Kỹ năng mềm

Hóa Giải Giận Dữ

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Masako Fujii

Download sách Hóa Giải Giận Dữ ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời dẫn

“Mỗi ngày một người bình thường dường như phải đối mặt với rất nhiều những cơn giận dữ từ nhiều nguồn khác nhau. Rất may trong cuốn sách này, bác sĩ tâm lý Fujii Masako sẽ chỉ ra cho độc giả cách thức hóa giải những giận dữ mà bạn có thể phải đối mặt..”

Sếp luôn nổi giận
Nơi làm việc là một kho stress
Sự giận dữ trong gia đình
Những phiền phức trong quan hệ tình cảm
Những phiền phức trong cuộc sống thường nhật

Mỗi ngày một người bình thường dường như phải đối mặt với rất nhiều những cơn giận dữ từ nhiều nguồn khác nhau. Rất may trong cuốn sách này, bác sĩ tâm lý Fujii Masako sẽ chỉ ra cho độc giả cách thức hóa giải những giận dữ mà bạn có thể phải đối mặt.

Tác giả Fujii Masako cho biết có vô số lý do khiến một người trở nên giận dữ, tuy nhiên có một điểm chung duy nhất, đó là người tức giận đang gặp phải khó khăn, và chính vì không xử lý được vấn đề nên họ chỉ còn cách thể hiện bằng sự tức giận. Do đó, từ nay nếu gặp ai đó đang giận dữ, bạn hãy tự nhủ rằng họ đang gặp khó khăn. “Tôi là tôi. Bạn là bạn”. Nếu chúng ta có thể phân biệt rạch ròi ranh giới giữa bản thân và người khác thì việc chúng ta bị cảm xúc của họ chi phối, hoặc trút giận lên người khác chắc chắn sẽ giảm đáng kể.

Nếu vẫn quá để tâm đến chuyện đó thì tốt hơn hết, bạn hãy xem xem liệu mình có thể giúp họ điều gì không.
Ẩn chứa phía sau cơn giận dữ là vô vàn các nguyên do, và đó chính là điều mà tác giả cuốn sách cung cấp cho độc giả trong cuốn sách này. Hy vọng rằng khi phải đối mặt với sự tức giận của ai đó, bạn có thể đối phó một cách khéo léo và hiệu quả.

Bên cạnh đó, với những độc giả thường rơi và trạng thái tức giận, cuốn sách cũng có thể khiến độc giả suy ngẫm để hiểu thêm về sự tức giận, bản thân và có thể thay đổi chính mình.

*****

Khi ở trong trạng thái bồn chồn lo lắng, người ta thường trăn trở mình nên làm điều gì đó, hoặc tự nhủ rằng đây chỉ là chuyện bình thường và cố gắng chịu đựng, dù thực tế là do họ không quen nhờ vả người khác, hoặc đang canh cánh trong lòng nhiều nỗi bất an, muộn phiền. Hay cũng có nhiều trường hợp, người ta nổi nóng do cảm thấy không khỏe hoặc khó chịu trong người.

Điều này xuất phát từ những lý do cá nhân, nhưng sự giận dữ thường phát ra năng lượng rất mạnh mẽ nên nếu ở bên cạnh họ, cảm xúc của chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực.

Có nhiều người tự trách bản thân rằng, liệu có phải mình đã làm đối phương khó chịu không, và việc đó khiến bản thân họ trở nên bối rối, tâm trạng cũng xấu hơn.

Cảm xúc không chỉ bao gồm sự giận dữ, và tất cả các trạng thái cảm xúc của con người chỉ có thể được kiểm soát bởi chính bản thân người đó.

Cảm giác băn khoăn “Có phải mình đã làm đối phương khó chịu không?” là do ta không phân định rạch ròi được ranh giới cảm xúc của bản thân và người khác. Nói đúng hơn, chúng ta đang cố gắng kiểm soát cảm xúc của người khác, việc mà chỉ họ mới làm được.

