mà mình đã biến hóa thành một cảnh trong cuốn tiểu thuyết yêu thích, hay một bốt điện thoại đặc trưng trong show truyền hình anh thường xem.

Ở một khía cạnh nào đó, chúng ta đều có một phần giống với Wolfson. Có thể bạn không mê bộ phim Alice ở xứ sở diệu kỳ, những con rối Muppet4, hay Lego, nhưng trong tâm trí, bạn đều gán ý nghĩa cho mọi sự trong thế giới này. Chúng ta thường tham gia vào những hoạt động mà ta tin là có giá trị.

4 Muppet là các chú rối hoạt hình được Jim Henson sáng tạo ra trong chương trình The Muppet Show.

Khi bàn về việc học, quan niệm này là đặc biệt quan trọng. Động lực là bước đầu tiên cần có nếu muốn đạt được bất kỳ kỹ năng nào. Rất khó để học được điều gì nếu không thấy việc đó có ý nghĩa gì, vậy nên đoạn đầu của chương này sẽ dành để xét xem giá trị mang lại động lực như thế nào.

Nhưng ý nghĩa còn quan trọng vì đó là bước đầu tiên của sự hiểu biết. Khi chúng ta bắt đầu liên kết được một chút kiến thức về một lĩnh vực nào đó, nghĩa là chúng ta đang khiến chúng trở nên có ý nghĩa. Chúng ta sẽ nói về điều này trong phần sau của chương này, để bàn về sự cần thiết phải tìm ra tầm quan trọng của những thứ mà ta muốn học.

Giá trị của ý nghĩa bắt nguồn từ não bộ, với sự phức tạp phong phú của nó, tâm trí chúng ta hoạt động như một người kể chuyện. Cũng giống như một đạo diễn phim ảnh, chúng ta luôn luôn tự tạo ra những câu thoại, một cách hiểu, một lớp ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu bạn lần đầu tiên bước vào một căn phòng lạ, bạn ngay lập tức sẽ xây dựng nên một câu chuyện đầy giá trị để giải thích cho mục đích của căn phòng. Nếu đó là một khoảng không rộng lớn với một chiếc bàn dài bóng loáng, bạn có thể sẽ nghĩ đây là một phòng họp. Nếu có một vài chiếc tạ đòn dưới sàn nhà thì là phòng tập thể hình.

Điều tương tự cũng xảy ra với ảo ảnh thị giác hai chiều. Cùng một bức vẽ, đôi khi chúng ta sẽ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, nhưng đôi khi lại thấy một người đàn bà già nua – dù sao chúng ta sẽ luôn luôn nhìn thấy những thứ có nghĩa trong một bức hình. Không bao giờ có chuyện chỉ thấy những hình thù nguệch ngoạc ngẫu nhiên vô nghĩa.

Đây không đơn thuần chỉ là một thói quen nhận thức bởi vì ý nghĩa là thứ phải tự tạo ra. Mọi người tự gán giá trị cho mọi sự trên thế giới này, và ý nghĩa đóng vai trò như một góc nhìn, một tâm trạng, một thái độ có thể khiến một sự việc trở nên cực kỳ quan trọng hay chẳng có gì đáng kể. Nói cách khác, giá trị chính là khởi nguồn cho động lực của chúng ta khi học. Chúng ta muốn đạt được sự thành thạo chuyên môn chính là nhờ sức mạnh của ý nghĩa.

Lego là một ví dụ điển hình. Những viên gạch nhỏ này đã trở nên phổ biến bởi chúng mang lại cho họ cơ hội xây dựng nên những thứ thân thuộc, và ngày nay rất nhiều những triển lãm Lego thu hút hàng chục ngàn người tham quan, rồi những tạp chí trực tuyến hào nhoáng như Brick Journal ghi chép chi tiết những cách lắp ghép mới nhất. Có cả những lớp dạy chơi Lego, những cuốn sách chuyên về kỹ thuật xếp Lego, và hẳn một giáo sư về Lego tại trường Đại học Cambridge.

Cũng vì lý do này mà Wolfson đã bỏ ra hàng thập kỷ để hoàn thiện kỹ năng chơi Lego của mình. Bởi vì anh ta tìm thấy ý nghĩa trong những công trình bằng gạch này, anh đã học cách để xây những hình khối Lego có đường cong – điều này là rất khó bởi những viên gạch có hình vuông. Để tạo nên nét mềm mại, Wolfson cũng đã phát triển kỹ năng xây dựng những công trình Lego có dựng cột chống bên trong. Trong một dự án, Woflson thậm chí còn tạo hẳn một mã lập trình để tòa nhà Lego sẽ phát nhạc khi có ai đó đi qua.

Trước khi rời nhà Wolfson, anh ta còn chỉ cho tôi thêm một công trình Lego nữa, một bối cảnh mặt trăng với màu xanh tối. Wolfson bắt đầu dựng công trình này từ khi mới năm tuổi, đang ngồi trong phòng ăn ở nhà bà nội, vắt vẻo trên chiếc bàn gỗ dài 8 chỗ ngồi, chân để trên một chiếc ghế thấp. Khi nói chuyện, Wolfson nâng niu công trình nhỏ trên tay và chỉ cho tôi xem từng chi tiết. Tác phẩm này là món quà dành tặng cho chính tuổi thơ của Wolfson. Đó là một thứ có giá trị lớn lao.

Trong việc học, ý nghĩa không tự tìm đến chúng ta. Đó là một thứ chúng ta phải tự khám phá.

Ví dụ như môn thống kê, việc phân tích dữ liệu là một công cụ hữu ích. Thật ra, không thể phủ nhận chúng ta sẽ không thể tiến xa trong bất kỳ lĩnh vực gì – từ ngân hàng, y tế, đến quản lý thể thao – nếu không có những hiểu biết cơ bản về thống kê. Nhưng nhìn chung, mọi người không có mong muốn thực sự để thành thạo môn thống kê. Có thể do tính chất phức tạp của phép hồi quy tuyến tính, hay cách dạy học khô khan thường thấy ở môn này, nhưng hầu hết mọi người đều không có nhã hứng dành thời gian để ôn lại những mã thống kê hay vẽ biểu đồ.

Một giáo sư tâm lý ở trường Đại học Virginia, Chris Hulleman hiểu rất rõ điều này. Là một nhà nghiên cứu, ông phải sử dụng những phần mềm thống kê như R hay STATA được cài đặt trong máy vi tính – đơn giản là không thể là một bài nghiên cứu nếu không phân tích dữ liệu một cách thuyết phục.

Nhưng đồng thời, hầu hết sinh viên tâm lý học của Hulleman đều khó chịu khi nhắc về khái niệm tương quan trong môn thống kê. Đối với những sinh viên của ông, việc học môn thống kê thật quá đỗi mệt mỏi, và coi đây là một môn học khó nhằn, chán ngắt nhưng lại chẳng có chút liên quan hay có giá trị gì với cuộc sống của họ.

Hồi học đại học, Hulleman là một tiền đạo đáng gờm nhận giải bóng bầu dục đại học All-American5, và đến giờ này ông vẫn giữ được thái độ năng nổ, đầy khát vọng của một người đã từng dành rất nhiều thời gian chơi những môn thể thao đối kháng. Một vài năm trước, ông đã quyết định sẽ thử giải quyết vấn đề này, để xem liệu ông có thể giúp sinh viên của mình hứng thú hơn với môn thống kê không, và Hulleman đã cho một vài sinh viên tâm lý học của mình viết về những lý do khiến môn thống kê có lợi cho cuộc sống của họ.

5 Giải thưởng trao thường niên cho các vận động viên bóng bầu dục đại học chơi hay nhất tại Hoa Kỳ.

Hulleman và đồng nghiệp mong muốn có thể giúp sinh viên tìm được giá trị trong những công cụ dữ liệu, họ đã hỏi sinh viên những câu như: Bạn có thấy mình phải dùng đến thống kê bao giờ trong đời không? Bạn có thể tưởng tượng ra việc sử dụng thống kê trong tương lai khi bạn làm nghề y tá, nhân viên bán hàng, hay quản lý? Các sinh viên sau đó dành thời gian viết những bài luận ngắn, dài khoảng một đến hai trang vở.

Kết quả rất rõ ràng. Bằng cách nhận ra mối liên hệ giữa cuộc sống và môn thống kê, những sinh viên trở nên có động lực hơn trong việc học của mình; một vài trường hợp đã nhảy được một cấp điểm, từ điểm C lên điểm B. Nói cách khác, hành động giải thích tại sao môn thống kê lại quan trọng với mình – với nghề nghiệp trong tương lai, trong sở thích, hay trong chính gia đình tương lai của họ – đã cải thiện đáng kể trình độ học tập của họ.

Kể từ đó, Hulleman đã đưa ra nhiều sáng kiến tương tự trong nhiều bối cảnh. Ông cho học sinh cấp ba viết về giá trị của khoa học với cuộc sống, mô tả rõ vì sao khoa học lại quan trọng đối với họ. Cùng với nhà nghiên cứu Judith Harachkiewicz, Hulleman đã phát tờ rơi tới phụ huynh để khuyên họ hãy nói chuyện với con mình về lợi ích của khoa học trong việc định hình nghề nghiệp, đồng thời đưa ra những phương án để các bậc cha mẹ làm cho bài tập về nhà môn khoa học trở nên có ý nghĩa hơn.

Điều không thể tránh khỏi là một vài người sẽ viết những câu bình luận châm biếm. “Thầy đừng làm phí thời gian của em nữa”, một học sinh trung học thách thức. Nhưng hầu hết mọi người đều tham gia. Học sinh viết về những lúc họ sẽ cần sử dụng toán học khi làm việc trong một công ty. Vài người khác nói về lợi ích của những kỹ năng đó trong cuộc sống của mình. Rất nhiều người viết về sự hài lòng khi được sở hữu một kỹ năng.

Một buổi chiều nọ, tôi có dịp trò chuyện với Hulleman, và ông cho rằng có rất nhiều cách để tạo ra giá trị. Những phần thưởng, sự mới lạ, hay hoàn cảnh – chúng sẽ trở nên khác biệt nếu chúng ta gán cho nó một ý nghĩa nào đó liên quan tới mình. Về vấn đề này, bản thân niềm động lực nội tại – hay sự hứng thú vốn có – cũng là một loại giá trị. Chúng ta làm điều gì đó vì chúng ta muốn làm. Nhưng Hulleman cho rằng, dẫu sao mọi người vẫn phải tự nhận ra lợi ích của một môn học để có được động lực học môn đó.

Nhà tâm lý học Kenn Barron – người làm việc với Hulleman – giải thích điều này theo một cách khác. Cách đây không lâu, Barron viết nên một công thức. “Tôi cố gắng rút gọn 40 năm nghiên cứu của mình vào trong một tờ giấy ăn”, ông kể với tôi. Công thức đó là, động lực bằng tổng của một vài tổn thất phải chịu (hay mức độ nỗ lực cần có để hoàn thành công việc), cộng với một chút kỳ vọng (hay khái niệm sự tự tin vào năng lực bản thân, chúng ta sẽ bàn đến vào chương sau), cộng với một cảm giác về giá trị, hoặc ý nghĩa. Biến số cuối cùng thường là quan trọng nhất, theo Barron, đó chính là trả lời cho câu hỏi: “Tôi có muốn làm việc này không?”

Phải thừa nhận là quan điểm này có gì đó khá quen thuộc. Dẫu sao thì, giáo viên của chúng ta đều đã từng nói: “Việc này quan trọng đấy”. Đó cũng là câu cửa miệng của cha mẹ tôi khi nói về bài học ở trường: “Rồi con sẽ cần những kiến thức này mai sau”. Tôi cũng được nghe những phiên bản khác từ phòng nhân sự của công ty tôi: “Tài khoản hưu trí là cực kỳ quan trọng với tương lai của anh”.

Nhưng mấu chốt của loại nghiên cứu này lại khác. Nói ngắn gọn, nếu chỉ nói với mọi người rằng điều gì đó quan trọng là không đủ. Chính xác hơn, Hulleman đã tìm ra rằng việc chỉ nói với mọi người rằng thông tin này là quan trọng có thể phản tác dụng. Khi cảm xúc và suy nghĩ bị người khác áp đặt, chúng ta có thể cảm thấy bị đe dọa hoặc bị quản lý quá mức.

Thay vào đó, mọi người cần phải tự tìm thấy ý nghĩa trong các công việc. Nói cách khác, giá trị là do bản thân người đó gán cho thứ người ta muốn học, cho kiến thức hoặc kỹ năng. “Việc cần làm là tạo ra mối liên hệ giữa thứ người ta đang học và những gì đang diễn ra trong cuộc đời họ”, Hulleman cho biết. Giá trị chính là cơ chế. Đối với mọi người, câu hỏi đặt ra là, “Tôi có nhận thấy việc học cái này đem lại giá trị gì cho bản thân không?”

Những nhà hùng biện vĩ đại thường sử dụng cách tiếp cận này, và một người trình bày giỏi sẽ đảm bảo rằng kiến thức anh ta nói nghe có vẻ liên quan đến khán giả của mình. Cựu tổng thống Bill Clinton nổi tiếng vì sự lôi cuốn này. Nếu chủ đề của cuộc trò chuyện về Maldives, một diễn giả có kinh nghiệm như Clinton có thể sẽ hỏi khán giả xem họ đã đến thăm đất nước này bao giờ chưa. Nếu chủ đề là về một trận chiến nào đó, ông sẽ hỏi xem có ai có họ hàng từng phục vụ trong quân đội không. Hay nếu phải bàn về một công cụ công nghệ thông tin chán ngắt? Hãy làm mọi người nghĩ về chiếc máy tính cá nhân của mình trong một lúc.

