Kỹ năng mềm

Hạnh Phúc Từ Những Điều Giản Dị

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Hiroshi Kamata

Download sách Hạnh Phúc Từ Những Điều Giản Dị ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Tại Nhật Bản – nơi khai sinh ra “Cảm ơn”

Câu chuyện sẽ bắt đầu từ bây giờ, tôi sẽ giới thiệu cho mọi người nơi khai sinh “Hạnh Phúc” (cảm giác vui sướng) ở Disneyland.

Trong cuốn sách này có nói về chuyện kỳ lạ xoay quanh “Vị thần cảm ơn” mà chính tôi đã trải nghiệm trước đó trong chương trình tập huấn nhân viên làm việc ở Disney. Trường Đại học, xây dựng nên một chương trình bài học kinh nghiệm về chất lượng phục vụ của Disney với tư cách là người giám sát Night Custodial (bộ phận dọn vệ sinh ban đêm) trong thời kỳ đầu của Tokyo Disneyland.

Tháng 4 năm 2013, Tokyo Disneyland kỷ niệm 30 năm ngày thành lập công viên.

Trong khung cảnh đó, rất nhiều du khách đã bày tỏ niềm hạnh phúc của mình. Ba điều mà câu chuyện lần này đem đến là “Tại sao du khách lại dành tình cảm cho Disneyland nhiều đến thế?”

Một bí mật được xem là tối quan trọng ở Disney đó là lưu giữ Hạnh Phúc thật đặc biệt trong những kỷ niệm và những khoảng thời gian đã trải qua.

Chẳng hạn như Disneyland đã từng nhận được rất nhiều bức thư từ du khách bày tỏ sự trân trọng và cảm động trước những hành động và sự quan tâm nhiệt tình của nhân viên, cũng có lẽ vì điều này mà du khách có cảm giác “Biết ơn”.

Nếu những lá thư ấy được lưu hành trong nội bộ công ty, những nhân viên đó sẽ cảm thấy hạnh phúc vì hành động của họ đem lại niềm vui cho du khách và họ luôn cảm thấy mãn nguyện với thái độ “Biết ơn”.

Hơn nữa, để khuyến khích thái độ làm việc của nhân viên, đã có những chương trình như “Giải thưởng tinh thần”, “Chương trình đẳng cấp 5 sao” và “Ngày tri ân” nhằm gắn kết mối quan hệ giữa nhân viên với cấp trên và thể hiện sự tán dương khen ngợi cũng như làm nảy sinh tâm trạng “Biết ơn” gắn kết giữa hai bên.

Không chỉ có vậy, tôi nghĩ những vị khách khi đến chơi công viên đã âm thầm truyền tải tới những người quan trọng và đến gia đình thông điệp “Cảm ơn” về một ngày không thể nào quên.

Rốt cuộc, tại sao ở Disneyland lại xuất hiện nhiều lời “Cảm ơn” đến vậy. Điều tôi được dạy chính là Disney – Vị thần cảm ơn.

Khoảnh khắc tuyệt diệu nhất trong cuộc đời này chính là kết nối vì những người thương yêu hơn chính bản thân mình – Walt Disney.

Là lời Walt đã nói trước đây. Còn bây giờ, tôi vừa dạo vòng quanh công viên vừa quan sát những việc của nhân viên và du khách, cùng với “Vị thần cảm ơn” trong suy nghĩ.

Những du khách đã phải đối mặt với thảm họa động đất tại Disneyland nhưng tại sao bây giờ họ lại muốn gửi thông điệp cảm ơn đến nhân viên và những nhân vật hóa trang như chuột Mickey chẳng hạn? Phải chăng họ luôn chờ đợi việc công viên sẽ mở cửa trở lại? Tại sao khi đến đây bản thân tôi cũng như tất cả mọi người lại có thể trở nên ngây thơ?

Tại sao Disneyland là nơi khai sinh nhiều lời “Cảm ơn” nhất Nhật Bản?

Và thực chất “Vị thần cảm ơn” thật sự muốn truyền tải điều gì? Ắt hẳn khi đọc xong cuốn sách này các bạn sẽ tìm được câu trả lời cho mình, và chắc chắn đó chính là thông điệp quan trọng mà cuốn sách muốn truyền tải.

Tháng 04/2013

Kamata Hiroshi

ĐỌC THỬ

Chương 1MÀU CẦU VỒNG MICKEY

Đó là những chồi non mới nhú tựa như trái tim báo hiệu mùa xuân đang đến. Ở quảng trường trung tâm công viên, những chiếc lá nhỏ vươn lên đang dần ngả sang màu vàng xanh từ những cành cây đầu tiên màu xanh oliu. Cũng như những chiếc lá non trong mùa xuân này, những nhân viên mới cũng chờ đợi đến ngày được vào làm ở Disneyland. Có những người với gương mặt lo âu, nhưng cũng có những gương mặt lại thể hiện sự rạng rỡ mãn nguyện khiến cho du khách cảm thấy hạnh phúc.

Đây là Disneyland, vùng đất trong mơ. Thế nào cũng có những vị khách có cảm giác bất an, chính vì vậy nhân viên phải giữ được tâm trạng vui vẻ. Nếu như nhân viên có điều phiền muộn thì đó thực sự là vấn đề nan giải.

Tháng 03 năm 1992

Tháng 03 – cuộc gặp gỡ và chia ly.

Tại Disney, theo thông lệ hàng năm tổ chức thực tập. Định hướng của buổi đào tạo nhân viên mới là những kiến thức về lịch sử và triết lý của Disneyland, về sự tồn tại của dịch vụ, và dĩ nhiên đó không phải là một buổi học.

Bước đầu tiên để phục vụ khách hàng, đó chính là việc “Được tiếp đãi”.

Chính vì vậy, ở buổi định hướng, có tiếp đãi trà và cà phê cho những nhân viên mới.

Những chiếc ghế dành cho nhân viên mới không phải là những chiếc ghế xếp bình thường, mà là những chiếc ghế bọc da giống như ghế sofa đơn.

Buổi định hướng được tổ chức tại hội trường, tôi là người chịu trách nhiệm đào tạo, là người đi trước thì đúng hơn là người hướng dẫn.

Khi vào hội trường, Muraue là người vào công ty năm thứ 2, vừa sắp xếp ghế, vừa bắt chuyện:

– Kamata san vất vả rồi. Năm nay, dường như cũng nhiều người ứng tuyển nhỉ?

– Vâng, đúng rồi. Đồng nghiệp mới là gia đình của chúng ta. Tiếp nhận bằng cả tấm lòng phải không nào?

– Vâng, dẫu vậy, nhưng trong buổi định hướng tại sao cần có cà phê là như thế nào?