Chúng ta không thể biết nguyên nhân khiến một người giận dữ nếu không trực tiếp hỏi chính họ. Việc đoán mò “Chắc do mình làm không tốt nên anh ta mới nổi giận” hay “Mình đã sơ ý nên đã khiến cô ấy tức giận” cũng chỉ khiến sự việc càng thêm phức tạp, đôi khi còn làm đối phương nổi giận thêm.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn bất giác lo lắng và cố gắng mường tượng ra suy nghĩ của đối phương. Chính vì vậy, trong cuốn sách này tôi đã liệt kê đầy đủ các nguyên do có thể khiến ai đó nổi giận dưới góc nhìn của một chuyên gia tư vấn tâm lý.

Với kiến thức và kinh nghiệm lâu năm làm bác sĩ tâm lý, trong khả năng có hạn của mình, tôi đã cố gắng đưa ra những nguyên do cho các trường hợp thường gặp. Nhưng đây chỉ là những kiến giải của cá nhân tôi, có thể có những trường hợp biểu hiện hoàn toàn giống nhưng lại bắt nguồn từ những lý do hoàn toàn khác.

Do đó, từ nay nếu gặp ai đó đang giận dữ, bạn hãy tự nhủ rằng họ đang gặp khó khăn. Nếu vẫn quá để tâm đến chuyện đó thì tốt hơn hết, bạn hãy xem xem liệu mình có thể giúp họ điều gì không.

Ẩn chứa phía sau cơn giận dữ là vô vàn các nguyên do, và đó chính là điều mà tôi mong các bạn độc giả hiểu được sau khi đọc cuốn sách này. Hy vọng rằng khi phải đối mặt với sự tức giận của ai đó, bạn có thể đối phó một cách khéo léo và hiệu quả.

Bên cạnh đó, với những độc giả thường rơi vào trạng thái tức giận, tôi mong rằng qua cuốn sách này bạn sẽ suy ngẫm để hiểu hơn về bản thân mình, về nguồn gốc của sự tức giận.

Cảm xúc, bao gồm cả sự tức giận là quyền tự do của mỗi người. Người khác không thể can thiệp vào, và cũng không thể nhận trách nhiệm về phía mình.

“Tôi là tôi. Bạn là bạn”. Nếu chúng ta có thể phân biệt rạch ròi ranh giới giữa bản thân và người khác thì việc chúng ta bị cảm xúc của họ chi phối, hoặc trút giận lên người khác chắc chắn sẽ giảm đáng kể. Rất mong cuốn sách này có thể thay đổi bạn.

Có những ông sếp sẵn sàng quát nạt nhân viên mỗi khi công việc không tiến triển thuận lợi hay có chuyện gì đó phật ý. Có những ông sếp chỉ nhằm vào một nhân viên mà lặp đi lặp lại điệp khúc: “Anh phải để tôi nhắc lại chuyện này bao nhiêu lần? Đúng là vô dụng!…” Lại có những ông sếp chẳng bao giờ hướng dẫn cho nhân viên mà chỉ biết quát: “Bằng cách gì tôi không cần biết, nhưng các anh chị hãy mang doanh thu về đây!” mỗi khi kết quả kinh doanh không đạt chỉ tiêu đề ra.Đó là chưa kể đến những cấp trên luôn tỏ ra khó chịu khi nhân viên suy nghĩ, tiến hành công việc theo cách riêng của họ: “Tại sao anh lại tự ý hành động khi chưa có sự cho phép của tôi?” Xung quanh bạn có thể có những ông sếp như vậy.

Quát mắng nhân viên khi hoạt động kinh doanh không mang lại kết quả như mong đợi là do ông sếp lo sợ đánh giá của cấp trên về bản thân giảm sút. Quát nhân viên là đồ vô dụng cũng đồng nghĩa với việc che giấu sự tự ti về năng lực chỉ đạo của bản thân, khi không tìm ra được phương hướng giải quyết cho vấn đề. Một ông sếp ích kỷ thường muốn đặt nhân viên dưới tầm kiểm soát, buộc mọi việc vận hành theo ý mình. Những biểu hiện trên cho thấy ranh giới phân biệt bản thân với người khác không rõ ràng, họ đã dồn ép quá nhiều cảm xúc cá nhân vào đối phương.