Điều này cũng giải thích vì sao chúng ta sẽ có động lực hơn nhiều khi học một điều gì đó nếu chúng ta có – hay sẽ có – kinh nghiệm với nó. Trong việc học, chúng ta muốn hiểu được thế giới của mình. Chúng ta muốn lấp đầy những lỗ hổng kiến thức, để nhận ra được giá trị. Khi đó, ý nghĩa ta đã gán cho việc học sẽ tự duy trì. Càng hiểu thêm về thống kê, chúng ta càng muốn biết về những thứ giống môn học này.

Nếu tôi biết điều gì đó – ví dụ như Sao Kim là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt Trời – tôi sẽ muốn biết nhiều hơn: Vậy chính xác thì tại sao Sao Kim lại nóng như vậy? Hoặc nếu tôi biết điều gì đó về phân tích dữ liệu, tôi sẽ muốn tìm hiểu về Nghịch lý Simpson, trong đó các xu hướng đảo chiều khi gộp lại.

Điều này rõ ràng hơn với Lego, vào cái ngày tôi bước vào hội chợ Lego có tên BrickFair. Những nhà quảng cáo gọi BrickFair là “Hội chợ và triển lãm Lego lớn nhất tại Mỹ”. Wolfson đã khuyên tôi nên đi dự, và khi lượn quanh hội chợ đó, tôi thấy rõ rằng mọi người đã dựng nên những thứ mang một giá trị sâu sắc đối với họ.

Một cậu bé giải thích cho tôi rằng cậu ta đã từng được bắn súng trường M4A1, nên cậu đã lắp bản sao một khẩu súng trường nhỏ để trưng bày tại hội chợ. Một người đàn ông khác, tên là Bret Harris, đã từng phục vụ ở hải quân, nên anh ấy lắp ghép những thứ mang hơi hướng quân đội. Còn tác phẩm tòa tháp Vatican to cỡ cái bàn picnic, với hai thiên thần có cánh treo cạnh đồng hồ Oltramontano nữa, tác giả của nó chính là một linh mục Công giáo đến từ Scranton, Pennsylvania.

Khi đi dạo quanh hội chợ BrickFair, tôi gặp Brian Melick, một người đàn ông thấp bé có đôi mắt sáng và giọng nói hào sảng. Melick có một sự nhiệt tình hăng hái đến khó hiểu. Khi đang trò chuyện với Melick, một người đàn ông khác đi tới và hỏi đùa con gái của Melick: “Bố cháu lúc nào cũng ngại ngùng và tiêu cực thế này à?”

Melick là một tay chơi trống và từ trước đến nay rất thích thú với việc sử dụng “những vật dụng tìm kiếm” để giúp học sinh của mình học về nhạc cụ gõ. Vì thế trong những lớp học của anh ta ở trường học địa phương, bảo tàng, và thư viện, Melick sẽ nói về một vài nguyên tắc của đánh trống đầu tiên, những động tác lắc hay cọ. Sau đó Melick sẽ cho mọi người sử dụng bất cứ thứ gì họ tìm thấy – đĩa, ống nước, thậm chí cả que gậy – để tạo nên những âm thanh lắc và cọ. Bài học đã giúp “kết nối mọi người với môi trường xung quanh”, Melick cho biết.

Cách tiếp cận của Melick làm tôi suy nghĩ mãi, và cuối cùng tôi dành cả ngày hôm đó ở hội chợ Lego để tìm hiểu xem mọi người đã kết nối với những viên gạch nhựa và tạo ra giá trị từ Lego như thế nào. Buổi chiều hôm đó, có một bài giảng về cách tùy chỉnh những mẫu hình Lego bé nhỏ. Tôi theo dõi cuộc đua thuyền bằng Lego, khi những thủy thủ tự đua những con thuyền bằng Lego trong bể bơi khách sạn. Thậm chí còn có cả một phòng che rèm với tên gọi Ngồi và Chơi, để mọi người có thể sáng tạo ra những thứ họ thấy có ý nghĩa.

CÂU ĐỐ 2

Đúng hay sai: Những người sử dụng não phải của mình nhiều hơn thì có nhiều động lực hơn trong việc học?

Sức mạnh của động lực cá nhân không chỉ dừng lại ở những viên Lego, có lẽ điều thú vị nhất về sức mạnh của ý nghĩa đó là mọi người rất dễ đánh giá thấp khả năng của nó. Vì nhiều lý do, chúng ta quên rằng điều tối thiểu mà mọi người muốn đó là ý nghĩa – và họ muốn tự mình khám phá ra ý nghĩa đó. Chúng ta hiểu rằng ý nghĩa có sự quan trọng nhất định. Chúng ta chỉ quên rằng ý nghĩa cũng giống như một dòng sông, mạnh mẽ, ngoằn ngoèo, và chỉ chảy theo một hướng.

Trò chơi điện tử Minecraft là một ví dụ tuyệt vời cho điều này. Khi lập trình viên Markus Persson lần đầu tiên cho ra mắt trò chơi trực tuyến này vài năm trước, ít người nghĩ rằng phần mềm đó có thể thành công được. Ngẫm đi ngẫm lại, trò chơi chẳng có những màn rượt đuổi xe hơi thót tim hay đồ họa đột phá, thậm chí còn chẳng có hệ thống tính điểm để biết được ai là người chiến thắng.

Thay vào đó, trò chơi trực tuyến cho mọi người những khối xây dựng cơ bản và cho phép họ tạo nên bất cứ thứ gì họ muốn trong thế giới ảo. Sử dụng các hình khối vuông, mọi người có thể dựng nên những lâu đài rộng lớn. Nếu bạn thích tháp Eiffel và muốn dựng nên một mẫu mô phỏng chỉ bằng những hình khối thì đây đúng là trò chơi của bạn. Nhưng, theo lời người viết tiểu sử của Persson, chẳng nhà đầu tư nào muốn mạo hiểm với hình thức trò chơi này bởi vì nó hoàn toàn trái ngược với những gì họ cho là khách hàng mong muốn ở một trò chơi điện tử.

Nhưng trái với lẽ thường và trái với cả một thị trường rộng lớn chỉ toàn những trò bắn nhau, Minecraft đã trở thành một trong những trò chơi nổi tiếng nhất từng được sản xuất. Có tới hơn 100 triệu người dùng trên toàn thế giới, và Minecraft đã bán được nhiều bản hơn trò Tetris6, Super Mario Brothers7, thậm chí cả Call of Duty8. Vì sao? Bởi vì phần mềm này giúp người chơi dễ dàng tạo nên những thứ có liên quan và có ý nghĩa với bản thân. Theo lời của Persson nói với phóng viên trong một cuộc phỏng vấn mới đây, “nếu bạn muốn tự bản thân mình tạo ra thứ gì đó, bạn có thể làm điều đó với Minecraft”.

6 Tetris (tiếng Nga: Тетрис) là một trò chơi điện tử đầu tiên được thiết kế và phát triển bởi Alexey Pajitnov. Tetris từng được gọi là “Trò chơi vĩ đại nhất trong mọi thời đại”. Nó đã bán được hơn 70 triệu bản.

7 Trong hơn hai thập niên, Super Mario Bros. là trò chơi điện tử bán chạy nhất mọi thời đại (trước khi bị truất ngôi bởi Wii Sports cũng của Ninten- do năm 2009), và đã bán được hơn 40 triệu bản trên khắp thế giới.

8 Call of Duty là một loạt game thuộc thể loại bắn súng từ góc nhìn thứ nhất (FPS) và góc nhìn thứ ba (TPS). Vào ngày 27 tháng 11 năm 2009, tổng số lượng bản thuộc loạt game Call of Duty trên toàn thế giới là 55 triệu, thu về 3 tỷ đô-la trên các hệ thống bán lẻ.

Cách đây không lâu, một giáo sư ngành quản trị ở Đại học Yale tên là Amy Wrzesniewski đã phỏng vấn những lao công ở một bệnh viện nọ. Thoạt đầu, Wrzesniewski thấy rằng – giống như những gì bạn sẽ nghĩ – đội ngũ dọn dẹp ở bệnh viện dường như chỉ quan tâm đến tiền bạc. Họ chỉ đến bệnh viện, cọ rửa toa lét để chắc chắn rằng mình có đủ tiền thuê nhà. Nói cách khác, chính tiền bạc là động lực của những nhân viên này khi họ quét dọn và lau chùi hàng ngày.

Tuy nhiên, dần dần, Wrzesniewski phát hiện ra rằng rất nhiều lao công coi mình cũng là một phần chủ chốt của bệnh viện. Một vài người người lau dọn sẽ hỏi thăm bệnh nhân để xem hôm đó họ có được thăm nuôi đầy đủ không. Có người còn di chuyển những tác phẩm hội họa trong bệnh viện để làm bệnh nhân vui vẻ hơn. Một nhân viên lau dọn nói với Wrzesniewski rằng: “Tôi là một đại sứ của bệnh viện”. Một người khác thì tự nhận mình là một “người chữa bệnh”.

Những người lao công đầy hứng khởi này tích cực trong công việc hơn đồng nghiệp của họ. Một điều quan trọng không kém là họ cảm thấy vui vẻ hơn trong cuộc sống nói chung. “Không phải là họ làm cùng một công việc nhưng lại thấy thích thú hơn với nó”, Wrzesniewski từng nói với nhà văn David Zax, “mà là họ đang làm một công việc khác”. Nói một cách đơn giản, những người lao công thấy công việc hàng ngày của họ có ý nghĩa và giá trị hơn, chính điều đó đã khiến họ cảm thấy mãn nguyện hơn.

Sau trải nghiệm đó ở bệnh viện, Wrzesniewski bắt đầu tìm hiểu về bài nghiên cứu, và nhận thấy rằng ý nghĩa chính là một trong những tác nhân lớn nhất mang lại sự mãn nguyện. Không chỉ là hạnh phúc, không chỉ là lợi nhuận, những người muốn cuộc sống có ý nghĩa, và thấy nhiều ý nghĩa hơn sẽ bớt căng thẳng hơn, khỏe mạnh hơn, và hài lòng hơn với cuộc sống của mình.

Để giúp mọi người tận dụng được thói quen tâm lý này của trí óc, Wrzesniewski và đồng nghiệp đưa ra một công cụ nghề nghiệp. Họ gọi cách tiếp cận này là “tạo nghề”, và nó mang một thông điệp cơ bản: Hãy thay đổi để công việc phù hợp với sở thích của bạn. Nếu bạn là một người hướng ngoại đang làm việc ở thư viện, hãy thử trở thành một hướng dẫn viên du lịch bán thời gian ở thư viện. Hay nếu bạn làm cho một công ty phi lợi nhuận nhưng lại yêu thích số liệu, hãy thử giúp đỡ những nhân viên tiếp thị trong việc phân tích xu hướng để tăng lượng tài trợ.

Trước khi Justin Berg trở thành một giáo sư kinh doanh ở Stanford, ông đã từng nghiên cứu với Wrzesniewski, và trong công việc của mình, ông phỏng vấn những người đào tạo đã trải qua quá trình tạo nghề. Một giáo viên có mong ước thầm kín là trở thành ngôi sao nhạc rock, nên ông đã cho vào trong bài giảng những tiết mục như của Rolling Stones9, đôi khi thậm chí còn đi trên mặt bàn như Mick Jagger. Một giáo viên khác thì yêu thích máy tính, nên bà đã đảm nhiệm một vai trò kỹ thuật tại trường học. “Mọi sự bắt đầu bằng cách bạn nhìn nhận công việc của mình”, Berg nói với tôi. “Bạn có tìm được cách để làm nó trở nên có ý nghĩa hơn không?”

The Rolling Stones là một ban nhạc Anh, đã phát hành 55 album tác phẩm gốc và biên tập và đã có 37 top 10 đĩa đơn. Họ đã bán ra hơn 200 triệu album trên khắp thế giới. Năm 2004 họ đã xếp số 4 trong 100 nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại của tạp chí Rolling Stone.

Điều này cũng tương tự với việc tìm động lực để học. Hãy coi nó là “tạo giá trị học” và vấn đề là phải khiến thứ ta đang muốn học trở nên thích đáng. Đó là một cách để tìm thấy ý nghĩa – từ đó tạo ra động lực – trong những kỹ năng mà chúng ta muốn đạt được.

Phần lớn cách tiếp cận này cần một sự thay đổi về góc nhìn. Bạn muốn học thêm những kỹ năng về công nghệ như thiết kế trang Web nhưng lại không rành công nghệ lắm? Vậy hãy thử xem kỹ năng đó có thế áp dụng gì cho lĩnh vực yêu thích của bạn như thời trang cao cấp hay môn cầu lông. Bạn muốn học về một khái niệm tài chính như phá sản nhưng lại không thích chủ đề tiền bạc cho lắm? Vậy hãy thử lái chủ đề theo những gì bạn thấy hứng thú hơn, và nghĩ xem liệu kiến thức về sự phá sản có thể giúp đỡ được gì cho ông chú của mình, người đang ngấp nghé bờ vực vỡ nợ.

Quan niệm này dựa trên một sự thật sâu hơn và thực ra là khá rõ ràng: Mọi người đều khác nhau. Họ có những sở thích, động lực, và tính cách khác nhau, không chỉ vậy, họ còn khác nhau cả về những thú vui, xuất thân, và cả những nỗi lo toan. Nhưng không phải lúc nào cũng ta cũng được chọn thứ mình muốn học. Đôi khi chúng ta phải thành thạo thống kê. Đôi khi chúng ta phải học lái xe – hay sử dụng thành thục phần mềm của công ty.