Năm ngoái, khi Muraue tham gia buổi định hướng, cũng có trà và cà phê từ các đàn anh đi trước, cũng được trải thảm đỏ đi như các ngôi sao Hollywood, điều đó tạo cảm giác hơi kỳ lạ? Tôi đã thử đặt câu hỏi ngược lại với Muraue “Tại sao và nghĩ thế nào?”.

Lý do tiếp đãi nhân viên ở buổi định hướng rất giản đơn.

– Muraue, nhân viên mới, chính là vị khách tương lai.

– Nhân viên mới mà lại chính là vị khách tương lai à?

– Vâng, lớp nhân viên trẻ thế nào cũng sẽ kết hôn, có gia đình, sinh con, và chắc chắn sẽ ghé thăm Disneyland. Khi đó, chính nhân viên và tất cả thành viên trong gia đình sẽ trở thành những vị khách vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc tiếp đãi những vị khách chẳng phải là lẽ tự nhiên hay sao.

– Vâng, có thể nói như vậy, nhân viên làm việc tại Disneyland, sẽ chẳng bao giờ bị mất đi những ấn tượng tốt đẹp.

1

– Dĩ nhiên, những suy nghĩ ấy không sai. Chính vì vậy, công ty phải xem trọng tất cả nhân viên. Đón chào những nhân viên mới bằng cả tấm lòng, với tất cả sự mến khách, và những nhân viên mới sẽ có được trải nghiệm về sự mến khách.

– Và như vậy, việc đón tiếp những vị khách lần này là lẽ đương nhiên.

– Sự mến khách…?

– Ừ. Khuôn mặt rạng rỡ của những vị khách. Hẳn lúc ấy, sẽ có những vị khách mở lời rằng “Cố gắng nhé”.

– Ồ, tôi cũng đã từng được những vị khách mở lời như thế.

– “Mặc dù lạnh, nhưng bạn đã quá vất vả rồi” – được nghe những lời như vậy thật vui sướng phải không nào? Vì thế, điều trước tiên nhất dạy cho những nhân viên mới đó là việc bản thân cảm nhận rằng bạn được tôn trọng. Là những vị khách tương lai, là gia đình mới của chúng ta, hãy chào đón họ với suy nghĩ rằng “Hãy thường xuyên tới nhé”.

Vừa sắp xếp ghế vừa trò chuyện với Muraue, chẳng mấy chốc các bạn trẻ – những nhân viên mới đã tới hội trường.

– Dạ, tôi đến buổi định hướng, chỗ này có được không ạ?

Cả hội trường thơm nức mùi cà phê, những nhân viên mới bước chân rụt rè, với gương mặt đầy sự khó hiểu.

Đúng lúc đó, Muraue đã đón chào nhân viên mới một cách hăng hái: “Vâng, được chứ, xin chào mừng bạn đến với Disneyland”

Tôi có cảm giác yêu mến sự tự nhiên của Muraue. Và, tôi cũng bắt chuyện với nhân viên mới mà từ bây giờ chúng tôi sẽ trở thành người một nhà với nhau: “Xin chào, thường xuyên tới nhé”.

Tuy nhiên, nhân viên mới ấy không biểu lộ vẻ mặt tươi cười, mà dựa lưng vào chiếc ghế phía sau.

Một vài bạn trẻ ngồi ở đó tỏ vẻ thắc mắc, tôi cũng chào lại lần nữa:

– Xin chào, ai cũng đến sớm không kém ai. Thật vui.

– Không phải, chỉ là vì chúng em thỉnh thoảng đến thôi. – Bạn thanh niên đã trả lời như thế mà không thay đổi biểu cảm, thậm chí là không thay đổi chỗ ngồi lên ghế trên. Tôi nghĩ rằng việc bắt chước là không thể rồi.

Tôi đã suy nghĩ như thế từ tận đáy lòng. Nhưng, chính bản thân cậu ấy dường như không có ý thức lắm về việc được khen ngợi. Hay bản thân có thể đang lo lắng trước kỳ thực tập, tôi quyết định hỏi tên của cậu ấy:

– Tôi là Kamara người phụ trách đào tạo. Tên em là gì?

– Dạ, em là Ashida Masaru.

– Masaru, cà phê nhé, hay uống trà?

– Dạ?

– Nếu đồ lạnh thì có sẵn trà ô long đấy.

– À, hôm nay là buổi định hướng phải không ạ?

– Ừm, đúng rồi.

– Thế tại sao lại có cà phê và trà giống như quán cà phê vậy ạ?

– Đó là vì từ hôm nay các em đã trở thành gia đình.

2

– Gia đình?

– Đúng rồi, là gia đình.

– Buổi đào tạo của Disneyland bắt đầu từ việc tạo không khí cho nhân viên giống như một gia đình. Khuôn mặt tươi cười thân thiện của các em, có thể làm cho các vị khách cảm thấy hạnh phúc. Đơn giản vậy đó.

– Đơn giản như vậy, nhưng đừng nói là gia đình… Tôi có chút ngạc nhiên.

Dường như Masaru không chỉ cảm thấy bất an về việc thực tập mà dường như còn có tâm trạng về việc gì đó. Và tâm trạng của Masaru là mối thắt trong lòng không thể cởi bỏ một cách giản đơn.

*****

Một tháng trước.

– Masaru, hãy lại ngồi ở đây một chút.

Đó là khi tôi đang nằm dài ở ghế sofa trong phòng khách với cuốn tạp chí trên tay.

Lúc nào mẹ cũng ủy thác cho ba về vấn đề kỷ luật, nhưng hôm nay lại bắt chuyện với tôi bằng một giọng đanh thép.

– Con đã tốt nghiệp phổ thông được gần một năm, mỗi ngày trôi qua con cứ thong dong và lười biếng như thế này, không sao chứ?

Tôi phát ngấy khi bị hỏi “Không sao chứ hả?”. Không sao à, không phải là không sao, rốt cuộc cái gì mới là tiêu chuẩn được quyết định?

Tuy nhiên, trước khi nói ra suy nghĩ thật của mình, tôi quyết định trả lời cách khác để được chăm sóc và kéo dài sự thuyết giáo.

– Không sao đâu mẹ.

Nếu nói vậy, câu trả lời không đủ sức thuyết phục, mẹ chắc chắn sẽ không chấp nhận.

– Thật sao? Con phải trở thành một người có ích, và bởi vì chúng ta là một gia đình, tất cả mọi thứ đều có thể bàn bạc. – Đây là câu cửa miệng của mẹ tôi.

Mẹ tôi, cứ tới cuối tuần lại làm công việc thiện nguyện là đọc sách cho học sinh tiểu học gần nhà. Việc đó khiến bà tự cho mình là “người tốt”, tôi lại nghĩ là đạo đức giả. Tôi là đứa con nuôi, hơn bất cứ điều gì, tôi đã không nghĩ có “người tốt” trên thế gian này.

