Kỹ năng mềm

Học Như Einstein

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Peter Hollins

Download sách Học Như Einstein ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


PHẦN MỞ ĐẦU

Thú thực khi còn nhỏ, tôi chưa bao giờ biết cảm giác đứng đầu lớp là thế nào.

Tôi không biết cách học tập và nghiên cứu. Tôi luôn chờ đến phút cuối cùng để nhồi nhét một mớ kiến thức, thức trắng vài đêm để hoàn thành một dự án mà tôi đã có cả vài tháng để hoàn thành. Tôi ghi chép rất tệ và thường xuyên dựa dẫm vào sự giúp đỡ của bạn bè. Thậm chí, tôi còn thường xuyên trốn học.

Vâng, tôi không phủ nhận rằng mình đã từng là một học sinh tồi. Khi đó, tôi chẳng thèm quan tâm tới học tập, và thích vi vu trên chiếc xe đạp của mình hơn.

Tuy nhiên, khi học lớp 8, có một sự việc xảy ra đã thay đổi thế giới quan của tôi. Khi đó tôi có thích một cô bạn gái tên Jessica học cùng lớp tiếng Tây Ban Nha. Tôi thực sự muốn gây ấn tượng với cô ấy, chính động lực đó đã thúc đẩy những sự thay đổi lớn lao ở trong tôi, khi ấy là một anh trai trẻ. Chúng tôi học cùng nhau ở lớp học tiếng Tây Ban Nha và thật may mắn tôi ngồi ngay sau cô ấy. Hóa ra cô ấy cũng không yêu thích ngôn ngữ này nên liên tục quay xuống hỏi bài tôi.

Vậy là tôi bắt đầu có cơ hội lọt vào mắt xanh của cô ấy, nhưng tôi không biết làm thế nào khi chẳng thể trả lời được những câu hỏi cô ấy đặt ra. Nếu như cô ấy đi hỏi những gã trai khác trong lớp thì sao? Tôi tuyệt đối không muốn điều đó xảy ra!

Với quyết tâm đó, tôi bắt đầu nghiên cứu và học tiếng Tây Ban Nha một cách tử tế để cô ấy có nhiều lý do để quay xuống hỏi bài tôi. Khi bạn có một động lực đủ lớn, bạn có thể làm được những điều ngoài sức tưởng tượng. Trong năm đó, tôi đã tiến bộ thần tốc và trở nên thành thạo ngôn ngữ này hơn bất kỳ ai trong lớp. Hơn thế nữa, tôi thường tìm kiếm những câu thành ngữ và từ ngữ phức tạp để gây ấn tượng với cô ấy bất kỳ lúc nào tôi có cơ hội.

Tôi chủ yếu học từ mới bằng một bộ thẻ nhớ khổng lồ từ đơn giản tới phức tạp. Bắt đầu là những thẻ chỉ có một từ ở mặt sau, rồi đến cuối năm học, mỗi thẻ có ba tới bốn câu ở mặt sau, tất cả đều bằng tiếng Tây Ban Nha. Tôi đạt được một điểm A+ trong lớp học này, một điểm A+ ít ỏi mà tôi nhận được trong suốt quãng thời gian đi học của mình, nhưng rốt cuộc chuyện với Jessica không đi đến đâu cả. Tuy nhiên, nhờ đó tôi đã nhận ra rằng khi bạn có một đích đến hoặc mục tiêu rõ ràng, thì những gì bạn có thể đạt được thậm chí còn vượt xa điều mà bạn mong đợi. Ít nhất là trong trường hợp của tôi.

Phần lớn thời gian trong cuộc đời chúng ta không có những mục đích rõ ràng như vậy để dẫn đường tới thành công. Chúng ta thường học một cách miễn cưỡng và trả bài lấy lệ. Học tập không phải là hưởng thụ, mà đúng hơn là một công việc yêu cầu trách nhiệm. Bản chất của việc nghiên cứu và học tập không phải để tìm kiếm niềm vui.