Một giải pháp cho điều này chính là tạo giá trị học, hay tìm kiếm ý nghĩa trong lĩnh vực mà bạn được chỉ định phải làm tốt. Nói một cách thực tế, điều đó có nghĩa là bạn phải tự hỏi: Những kiến thức này quan trọng như thế nào đối với mình? Mình có thể làm gì để khiến nó hợp với mình hơn? Mình sẽ áp dụng sự thành thạo chuyên môn này như thế nào trong cuộc sống?

Điều này cũng giải thích lý do vì sao học viên lại cần một chút tự do. Chúng ta thường cần không gian để nhận ra giá trị, và rất nhiều nghiên cứu đã ủng hộ quan điểm phải cho học sinh được quyết định cách họ học một bộ môn nào đó. Ví dụ, trong một nghiên cứu mới đây, một vài học sinh cấp ba được phần nào quyết định việc làm bài tập về nhà của họ. Những người khác thì không có sự lựa chọn nào. Kết quả rất rõ ràng: Những học sinh có nhiều sự tự do chọn lựa hơn có nhiều động lực học tập hơn – và có kết quả học tập cũng tốt hơn nhiều.

Một số trường học và trung tâm giáo dục đã sử dụng phương pháp tạo giá trị học này, dù họ không dùng đúng cụm từ “tạo giá trị học”. Tại trường Giám mục St. Andrew ở ngoại ô Washington DC, học sinh thường được lựa chọn cách để chứng minh quá trình học tập của mình, từ cách làm bài thi như bình thường hay dựng một đoạn video.

Những thiếu niên ở trường này thường sẽ chọn cách làm một dự án độc lập nào đó để thể hiện kỹ năng cũng như kiến thức của mình, mặc dù điều này có thể mất thời gian hơn ba đến bốn lần so với việc làm bài kiểm tra thông thường, theo Glenn Whitman, giám đốc Trung tâm Đổi mới Dạy và Học của trường. “Họ thấy việc đó mang lại nhiều ý nghĩa, sự phù hợp, và thể hiện cái tôi nhiều hơn”, Whitman nói với tôi.

Thậm chí cả một việc nghe có vẻ giải trí như xếp Lego đôi khi cũng cần một chút sửa đổi trong cách học. Tôi từng đi thăm trại của Hiệp Hội những Nhà Xếp Gạch Trẻ tuổi của Cam Meyer, nơi áp dụng một nguyên tắc tổng thể: không có hướng dẫn. Đối với Meyer, điều đó có nghĩa là không có sự xuất hiện của sách dạy chơi Lego hay những bộ phụ kiện. Học viên phải tự quyết định xem mình muốn dựng hình gì – và cách dựng hình đó.

Cần nói rõ rằng đây không phải cách công ty Lego bán sản phẩm của họ. Gần như mọi bộ Lego đều đi kèm một danh sách nêu chi tiết các bước làm. Nhưng Meyer đã chọn một cách tiếp cận khác, và trong buổi sáng hôm đó khi tôi đi ngang qua phòng học của ông, ông bắt đầu bằng việc nói với các học viên rằng sẽ không có chỉ dẫn nào hết. Họ sẽ phải dựa vào chính sự sáng tạo của mình.

Phải mất một lúc, mọi người mới tiếp thu được ý tưởng này, và một vài học viên – hầu hết là những đứa trẻ 10 tuổi – bực bội thở dài thành tiếng. Trong những năm trước, một vài đứa trẻ còn bật khóc. Nhưng họ nhanh chóng yên lặng trở lại, và đâu đó có tiếng huýt sáo văng vẳng trong lớp, khi những đứa trẻ đắm chìm trong công trình Lego. Một cô bé đang tạo hình một loài bò sát trông rất dữ tợn. Một cô bé khác xếp một con vật trong trò chơi điện tử. Rõ ràng là chúng thích thú hơn nhiều so với việc chỉ đơn giản làm theo các chỉ dẫn.

“Cháu có thích hơn nếu được làm theo hướng dẫn không?” – Tôi hỏi một cậu bé đang mặc chiếc áo phông xanh.

Cậu ta lắc đầu. “Thế này vui hơn chú ạ”.

“Cháu đang nghĩ là sẽ vứt hết hướng dẫn đi để mẹ cháu cũng không hiểu đây là cái gì”, cô bé ngồi cạnh đó nói thêm.

Việc này dự báo một điều quan trọng. Dù đó là Lego hay trường luật, sự chỉ dẫn đều quan trọng. Chúng ta học hiệu quả nhất khi kiến thức được chia nhỏ ra. Nhưng để giữ sự hứng thú, để luôn có động lực, chúng ta cũng cần có sự lựa chọn. Chúng ta cần phải được quyết định cách thay đổi việc học của mình. Khi tôi trò chuyện với đồng nghiệp của Wrzesniewski, Justin Berb, ông bảo tôi: “Rất nhiều người trong số chúng ta có thể hưởng lợi nếu nghe theo tiếng gọi của trái tim”. Berg đang nói về nghề nghiệp, nhưng việc học cũng không khác gì. Nếu muốn đạt được sự thành thạo chuyên môn, chúng ta cần phải tận dụng tốt hơn những sở thích của bản thân.

Một câu hỏi quan trọng mà chúng ta chưa nói đến, nó sẽ trả lời được vì sao chúng ta lại cần phải tạo ra ý nghĩa. Câu trả lời hướng đến một điều quan trọng về giống nòi của chúng ta, và ở rất nhiều khía cạnh, niềm mong muốn tìm ra ý nghĩa chính là sự thôi thúc muốn được khám phá. Chúng ta thường có động lực để học khi muốn học. Con người tìm kiếm giá trị bởi đó là mục đích tiến hóa của họ.

Nghe thì có vẻ luẩn quẩn nhưng thực tế thì không. Mỗi lần mở một trình duyệt Internet, tôi lại thấy có sự thôi thúc muốn khám phá. Mới chiều nay thôi, tôi nhấn vào bài 21 bức ảnh sẽ khiến bạn có niềm tin trở lại vào con người của trang Buzzfeed. Tôi biết, mình không nên làm thế, nhưng rồi lại lướt nhanh qua các bức ảnh. Hai người đàn ông đang cứu một chú cừu khỏi chết đuối. Một chú mèo được đeo mặt nạ ôxy. Một cô bé vô gia cư vừa được tặng một đôi giày mới.

Rồi tôi liếc thấy một dòng tít khác – 16 ngọn núi dành cho những nhà leo núi nghiệp dư – và lại tiếp tục cuốn sâu vào những bài khác trên Internet. Tôi quên mất bản chất của những đường link mà đã xem là không thể ngưng được, có thể là một kênh YouTube, một trang Wikipedia hay bức hình động cảnh rắn nuốt chửng cá sấu.

Nhà tâm lý Jaak Panksepp từ lâu đã cho rằng chúng ta được lập trình để luôn tìm kiếm như vậy, ông mô tả việc tìm kiếm là “ông nội của những hệ thống”. Đối với Panksepp, cảm xúc của con người luôn luôn bị thôi thúc phải tìm kiếm, và ông tin rằng cảm xúc thường đóng vai trò như một đồng hồ đo chất lượng tìm kiếm, nó sẽ cho chúng ta biết mình có đang tìm kiếm đúng và đủ những thứ mình cần không.

Theo Panksepp, quan điểm này giải thích vì sao mọi người lại thấy sung sướng khi khám phá ra điều gì đó mới lạ. Hàm lượng dopamine kích thích sự vui vẻ tăng vọt khi chúng ta tìm được một thứ gì đó độc đáo. Điều ngược lại cũng đúng, sự phiền muộn có cảm xúc cốt lõi là thấy thế giới này chẳng có ý nghĩa gì, thường đặc trưng bởi một tâm thế không chịu tìm kiếm.

Điều này có nghĩa là, việc tìm kiếm cũng giống như việc ăn, ngủ, tình dục và tình yêu, một tập tính có từ trong ADN, và không nghi ngờ gì, việc cảm xúc thôi thúc chúng ta khám phá đã có một lịch sử tiến hóa từ lâu. Ngẫm đi ngẫm lại, những điều mới lạ thường ẩn chứa nhiều hiểm nguy nhưng cũng mang lại nhiều phần thưởng nhất. Những ý tưởng mới, những con người mới, những con vật mới – đó là những thứ hoặc hữu ích hoặc có thể giết chúng ta. Dần dần, chúng mang trong mình một loại giá trị đặc biệt.

Cuộc sống cũng không thay đổi quá nhiều từ thời xa xưa, và tác động của cảm xúc lên sự khám phá vẫn nằm trong mọi điều chúng ta làm: Thức dậy vào buổi sáng, mắt vẫn còn ngái ngủ, bạn đã ngay lập tức tìm quần áo và đọc tin tức. Rồi theo thói quen bạn ăn sáng , “Cái hộp ngũ cốc cám nho kia lại đâu rồi?” Tiếp đến là cảm giác phải lục tìm chìa khóa ô tô, và khi bạn đã ra khỏi nhà mỗi buổi sáng, theo bản năng bạn đã tìm kiếm hàng tá thứ khác nhau.

Điều rút ra là, động lực – hay giá trị – thường vừa là cảm xúc vừa là lý trí, và chúng ta thường xuyên thấy mình đang tìm kiếm bởi đó chính là bản năng của chúng ta, loài Homo sapiens. Chúng ta là giống loài chuyên đi tìm kiếm. Dành ra một giờ lướt qua hết trang web này đến trang web khác, đi từ Wikipedia, đến TMZ, đến Washington Post không hẳn là một sự lãng phí thời gian (dù thường là vậy). Nó cũng mang lại cho ta một niềm vui ngắn hạn.

Việc tìm kiếm, khám phá này thường là bước đầu tiên trong việc học. Để nhận ra giá trị và có được cảm giác khao khát, chúng ta thử và khám phá, băn khoăn không biết có điều gì phù hợp với những sở thích và giá trị của bản thân không. Nếu muốn học nghề kỹ sư, chúng ta có thể nghịch ngợm với những miếng Lego. Nếu muốn biết về Tổng thống Washington và trận chiến Trenton, chúng ta có thể xem lại trang Wikipedia.

Ở một khía cạnh nào đó, chúng ta đang thấy rõ hơn chính xác những điều mình muốn biết. Chúng ta đang đong đầy một niềm khao khát. Theo lời của những nhà nghiên cứu như Suzanne Hidi và Kenn Barron, chúng ta đã đạt được một kiểu động lực thay đổi theo hoàn cảnh. Khái niệm động lực thời điểm cũng tương tự như khi tâm trí ta bị cám dỗ, và chúng ta đều biết khá rõ những gì có thể khơi dậy động lực hoạt động nhờ dopamine này: những bức ảnh bắt mắt, âm thanh sống động, hoặc chỉ cần một vài video chó mèo.

Động lực này có thể kéo dài, và nó có thể chiếm luôn một buổi sáng khi chúng ta đã xem hết các đường link trong một bài báo với nội dung 40 điều khiến bạn cảm thấy mình đã già. Nhưng thường thì động lực này diễn ra rất nhanh chóng. Nó biến mất cũng nhanh như khi nó đến, giống với việc chúng ta bị cám dỗ bởi một tiếng chuông lớn hay tiếng huýt sáo thánh thót thôi vậy.

Ngược lại, có một khái niệm khác gọi là động lực lâu dài. Loại động lực này sâu sắc hơn nhiều. Nếu như động lực thời điểm là khi tâm trí bị cám dỗ, thì động lực lâu dài giống như một cái bẫy. Nó đào sâu vào những phần cơ bản nhất của con người – một loại giá trị có chiều sâu hơn – và chính kiểu động lực này đã thúc đẩy mỗi cá nhân dành hàng thập kỷ để nghiên cứu hóa học hữu cơ hay hoàn thiện kỹ năng đấu kiếm ba cạnh.

Vậy làm thế nào để động lực thời điểm trở thành động lực lâu dài? Để trả lời câu hỏi này, hãy quay lại với khái niệm giá trị – và cuối cùng, chính giá trị đã duy trì động lực lâu dài. Ý nghĩa chính là điểm khác nhau giữa sự thúc đẩy của hoàn cảnh và sự thúc đẩy mang tính cá nhân. Khi chúng ta thấy điều gì đó có ý nghĩa, nó sẽ trở thành một động lực sâu sắc hơn nhiều.

Những nhà tâm lý học như Hidi và Ann Renniger đã chỉ rõ việc này xảy ra như thế nào. Ở giai đoạn đầu của động lực, thường mọi thứ chỉ xoay quanh những hứng thú nhất thời. Vì thế, có thể bạn bắt gặp một video trên YouTube nói về nguyên tắc dao cạo Occam, hay quan niệm rằng lời giải thích đơn giản nhất thường thuyết phục nhất. Video bạn xem có sức truyền tải và thu hút rất lớn. Nên bạn dành mọi sự chú ý cho nó.

Trong giai đoạn thứ hai, mọi người sẽ bắt đầu nhận ra một giá trị gì đó trong chủ đề này. Vì thế khi đang xem video đó trên YouTube, bạn bắt đầu hiểu rằng nguyên tắc của dao cạo Occam có thể giúp bạn chiến thắng trong những cuộc tranh luận và giải quyết vấn đề. Bạn tiếp tục xem đoạn phim đó bởi nó có giá trị đối với bạn.