Vâng, vì tôi với ba mẹ không cùng huyết thống.

Tôi được nuôi dưỡng trong cô nhi viện đến lúc 5 tuổi, ba mẹ không có con nên đã nhận nuôi tôi, và trở thành ba mẹ tôi bây giờ. Chính vì vậy, tôi không thoải mái khi bị nói là “vì là gia đình”. Gia đình thì hơi quá.

Khi còn học mẫu giáo, chúng tôi có chơi trò miêu tả về gia đình, mọi người thường nói đến “khuôn mặt rạng rỡ”, “hạnh phúc”, “ấm áp” giống như truyện ehon, tôi thật sự phát chán. Khuôn mặt tôi khi còn nhỏ hình như chưa bao giờ thật sự “tươi sáng” vì trong đầu tràn ngập những suy nghĩ khó chịu. Chính vì vậy, khi ba mẹ tới để nhận nuôi tôi, tôi đã chào họ bằng vẻ mặt rạng rỡ nhất. Tuy nhiên, trong lòng tôi chưa một lần cười kể từ khi tôi nhận thức được rằng chính ba mẹ ruột đã bỏ rơi tôi!

Trong khi mải nhớ lại những chuyện như vậy, khi lật giở liên tục trang tạp chí, tôi đã tìm thấy một mẩu tin tuyển dụng nhân viên của Disneyland. Tôi đã suy nghĩ ích kỷ rằng lương lậu sao cũng được, miễn sao dành dụm được tiền và đi ra khỏi nhà càng nhanh càng tốt.

Ngày hôm sau.

Tôi đã vượt qua vòng phỏng vấn của Disneyland và được tham gia vào lớp tập huấn bắt đầu từ tháng Ba. Tôi tự tin thể hiện một khuôn mặt tươi cười, gây ấn tượng tốt với người phỏng vấn bằng câu trả lời với khuôn mặt rạng rỡ.

Dù gì đi chăng nữa, chỉ cần có thể kiếm tiền một cách nhanh chóng là đủ rồi.

Mặc dù chỉ cần vậy thôi, nhưng trong buổi định hướng đầu tiên, tôi lại nhận được sự quan tâm từ người chịu trách nhiệm có tên Kinda.

Buổi đào tạo tại Disneyland bắt đầu từ việc nhân viên cảm nhận giống như một gia đình.

Những chuyện đơn giản như vậy, nếu như ai cũng có thể trở thành gia đình của nhau, thì mọi khó khăn sẽ không còn.

Hơn nữa, làm cho du khách hạnh phúc đó chính là công việc của nhân viên.

Tôi, chỉ cần có tiền, thế là đủ, ngay cả công việc dọn dẹp vệ sinh cũng không hề nà gì.

Nhưng, để làm cho ai đó hạnh phúc, bản thân tôi không thể làm được.

Nếu chính bản thân tôi có thể tươi cười rạng rỡ trên gương mặt bằng cả trái tim mình thì có thể nói đó là một kỳ tích.

Tuy nhiên, nếu bỏ cuộc một cách đơn giản như thế thì ba mẹ lại phải chăm sóc cho tôi.

Tôi đã uống cạn ly cà phê mà người chịu trách nhiệm đào tạo mang tới, nhận một bài giảng buồn chán liên quan tới hạnh phúc.

*****

Ngày tập huấn thứ 3

Nhân viên mới năm nay nhiều cậu trông rất chăm chỉ.

Việc trở thành nhân viên của Disneyland là ước mơ của nhiều cậu bé khi còn nhỏ. Những cậu bé sống một mình, chỉ quanh quẩn đi đi về về giữa trường và nhà, luôn cảm nhận được nỗi cô đơn, đã ứng tuyển với một mong muốn sẽ được làm việc tại Disneyland nhộn nhịp. Ngoài ra, trong nhiều bộ phận, thì công việc dọn dẹp vệ sinh cũng được yêu thích, năm nay cũng khá nhiều người ứng tuyển. Trong số đó có một người tên là Ashida Masaru – 19 tuổi, cậu ta được phân bổ vào bộ phận dọn dẹp vệ sinh theo nguyện vọng. Cũng giống với tất cả mọi người, cậu ta cũng thực tập chăm chỉ. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt đó là khuôn mặt cậu ta luôn trong tình trạng bất động, không tươi cười rạng rỡ. Mà thôi, chẳng phải là đúng hay sao khi nói rằng mỉm cười từ trong tâm tốt hơn việc có khuôn mặt rạng rỡ. Khi nhìn thấy mọi người xung quanh nhường nhau đồ dùng, theo dõi và làm những việc mà các bạn thực tập khác đã quên, tôi không nghĩ đó là vấn đề lớn.

Vì tôi vốn dĩ xuất thân là người lau dọn, nên đã để ý việc Masaru được điều chuyển sang bộ phận dọn dẹp. Tôi cảm nhận được vẻ thiếu tự nhiên trên khuôn mặt tươi cười của cậu ấy, có thể suy nghĩ của tôi là sai, nhưng trước hết, tôi luôn có chút nghi ngờ về nguyên nhân tại sao Masaru muốn làm việc tại Disneyland.

Tôi đi đến bộ phận tuyển dụng nhân viên của phòng nhân sự, xin đặc biệt cho xem lý lịch của Masaru, một trong những nhân viên thực tập mới của vị trí dọn vệ sinh. Nhìn lướt qua phần nguyện vọng và kinh nghiệm làm thêm, tôi nhận ra hình như một vài điều cậu ta nói đã không được viết ra ở đây. Động cơ ứng tuyển có nội dung hết sức đơn giản “Vì muốn kiếm tiền, để sống một mình”.

Ngày đầu tiên thực tập cho thấy, thái độ khước từ đó, chỉ là vì đôi khi có những con sâu xấu xí trú ngụ trong tâm hồn mà thôi.

Tuy nói như vậy, nhưng nếu tiếp xúc thực tế với du khách, với vẻ mặt như hiện giờ thì tuyệt đối cậu ấy không thể làm cho khách hàng cảm thấy hạnh phúc được. Tôi muốn chính bản thân Masaru phải trở nên tươi cười.

Masaru kết thúc 3 ngày thực tập, tôi đã gọi cậu ta vào phòng tư vấn.

– Cậu đã quá vất vả rồi mà lại gọi cậu vào thật là không phải, thôi ngồi xuống ghế đi.

– Vâng.

Cậu ta mặc bộ trang phục rất giản dị, quần chino và áo khoác Jumper màu xanh đậm, chỉ cần một nụ cười rạng rỡ là đúng với tuổi 19 trẻ trung.

Thỉnh thoảng cậu ấy cố tỏ ra tươi cười, nhưng có vẻ rất khổ sở.