Những ông sếp phiền hà này có một điểm chung, đó là việc của mình thì làm ngơ xếp xó, còn việc của nhân viên thì lại bắt bẻ, chỉ trích. Và thực ra, những ông sếp này chỉ tìm những người ở vị thế thấp hơn để trút giận, coi đó như một cách xả stress. Chỉ quát nạt một nhân viên nhất định chính là ví dụ điển hình cho kiểu sếp như vậy.
Trong tiếng Anh, tất cả những lời nói, hành vi như trên được gọi là power harassment, nghĩa là “ỷ vào quyền lực để gây sách nhiễu”. Trên thực tế, rất nhiều người thường nhún nhường, cam chịu khi bị cấp trên quở trách, quát tháo. Bởi họ cho rằng những điều sếp nói cũng không phải không có lý, hoặc nghĩ sếp không phải người xấu nên không có ác ý. Nhưng liệu suy nghĩ này có đúng không? Chỉ xét việc cấp trên mắng nhiếc, to tiếng với nhân viên trước mặt mọi người đã là không thể chấp nhận được rồi.

ĐỌC THỬ

Những mầm mống của sự giận dữ trong gia đình

Có những người thích trút giận vào đồ đạc sau khi cãi vã, như đấm tường bùm bụp, ném đồ đạc lung tung, hoặc đóng sầm cửa… Dù sao những hành động này vẫn tốt hơn là dùng bạo lực trực tiếp, nhưng cảm giác nặng nề khó chịu thì khó có thể tiêu tan. Trong tâm lý học, việc này gọi là “hành động hóa”, khi không thể nói ra những căng thẳng, mâu thuẫn tâm lý trong lòng, hoặc không có cách giải quyết vấn đề, người ta thường giải tỏa bằng hành động. Những người này thường có kỹ năng giao tiếp kém, vì thế, ta cần quan tâm, đặt câu hỏi để lắng nghe những tâm sự của họ.

Tuy nhiên, khi họ đang giận dữ đập phá đồ đạc, hay đóng sầm cửa… họ không muốn nghe điều gì cả, ta cần để họ yên tĩnh một mình. Nếu ta phản ứng lại bằng lời nói, như: “Có gì muốn nói thì nói thẳng ra, sao phải làm thế…” câu chuyện sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn mà thôi. Những lúc như vậy, ta cần trấn tĩnh bản thân bằng cách tự nhủ: “Anh ta đi mất rồi, tự nhận thua rồi”, hoặc “Thì ra anh ta chỉ hành động được như vậy thôi, thật là mất mặt!” Hãy đợi đến khi hai bên đã bình tĩnh lại mới trò chuyện, chia sẻ một cách thẳng thắn để có thể hiểu nhau sâu sắc hơn.

Nhiều người thường trút giận lên đồ vật vì không biết cách biểu lộ tâm trạng. Hãy chờ đến khi họ bình tĩnh lại rồi hãy trò chuyện với nhau!

Bà vợ làm lớn chuyện từ những điều nhỏ nhặt.

Chuyện bé cỏn con mà cũng phải bực tức đến thế sao?