Trong giai đoạn thứ ba và thứ tư, động lực thường sẽ ăn sâu hơn, và nếu chúng ta quan tâm đủ nhiều đến một chủ đề gì đó, sự hứng thú có thể phát triển thành một hình thái động lực phong phú hơn. Nếu bạn hiểu biết nhiều về nguyên tắc dao cạo của Occam, bạn sẽ thấy những lời giải thích khác nhau của quan niệm này có giá trị, bạn sẽ tò mò xem khái niệm này áp dụng như thế nào vào các lĩnh vực khác nhau như y tế hay thể thao.

Tất nhiên, việc này không phải lúc nào cũng xảy ra. Tính cách, kinh nghiệm, xuất thân, văn hóa đều có ảnh hưởng rất nhiều. Bên cạnh đó, bản năng chúng ta vẫn muốn kiếm tìm, thỏa mãn mong mỏi được biết những điều mới. Nói một cách thực tế, điều này có nghĩa là cho phép bản thân đôi khi được thoải mái đọc Wikipedia để khám phá ra những điều mới hoặc dành một chút thời gian xem một bộ phim tài liệu hấp dẫn, hoặc thậm chí dành thời gian để trải nghiệm hay làm những điều mới.

Chúng ta cũng phải nhận ra rằng mình cần sự trợ giúp về cảm xúc khi việc học trở nên khó khăn. Nói cách khác, chúng ta cần quản lý hệ thống tìm kiếm của mình thì mới làm nên chuyện. Về phần mình, tôi đã nhìn nhận động lực như một ngọn lửa. Nó cần một tia lửa xuất phát từ cảm xúc để có thể bắt cháy, nhưng nếu không kiểm soát, nó sẽ nhanh chóng lụi tàn hoặc bùng phát quá lớn. Nói cách khác, nếu chúng ta tìm kiếm quá ít, hay sự phấn khích chẳng còn nữa, chúng ta sẽ mất đi khát khao được hiểu biết. Nhưng nếu tìm tòi quá nhiều, bạn có thể sẽ dành cả ngày trời đọc trang BuzzFeed, bài viết Những người không hiểu nguyên tắc hoạt động của lửa.

Sự thành công của những trang web như BuzzFeed là một cách nữa để tạo ra giá trị và động lực trong việc học. Ngẫm đi ngẫm lại, phần lớn sự phổ biến của BuzzFeed hay TMZ có liên quan tới xu hướng làm việc theo nhóm, và những trang web này muốn tạo ra thứ chúng ta có thể chia sẻ với bạn bè. Chúng ta đọc những bài như Những người không hiểu nguyên tắc hoạt động của lửa và chia sẻ lên Twitter cho bạn bè và gia đình cùng xem.

Điều này có nghĩa người thân quen cũng có thể giúp thúc đẩy các giá trị. Họ giúp chúng ta nhìn thấy ý nghĩa, đặc biệt là trong việc học. Một ví dụ khác là Langston Tingling-Clemmons. Dù đã tốt nghiệp đại học hơn một thập kỷ trước, Tingling-Clemmons vẫn nhớ lần anh giơ tay phát biểu trong lớp hóa học ở trường Đại học Bucknell.

Với tạng người thấp bé, Tingling-Clemmons ngồi gần hàng đầu của lớp học. Là một sinh viên học năm nhất, anh ta ăn mặc rất chỉnh tề. Tingling-Clemmons vẫn chuộng kẹp cà vạt và những đôi tất họa tiết hoa lá paisley. Những thành viên trong gia đình thường đùa rằng từ khi sinh ra anh ta đã biết phối đồ rồi. Thậm chí khi chơi thể thao, anh ta cũng phải kết hợp đồ cho chuẩn.

Tingling-Clemmons giơ cao cánh tay trong tiết học hôm đó, và dường như mọi ánh mắt trong lớp học đều đổ dồn vào anh ta một lúc lâu. Thời điểm đó, trường Bucknell chỉ có vài trăm sinh viên da màu trong tổng số 3.000 sinh viên. Tingling-Clemmons là người Mỹ gốc Phi duy nhất trong lớp đó. Tất cả mọi người trong phòng đều là người da trắng, và sau một lúc lâu, cuối cùng giáo sư cũng trả lời câu hỏi của anh ta. Tingling-Clemmons cảm thấy thật đơn độc, có tiếng nói văng vẳng thì thầm trong đầu cậu: “Thật sự thì mình có nên ở đây không?”

Tingling-Clemmons cuối cùng cũng bỏ lớp Hóa học đó. Lý do không phải vì cậu không theo được. Tingling- Clemmons từng tốt nghiệp một trong những trường trung học tốt nhất ở Washington DC. Mà đó là vì cảm giác mình như một người thừa, một người lạ – một cảm giác theo cậu suốt quãng thời gian học ở Bucknell. “Vì tôi là gã da đen duy nhất trong lớp học, mọi người có thể nhận ra tôi ở mọi nơi trong khuôn viên trường”, Tingling-Clemmons kể với tôi. “Có những người chào tôi mà tôi thậm chí còn không biết, tôi tự nghĩ: Gì vậy?”

Học đại học không phải là một điều dễ với tất cả mọi người, bạn phải tìm kiếm những người bạn mới, học những môn học khó nhằn và lần đầu tiên phải sống xa gia đình. Nhưng cuộc sống của những sinh viên da màu còn khó khăn hơn. Trong nhiều trường hợp, họ cảm thấy lạc lõng. Họ vất vả để hòa nhập. Đối với họ, văn hóa trường đại học rất khác với ở nhà. “Đôi khi tôi cảm thấy mình như đang đứng trên hoang đảo vậy”, Tingling-Clemmons kể.

Một vài năm trước, Deborah Bial quyết định sẽ nghiên cứu vấn đề này. Bà khởi xướng một chương trình giúp đỡ những sinh viên bị trường đại học “bỏ quên”, giúp họ thành công bằng cách cho họ những trợ giúp về mặt xã hội. Với tên gọi Đội Trợ Giúp, chương trình này gửi những sinh viên da màu thiệt thòi vào trường đại học theo nhóm 10 người một. Mỗi Đội Trợ Giúp sẽ đảm bảo rằng sinh viên có một mạng lưới những người có thể giúp đỡ họ.

Tingling-Clemmons là một trong những sinh viên thuộc Đội Trợ Giúp đầu tiên đến học tại Bucknell, và mặc dù đã có những trải nghiệm tồi tệ ở lớp Hóa học, chương trình này vẫn giúp anh ta cảm thấy mình như một người bình thường. Với những sinh viên khác trong Đội Trợ Giúp, Tingling-Clemmons sẽ nghe nhạc với họ và cùng đi ăn. Họ trò chuyện về những giây phút khó xử trong lớp học và cùng chơi bóng rổ để giải tỏa. Đó là một nhóm nhỏ và rất thân thiết. Một trong những người bạn cùng đội của Tingling-Clemmons chính là phù rể của anh trong đám cưới sau này.

Những trợ giúp tinh thần như vậy đã tạo thêm động lực, một cảm giác giúp việc học có giá trị và ý nghĩa. Những người trong chương trình Đội Trợ Giúp có tỉ lệ tốt nghiệp đại học cao hơn nhiều so với những người khác, khoảng hơn 90 phần trăm. Tingling-Clemmons tốt nghiệp Bucknell với hai bằng cử nhân ngành Lịch sử và Tôn giáo. Trong năm cuối đại học, Tingling-Clemmons là chủ tịch hội sinh viên, và giờ đây anh nói rằng chính nhờ Đội Trợ Giúp anh mới có thể tốt nghiệp đại học.

Cũng giống như rất nhiều thứ khác có liên quan tới giá trị và ý nghĩa, nhu cầu hòa hợp của chúng ta thường bị bỏ qua. Một phần lý do là bởi những tín hiệu giao tiếp thường khó nhận thấy. Chúng thường không rõ ràng, và những cảm giác của sự hòa hợp, giá trị của mình trong các mối quan hệ, thường được ám chỉ chứ không nói ra thành tiếng – như giọng điệu, cách nhấn nhá, hay ngôn ngữ cơ thể.

Điều này có nghĩa là những thay đổi dù nhỏ trong động học xã hội có thể mang lại những tác động to lớn đáng kinh ngạc. Ví dụ, trong một nghiên cứu, những học sinh châu Á với những cái tên châu Á “đặc trưng” như Vivek thường đạt điểm cao hơn trong môn toán so với những học sinh châu Á có tên kiểu như Alex. Vì sao vậy? Bởi giáo viên thường cho rằng học sinh với những cái tên nghe châu Á sẽ “nghiêm túc hơn” trong lớp toán, và họ đặt kỳ vọng cao hơn, do đó cũng giảng dạy có định hướng hơn.

Chúng ta thường chỉ khám phá ra những bản sắc xã hội khi so sánh chúng với những bản sắc khác. Ví dụ, chưa bao giờ tôi lại thấy mình giống người Mỹ đến vậy khi ở trên đất Đức. Khi ở trung tâm châu Âu, tôi nhận ra đủ mọi thói quen – quá ồn ào, quá thân thiện – khiến mình đúng là một người Mỹ, và nói thật ra thì tôi ồn ào và thân thiện hơn hầu hết mọi người Đức. Điều ngược lại cũng đúng. Chưa bao giờ tôi lại thấy mình giống người Đức đến vậy khi sống ở Mỹ, bởi tôi thấy mình đi làm đúng giờ hơn nhiều so với bạn bè đồng nghiệp.

Những yếu tố xã hội, dù có rất nhiều sắc thái khó nhận biết, lại có một tác động to lớn lên cảm quan giá trị của chúng ta. Gia đình, bạn bè, và đồng nghiệp, họ đều đóng góp một giá trị tinh thần trong việc học, và khi chúng ta căng thẳng hay lo âu muộn phiền, chúng ta thường tìm đến người khác. Bài kiểm tra là một ví dụ tuyệt vời, khi những người làm bài kiểm tra thể hiện tốt hơn nếu họ có một mối quan hệ thân thiết với bạn bè. Sự hỗ trợ của bạn bè dường như đã mang lại một sự chống đỡ về mặt tinh thần để chúng ta đối phó với những kỳ thi mệt mỏi. Họ khiến chúng ta kiểm soát cảm xúc dễ dàng hơn.

Những mối quan hệ xã hội cũng là một dạng động lực, nếu cảm thấy lạc lõng, con người sẽ có rất ít động lực để học và kết quả học cũng tệ hơn. Cụ thể, người học cùng bạn bè mình thường có điểm số cao hơn người không có bạn bè trong lớp.

Điều này lý giải vì sao những cam kết xã hội cũng có một tác động to lớn. Khi mọi người nói với bạn bè mình rằng họ sẽ làm điều gì đó, khả năng rất cao là họ sẽ giữ lời hứa. Nếu chúng ta tuyên bố điều gì đó trên Facebook hay Twitter – Tôi sẽ học để lấy chứng chỉ bất động sản – thường chúng ta sẽ cố làm điều đó cho bằng được. Chúng ta muốn giữ lời hứa của mình với bạn bè.

Đây là một mặt tích cực mà áp lực từ bạn bè, từ các nhóm hội, bộ lạc, và gia tộc mang lại, nếu một người đã dành tâm sức để học, điều đó sẽ khiến những người khác cũng tận tâm hơn trong việc học. Chúng ta không muốn là một người lạc lõng, cá biệt hay lười biếng, vì thế động lực và ý nghĩa của việc học sẽ tự lan tỏa trong nhóm. Một động lực có thể truyền từ người này qua người khác.

Như theo một nghiên cứu mới đây tuyên bố, “nỗ lực tinh thần có tính lây lan”.

Trong việc học, những tác động xã hội có sức mạnh lớn hơn bạn nghĩ. Thử tưởng tượng một ngôi trường cực kỳ khó vào như Harvard, bạn có thể nghĩ rằng chính chương trình học làm ngôi trường này khác biệt. Giáo viên, chương trình giáo dục, cơ sở vật chất đều phải đạt chất lượng tuyệt vời. Dù sao đi nữa, đây chính là lý do học phí ở Harvard đắt như vậy, ít nhất là theo như những gì họ quảng cáo – họ phải chi trả cho những giảng viên giỏi nhất, tài liệu tốt nhất, và những tòa nhà đẹp nhất.

Thực ra, chính sinh viên mới là lời giải thích cho đẳng cấp của Harvard. Trải qua một loại những áp lực xã hội, quy tắc xã hội, và tương tác học thuật, sinh viên đã phải nỗ lực rất nhiều để đẩy cao sự học. Thực tế là, ở những trường có đầu vào khó, sinh viên tác động đến hai phần ba kết quả đạt được. Nói một cách đơn giản hơn, phần lớn sự thành công của Harvard không liên quan tới những giáo sư, chương trình giáo dục hay những tòa nhà lộng lẫy mà chính sinh viên ở đây mới là lời giải thích xác đáng nhất.

Lego cũng mang lại một cái nhìn sâu sắc, với trường hợp của Jason Wolfson, để nuôi dưỡng sự yêu thích của mình với những viên gạch, mỗi tháng một lần anh ta lại đi gặp gỡ một câu lạc bộ Lego. Nhóm này thường tụ tập ở một thư viện địa phương, và cũng giống như bất kỳ một hội nhóm nào, nhóm cũng có những quy tắc bất di bất dịch. Bữa trưa luôn ăn ở một quán địa phương. Những món đồ khác thương hiệu như Playmobil đều bị cấm. Động vào một công trình của ai đó khi chưa được phép là một trong những lý do phải ra khỏi hội.