Nếu có lý do gì đó, tôi muốn cùng cậu ấy tìm cách giải quyết.

– Masaru, thật là vất vả, đã trải qua 3 ngày, ít nhiều em đã quen rồi chứ?

– Dạ, tàm tạm.

Vẫn không có gì thay đổi, vẫn cách trả lời lạnh lùng đó.

Chính vì vậy, tôi đã thử hỏi những điều như thế này:

– Vậy thì ước mơ của em là gì?

– Ước mơ ư?

– Ừ, ước mơ đó.

– Có, nhưng em không muốn trả lời.

– Tại sao?

Masaru hoàn toàn im lặng.

Tuy nhiên, khi nghe câu trả lời là có, tôi cũng phần nào an tâm. Dẫu ước mơ là gì thì chỉ cần có thôi là đã đủ hy vọng rồi. Nếu có hy vọng, ắt hẳn sẽ vượt qua mọi khó khăn và thử thách.

– Dĩ nhiên, không muốn nói thì không cần phải nói. Việc không muốn nói ra cũng không sao.

– Phải vậy không, nhưng em nghĩ có thể nói ra ước mơ của mình là điều tuyệt vời.

– Đúng rồi, điều mà mọi người không nhận ra, Masaru đã nhận ra là rất quan trọng. Chỉ có ước mơ thôi là đã có hy vọng.

– Em nghĩ không phải việc giấc mơ sẽ hóa thành hiện thực mới có ý nghĩa, mà nó ý nghĩa ở việc mình có một giấc mơ. Tuy nhiên, nếu có mơ ước trở thành hiện thực, ắt hẳn nó sẽ thành hiện thực. Kinda, bởi vì hạnh phúc, nên em nghĩ có thể nói được điều như thế đó. Chỉ cần có được hạnh phúc bình thường.

– Hạnh phúc bình thường ư?

– Vâng, em… đã bị chối bỏ ngay từ lúc mới sinh ra.

*****

Tháng 11 năm 1976

Đó là một đêm với những cơn gió thổi lạnh, báo hiệu thời khắc giao mùa từ thu sang đông. Tôi là viện trưởng của một cô nhi viện, tôi luôn trải qua những ngày tháng bận rộn, với vai trò là người mẹ nuôi của 14 đứa trẻ.

Ở độ tuổi của tôi dẫu có nói là bà của những đứa trẻ cũng chẳng có gì là nói quá, tôi đã trải qua những tháng ngày mải miết bận rộn rồi cứ thế già đi mà không hay biết.

Vào một tối nọ, sau bữa ăn, khi hối thúc bọn trẻ vào bồn tắm, một đứa trẻ đã nói, có một bé trai nhỏ ở bên ngoài cửa sổ. Tôi vừa nghi ngờ vừa bước thử ra ngoài, buổi tối như thế này thì làm gì có chuyện đó, nhưng sự thật là có một cậu bé ngồi chồm hổm trước cửa ra vào của viện, cỡ chừng 3 tuổi mặc một chiếc áo chui đầu màu xanh nước biển.

– Tên con là gì?

– Là Ma…

– Ma… là Masao? Hay là Masahiko phải không nào?

– Không phải là Ma… mà.

Chắc chắn tôi không thể giao tiếp được với bọn tầm tuổi này. Tôi nghĩ rằng cậu bé được lớn lên trong một môi trường không có cơ hội tự giới thiệu về bản thân khi bị ai đó hỏi tên.

– Thôi được rồi, chúng ta đổi câu hỏi nhé! Ma… kun, con đã ở đây bao lâu rồi?

Ma…kun vừa cúi đầu vừa suy nghĩ, và đã trả lời “Không biết”.

Bất giác tôi sờ vào tay cậu bé, nó lạnh như đá. Lướt qua trong đầu tôi là một linh cảm xấu.

Dù thế nào thì đứng dưới thời tiết lạnh lẽo của mùa đông mà chỉ mặc một chiếc áo khoác mỏng manh như thế này, chắc chắn sẽ bị viêm phổi mất thôi. Tôi đã ủ Ma… kun trong chiếc áo cardigan mà tôi đang mặc, rồi bế thằng bé vào trong viện.

Để chắc chắn, tôi cũng đã gọi điện cho cảnh sát, nhờ tìm kiếm người thân của đứa trẻ có những đặc điểm đặc biệt giống như vậy.

Ngày mai, có thể ba mẹ của cậu bé sẽ đến đón, tôi đã chờ đợi cùng với Ma… kun đến sáng. Nhưng hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, vẫn chưa thấy sự xuất hiện của ba mẹ cậu bé. Và cậu bé không rõ danh tính đã được giao cho trung tâm tư vấn trẻ em. Chẳng bao lâu, cùng với nhân viên của trung tâm tư vấn trẻ em, bé Ma… đã trở lại viện, tôi đón chào cậu bé như một thành viên mới trong gia đình.

Với mong muốn bản thân luôn chiến thắng mọi hoàn cảnh, vượt qua mọi thử thách, tôi đã đặt tên cậu là Masaru. Khi Masaru bắt đầu đi nhà trẻ, đã có lúc cậu hỏi rằng “Gia đình của Ma…. kun ở đâu?”. Dường như trong khi chơi trò liên tưởng về gia đình cùng với bạn bè, có xuất hiện từ được gọi là “Gia đình”. Hãy thử suy nghĩ về gia đình của chính mình, nghe những từ như vậy, chúng ta thường có cảm giác như muốn được chạm vào khuôn mặt tươi cười, hạnh phúc, dịu dàng, ấm áp…

3

Mặc dù tôi đã nói với Masaru rằng gia đình của Masaru là tất cả mọi người sống ở đây, nhưng cậu bé đã khóc và không chấp nhận… Đó là lời nói thật lòng của tôi nhưng cũng đã rất khó khăn khi nói ra những từ ấy. Tối đó, tôi vừa ôm chặt Masaru vừa ru cậu bé ngủ.

Và không biết từ khi nào Masaru đã thật sự đánh mất khuôn mặt rạng rỡ của mình. Thật khó để làm cho cậu bé tươi cười.

Có lẽ ngay từ khi còn nhỏ cậu bé đã không nhận được tình cảm từ những người thân, vì thế cậu bé trở nên buồn phiền và không cười. Nhưng cũng có những khoảnh khắc khuôn mặt hiền lành ấy mỉm cười. Đó là khi cậu bé tiếp xúc với động vật. Masaru dường như rất yêu động vật. Nhưng, việc nuôi thú trong viện bị cấm bởi cũng có những đứa trẻ cơ địa dễ mẫn cảm với lông động vật.