Vậy chúng ta làm thế nào? Ta phải làm gì khi chỉ mở một cuốn sách ra hoặc nghe một bài giảng thôi cũng khiến ta phải đấu tranh.

Nếu bạn có trong đầu những câu hỏi đó, giống tôi, thì Học như Einstein được thiết kế dành riêng cho bạn. Cuốn sách này là tập hợp những kỹ năng học tập đảm bảo giúp bạn ghi nhớ nhiều hơn và học nhanh hơn, thậm chí ngay cả khi bạn chán ghét điều đó đến tận cổ. Bạn có thể không vui vẻ gì khi học tập nhưng ít nhất bạn có thể đạt được kết quả tốt hơn trong thời gian ngắn hơn, và sớm muộn gì bạn cũng được chuyển tiếp sang những hoạt động khác.

Kỹ năng học hiệu quả là một trong những kỹ năng giá trị nhất bạn có thể trang bị cho bản thân, bởi mọi thứ đáng giá trong cuộc đời này đều là kết quả của một quá trình học tập bền bỉ và hiệu quả.

ĐỌC THỬ

Chương 1ĐẬP VỠ NHỮNG TRUYỀN THUYẾT

Chào mừng bạn đến với Học như Einstein, nơi những điều tốt đẹp sẽ trở nên tuyệt vời, những điều tuyệt vời sẽ trở thành truyền thuyết, và những điều tầm thường trở nên bớt tầm thường hơn!

Có thể bạn cảm thấy tôi đang cường điệu hóa, nhưng thật lòng, tôi đảm bảo rằng không phải vậy. Kỹ năng học hiệu quả là một trong những siêu năng lực tuyệt vời nhất mà bất kỳ ai cũng có thể gặt hái được. Bạn có thể chưa nhận ra, nhưng kỹ năng học hiệu quả sẽ giúp bạn mở khóa mọi cánh cửa chắn đường bạn trong cuộc đời.

Tại sao ư? Bởi vì đơn giản không phải ai sinh ra cũng đã là một chuyên gia trong bất kỳ lĩnh vực gì!

Khi bạn chào đời, bạn như một tờ giấy trắng và không thể tự làm gì, dần dần bạn học hỏi từ thế giới xung quanh, ăn thế nào, uống làm sao, rồi học đi và học nói. Chúng ta thường coi những kỹ năng ấy nghiễm nhiên mà có, nhưng thực ra ta có được chúng là nhờ liên tục học tập từ người khác.

Năm năm đầu tiên của cuộc đời, con người không có mấy khác biệt bởi mỗi chúng ta đều cần học những kỹ năng thiết yếu như học đi, học nói, học nhai nuốt và học đi giày. Nhưng rồi sau đó thì sao? Bạn bắt đầu thấy có những người bứt phá ra khỏi số đông. Josh có thể làm tính nhân chia còn nhanh hơn thầy giáo, nên cậu ấy được nhảy cóc một lớp. Còn Josiah đến giờ vẫn còn cảm thấy khó khăn khi làm phép tính trừ nên cậu ấy bị ở lại lớp một năm.

Liệu có phải bởi Josh vốn tự nhiên thông minh hơn? Không hẳn vậy. Câu trả lời sẽ được đề cập tới trong chương này và trải dài trong nội dung cả cuốn sách.

Tất cả đều do học tập, và cách học của mỗi đứa trẻ. Từ đó, khi trưởng thành hơn, chúng ta bắt đầu thấy có những người trở nên xuất chúng và ngày càng bỏ xa những người khác nhờ vào khả năng học tập của họ, chứ không hẳn bởi họ có tài năng thiên phú.

Bởi vậy, để khởi đầu cuốn sách, chúng ta sẽ dành chương này để tìm hiểu những truyền thuyết về việc học.

Truyền thuyết 1: Trí thông minh thiên phú đóng vai trò quyết định trong việc học.

Câu này cần được hiểu cho đúng, bởi thực sự tồn tại những thiên tài xuất chúng có trí tuệ hơn người như Einstein và Newton. Tuy nhiên trên thế giới này có được bao nhiêu người như vậy? Nếu cho bạn một phút, tôi chắc chắn bạn không thể gọi tên nhiều hơn số ngón tay của bạn những “thiên tài” nổi tiếng. Thế còn tất cả chúng ta thì sao?