Khi tôi tới dự một buổi gặp mặt vào một chiều Chủ nhật nọ, nhóm này trông có vẻ như một đại gia đình và mỗi cá nhân đều có một sở trường riêng. Wolfson là một trong những người thích giao du, còn Ken Rice lại là người quản lý thực tế. Kim Petty thì có sở trường với những công trình siêu nhỏ, và nếu muốn biết thêm về lịch sử quân đội và Lego, thì Gary Brooks sẽ là người giảng giải cho bạn.

Như Wolfson thừa nhận, nhóm Lego đã từng có những thời điểm khó khăn, mười năm trước, vài thành viên đã rời nhóm bởi “không phải ai cũng có cùng một lòng nhiệt tình như họ”. Nhưng phần lớn thì nhóm Lego này vẫn mang lại giá trị. Nó đem đến mục tiêu, Wolfson đảm bảo là mình phải tham dự buổi gặp mặt hàng tháng. “Vợ tôi biết là trong những ngày đó, cô ấy phải tìm việc gì khác để làm”, anh ta kể.

Đối với Langston Tingling-Clemmons, sinh viên tốt nghiệp trường Bucknell, giờ anh đã có vợ và một con gái nhỏ. Anh hiện đang là giáo viên tiếng Anh cấp hai tại một trường nghèo và rất nhiều học sinh da đen ở Washington DC. Chúng tôi từng đi uống nước với nhau, Tingling- Clemmons giải thích rằng hiện tại anh đang áp dụng những bài học xã hội từ Đội Trợ Giúp vào trong chính lớp học của mình.

Để có thể phát triển được mối quan hệ xã hội với học sinh, hàng năm Tingling-Clemmons sẽ đến thăm nhà của mỗi học sinh. Anh ta cũng cố gắng kèm cặp thêm học sinh trong việc học, đến xem những trận đấu thể thao của chúng, đưa chúng đi ăn tối, và phát triển một mối quan hệ với chúng. Anh cũng đưa ra lời khuyên cho học sinh của mình: “Hãy tìm một người đồng hành”, anh nói với chúng. Nếu chúng muốn ở lại trường, hãy đi cùng những người sẽ ở lại trường.

Nhấp một ngụm bia, Tingling-Clemmons nói rằng anh muốn học sinh của mình phải cảm thấy thân thuộc. Anh tin rằng những kết nối xã hội đó rốt cục chính là thứ tạo động lực cho việc học của học sinh. Theo lời Tingling- Clemmons nói với tôi, “Tôi cố gắng sử dụng niềm tin mà chúng dành cho tôi để giúp chúng làm những điều đúng”.

Học là đi tìm ý nghĩa

Trong chương này, chúng ta đã nói về giá trị và ý nghĩa như là những hình thái của động lực, đã nêu rõ vì sao mục đích và sự hữu ích lại chính là nguồn động lực giúp chúng ta học.

Đây là điều quan trọng. Nhưng khi bàn đến quá trình học, có một lý do nữa để đi tìm giá trị – nó giải thích cho lý do chúng ta học. Chúng ta biết thêm những kỹ năng và kiến thức để có thể hiểu được những trải nghiệm, và giải thích được thế giới xung quanh mình.

Điều này không phải lúc nào cũng xảy ra. Cách đây không lâu, một sinh viên cao đẳng cộng đồng – tên là Joe – viết ra những lời giải như sau cho một vài phép tính:

10 × 3 = 30

10 × 13 = 130

20 × 13 = 86

30 × 13 = 120

31 × 13 = 123

29 × 13 = 116

22 × 13 = 92

Bạn có nhận ra điều gì nhầm lẫn không? Nói thẳng ra, có phải 30 x 13 đúng là bằng 120? Hay có phải 22 x 13 bằng 92 không?

Tóm lại, có vẻ như Joe không có sự hiểu biết thấu đáo về môn toán. Anh ta không hiểu bài toán này lắm hay đã nhận ra những quy luật quan trọng. Thay vào đó, có vẻ như Joe chỉ nhớ lại được những công thức rời rạc và những nguyên tắc toán học cơ bản, rồi cố nhét vào trong phép tính để đưa ra vài câu trả lời – không chính xác.

Tôi không muốn tranh cãi về chuyện này. Dẫu sao thì, việc ghi nhớ những dữ kiện dễ dàng hơn nhiều, và trong nhiều lĩnh vực, người ta có thể tiến khá xa chỉ bằng kiến thức học vẹt. Quả thật, bản thân Joe đã nhận được tấm bằng tốt nghiệp cấp ba và được vào học trong một trường cao đẳng cộng đồng.

Ở nhiều khía cạnh, vấn đề quan trọng ở đây chính là việc mọi người thường coi sự thành thạo chuyên môn là một cái gì đó được nắm giữ bởi thầy cô giáo hay sách vở. Vì thế họ ngồi nghe những bài giảng, xem những trang web hay nghiền ngẫm một video, và họ tin rằng cứ thế là thông tin sẽ tự nhập vào não mình.

Nếu nghĩ theo hướng này, thì học là một việc không cần tiếp xúc, hay một quá trình lấy dữ liệu từ một nguồn nào đó và nhồi chúng vào trong não mình. Hãy gọi đây là cách tiếp cận giáo dục theo kiểu “nhồi sọ”. Chúng ta cho rằng mình phải học nhiều thứ – một dữ liệu, vài quy trình, một hay hai công thức – và chúng ta muốn nhồi những thứ đó vào những ngăn kéo chứa thông tin trong não mình như nhét một đôi tất cũ.

Tuy nhiên, đây không phải là cách bộ não chúng ta hoạt động, mặc dù mọi người thường nói đến bộ não như một chiếc máy tính, điều này không đúng chút nào. Đầu tiên, khái niệm này khiến ta nghĩ rằng chỉ cần bộ nhớ có dung lượng nhiều hơn là ta sẽ tự thông minh lên. Thứ hai, nó mang đến suy nghĩ rằng bộ não tiếp nhận thông tin một cách bị động.

Thay vào đó, sẽ tốt hơn nhiều nếu chúng ta coi bộ não như một hệ thống đường sá và cao tốc, một hệ thống phố phường và xa lộ. Phép loại suy với hệ thống đường sá này nhắc nhở chúng ta rằng, tạo nên một lối đi đơn giản – ví dụ, một con đường mòn – là việc làm khá dễ dàng. Chỉ cần những thao tác lặp đi lặp lại là có thể làm được. Điều này cũng đúng với việc học: Làm chủ được những khái niệm hay kỹ năng cơ bản thường khá dễ dàng.

Điều quan trọng hơn, phép loại suy này nhấn mạnh rằng đối với bộ não, sự thành thục chuyên môn chính là hiểu biết được ý nghĩa của các sự việc, phải nhìn được mối quan hệ trong một lĩnh vực chuyên môn.

Nói cách khác, muốn thành thạo một kỹ năng hay tinh thông một lĩnh vực kiến thức thì phải xây dựng được một hệ thống những mối liên hệ sâu sắc trong chính lĩnh vực đó.

Công trình của nhà tâm lý học Stephen Chew đưa ra một cách giải thích khác cho quan điểm này. Ông thường làm một vài thí nghiệm nhỏ với khán giả để giúp họ hiểu được vai trò của ý nghĩa trong việc học, nhằm chỉ ra rằng muốn đạt được sự tinh thông thì phải tạo ra một loại liên kết trong tâm trí.

Đầu tiên, Chew sẽ phát cho mỗi người một mảnh giấy viết khoảng hơn hai chục từ, rồi ông sẽ bảo một nửa số khán giả của mình hãy tập trung vào chữ cái trong những từ đó, rồi đếm số lần xuất hiện của chữ cái g hay e. Chew sau đó bảo một nửa số người còn lại tập trung vào “sự thú vị” của những từ này trước khi yêu cầu họ nhớ lại tất cả những từ đó. Thí nghiệm này mô phỏng lại một nghiên cứu đã có từ lâu, và đúng như dự đoán, kết quả mà Chew nhận được rất giống với kết quả nghiên cứu ban đầu: Những người sử dụng cách tiếp cận có nghĩa hơn – tức là họ xem xem có từ nào thú vị với mình không – đã ghi nhớ được nhiều từ hơn những người chỉ đếm số lần xuất hiện của chữ g trong những từ đó.

Kết quả ghi nhớ giữa hai nhóm người chênh nhau rất lớn. Trong nghiên cứu ban đầu, những người xử lý thông tin theo hình thức phong phú hơn – những người tìm thấy sự liên kết có giá trị hơn với từ ngữ đó – có thể nhớ được số từ nhiều hơn tới bảy lần so với những người khác. Thậm chí trong thử nghiệm không chính thức của Chew, mọi người có thể nhớ được nhiều hơn ít nhất là gấp đôi.

“Nếu bạn coi thông tin là những gì đó có ý nghĩa với mình, khả năng cao là bạn sẽ nhớ được thông tin đó hơn là nếu chỉ tư duy ở bề mặt và coi nó hoàn toàn vô nghĩa”, Chew nói, “Điều này đúng dù bạn có ý định học những thứ đó hay không”.

Đối với những người đang muốn học điều gì đó, quan niệm này còn quan trọng bởi một lý do nữa, đó là ý nghĩa cũng giúp việc học linh hoạt hơn. Sự am hiểu tường tận chính là thứ giúp chúng ta sử dụng kỹ năng và tri thức trong nhiều trường hợp khác nhau. Nếu hiểu được một lĩnh vực chuyên môn nào đó thì chúng ta có thể thành công trong rất nhiều lĩnh vực.

Ví dụ như việc pha chế rượu gin và tonic. Khá dễ để ghi nhớ được quy trình cơ bản: Nếu bạn muốn thức uống gin tonic của mình đậm vị rượu hơn, tỉ lệ rượu gin với nước tonic là 1:1, rồi thêm một miếng chanh tươi, và thế là hoàn thành món gin tonic.

Nhưng để tìm được ý nghĩa, thấy được giá trị, để hiểu được cách làm một ly gin tonic đúng điệu, mọi người nên học về sự kết hợp giữa gin, nước tonic, và chanh để mang lại một trải nghiệm độc đáo có vị giống ly cocktail Mad Men. Chính kiểu học có chiều sâu hơn như thế này sẽ tạo ra sự khác biệt, trong trường hợp có gì trục trặc xảy ra.

Vì vậy, với trường hợp của rượu gin và nước tonic, hãy thử tưởng tượng rằng trong tủ lạnh đã hết sạch nước tonic. Một người có sự hiểu biết thấu đáo về món nước này sẽ biết rằng nước tonic có vị đắng, nên có thể thay bằng nước cam. Hoặc nếu đã hết sạch cả rượu gin và nước tonic, người pha chế có thể kết hợp vodka và soda gừng để mang lại một hương vị tương tự.

Trong việc học, điều này là cực kỳ quan trọng, vì thế tôi sẽ nhắc lại một lần nữa: Chúng ta học vì tìm được ý nghĩa, để định hình tư duy của mình. Đây là điều cốt lõi để chúng ta có thể áp dụng được kiến thức của mình.

Vì vậy giả dụ bạn là đứa trẻ tên Joe, tư tưởng này sẽ giúp bạn chọn được một cách tiếp cận mới khi giải lại bài toán cũ:
10 × 3 =
10 × 13 =
20 × 13 =
30 × 13 =

31 × 13 =

29 × 13 =

22 × 13 =

Bạn sẽ sớm nhận ra quy luật ở đây, và bạn sẽ hiểu rằng để giải những câu hỏi này dễ dàng hơn, hãy xem xét con số 13.

Cách tiếp cận giải toán này, được biết với cái tên tính nhẩm, tiết lộ cho chúng ta một vài cách hiểu sâu sắc hơn về việc học nhờ ý nghĩa.

Để hiểu hơn về cách tính nhẩm, hãy thử xem một bài toán khác, cộng những con số sau mà không sử dụng bất kỳ một vật dụng gì. Không dùng bút, giấy, hay máy tính.

Chỉ được nhẩm câu trả lời trong đầu:

86,030

97,586

63,686

38,886

Bạn làm được không? Một câu hỏi khó hơn nhé, bạn có thể làm xong phép tính này trong vòng chưa đến một giây không?

Đối với hầu hết những người trưởng thành, đơn giản là bộ não của chúng ta sẽ bị quá tải với bài toán này. Chúng ta không thể lưu được những con số trong bộ nhớ đủ lâu.

Chúng ta thử cộng ba số 6, nhớ 1, sau đó nhớ 2, rồi ra tổng là 7, rồi lại nhớ 5, và đầu óc ta nhanh chóng rối tung bởi một mớ những con số, một sự lúng túng và hoảng hốt về nhận thức.

Một câu hỏi quan trọng hơn đặt ra: Tại sao lại không làm được? Mới đây tôi được xem một nữ sinh trung học có tên Serena Stevenson đưa ra những câu trả lời liên tục nhanh như súng máy cho những dạng bài toán trên.

Vào buổi tối hôm tôi gặp gỡ Stevenson, cô bé đang ngồi ở bàn học, mặc một chiếc áo nỉ in hình Chuột Mickey, trong một phòng học nhỏ ở ngoại ô New York, và giáo viên hướng dẫn cách tính nhẩm cho cô bé sẽ đọc ra một vài con số, như ném những đồng xu vào không khí:

74,470

70,809

98,402

Stevenson sẽ cộng chúng trong đầu chỉ trong vòng vài giây, nhanh như thể cô bé đang gọi tên thủ phủ của các bang.