Masaru đã sống ở viện được 2 năm. Vào mùa đông, khi được 5 tuổi, cậu bé đã nhặt được một chú chó con ở gần công viên. Dĩ nhiên cậu bé biết rằng trong viện sẽ không được nuôi động vật, nhưng hôm đó là một ngày mưa tầm tã, vì thế không thể để nó ở đó mà quay về. Tuy nhiên, cậu cũng không thể phá vỡ quy tắc, bởi trong trung tâm có những đứa trẻ bị dị ứng. Đột nhiên, Masaru lao ra ngoài mưa và ôm lấy con chó con. Hôm đó, tôi đã ôm Masaru, còn Masaru ôm con chó trong chiếc áo khoác của mình, cậu bé sẽ không quay lại cô nhi viện nếu không tìm thấy chủ nuôi.

4

Gần nửa năm sau đó, có một đôi vợ chồng hiền lành đã nhận Masaru làm con nuôi. Tôi thật tâm mong cho Masaru sẽ hạnh phúc. Cầu mong đứa trẻ ấy có được những tháng ngày tươi cười rạng rỡ, biết tha thứ và hòa đồng với mọi người xung quanh.

Sau buổi thực tập, tôi lên phòng hội thảo và suy nghĩ lại về những điều mình đã nói với Kinda. Khi chuẩn bị đi ra ngoài thì trời bắt đầu mưa. Tôi nghĩ chờ cho tạnh một chút, nên đã trú mưa gần phòng nghiên cứu, bỗng nhiên có tiếng một người đàn ông bắt chuyện từ phía sau lưng.

– Vất vả quá nhỉ?

Khi quay lại thì thấy một người thanh niên trạc tuổi tôi. Ở thắt lưng có đeo móc treo chìa khóa hình con chuột Mickey, tôi nghĩ người này làm ở Disneyland cũng nên, chúng tôi đã chào hỏi xã giao.

– À, anh cũng vất vả quá.

Đột nhiên anh ta tự giới thiệu về bản thân với một vẻ mặt rạng rỡ:

– Tôi tên là Sakamoto Masato. Gọi là Masato cũng được.

– À, tôi tên là Ashida Masaru.

– Masaru, là nhân viên thực tập ngày thứ 3 phải không?

Tôi chợt có cảm giác anh ấy là người cực kỳ thân thiện, phải chăng mọi người đều nghĩ những nhân viên làm việc ở Disneyland giống như người thân trong gia đình. Quả nhiên đây chính là điều tôi cảm thấy bất an khi đến đây lần đầu tiên.

– Đúng rồi. Masato cũng vậy phải không?

– Vâng, làm ở đây là ước mơ của tôi.

Tôi nghĩ thầm “Quả nhiên là như vậy mà”.

Tôi nghĩ có lẽ không có gì để nói tiếp nữa, nên đã bước đi trong mưa.

Đột nhiên, Masato bước theo phía sau tôi, và nói:

– Chúng ta cùng đi tới nhà ga nhé, hơn nữa tôi rất thích mưa. Tiếng mưa và cả cảm giác lành lạnh.

Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, trời mưa lạnh hay cảm giác đi dưới mưa thật thích thú.

– Đấy là điều mà mọi người ghét, tôi đã nghĩ như thế, ắt hẳn anh đã được lớn lên trong tình yêu thương bao la. – Tôi đã cho Masato nghe những gì tôi cảm nhận được từ anh ấy.

– Cảm giác thích thú vì mưa lạnh, tôi chưa một lần nghĩ đến. Đó là vì có lẽ tôi không được bình thường.

– Không được bình thường ư? – Tôi ngạc nhiên.

– Năm 12 tuổi, tôi phát hiện ra mình có một khối u ở ngực, kể từ đó tất cả mọi thứ, mọi suy nghĩ của tôi hoàn toàn thay đổi.

– …

5

Theo như câu chuyện của Masato, để điều trị khối u đó, cậu ấy đã phẫu thuật không biết bao nhiêu lần, chiến đấu vượt qua bệnh tật đau đớn, đến mùa xuân năm nay, Masato đã về tĩnh dưỡng ở nhà cô của cậu ấy tại Canada.

Tôi đã nghĩ rằng chính vì vốn được sống trong điều kiện thoải mái, nên cậu ấy không thể nào cảm nhận được sự tù túng trong không gian của mấy bức tường. Những trải nghiệm tồi tệ như vậy, Masato bây giờ nghĩ lại cũng không thể nào tưởng tượng nổi.

– Khi bị bệnh, tôi đã nghĩ rằng phải chăng mình không được sinh ra thì tốt biết bao. Tại sao chỉ mình tôi bị xui xẻo như thế này, và những điều mà trước giờ tôi nghĩ đó là điều đương nhiên, thì bây giờ có lẽ nó không còn là điều đương nhiên nữa rồi. Việc tụ tập quanh bàn ăn cùng với gia đình, việc nắm chặt đôi bàn tay của mẹ yêu quý, chính những điều đơn giản ấy cũng là một hạnh phúc kỳ diệu. Những điều bình thường ấy đã không trở lại với tôi lần thứ hai nữa rồi.

Masato vui vẻ như hiện giờ, ắt hẳn cũng đã từng có suy nghĩ giống như tôi.

Rốt cuộc, thì tại sao cậu ấy có thể trút bỏ được những suy nghĩ đau khổ đó?

Hơn nữa, tôi lại có chút cảm giác ghen tị, tại sao Masato có thể niềm nở với những người lần đầu gặp gỡ và kể cho họ nghe những chuyện quá khứ của mình. Việc nhắc đến chuyện mình lâm bệnh nặng, tôi nghĩ có thể là lời nói vô ý của cậu ấy, nhưng tôi thật sự ao ước được tự nhiên như Masato.

– Dạo ấy, nhìn bất kỳ cái gì tôi cũng không thể mỉm cười. Tuy nhiên, chính những con người nơi đây lại giúp tôi có thêm hy vọng.

– Người ở đây… là những nhân viên của Disneyland ư?

– Vâng, vì sợ phẫu thuật nên tôi đã bỏ trốn, tôi khăng khăng nói với mẹ rằng “Nếu được dẫn đến Disneyland con sẽ chịu phẫu thuật” và sự thật là tôi đã được dẫn đến Disneyland.

– Với tình trạng có khối u ở ngực ư…?

Tôi có cảm giác nghi ngờ, không thể tin chuyện ấy là sự thật.

Tuy nhiên, theo như câu chuyện của Masato, thì với tình trạng có khối u ở ngực, việc đến chơi Disneyland quả không phải là chuyện đơn giản. Có cả y tá đi theo, ở bên ngoài có xe cấp cứu gắn sẵn chuông báo động, nhân viên tập hợp lại hỗ trợ cho Masato. Ở bộ phận sơ cứu, có chuẩn bị ghế nằm gần giống như một cái giường. Bộ phận nhà bếp thì chuẩn bị những thứ mà Masato có thể ăn được. Ở các cửa hàng, kiểm tra những hàng hóa mà Masato thích thú, bộ phận bảo vệ có nhiệm vụ vạch ra những lộ trình ngắn nhất để Masato có thể đi đến tất cả những nơi mà cậu ấy muốn. Tất cả nhân viên vây quanh, làm thành cầu nối cho mọi ước mơ của Masato, để lấy lại vẻ mặt rạng rỡ từ sâu thẳm bên trong, và tương lai sẽ khởi nguồn từ bây giờ.