Trí thông minh là một khái niệm rất mơ hồ. Ta lấy ví dụ là những bài kiểm tra IQ, chúng được thiết kế để đo được trí thông minh (ngay tên gọi của nó cũng nói lên điều đó), nhưng thực tế chúng chỉ đo được một chuỗi những thước đo cụ thể mà họ nghĩ có thể chuyển đổi tương đương sang trí thông minh. Những bài kiểm tra IQ cổ điển sẽ đo được sự khéo léo, óc sáng tạo, khả năng nhìn ra các khuôn mẫu và tìm sự liên quan.

Đó là những tố chất tốt, nhưng bạn cũng có thể thấy, chúng ta không thể chỉ dựa trên từng ấy yếu tố để đánh giá một ai đó là thông minh hay không, mà bỏ qua vô vàn yếu tố khác không được cân nhắc đến trong những bài kiểm tra này.

Khi hiểu được mục đích của việc học, bạn sẽ thấy không ai thông minh hơn hay xuất chúng hơn ai. Tất cả chúng ta đều không ngừng học tập từ khi chỉ là những đứa trẻ, chính sự nỗ lực, sự tập trung và một số nguyên tắc được nhắc đến trong cuốn sách này sẽ giúp bạn nâng khả năng học hỏi của mình lên một tầm cao mới, chứ không phải khả năng thông minh thiên phú.

Trí thông minh và khả năng học tập của một người cần phải được đánh giá toàn diện bởi nhiều yếu tố hơn so với bất kỳ bài kiểm tra nào. Bạn cần hiểu rằng mình có thể học được tốt như bất kỳ ai khác, và nếu một ai đó có vẻ hiểu một điều gì đó nhanh hơn bạn, đơn giản là họ đang nhìn vào nó qua một góc nhìn khác, chứ không phải do họ là những thiên tài bẩm sinh.

Nếu bạn không có niềm tin ở bản thân, cho rằng mình không thể làm tốt như họ được, thì bạn mất công cố gắng để làm gì? Việc mặc định rằng một ai đó giỏi hơn mình chỉ đơn giản là do họ có tư chất thông minh hơn thực ra rất nguy hiểm, bởi nó dễ khiến bạn cảm thấy chán nản và hoài công vô ích.

Truyền thuyết 2: Thất bại là tệ hại

Ngược lại, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thất bại là một trong những điều tuyệt vời nhất trong quá trình học tập.

Việc để một người nếm trải thất bại, kể cả khi bạn có thể dễ dàng giúp họ, là một cách tuyệt vời để học được nhiều bài học giá trị. Đây là quan điểm “Thất bại tích cực” do một nhà nghiên cứu của trường Đại học Singapore kết luận sau khi quan sát hai nhóm học sinh, trong đó nhóm đầu tiên được giáo viên giúp đỡ tìm ra câu trả lời cho các vấn đề của họ, còn nhóm thứ hai không nhận được sự giúp đỡ nào mà chỉ được hướng dẫn là cần phải hợp tác và làm việc với các bạn cùng nhóm.

Kết quả là nhóm thứ hai tuy không trả lời chính xác được bất kỳ vấn đề nào, nhưng khi làm việc nhóm đã mang lại nhiều hướng giải quyết khác nhau, qua đó họ có được sự hiểu biết sâu rộng hơn hẳn về những giải pháp có thể có và những đòi hỏi để thực hiện nó. Cuối cùng, khi so sánh hai nhóm về giá trị kiến thức mà họ thu nạp được, nhóm thứ hai thực sự “vượt trội” hơn nhóm đầu tiên.

Kết quả này nói lên điều gì về việc học? Việc dễ dàng đưa cho một người câu trả lời và đảm bảo rằng họ không bao giờ nếm mùi thất bại hóa ra lại làm hại họ. Điều đó cướp đi của họ cơ hội rèn luyện kỹ năng phân tích và tư duy phản biện. Chính việc vắt óc suy nghĩ về một vấn đề nào đó để tìm ra câu trả lời mới thực sự đem lại ý nghĩa cho việc học.