Stevenson không giải bài toán như cách bạn và tôi sẽ làm – sử dụng trí nhớ ngắn hạn. Thay vào đó, Stevenson hình dung ra chiếc bàn tính trong đầu và dùng những ngón tay của mình để giúp giải bài toán.

Tôi quan sát Stevenson một lúc, và thấy với mỗi bài toán, cô bé sẽ nhắm mắt và tay sẵn sàng chuẩn bị, sau đó, khi đang bắt đầu tìm đáp án, ngón tay ở bàn tay phải của cô bắt đầu giật giật và chuyển động, một loạt những động tác giật, kéo, rồi cầm, vuốt. Những động tác nhanh và chính xác, nỗ lực để tìm ra lời giải bằng những cử chỉ của tay khi dùng một chiếc máy tính thật sự, mặc dù chẳng có chiếc máy tính nào trước mặt cô cả.

Khi tôi lần đầu được nhìn những cử chỉ của Stevenson, tôi cho đó là một ám thị giả tạo như những người thích đeo cà vạt chấm bi hay khăng khăng phát âm tên Van Gogh là Van Gốc. Nhưng hóa ra những động tác của Stevensen chính là cốt lõi của cách thực hành này, và nếu không có những động tác đó – sự tưởng tượng trong đầu khi thao tác – độ chính xác sẽ giảm tới hơn một nửa. Theo lời nhà tâm lý học Neon Brooks ở trường Harvard: “Nếu các chuyên gia không được diễn tả bằng điệu bộ, họ sẽ thể hiện cực kỳ tệ hại. Họ sẽ chẳng làm được gì hết”.

Đây không phải một sự trùng hợp. Việc học cần sự nỗ lực. Để tạo ra ý nghĩa, chúng ta phải tích cực tìm hiểu mọi khía cạnh của chuyên môn. Phần lớn ích lợi của tính nhẩm đến từ sự kết nối giữa đầu óc và cơ thể, sau đây chúng ta sẽ thấy. Cách tiếp cận bàn tính này thực ra cũng là một cách học có liên hệ, mang lại nhiều lợi ích khác trong việc học.

Một điều quan trọng không kém là cách tính nhẩm này cũng yêu cầu con người phải tự tạo ra kiến thức. Nó biến việc học trở thành một việc làm, một quá trình chủ động, và rất nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những cách học cần sự nhận thức tích cực và chủ động hơn – như giải câu đố, đưa ra giải thích, thậm chí đóng kịch – mang lại những kết quả tốt hơn nhiều.

Trong những năm gần đây, nhà tâm lý học Rich Mayer đã viết rất nhiều về việc học cũng chính là một dạng hành động trong tâm trí, và ông cực kỳ khuyến khích một cách học mới để đạt được sự thành thạo chuyên môn. Đến từ vùng Trung Tây Hoa Kỳ, với một giọng nói nhỏ nhẹ, Mayer là một người khá nhân hậu. Ông không bao giờ dùng từ ngữ khó nghe khi nói về ai đó. Thay vào đó, ông sẽ nói những câu như “người đó làm việc chưa đạt chuẩn lắm”. Mayer không nghĩ rằng con người có dã tâm xấu, chỉ là hậu quả xấu gây ra bởi những quyết định sai lầm. Một trong những lời khuyên Mayer thường nói là: “Đừng lan tỏa năng lượng tiêu cực”.

Nhưng khi bàn về việc học như một dạng nỗ lực hết mức về nhận thức, Mayer bỗng trở nên cực kỳ sôi nổi, và khi gặp tôi tại phòng nghiên cứu của ông ở Đại học California, Santa Barbara, sau rất nhiều nghiên cứu Mayer đã chỉ ra rằng, chúng ta đạt được sự tinh thông bằng cách chủ động tạo ra kiến thức. Ông nói thẳng với tôi rằng: “Học chính là một việc tự sản sinh ra kiến thức”.

Mayer mô tả khá rõ về điều này. Đầu tiên, mọi người cần phải chọn lọc thông tin, quyết định xem chính xác thì họ sẽ học điều gì – có thể là một chút lịch sử Xô Viết hay triết học Phật giáo. Sau đó mọi người cần tích hợp những thông tin trên vào những gì họ đã biết, bằng cách tạo ra một mối liên kết trong đầu giữa kiến thức họ đang có với thông tin họ muốn học.

Sức mạnh của việc làm trí óc này – khi ta tạo ra giá trị cho một lĩnh vực chuyên môn nào đó – là rất rõ ràng trong những công việc cơ bản cần đến trí nhớ. Ví dụ, bạn muốn ghi nhớ từ “nhà” trong tiếng Pháp, là maison? Khả năng cao là mọi người thường có thể nhớ được từ “maison” nếu họ đọc thấy nó bị khuyết một chữ cái (ví dụ: “mais_n”). Khi thêm chữ “o”, họ đã hoàn thiện từ đó. Họ đang kết thúc sự tư duy của mình, và nhìn theo khía cạnh cơ bản nhất, họ đã sản sinh ra kiến thức hỗ trợ sự học của mình và làm cho nó trở nên có ý nghĩa hơn.

Lợi ích của cách học chủ động và tích cực cũng áp dụng cả với những hoạt động nhận thức khó hơn. Ví dụ như việc đọc sách. Nếu chúng ta tự vẽ ra trong đầu một hình ảnh minh họa cho những gì chúng ta đang đọc chúng ta sẽ ghi nhớ được nhiều hơn, theo Mayer. Bằng việc tạo ra một “thước phim tưởng tượng”, chúng ta đang xây dựng thêm những liên kết nhận thức – và việc học sẽ bền hơn.

Một ví dụ khác, hãy xem xét khái niệm “tự thuật lại”. Lần tới nếu có người đưa cho bạn một bộ những hướng dẫn chi tiết, hãy dành thời gian để tự thuật lại cho mình những chỉ dẫn đó bằng chính ngôn ngữ của bạn. Khi bạn tóm tắt lại những chỉ dẫn đó, bạn đang tạo ra tri thức, và khả năng cao là bạn sẽ nhớ được thông tin đó hơn.

Trong những năm vừa qua, nghiên cứu về đề tài việc học là một dạng hoạt động trí óc đã thay đổi rất nhiều hiểu biết thông thường về cách để một người đạt được sự tinh thông. Ví dụ, trong một bài nhận xét quy mô lớn mới đây về lĩnh vực nghiên cứu này, ông John Dunlosky và đồng nghiệp ở Đại học Kent State đã nhận ra rằng, học với bút đánh dấu là một cách học không hiệu quả. Vì sao vậy? Có vẻ như hành động đó là không đủ để thúc đẩy mọi người bồi đắp tri thức của mình. Tương tự như vậy, học bằng cách đọc đi đọc lại cũng không mang lại nhiều hiệu quả, theo Dunlosky và đồng nghiệp. Vì sao? Có vẻ như hành động đó cũng không kích thích hoạt động của trí não.

Vậy những cách học nào cho kết quả khả quan trong bài đánh giá của Dunlosky? Khi tôi gọi điện cho Dunlosky, ông cho rằng phương pháp học có hiệu quả là học tập chủ động hơn như giải câu đố hay tự giải thích. “Đây là một nét đặc trưng cốt lõi của trí óc chúng ta”, ông nói. Để học, “chúng ta không chỉ sao chép lại thông tin. Chúng ta phải hiểu được những kiến thức đó”.

Hình thức học tập như một hoạt động trí não cũng có tác dụng trong những bối cảnh rộng hơn. Tôi đã từng vào ngồi học trong lớp của giáo sư Sinh học Jennifer Doherty tại trường Đại học Washington ở Seattle. Lớp học này từ lâu đã được ca ngợi rất nhiều vì kết quả đầu ra tốt, lớp học của Doherty rất đông, với hơn một trăm sinh viên, bà liên tục thúc họ phải học bằng những nỗ lực nhận thức cao nhất.

Ví dụ, trong khóa học, bà thường yêu cầu cả lớp phải làm những câu hỏi ôn tập kiến thức và sẽ gọi một số sinh viên ngẫu nhiên lên trả lời. Doherty cũng cho các sinh viên chia thành cặp và yêu cầu từng nhóm phải trả lời, những câu hỏi như: “Ngoài đất ra thì cây xanh lấy nguồn dinh dưỡng từ đâu?”

Tôi cũng đã được chứng kiến điều này, khi nói đến cách tính nhẩm. Vài tháng sau lần đầu tới thăm Stevenson, tôi đã đăng ký học một vài lớp bàn tính cho mình và cô con gái đang học tiểu học của tôi. Tôi nghĩ rằng nếu mình muốn viết về kỹ năng sử dụng cử chỉ của tay và tính toán trong đầu, mình nên biết một chút dù mơ hồ về kỹ năng này.

Lớp học khó hơn tôi tưởng tượng, và thậm chí đứa con gái sáu tuổi đôi khi còn hoan hỉ khi chỉ ra lỗi sai của tôi. Cách tiếp cận này khiến đầu óc căng ra và bộ não thì hoạt động hết công suất. Một học sinh mô tả môn học này giống như “nâng tạ bằng trí óc”. Nhưng chỉ trong vài tuần, cách học chủ động này đã đem lại kết quả về sự hiểu biết. Môn toán trở nên dễ dàng hơn. Cũng giống như khi nâng tạ trong phòng tập thể hình, có vẻ như bài tập càng hấp dẫn thì càng mang lại kết quả tốt.

Tôi không phải là người duy nhất đưa ra kết luận này, bởi nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tính nhẩm mang lại những kết quả học tập tốt hơn hẳn so với những cách giảng dạy toán học thông thường khác. Nhà tâm lý học David Barner đã nghiên cứu tính nhẩm trong một thử nghiệm thực địa ngẫu nhiên, và khi tôi gặp ông, Barner cho rằng tư duy này có thể có một tác động sâu sắc và bền vững lên sự hiểu biết về môn Toán. “Dựa vào tất cả những gì chúng ta đã biết về cách giáo dục toán học trước đây”, Barner nói với tôi, “Tôi dự đoán là những học sinh học theo phương pháp bàn tính sẽ đạt điểm SAT cao hơn”.

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy việc học là một dạng hoạt động trí óc, có lẽ điều đáng nói nhất là các trường học và đại học đã chú ý quá ít đến điều này. Hãy thử bước vào bất kỳ một thư viện nào ở bất kỳ một khuôn viên đại học nào, bạn sẽ thấy những sinh viên đang đọc sách một cách thụ động. (Nếu muốn học được kiến thức gì đó, bạn phải học một cách chủ động hơn.) Hãy thử dạo qua bất kỳ một trường trung học nào, bạn sẽ thấy các học sinh đang máy móc bôi xanh bôi đỏ mọi trang sách. (Tự kiểm tra là một cách học hiệu quả hơn nhiều.) Mọi người thường chuẩn bị bài phát biểu trước những buổi họp quan trọng bằng cách đọc lướt lại những tờ ghi chú. (Cách chuẩn bị tốt hơn là hãy vào một phòng trống và nói ra thành tiếng những điều bạn muốn nói.)

Ông Scott Freeman ở Đại học Washington đã nghiên cứu đề tài việc học trong nhiều năm nay. Thật ra, chính Freeman đã giúp soạn giáo án cho môn Sinh học mà tôi từng tham dự ở trường Đại học Washington. Mới đây, Freeman và đồng nghiệp đồng tình rằng số liệu thu được đã nói lên kết quả rõ như ban ngày, nên họ sẽ không thực hiện thêm nghiên cứu để so sánh lớp học lý thuyết với lớp học mà học sinh được tham gia nhiều hơn hoạt động trí óc. “Nếu bạn là một giáo sư và bạn không đồng ý dạy học theo phương pháp chủ động, đây là một dấu hỏi về mặt đạo đức”, Freemen nói với tôi. “Giống như khi bác sỹ điều trị cho bạn bằng một loại thuốc kém công hiệu hơn. Bạn sẽ nghĩ ngay rằng đó là một việc làm phi pháp”.

Tom Sato đã tự phát hiện ra mối quan hệ giữa ý nghĩa và nỗ lực tinh thần. Nhiều năm nay, Sato là một gia sư dạy cách tính nhẩm. Ví dụ, chính anh đã dạy kỹ năng này cho học sinh trung học Serena Stevenson, và theo thời gian, Sato nhận ra rằng phương pháp học chủ động hơn đã khơi dậy những hình thái hiểu biết phong phú hơn.

Ngay sau đó, Sato bắt đầu sử dụng những phương pháp học chủ động trong chính cuộc sống của mình, và mới đây anh đã học môn lập trình giỏi đến mức có thể tạo được một ứng dụng trên iPhone. Cách đây không lâu, Sato cũng đã thử học đàn guitar ba dây được biết với cái tên samisen10 – và giờ đã có thể chơi nhiều bản nhạc.

10 Shamisen hay Samisen là một loại nhạc cụ ba dây của Nhật được chơi với một miếng gẩy đàn được gọi là bachi. Ở Việt Nam, loại đàn này còn có tên gọi khác là đàn tam.

Khi tôi gặp Sato, anh đã bắt đầu học môn võ có tên gọi muay thai, và một buổi sáng nọ, tôi tới xem anh tập luyện kỹ năng đấm bốc của mình. Hôm đó là một ngày rét mướt. Tuyết phủ kín các con phố, và khi tôi ngồi ở cuối phòng tập, trong một không gian nhỏ hẹp trải đầy thảm đỏ, để xem Sato tập luyện thế đấm muay thai anh mới học được.