Ông chồng cởi bít tất ra, vo tròn rồi quăng vào giỏ quần áo đem giặt, bà vợ liền cằn nhằn: “Ông hãy thôi kiểu luộm thuộm ấy đi. Đã nói bao nhiêu lần phải vuốt thẳng tất ra rồi mới cho vào giỏ đồ!” Khi anh chồng đến điểm hẹn muộn một chút, chị vợ không ngớt lời than vãn: “Anh lúc nào cũng vậy, có lần nào đến đúng giờ được đâu…”, rồi lôi cả những chuyện trong quá khứ ra để tiếp nối bài ca than thở lê thê. Có rất nhiều bà vợ thích làm to chuyện lên, khiến không ít ông chồng phải ngán ngẩm. Chuyện đôi tất hay trễ hẹn, đối với cánh đàn ông chỉ là chuyện nhỏ nhặt. Nhưng càng những chuyện nhỏ nhặt, phụ nữ càng không nói với bạn đời mà thường im lặng cam chịu. Khi người phụ nữ nổi cơn giận dữ, đó là kết quả của những cam chịu “nhỏ nhặt” tích tụ ngày này qua ngày khác, lớn dần lên và đến lúc vỡ òa.

Những lúc thế này người chồng không nên phản ứng lại theo kiểu: “Chuyện có thế mà cũng cáu ầm lên!” Càng tỏ thái độ với cơn giận dữ của người vợ, thì tâm trạng cả hai bên càng tệ hại, khiến vấn đề trở nên phức tạp hơn.

Đầu tiên, người chồng cần nhận lỗi với vợ. Rồi sau đó, hai bên hãy bình tĩnh nói chuyện về phương hướng giải quyết vấn đề, chẳng hạn như: “Anh xin lỗi vì làm em thêm vất vả. Thế nào mà anh cứ quên. Hay là mình phạt tiền mỗi khi anh tái phạm, em thấy thế nào?”, hoặc “Tệ quá, hôm nay anh lại đến muộn. Từ giờ anh sẽ cố gắng đi sớm hơn nữa, nếu lần sau anh còn đến muộn thì phải làm thế nào nhỉ?”… Tuy nhiên, khi người vợ cứ khăng khăng giữ thái độ giận dữ, không chịu thỏa hiệp, thường xuyên nổi cáu, thì bản thân cô ấy phải có trách nhiệm kiểm soát cảm xúc của bản thân. Cả hai cần gần gũi nói chuyện với nhau nhiều hơn để tránh việc người vợ tích tụ những bất mãn thường nhật trong lòng.

Đầu tiên, người chồng cần xin lỗi vì đã khiến vợ nổi giận, sau đó hãy nói chuyện với cô ấy về phương án giải quyết vấn đề.

Ông chồng nổi trận lôi đình khi vợ xâm phạm sở thích cá nhân

Nhìn kiểu gì cũng thấy là đồ bỏ đi.

Nhiều người có sở thích sưu tập hay thói quen tích cóp thứ gì đó. Nếu sở thích cá nhân đó không gây ảnh hưởng đến xung quanh thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu sở thích cá nhân lại gây ảnh hưởng đến những thành viên khác trong gia đình, ví dụ như sở thích sưu tập đồ cổ của người chồng khiến diện tích sinh hoạt của cả nhà bị thu hẹp hoặc khiến tài chính gia đình lao đao, thì lại là vấn đề khác. Tôi hay nhận được những chia sẻ thế này: Cô vợ vừa mới động tay vào đống đồ “bừa nhà” của chồng là anh ta trừng mắt nghiến răng, mặt hằm hằm giận dữ. Khi cô vợ nói vẻ khó chịu: “Anh xem làm thế nào với đống đồ này đi chứ!” thì lập tức khẩu chiến xảy ra. Đối với cô vợ thì đống đồ anh chồng đang tích lũy chỉ là một đống bỏ đi, tốn diện tích. Nhưng đối với anh chồng, đống đồ đó là cả một kho báu lớn. Việc vợ không hiểu được giá trị của bộ sưu tập khiến anh ta có cảm giác bản thân mình cũng không được công nhận, và biến thành cơn giận dữ biểu hiện ra bên ngoài.