Không phải kỳ tích bỗng nhiên xuất hiện tại Disneyland, mà chính Disneyland đã làm ra kỳ tích, thật không ngoa khi nói như thế.

Hơn nữa, ở đầu câu chuyện, Masato rất thích mưa. Ngày xuất viện cũng là ngày trời đổ mưa. Mọi người thốt lên: “Ôi mưa thật xui”, còn cậu ấy lại vui mừng khôn xiết.

Lý do tại sao?

Trong suốt thời gian ở phòng bệnh, cậu ấy đã không thể ngắm mưa, đến bây giờ mới được như vậy.

– Khi trời mưa, tôi đã nghĩ rằng “Tôi được sống.” Chính vì lý do đó, mà tôi muốn làm việc ở đây.

– Vâng, điều mà chính bản thân tôi đã được nhận, từ bây giờ tôi muốn trao cho những du khách.

– Cho du khách ư?

Masato gật đầu nhẹ và trả lời như thế này “Con người chỉ cần sống thôi đã là một việc có giá trị rồi. Tôi thực sự muốn được truyền tải thông điệp này qua công việc bằng lòng mến khách của mình. Cảm ơn vì đã đến, cảm ơn vì được gặp gỡ các bạn. Tôi muốn nói với từng người, từng người khách như vậy.

Con đường mà tôi đã đi, dẫu hoàn cảnh có khác nhau, nhưng có thể trò chuyện không ngại ngùng với người đối diện, cũng khiến tôi cảm thấy thật sự vui sướng.

Tháng 04 năm 1992

Đã quá 2 tuần, khóa đào tạo nhân viên mới kết thúc một cách suôn sẻ.

Bằng cách nào đó, tôi đã dần quen với việc tiếp xúc thực tế với du khách, để thông qua đó nhớ được công việc. Tuy nhiên, có vẻ như bởi vì những nhân viên đã yêu mến Disneyland ngay từ lúc đầu, nên muốn làm cho du khách hạnh phúc, muốn làm cho du khách tươi cười, nhưng không hẳn là luôn sục sôi ý chí.

Khoảng hơn 5 giờ chiều, có một thông báo khẩn cấp từ Kinda, người phụ trách đào tạo nhân viên mới. Có một bé gái tên là Hitomi – 9 tuổi đã bị lạc khi đến đây cùng với gia đình. Disneyland không tiến hành phát thông báo trẻ bị lạc để du khách không có cảm giác bị kéo về thế giới thực tại. Do đó, nhân viên vừa trao đổi thông tin với nhau qua thiết bị không dây, vừa phải tìm kiếm đứa bé bị lạc trong công viên rộng lớn. Hơn nữa, đứa bé ấy lại mắc một căn bệnh đặc biệt, bệnh suyễn mà lúc đó đã quá thời gian phải dùng thuốc.

Cha mẹ của cô bé vừa cầu nguyện vừa tìm kiếm xung quanh. Vì liên quan cấp bách đến tính mạng, tất cả nhân viên đã cố gắng tìm kiếm bé gái đó. Hơn 30 phút trôi qua, tôi cùng với Masato cũng đi tìm kiếm, kết quả là thấy một bé gái đang ngồi xổm bên cạnh nhà hàng ở Fantasy Land.

– Có chuyện gì sao? Em không khỏe phải không?

7

Đột nhiên đứa bé ôm chặt lấy ngực mà không trả lời câu hỏi của tôi, dường như em đang khó thở.

– Em là bé Hitomi phải không? Bé gật đầu.

Khi đã quá thời gian cần phải dùng thuốc, đứa bé sẽ lên cơn suyễn.

– Làm thế nào bây giờ…?

Ở phía sau tôi, Masato dường như đang lo lắng.

Ở phòng cấp cứu, chắc chắn có chuẩn bị thiết bị để ứng cứu cấp bách cho bệnh suyễn như dụng cụ hỗ trợ thở di động. Nhưng từ đây đến phòng cấp cứu gần nhất cũng mất khoảng hơn 100 mét. Việc di chuyển một đứa bé trong tình trạng này là hết sức nguy hiểm. Tôi đã nhiều lần chứng kiến những đứa bé lên cơn suyễn như thế này ở cô nhi viện.

– Liên lạc với phòng cấp cứu và nhờ y tá đến đây, không thể mang đứa bé đi vì hết sức nguy hiểm…

Trong khi Masato liên lạc để gọi y tá đến, tôi đã lén đưa Hitomi vào trong nhà hàng.

Đột nhiên, có một nhân viên nữ nhìn thấy tôi và đã xếp những chiếc ghế gần đó lại với nhau để Hitomi nằm xuống.

– Chờ đã! – Giọng của Masato cất lên.

Masato lúc nào cũng nhẹ nhàng, tôi chưa thể tưởng tượng lúc cậu ấy có thể thốt lên như bị dồn vào chân tường như vậy.

– Khi lên cơn suyễn, khí quản đang bị thu hẹp lại, nếu đặt nằm ngang, sẽ khó thở hơn. Chính vì vậy, hãy cho cô bé ngồi trên ghế.

Masato đã nói khi anh ấy nằm viện, cũng có những đứa trẻ lên cơn suyễn giống như thế, và y tá đã làm như vậy. Tôi làm theo lời anh Masato chỉ thị, nhẹ nhàng từ từ đặt Hitomi ngồi xuống ghế. Trong khi chờ thiết bị hỗ trợ y tế được mang đến, bằng cách nào đó chúng tôi phải hô hấp giúp cho cô bé thở…

Đã cất công đi cùng với ba mẹ đến đây, vậy mà những kỷ niệm đẹp đẽ đến giờ phút này với Hitomi bỗng chốc bị phá hỏng. Bây giờ, chúng tôi phải dốc hết sức để giúp cho cô bé. Trong lúc đó, Hitomi có vẻ đang sợ sệt.

Một người nhân viên đã động viên: “Ba mẹ em sẽ đến đây ngay thôi”

Một nhân viên khác xoa lưng động viên Hitomi. Và, cùng lúc đó tôi cũng nhớ ra cách sơ cứu mà viện trưởng cô nhi viện đã từng làm. Cách này có thể làm được trong điều kiện của nhà hàng… Những ký ức đã phai mờ trong tôi, bỗng chốc thay đổi sang màu sắc thật sống động.