“Giống như khi anh tung cú đấm xoáy ấy”, Jimmy, huấn luyện viên của anh ta hét lên.

Sato thử lại thế đấm liên hoàn hai nhát này. Cú đấm đầu tiên của anh phải có thế xoáy và quật được tay trái của đối thủ xuống. Sau đó tay phải của Sato phải đấm mạnh như một viên đạn vào thái dương của đối thủ.

Những ngón đòn của Sato có vẻ loạng choạng lúc mới đầu. Anh không giật được cẳng tay của đối thủ xuống, và chiếc găng đỏ của anh ta chỉ vừa sượt qua cẳng tay của Jimmy. Vì thế Sato lặp lại thế đấm này, thao tác chậm hơn và tập trung vào từng bước.

“Quá tốt”, Jimmy hét lớn, sau khi Sato lặp lại thế đấm này dễ phải đến lần thứ mười hai. “Hoàn hảo”.

Nhìn từ góc độ học tập, dễ thấy rằng, bằng việc hành động – ở trường hợp này là tập cú đấm – Sato đã nhận ra rõ hơn sự khác biệt của cú đấm này với những thế đấm khác, ví dụ như cú đấm xoáy. Nói cách khác, việc nỗ lực thực hiện cú đấm này đã khiến Sato dễ dàng nhận ra nó sẽ kết hợp như thế nào với những ngón đòn khác.

Điều này đã giúp giải thích vì sao học bằng hành động sẽ tạo ra ý nghĩa. Cách tiếp cận này giúp ta hiểu được những phức tạp, bắt được những sắc thái khó nhận biết, và cuối cùng là thay đổi cách chúng ta tư duy. Nói chính xác hơn, hoạt động nhận thức không chỉ khiến chúng ta nhớ được kiến thức lâu hơn. Nó cũng giúp ta lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc hơn.

Ví dụ, trường hợp một đứa trẻ đang tập đánh vần. Sự thật là những học sinh tự tay tập viết bảng chữ cái sẽ có sự hiểu biết hệ thống hơn những học sinh chỉ học thuộc hay đánh máy chữ cái. Khi tận tay viết ra, những học sinh này thấu hiểu tốt hơn cách ghép chữ để tạo thành từ có nghĩa – và nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng sẽ học đọc nhanh hơn.

Một ví dụ khác là phương pháp tự giải thích. Khi chúng ta giải thích một ý tưởng nào đó cho bản thân, chúng ta đang hoạt động trí óc, và một lần nữa nghiên cứu lại chỉ ra rằng chúng ta sẽ đạt được sự tinh thông có hệ thống hơn. Vì thế, ví dụ, nếu tôi giải thích cho bản thân một khái niệm như lực hấp dẫn, tôi đang liên hệ khái niệm này với khái niệm khác như khối lượng. Tôi cũng đang tự nói với bản thân về những sự kiện khác trong lịch sử – ví dụ như ngài Isaac Newton đã khám phá ra lực hấp dẫn – cũng như so sánh lực hấp dẫn với những khái niệm khác như chuyển động và trọng lượng.

Cần nói rõ rằng chỉ học hành chăm chỉ là không đủ. Mọi người có thể rất chủ động trong việc học của mình nhưng cũng chẳng đạt được nhiều kết quả. Nói cách khác, nếu chỉ biết tung bừa những cú đấm sẽ chẳng thể biến bạn trở thành một cao thủ võ muay thai. Và nếu chỉ đi đi lại lại cũng không làm đầu óc mọi người trở nên lanh lợi hơn. Ta vẫn có thể ngồi yên tại chỗ nhưng đầu óc hoạt động cực kỳ tích cực. Nhà nghiên cứu Dylan William cũng chung quan điểm này, và ông cho rằng những phương pháp học tập chủ động sẽ hiệu quả hơn nếu mọi người suy nghĩ nhiều hơn và có chuyên môn.

Ở một mức độ nào đó, chúng ta đều hiểu điều này, hoặc ít nhất trong một vài lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, khái niệm bào mòn ngôn ngữ đã có từ khá lâu, và mọi người thường sẽ bị mất khả năng sử dụng một ngôn ngữ nếu họ không dùng đến nó. Điều này thường xảy ra với những người theo học một ngôn ngữ thứ hai. Dù đó là tiếng Trung Quốc hay tiếng Litva, bạn sẽ thấy khó khăn hơn để diễn đạt nếu không thực sự dùng nhiều đến nó. Điều đáng ngạc nhiên hơn là sự bào mòn ngôn ngữ thường xảy ra với những người bản địa. Ví dụ, cách đây không lâu, tôi nói chuyện với Yayoi Ota, người lớn lên ở vùng quê Bolivia. Bố mẹ của Ota là người Nhật, và cô ấy thường trò chuyện với họ bằng tiếng Nhật. Khi còn là đứa trẻ, Ota cũng được dạy viết tiếng Nhật, có theo học những lớp tiếng Nhật buổi chiều, và được nói chuyện với rất nhiều bạn bè bằng ngôn ngữ này.

CÂU ĐỐ 4

Điều nào sau đây mô tả đúng về vai trò của dữ kiện trong việc học?

A. Dữ kiện không có lợi cho việc học.

B. Dữ kiện quan trọng với việc học.

C. Bạn luôn có thể tìm kiếm dữ kiện trên mạng.

D. Đừng bao giờ hiểu sai dữ kiện.

Sau khi tốt nghiệp trung học, Ota chuyển đến sống ở Santa Cruz, một trong những thành phố lớn nhất cả nước, và giờ phần lớn thời gian cô ấy sử dụng tiếng Tây Ban Nha. Rất ít người xung quanh cô biết tiếng Nhật, và hiện tại Ota đã quên hết ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Cô ấy có thể nói những câu tiếng Nhật ngập ngừng ngắt quãng với bố mẹ mình và một vài người bạn cũ, nhưng khả năng viết thì đã biến mất hoàn toàn, ngôn ngữ mẹ đẻ đã thực sự bị xóa bỏ.

Điều này có vẻ hơi kỳ quặc. Ota tập nói những từ đầu tiên trong đời bằng tiếng Nhật. Cô đã nói chuyện với bố mẹ mình bằng tiếng Nhật hàng năm trời. Nhưng sự bào mòn ngôn ngữ xuất hiện với người bản địa nhiều hơn bạn nghĩ. Sau khi bị giam giữ bởi nhóm khủng bố Taliban trong năm năm, Sgt. Bowe Bergdahl không thể nói được tiếng Anh. Dù sự thật là anh đã nói tiếng Anh suốt cả thời thơ ấu của mình ở Idaho.

Những người như Ota hay Bergdahl không hẳn là đã mất hoàn toàn kiến thức về ngôn ngữ bản địa của họ. Ví dụ, Ota vẫn có thể nhớ lại hoặc viết ra những câu cơ bản. Thay vào đó, chính ý nghĩa mới là cái đã biến mất. Những người như Ota không thể nhớ lại được cách kết hợp để sử dụng ngôn ngữ này. Họ không còn hiểu được những mối quan hệ và hệ thống có trong ngôn ngữ. Theo lời một nhà nghiên cứu đã nói, sự bào mòn ngôn ngữ là một quá trình từ từ “tháo gỡ nút thắt của những sự liên kết phức tạp”.

Rốt cục thì, chúng ta tự tạo ra kiến thức và kỹ năng cho mình, bởi vì việc này sẽ giúp chúng ta thành lập được những hệ thống của ý nghĩa. Nó giúp chúng ta hệ thống lại kiến thức, từ đó thay đổi cách lý giải mọi thứ. Sau buổi tập luyện muay thai của Sato, chúng tôi cùng ra ngoài ăn sáng. Anh ta đã thấm mệt, gương mặt nhợt nhạt. Chúng tôi cùng gọi trà. Khi thức ăn được đưa ra, Sato giải thích cho tôi rằng những cách tiếp cận chủ động hơn sẽ mang lại sự lĩnh hội sâu sắc hơn. Anh nói, “Câu hỏi đặt ra là: Bạn có nên chỉ học thuộc lòng mọi thứ? Hay bạn nên thử xem những điều đó kết hợp với nhau như thế nào?”

Có một điều quan trọng cần hiểu khi bàn về quan niệm tìm ra giá trị trong một lĩnh vực chuyên môn: Chúng ta phải chủ động tìm kiếm nó. Thậm chí kể cả khi đang hoạt động trí óc, chúng ta cũng sẽ không học được gì nếu không chủ đích học điều đó.

Ví dụ, từ trước đến nay các bác sỹ đã có rất nhiều cơ hội để nghiên cứu về cơ đầu gối. Những ca phẫu thuật khớp gối đã có từ ít nhất một trăm năm trước, và có tới hơn nửa triệu ca phẫu thuật đầu gối mỗi năm ở các bệnh viện trên cả nước. Đối với nhiều bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình, gân cơ ở đầu gối đã trở thành một ngôi nhà thứ hai – họ đã quen với chúng như những vật dụng trong phòng ngủ của mình – và ngày nào các bác sỹ cũng phải làm việc với gân đầu khối, kéo tách sụn khớp hay kiểm tra mô ở các khớp xương.

Tuy vậy, cách đây không lâu, nhà nghiên cứu kiêm bác sỹ chỉnh hình người Thụy Sĩ Karrl Grob đã tìm ra một gân mới ở đầu gối. Cùng với một nhóm các nhà nghiên cứu, Grob phát hiện ra một cơ gân nhỏ ở ngay trên xương bánh chè, mà từ trước đến nay chưa từng thấy ở bất kỳ cuốn sách giải phẫu học nào, hay được bất kỳ bác sỹ phẫu thuật nào nhắc tới.

Grob tỏ ra khá khiêm tốn về phát hiện này. “Tôi chỉ là một bác sỹ phẫu thuật bình thường”, ông nói. “Giải phẫu học như một thú vui của tôi vậy”. Những chuyên gia khác lại không giấu nổi sự hào hứng. “Phát hiện một cơ mới cũng khó như tìm ra huyền thoại quái vật Bigfoot vậy”, một blogger y học viết.

Vậy việc này đã xảy ra như thế nào? Tại sao rất nhiều bác sỹ đã không nhìn ra một gân ở đầu gối mặc dù đã thực hiện phẫu thuật hàng trăm ngàn lần mỗi năm? Một phần câu trả lời nằm ở bản chất của tư duy. Nói cách khác, Grob tìm ra đoạn gân này bởi ông chủ động tìm kiếm nó. Ông học được điều gì đó về đầu gối bởi ông muốn như vậy. Với một thái độ khác, Grob đã nhận ra giá trị ở chính những cơ gân mà chẳng có nghĩa lý gì với những người khác.

Nhà tâm lý học Ellen Langer đã nghiên cứu quan điểm này hàng thập kỷ nay, trong buổi chiều tôi tới thăm văn phòng bà, bà cho rằng việc học có ý nghĩa cần một chánh niệm, một sự chủ động kiếm tìm những giá trị. Đối với Langer, thái độ này, góc nhìn này không chỉ dừng lại ở việc dành sự chú ý cho nó. Nó cũng yêu cầu mọi người phải lưu tâm tới những điều mới mẻ trong từng trải nghiệm. Mọi người phải tắt chế độ “lái tự động” của não mình, bà nói, và chủ động kiếm tìm sự tinh thông.

Ở nhiều khía cạnh, hình thức chánh niệm này phụ thuộc vào ngữ cảnh. Ngữ cảnh đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành một thái độ chuyên tâm, và thường chúng ta sẽ cần một chút khơi dậy, một thay đổi trong nhận thức, để có thể hướng sự chú ý của mình vào việc học. Điều này rất rõ ràng khi tôi đang nói chuyện với Langer. Đôi khi, cuộc trò chuyện đi chệch hướng. Chúng tôi đều muốn tán gẫu vui vẻ, và Langer sẽ trêu tôi khi lỡ quên điều gì đó: “Anh bối rối khi nói chuyện với tôi à?”

Nhưng rồi tôi đưa ra những câu hỏi, và cuộc nói chuyện trở lại với giọng điệu sư phạm hơn. Langer sẽ hỏi tôi những câu rất thẳng như: “Anh có hiểu điều tôi đang nói không?” và khuyên tôi nên đọc một vài quyển sách. Cuộc trao đổi đã trở thành hành trình nhận ra điều gì đó có ý nghĩa; chính là học được một điều mới.

Có những yếu tố khác có thể mang lại một thái độ chuyên tâm hơn. Theo Langer, nếu chúng ta coi sự tinh thông là không giới hạn, chúng ta sẽ lưu tâm hơn. Việc nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ cũng rất hữu ích, và khi thay đổi cách nhìn, chúng ta cũng học được nhiều hơn, bởi việc đó khiến ta quen thuộc hơn với những điều khó nhận biết trong một lĩnh vực chuyên môn.

Nhưng có lẽ cái quan trọng nhất vẫn là ý nghĩa. Một trong những cách tốt nhất để tắt chế độ lái tự động của bộ não chính là kiếm tìm giá trị. Ví dụ, trong một nghiên cứu mới đây, Langer đã cho hai nhóm học sinh đọc một đoạn văn trong một cuốn sách. Chỉ dẫn bà đưa ra cho hai nhóm là giống hệt nhau, chỉ có một sự khác biệt mấu chốt. Một nhóm được yêu cầu “nghiên cứu” đoạn văn, trong khi nhóm còn lại thì phải biến đoạn văn “trở nên có ý nghĩa với bản thân mình” theo một cách nào đó.