Nhà nghiên cứu người Singapore này cũng chỉ ra ba điều kiện cụ thể thúc đẩy “sự thất bại tích cực”. Thứ nhất, thất bại là tốt nhất khi nó thôi thúc cảm giác thách thức và tạo ra sự cuốn hút thay vì gây thất vọng. Tất nhiên bạn sẽ có cảm giác thất vọng khi đã nỗ lực hết mình mà không đem lại bất kỳ kết quả gì, do đó cần phải có cảm giác mình đang tiến bộ và đã đạt được một kết quả nhất định dù chưa chiến thắng được thử thách. Ví dụ như bạn không thể mong đợi một “thất bại tích cực” khi đưa cho đứa trẻ một chương trình tích phân phức tạp. Đích đến cần phải nằm trong tầm với của họ để bất kể kết quả thế nào họ cần thấy được sự tiến bộ của bản thân sau thất bại.

Thứ hai, thất bại là tốt nhất khi người học có cơ hội thực hành và hiểu rõ những gì họ đang làm, giống như các thành viên trong nhóm thứ hai của nghiên cứu này. Khi bạn chia sẻ về những suy nghĩ của mình, thay vì cứ đơn độc làm việc, sẽ làm sáng tỏ những nỗ lực của bạn. Bởi khi đó bạn đang chủ động phân tích những gì mình đang làm. Thường thì việc chia sẻ suy nghĩ với người khác sẽ mở ra những giải pháp mà bạn không ngờ tới.

Thứ ba, thất bại là tốt nhất khi người học có cơ hội để so sánh những giải pháp hiệu quả với những giải pháp không hiệu quả. Bạn chỉ có được những trải nghiệm này nếu không được ai chỉ cho một con đường có sẵn mỗi khi vướng mắc. Dần dần bạn sẽ nhận ra dấu hiệu của thất bại và trực giác sẽ giúp bạn phân định giải pháp nào có vẻ đúng hay sai.

Bạn có thể gọi đây là cách học “yêu cho roi cho vọt”. Khi bạn đưa cho một người đàn ông con cá, bạn có thể nuôi sống anh ta một ngày, nhưng khi bạn dạy anh ta bắt cá (tất nhiên ban đầu anh ta sẽ phải vất vả một chút), bạn sẽ giúp anh ta kiếm ăn cả đời. Cho phép một ai đó thất bại là bạn đã dạy người đó kỹ năng giải quyết vấn đề, một cách định nghĩa khác về học tập với cái nhìn toàn diện hơn.

Truyền thuyết 3: Nếu bạn quên, bạn sẽ thua.

Trong quan niệm học tập thông thường, chúng ta hay cho rằng việc quên đi một điều gì đó, dù chỉ trong giây lát, là do chúng ta đã không học bài kỹ ngay từ đầu.

Thực tế thì điều đó không đúng. Quên – là một phần thiết yếu của quá trình tạo ra những kỷ niệm mới. Đó là một bộ lọc cho các thông tin không quan trọng: chúng ta sẽ quên những gì không cần sử dụng đến. Mọi thứ chúng ta nghe hoặc nhìn thấy đều có xu hướng sẽ bị quên lãng cho tới khi chúng ta nhận thấy thông tin đó là cần thiết và quan trọng – và khi đó ta lưu trữ để có thể truy cập lại nó từ các ngân hàng bộ nhớ.

Điều gì làm cho chúng ta nhận ra rằng mình muốn nhớ hoặc cần nhớ một thông tin nào đó? Đó là khi chúng ta nhắc lại hoặc truy cập nó nhiều lần. Chính việc truy cập này, đôi khi còn được gọi là học tập chủ động, sẽ gắn kết thông tin này vào bộ nhớ chúng ta. Mỗi khi chúng ta vắt óc để nhớ lại một điều gì đó đã suýt quên, thì khả năng ghi nhớ sẽ được rèn luyện lại một lần nữa.