– Mọi người hãy cởi áo khoác mà mọi người đang mặc, phủ lên người em ấy.

Tôi nhớ là khi bệnh nhân lên cơn suyễn, viện trưởng đã cởi áo khoác của mình đắp lên người họ, để cho cơ thể ấm dần lên. Nếu làm như thế, bệnh nhân sẽ dễ thở hơn một chút.

Masato nói với nhân viên phục vụ:

– Xin lỗi, có thể cho tôi cái khăn mặt vắt bằng nước ấm được không? Khăn lau tay cũng được. Và hãy cho cô bé uống một tách trà nóng. Điều đó sẽ làm cho cơ thể ấm từ trong ra ngoài, khí quản cũng dễ thở hơn.

Tôi và Masato cũng đã lục tìm mọi ngóc ngách trong ký ức của mình. Tôi muốn cứu vị khách nhí ngay trước mặt mình và cố nghĩ cách để cô bé có thể cười lên một chút. Dốc hết khả năng của mình, hơi thở khò khè của Hitomi dần được cải thiện, y tá và ba mẹ cô bé cũng đã tới nhà hàng.

– Hitomi!

Ba mẹ cô bé cảm thấy an tâm đôi chút khi thấy con gái trong trạng thái tương đối bình tĩnh. Y tá đã lấy dụng cụ hỗ trợ thở trong túi cứu hộ và đưa vào miệng bé Hitomi. Hơi thở của Hitomi dần ổn định, ba mẹ đã ôm bé vào lòng và nước mắt tuôn trào. Cảm giác thật nhẹ nhõm. Ba mẹ Hitomi vừa ôm bé Hitomi vừa nhìn khuôn mặt của từng nhân viên và nói lời cảm ơn không biết bao nhiêu lần. Cha cô bé đã nói như thế này: “Để chuyện này xảy ra thật sự đã làm phiền mọi người… Chúng tôi đã để cháu chơi với thú nuôi, thường thì cháu có thể giữ được bình tĩnh, nhưng có lẽ hôm nay đã phấn khích quá độ.”

– Thú nuôi ư? – Tôi vô thức hỏi lại.

– Vâng, năm ngoái, ở nhà bạn tôi, khi đang chơi với chú chó con thì con bé lên cơn suyễn, lúc đó thật tồi tệ. Chắc chắn là nó đã bị dị ứng với lông chó…

Ngày xưa, khi tôi nhặt con chó bị bỏ rơi, tôi đã không được nuôi nó trong cô nhi viện. Đó không chỉ là quy tắc, mà còn là sự quan tâm của viện trưởng, luôn nghĩ và làm những điều tốt nhất cho những đứa trẻ. Ánh mắt dịu dàng của ba mẹ cô bé, phảng phất ánh nhìn của viện trưởng năm nào.

*****

Những ngày sau đó.

Khi trải qua những ngày với tư cách là nhân viên, tôi đã nhớ ra những điều trong cô nhi viện mà tôi được nuôi dưỡng.

Từ đó đến nay, khi nghĩ về những việc ở trung tâm, lúc nào tôi cũng thấy xấu hổ, nhưng kể từ khi làm việc tại Disneyland, trong nhóm nhân viên, nhìn dáng vẻ mọi người công nhận nhau, khen ngợi nhau, và tha thứ cho nhau, cảm giác “xấu hổ” trong tôi đã giảm dần. Có thể, vì tôi được các nhân viên chào đón, nên bắt đầu nhìn nhận lại quá khứ của chính bản thân mình. Với cảm giác hiện giờ, tôi muốn trở về thăm lại cô nhi viện đã nuôi dạy tôi. Nói là như vậy, nhưng từ lúc đến ở với ba mẹ nuôi, tôi chưa một lần về thăm lại cô nhi viện, nơi đó liệu còn tồn tại hay không, tôi cũng không biết nữa.

Tôi sẽ tận dụng ngày nghỉ tới đây của mình, nhất định phải đến đó.

Tôi đến nhà ga – nơi có trung tâm nuôi dưỡng mình, cảnh vật xung quanh đã đổi thay. Ở vòng xoay ảm đạm có vô số chiếc taxi đang đậu, xung quanh đó mọc lên nhiều nhà cao tầng. Và, cô nhi viện mà tôi đã từng sống, thật đáng tiếc, không còn một dấu vết nào mà thay vào đó là một căn hộ chung cư 3 tầng. Rảo chân đến tòa thị chính, cảnh vật cũng đã thay đổi, tòa nhà đã sáp nhập với trung tâm khác, viện trưởng cũng đã về hưu.

Khi tôi còn nhỏ, viện trưởng cũng đã lớn tuổi, nên việc về hưu cũng không có gì làm lạ. Tôi đến tòa thị chính và xin được thông tin liên lạc của viện trưởng. Đột nhiên, một cảm giác hạnh phúc dâng trào khi biết viện trưởng còn khỏe, tôi cũng nhắn rằng sẽ đến nhà riêng thăm viện trưởng. Tôi đi về phía nhà ga, theo sự chỉ dẫn của tòa thị chính đến địa chỉ của viện trưởng.

Nhà của viện trưởng là kiểu nhà gỗ Bungalow cổ xưa. Không tìm thấy chuông cửa bên ngoài, tôi đã lần bước chân theo những phiến đá nối liền cửa chính. Đột nhiên, khi đi được chừng năm, sáu bước chân thì có tiếng chó sủa phía sau lưng “Gâu, gâu”.

Khi quay lại nhìn, tôi thấy một con chó không to cũng không nhỏ, lại nhìn thấy một căn phòng nhỏ.

Đúng lúc đó, cánh cửa chính hé mở, viện trưởng bước ra nhưng nhìn bà vẫn không có gì thay đổi.

– Masaru?

Tôi hơi sợ vì không biết bắt đầu câu chuyện như thế nào.

– Vâng, viện trưởng, lâu rồi mới gặp. – Tôi đã trả lời với kính ngữ một cách cứng nhắc.

Viện trưởng đi thẳng ra ôm chầm lấy tôi, hấp tấp đến nỗi xỏ đôi sandal chiếc trái chiếc phải lệch nhau.

– Masaru, Masaru… đã trở nên tuyệt vời như thế này.

Viện trưởng đã gọi tên tôi không biết bao nhiêu lần, cứ ngắm nhìn khuôn mặt tôi và ôm chặt lấy. Bà đã lặp đi lặp lại hành động đó ba lần.

– Viện trưởng, con chó này…

– Đúng rồi, con còn nhớ không?

Đó là, khi tôi 5 tuổi, là con chó mà tôi đã nhặt ở ngoài công viên.