Vì thế, điều đầu tiên người vợ cần làm là tôn trọng sở thích của chồng. Trong trường hợp đồ đạc của anh ta chiếm dụng không gian sinh hoạt của gia đình hoặc chi phí cho việc sưu tầm quá lớn khiến kinh tế gia đình thêm phần khó khăn thì cần phải bàn bạc rõ ràng với chồng về không gian và số tiền dành cho đồ đạc. Ví dụ như: người chồng chỉ để đồ trong phòng của anh ta, hoặc chỉ mua đồ trong phạm vi số tiền tiêu vặt hằng tháng. Nếu như anh chồng chấp thuận và tuân thủ điều đó, người vợ sẽ không can thiệp và phàn nàn về sở thích của anh ta thêm nữa.

Phụ nữ thường có xu hướng ra lệnh “anh không được thế này, anh không được thế kia” với chồng mình. Tuy nhiên, điều này cũng bắt nguồn từ việc người vợ muốn điều phối gia đình theo ý mình và muốn được chiều chuộng mà thôi. Khi có điểm nào muốn chồng mình khắc phục, hãy lựa lời theo kiểu: “Nếu anh cứ làm thế này sẽ gây khó khăn cho em, có thể vì em mà… được không?” Cũng có trường hợp một người có thói quen tích cóp đồ đạc vì trong lòng mang một nỗi cô đơn thầm kín, phải dùng món đồ cụ thể để lấp đầy khoảng trống đó. Để cả hai bên không bị căng thẳng, hãy cố gắng tìm ra điểm thỏa hiệp.

Khi đối phương đã thỏa thuận và tuân theo thì tuyệt đối không được can thiệp. Những câu nói “không được thế này, không được thế kia” dễ khiến đối phương bị tổn thương.

Người vợ càu nhàu khi chồng giúp việc nhà không đúng cách

Đã giúp đỡ mà không cảm kích, từ giờ chẳng muốn giúp nữa.

Người chồng thấy hằng ngày vợ mình đã rất vất vả nên muốn làm giúp việc nhà vào dịp cuối tuần để vợ thấy vui hơn. Thế nhưng, cô vợ chỉ tuôn ra những lời cằn nhằn: “Anh gấp quần áo như vậy thì nhàu lắm!”, “Anh thích nấu thì cứ nấu nhưng nhớ phải dọn dẹp sạch sẽ đấy!”, “Cầm máy hút bụi thế kia thì chẳng sạch đâu!”…. Hẳn người chồng sẽ có suy nghĩ: “Mình đã muốn giúp vậy mà… Từ giờ không làm gì nữa.”

Ở hầu hết các gia đình hiện nay, việc nội trợ chủ yếu do người phụ nữ đảm đương. Đặc biệt, những người phụ nữ chỉ ở nhà làm nội trợ sẽ có thói quen làm theo cách của riêng họ. Các ông chồng lại cho rằng hành động giúp đỡ mới đáng quý, còn làm việc làm như thế nào chỉ là thứ yếu, không quan trọng. Đối với những người vợ coi trọng cách làm việc, thì điều đó chỉ khiến cô ấy khó chịu. Nếu anh chồng tỏ thái độ “đã làm giúp lại còn cáu”, thì cô ấy càng bực bội hơn. Và những nỗ lực của người chồng sẽ vỡ tan như bong bóng xà phòng.

Tuy nhiên, người chồng làm nội trợ ‒ việc mà anh ta không quen cũng giống như “lính mới” của một công ty. Lính mới không có kinh nghiệm mà xử lý công việc theo phán đoán của mình thì đương nhiên sẽ gây ra nhiều rắc rối. Công việc nội trợ cũng vậy, đầu tiên chúng ta hãy nghe theo cách làm của vợ! Nếu ta tuân theo cách làm của vợ, cô ấy sẽ hài lòng và chắc chắn sẽ đáp lại tình cảm của bạn. Nếu đã muốn giúp đỡ vợ thì chúng ta hãy gắng giúp cô ấy thật hiệu quả!

Khi làm nội trợ – việc mà cánh đàn ông không quen, hãy nghĩ mình là “lính mới” và nghe theo cách làm của vợ!


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button