Kết quả ư? Nhóm “tìm ý nghĩa” tỏ ra chú tâm vào công việc hơn nhiều, và cũng cho ra kết quả tốt hơn. Họ hiểu và ghi nhớ văn bản đó tốt hơn. Quan trọng hơn là khi nhóm “tìm ý nghĩa” được yêu cầu viết một bài luận về đoạn văn đó, họ đã viết những bài luận có chất lượng cao hơn nhiều.

Hãy xem một ví dụ thực tế, đó là sự bào mòn ngôn ngữ. Hóa ra chính lối suy nghĩ lại đóng một vai trò chủ chốt trong lĩnh vực này, và mọi người nhiều khả năng sẽ bị thui chột ngôn ngữ mẹ đẻ của mình nếu họ không đánh giá cao đất nước quê hương mình. Ví dụ, nghiên cứu chỉ ra rằng một người nói tiếng Tây Ban Nha nhiều khả năng sẽ quên tiếng Tây Ban Nha nếu anh ta đánh giá thấp đất nước này. Với một lối suy nghĩ tiêu cực như vậy, mọi người khó có thể duy trì được ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

Đôi khi điều này khá là hiển nhiên. Sẽ rất khó để học Excel nếu bạn không ưa gì phần mềm này. Nhưng quả thực đây là một điều đáng để bàn, bởi vì lối suy nghĩ đã thay đổi tư duy của chúng ta theo mọi cách có thể. Ví dụ, trong một nghiên cứu về sự bào mòn ngôn ngữ, dù một người có nói tiếng mẹ đẻ nhiều đến đâu đi chăng nữa cũng không quan trọng, nếu họ đã không thích đất nước mình. Nếu họ có một cái nhìn tiêu cực về quê hương, khả năng sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ sẽ suy giảm đi rất nhiều, dù trong thời gian dài họ đã từng sử dụng ngôn ngữ đó.

Langer đưa ra một vài lời khuyên cho vấn đề này: Khi một người muốn học thêm một kỹ năng, họ phải lưu tâm để ý tới những sắc thái khó nhận biết. Để có thể học hiệu quả, chúng ta phải chủ động và tích cực kiếm tìm những điều mới lạ và độc đáo trong một lĩnh vực chuyên môn. Điều này có nghĩa là, chúng ta lĩnh hội được tri thức bằng cách nhận ra những điểm khác biệt.

“Nhận thấy những điều mới chính là định nghĩa của chánh niệm”, bà nói.

Langer cũng khuyến cáo mọi người nên có một tư duy khám phá trong khi học. Ví dụ nếu bạn phải đọc một cuốn sách để phục vụ một môn học nào đó, đừng chỉ chăm chăm tập trung vào điểm số cuối cùng – điều đó có thể khiến trải nghiệm đọc sách trở nên căng thẳng mệt mỏi. Thay vào đó, hãy thử tìm kiến thức trong sách khơi dậy trí tò mò của bản thân, một điều gì đó bạn thấy có ý nghĩa. Kết quả học tập thường sẽ cao hơn và trải nghiệm đó cũng thú vị hơn.

Tương tự, các bác sỹ phẫu thuật đừng chỉ chăm chăm tìm cách vá dây chằng chéo trước. Họ nên dành chút thời gian để tìm tòi và phát hiện. Biết đâu họ lại tìm ra được một gân cơ mới.

Có một vấn đề với quan điểm về việc học mà tôi đã viết trong chương này, đó là việc tạo ra ý nghĩa cũng có mặt trái của nó. Về lý thuyết, học viên không phải là những chuyên gia, và chúng ta có thể đưa ra những kết luận kém thuyết phục, tưởng tượng ra giá trị dù thật ra chẳng có giá trị nào. Nói cách khác, rất có thể chúng ta sẽ nhầm lẫn.

Vấn đề ở đây, việc học là một quá trình tích lũy. Sự tinh thông phải được bồi đắp từ một nền tảng có sẵn, và ý nghĩa cũng vậy. Mọi người sẽ không thể học tốt nếu không được chỉ dẫn, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của quá trình học tập. Kỹ năng của họ còn yếu, và chẳng có chút tinh thông nào. Chúng ta không biết được mình còn thiếu kiến thức gì.

Ví dụ, nếu bạn đặt một túi đá nặng năm cân Anh và một túi lông chim cùng cân nặng trước mặt một ai đó, và bảo họ tìm hiểu về sự khác nhau giữa khái niệm khối lượng và trọng lượng, việc làm này sẽ không đem lại cho họ nhiều kiến thức. Trừ khi người đó đã biết một vài điều về lực hấp dẫn, nếu không họ sẽ không thể kết luận được rằng những vật thể có cùng khối lượng sẽ rơi với vận tốc như nhau. (Ít nhất là theo truyền thuyết, Galileo11 đã diễn tả sự thật này bằng cách thả rơi hai chiếc túi từ Tháp Nghiêng Pisa, và chỉ ra rằng khối lượng thực sự khác với trọng lượng.)

11 Galileo Galilei (thường được phiên âm trong tiếng Việt là Ga-li-lê) (sinh ngày 15 tháng 2 năm 1564 – mất ngày 8 tháng 1 năm 1642) là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. Các thành tựu của ông gồm những cải tiến cho kính thiên văn và các quan sát thiên văn sau đó. Galileo được gọi là “cha đẻ của việc quan sát thiên văn học hiện đại”, “cha đẻ của vật lý hiện đại”, “cha đẻ của khoa học”, và “cha đẻ của khoa học hiện đại”.

Nói một cách thực tế hơn, việc học cần phải được hướng dẫn. Để đạt được kỹ năng và tri thức, mọi người đều cần có ai đó chỉ bảo và hỗ trợ. Gia sư, huấn luyện viên, giáo viên đều đóng một vai trò cực kỳ to lớn. Chúng ta sẽ còn bàn lại về điều này nhiều lần nữa trong phần còn lại của cuốn sách. Còn bây giờ, hãy tạm gọi đó là giá trị của giáo viên.

Điều kỳ lạ là, mãi cho đến gần đây, chưa có một nghiên cứu hệ thống nào về vai trò của giáo viên và cách họ thúc đẩy việc học. Tất nhiên, hàng thế kỷ nay các chuyên gia đã và đang nghiên cứu về việc dạy học. Phương pháp Socrates đã có từ thời Hy Lạp cổ đại. Hình thức theo học nghề đã có từ thời Trung Cổ ở châu Âu. Triều đại nhà Hán ở Trung Hoa có thể đã tiên phong trong cách tiếp cận làm bài kiểm tra hà khắc trong trường học – chính họ đã khởi xướng kỳ thi dân sự đầu tiên.

Tuy vậy, vẫn chưa có một nhà nghiên cứu nào thử đo đếm sự khác biệt giữa một nhà giáo ưu tú và một người tầm trung, bằng cách sử dụng những số liệu thuyết phục thu thập từ điểm bài kiểm tra, những cuộc khảo sát, và từ nghiên cứu video. Một vài năm trước, nhà sáng lập Microsoft, Bill Gates đã bị mê hoặc bởi việc này. Ông đọc được một bài nghiên cứu về đề tài chất lượng giáo viên – ông thích thú đến mức ghi chú chi chít vào tài liệu đó. Gates không thể hiểu nổi vì sao một trong những câu hỏi cơ bản nhất của ngành giáo dục lại chưa được trả lời khi những công cụ nghiên cứu ngày càng hiện đại hơn. “Tôi không thể tin được lại có quá ít nghiên cứu về đề tài này”, Gates nhận xét.

Cuối cùng, người đàn ông giàu nhất thế giới này đã đổ khoảng 40 triệu Đô la Mỹ vào một dự án nghiên cứu, và kết quả thật kinh ngạc: Hàng tá những nhà nghiên cứu, hàng trăm trường học, hàng ngàn giáo viên, gần một trăm ngàn học sinh tham gia. Là một phần trong dự án, các nhà nghiên cứu đã phát triển một loại máy ghi hình mới, sẽ quay được toàn cảnh lớp học trong một tiết học của giáo viên. Mọi học sinh tham gia dự án đều phải làm khảo sát. Khoảng 500 người đã được huấn luyện chỉ để đánh giá những cuốn băng ghi hình giáo viên.

Được biết đến với tên gọi nghiên cứu MET (Đánh giá hiệu quả giảng dạy), dự án kéo dài hai năm, và một vài kết luận có bao gồm những điều chúng ta đã nói đến lúc trước, nhưng theo một giọng điệu kịch tính hơn. Ví dụ, rất ít giáo viên trong nghiên cứu thúc đẩy học sinh tự nghĩ ra những ý tưởng của riêng mình. Rất hiếm những hoạt động yêu cầu học sinh tìm tòi ý nghĩa.

Nhưng kết quả thú vị hơn nằm ở chỗ khác. Hóa ra trong việc học, có hai nhân tố thúc đẩy kết quả của học sinh, theo ông Ron Ferguson ở Đại học Harvard, người đã góp phần nghiên cứu những số liệu. Điều đầu tiên được những nhà nghiên cứu gọi là “sức ép học tập”, hay chính là mức độ mà giáo viên thúc đẩy học sinh của mình trong việc học.

Yếu tố thứ hai là “hỗ trợ học tập”, hay chính là mức độ mà học sinh cảm thấy có động lực nhờ giáo viên của mình. Yếu tố thứ hai này nói đến mối quan hệ cá nhân giữa học sinh và giáo viên.

Điều thú vị là kết luận có được từ nghiên cứu MET có nhiều điểm tương đồng với quan điểm đã nêu trong chương này. Cụ thể hơn, nhà giáo giỏi là phải biết khuyến khích học sinh của mình thực sự để tâm đến khó khăn trong học tập, và đảm bảo rằng học sinh phải luôn hiểu được ý nghĩa của lĩnh vực mình đang học. Nói cách khác, nhà giáo giỏi sẽ khiến học sinh của mình coi việc học như một hoạt động trí óc. Cùng lúc, họ cũng phải tạo ra được động lực và hỗ trợ cho học sinh. Họ cần giúp học sinh tìm được ý nghĩa trong việc học. Họ cho học sinh quyền tự quyết để chúng tự tìm ra sự liên hệ với bản thân.

Đây không phải một khám phá quá mới mẻ. Trước khi có dự án MET, người đoạt giải Nobel, Carl Wieman đã kết luận rằng mọi người nên coi giáo viên là “những nhà huấn luyện nhận thức”. Đối với Wieman, vấn đề nằm ở chỗ, tên gọi “giáo viên” thường khiến chúng ta nghĩ đó là một người chỉ đi truyền đạt thông tin. Nhưng theo ông, cách tiếp cận đó là hoàn toàn sai lầm, nó khiến chúng ta tưởng rằng kiến thức trong một lĩnh vực gì đó, như vật lý chẳng hạn, đến với chúng ta một cách tự nhiên.

Khi tôi tìm đến Wieman, ông giải thích rằng giáo viên cần được hiểu như những huấn luyện viên thể thao. Họ nên giúp đỡ học sinh của mình “học một lĩnh vực gì đó bằng cách bẻ nhỏ kiến thức ra thành những mảng chủ chốt cần tư duy, rồi cho học sinh luyện tập cái tư duy đó”, ông nói. Bên cạnh đó, nhà giáo nên khuyến khích học sinh cố gắng hết sức “để có thể làm được công việc khó khăn này”. Nói cách khác, con người cần sự trợ giúp về tinh thần. Chúng ta luôn muốn được cổ vũ.

Đối với nhiều người, điều rút ra là họ cần có người hướng dẫn để giúp bản thân tiến bộ. Người hướng dẫn sẽ giúp chúng ta hiểu ra ý nghĩa của lĩnh vực. Thêm nữa, chúng ta không được quên khía cạnh xã hội của việc học, nhu cầu cần sự giúp đỡ về tinh thần và sự liên hệ với bản thân. “Khi bạn học, bạn sẽ cần một người nào đó giúp đỡ để mình tiến bộ hơn”, Wieman nói với tôi.

Điều thú vị là, nghiên cứu MET cho thấy chính những học sinh lại có một cảm quan khá tốt về chất lượng của nhà giáo, và những bài khảo sát học sinh sinh viên có thể dự đoán chính xác về tương lai của sự học, theo lời ông Ferguson. Nói tóm lại, nếu bạn muốn tìm một giáo viên hay gia sư giỏi, đừng chỉ tập trung vào bằng cấp (chúng thường chẳng có nghĩa lý gì). Đừng quá quan tâm xem giáo viên đó đã làm việc ở lĩnh vực này bao nhiêu năm rồi (chỉ có thể đánh giá qua một vài năm đầu, sau đó thì chúng chẳng nói lên nhiều điều.) Thay vào đó, hãy hỏi mọi người rằng nhà giáo này có đặt ra những thử thách cho học sinh? Họ có giải thích sự việc một cách rõ ràng? Người đó có học được nhiều khi theo học lớp đó không? Bạn cũng nên hỏi cả cố vấn học tập. Giáo viên có quan tâm đến họ không? Người đó có liên hệ kiến thức không? Họ giúp đỡ những học sinh đang gặp khó khăn như thế nào?

Khái niệm hỗ trợ là một khái niệm quan trọng, sẽ được chúng ta xem xét kỹ hơn trong chương tiếp theo. Thật sự thì ý nghĩa chỉ là bước khởi đầu sự học, và cuối cùng, chúng ta cũng cần phải lập kế hoạch chính xác cho những gì chúng ta muốn học.


 

 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button