Truyền thuyết 4: Học càng nhiều thì càng tốt.

Chắc chắn bạn đã từng thấy những người học cả ngày lẫn đêm, và rồi thức trắng đêm trước khi thi để nhồi nhét kiến thức. Việc dành quá nhiều thời gian cho việc học có thực sự là một cách tốt hơn để ghi nhớ thông tin? Không phải lúc nào cũng vậy.

Việc học tập quá sức như vậy tuy không thực sự gây hại cho việc học và trí nhớ của bạn, nhưng tôi chắc chắn một điều là nó không giúp ích nhiều lắm. Các nghiên cứu đã chỉ ra một quan niệm được gọi là “lặp lại cách quãng” sẽ cho hiệu quả học tập và ghi nhớ hơn nhiều so với việc học vẹt cả ngày.

Điều này cho thấy não của bạn, cũng giống như cơ bắp, cần có thời gian để hồi phục và tạo ra các kết nối thần kinh cho thông tin mà bạn vừa thu nạp. Điều đó cũng có nghĩa là nếu bạn quá cố gắng và cảm thấy kiệt sức, thì bạn đang lãng phí thời gian khi yêu cầu não của mình thu nhận nhiều hơn khả năng của nó. Khi đó, bạn sẽ gặp phải hiện tượng dù đọc đi đọc lại một đoạn văn nào đó nhiều lần mà vẫn không thể tiếp thu thêm được thông tin gì.

Vậy có thể kết luận là truyền thuyết này coi trọng sự ghi nhớ hơn so với sự hiểu biết và phân tích, trong khi chính những kỹ năng sau mới giúp thông tin lưu trữ chặt chẽ trong trí nhớ một cách tốt nhất. Như vậy, học nhiều hơn chưa chắc đã tốt hơn, học một cách thông minh mới là điều tốt nhất.

Truyền thuyết 5: “Tôi là một người chỉ thuận não trái!”

Có một truyền thuyết cho rằng mỗi bán cầu não có những khuynh hướng nhất định hướng tới sự phát triển khả năng sáng tạo hay tư duy logic, mọi người nên đặt mục tiêu cho việc học sao cho phù hợp với các thiên hướng khác nhau này.

Ví dụ như người thuận não phải sẽ có thiên hướng sáng tạo hơn, yêu tự do và vô tư hơn, trong khi người não trái thì có thiên hướng lý trí hơn, giỏi phân tích và thận trọng hơn. Điều đó nghe cũng có vẻ hay ho và khiến bạn tin, nhưng nó không có nghĩa là bạn có thể học chỉ với một bên não và có mỗi bên não đó làm việc mà thôi.

Cả hai bán cầu não đều tham gia vào gần như mọi quá trình làm việc của hệ thần kinh, và nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng không có khái niệm bán cầu não chi phối hay bất kỳ điều gì tương tự. Điều này có ý nghĩa gì với bạn? Chỉ vì bạn có tính nghệ thuật hay có thiên hướng phân tích nhiều hơn không có nghĩa là bạn nên bỏ qua những lĩnh vực hay ho khác trong cuộc sống! Bạn cũng có thể làm tốt ở những lĩnh vực khác, thậm chí có thể tốt hơn, nên đừng để những truyền thuyết về bán cầu não chi phối ngăn cản bạn khám phá những khả năng khác của mình.

Hãy tưởng tượng điều gì có thể xảy ra khi bạn tập trung quá sâu vào chỉ một nửa của bán cầu não và thiên hướng của nó: bạn có thể sẽ giới hạn và thu hẹp khả năng của bản thân, và biết đâu có thể bạn không định hướng cho mình một cách chính xác thì sao?

Giờ đây khi bạn đã gạt ra khỏi đầu mình được một số truyền thuyết kể trên, tôi hi vọng bạn sẽ cảm thấy tích cực hơn và mạnh mẽ hơn về khả năng học tập của mình, đã đến lúc để chúng ta đào sâu hơn và nghiền ngẫm tiếp tục những nền tảng về cách học hiệu quả hơn.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button