Khi đó, để tìm chủ của nó, tôi đã chạy ra ngoài trời mưa tầm tã, viện trưởng cũng đi xung quanh để tìm giúp tôi. Và bà đã nói với tôi rằng: “Đã tìm được chủ nuôi của nó rồi, Masaru hãy an tâm rồi về thôi.”

Tôi đã nói rằng “Nói dối, chưa giao chú chó con mà” nhưng viện trưởng đã thuyết phục tôi.

– Cứ như thế này, cả con chó và Masaru sẽ bị cảm mà chết mất thôi.

Tôi nhớ là đã giao chó con cho viện trưởng. Tuy nhiên, tôi đã không biết rằng chủ mới của chú chó con lại là “họ hàng xa với viện trưởng”.

– Sau khi trung tâm được sáp nhập, ta về hưu, cuộc sống thật cô đơn. Khi đó, ta nhớ ra đã từng nhờ họ hàng nuôi con chó, ta muốn nó về sống chung với mình, vì vậy ta đã xin nuôi lại con chó…

Vậy ra, viện trưởng đã không có một gia đình thật sự. Viện trưởng sống độc thân. Vì mải lo cho chúng tôi, nên không có cơ hội lập gia đình, vì thế với bà, chúng tôi chính là gia đình thân yêu nhất. “Mọi người ở đây, chúng ta là gia đình” là những lời viện trưởng nói, là những lời nói từ tận đáy lòng, không phải là giả tạo, không phải là sáo rỗng.

Khi bước chân vào nhà viện trưởng, mặc dù là lần đầu tiên đến nhưng tôi cảm thấy trong lòng dâng lên một nỗi hoài niệm khó tả. Khi ngồi ở ghế cạnh lò sưởi, viện trưởng đã mang trà lúa mạch ra, hương vị đậm đà như hồi đó. “Khi uống trà nhạt, chúng ta nhận ra rằng tâm hồn mình thật nghèo nàn” – viện trưởng đã nói như thế. Mỗi ngày, viện trưởng đều nấu nước sôi và pha trà lúa mạch. Chúng tôi ngồi đối mặt với nhau ở ghế cạnh lò sưởi và cùng nhau trò chuyện một cách vui vẻ, thoải mái.

8

Hạnh phúc có lẽ “không phải là những điều được ban tặng” mà là “những điều có thể tìm thấy”. Sự xuất hiện của tôi hôm ấy dường như đã xoa dịu trái tim cô đơn của viện trưởng.

– Viện trưởng khi đó đã tìm thấy con, con thật sự biết ơn. Cảm ơn vì đã sưởi ấm con bằng chiếc áo cardigan đó. Khi cô đơn nhất, con đã được ôm chặt trong vòng tay ấm áp của người. Con cảm ơn.

Viện trưởng giả vờ nâng cốc trà lúa mạch, đưa tay lên che và vội lau dòng nước mắt.

Khi tôi về, viện trưởng đứng ở cửa chính chào tôi với khuôn mặt tươi cười, và nói rằng “Hãy đến nữa nhé”. Cử chỉ vẫn luôn thân thương như vậy. Trên đường về nhà, tôi chợt nhận ra cảnh vật dường như tươi sáng hơn so với lúc đi.

Hai tuần sau

Hôm nay chúng tôi có tham dự một buổi event.

Đây là sự kiện mà Disneyland tổ chức nhiều lần trong năm, là sự kiện “Spirit Tokyo Disneyland”.

Những nhân viên có nhiều cố gắng sẽ được lựa chọn để biểu dương khen ngợi. Và lần này, tôi và Masato đã được chọn. Chúng tôi đã được ghi nhận việc ứng cứu đối với vị khách nhí đi lạc bị hen suyễn. Theo lời người dẫn chương trình, chúng tôi tiến đến bục tuyên dương. Việc được tuyên dương trước nhiều người như thế này là điều mà từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Tôi nghĩ đó là điều dành cho những vận động viên thể thao tài năng được hâm mộ, hoặc là những sinh viên ưu tú, mới hợp với khuôn mặt tươi cười rạng rỡ. Vậy mà, hôm nay ngày đó lại đến với tôi. Tôi được giám đốc trao tặng huân chương “Giải thưởng tinh thần”. Trên chiếc mề đay có vẽ hình Walt Disney và chuột Mickey nắm tay nhau.

Bắt đầu từ biểu tượng một con chuột nhỏ, Disneyland giờ đây đã trở thành một công viên giải trí. Những người làm việc ở đây, mỗi ngày đều công nhận nhau, khen ngợi nhau và tha thứ cho nhau. Một môi trường làm việc ngập tràn tình yêu thương, tôi đã được nghe điều này tại buổi đào tạo. Và ai cũng dần quen với “dáng vẻ cần có”. “Dáng vẻ cần có”, tức là dáng vẻ không màu mè, không dối trá, hiểu được nỗi đau của con người, dáng vẻ vốn dĩ tràn ngập yêu thương của con người mà Walt đã nói. Tất cả nhân viên, có thể đặt tình yêu của mình vào trong sự mến khách hơn là việc giữ dáng vẻ cần có như vậy.

Nếu không có bóng dáng của Walt thì hiện tại Disneyland đã không làm nên kỳ tích như vậy. Ở nơi đây, tất cả đã quen với những dáng vẻ tràn ngập yêu thương.

Tôi từng nghĩ đó là bài giảng buồn chán, nhưng hóa ra lại là điều không ngờ tới. Bây giờ, tôi đã có huân chương trong tay, thứ mà trước đây chưa bao giờ có. Có lẽ đối với nhiều người đó chỉ là một tấm huân chương bình thường nhưng đối với tôi, huân chương này như một bằng chứng cho sự tồn tại của tôi trên cõi đời này. Không thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân mình, những giọt nước mắt từ khóe mắt tôi đã tuôn rơi.

Tôi muốn nó ngừng rơi, nhưng không thể ngăn được. Những giọt nước mắt cứ rơi mãi không thôi.

Dẫu nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của Masato, dẫu nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của mọi người, dẫu nhìn ở đâu, nước mắt tôi vẫn tuôn rơi. Tôi đã cảm nhận trọn vẹn được niềm hạnh phúc.

Không biết tự lúc nào, đã nảy sinh thứ hạnh phúc gọi là “kỳ tích đương nhiên”. Đột nhiên, Kinda trao cho tôi chiếc khăn, và nói với một giọng nhỏ nhẹ.

– Masaru, trên thế gian này, không có con người nào lại không cần thiết. Chỉ riêng việc được làm người đã là một điều có giá trị. Masaru bây giờ, khuôn mặt trông rạng rỡ lắm đó.

– Kinda, em đã thay đổi rồi sao?

9

– Không phải, không phải em thay đổi, mà chỉ là trở lại dáng vẻ nên có mà thôi. Hầu hết mọi người đều nghĩ đó là điều đương nhiên, nhưng từ khi còn nhỏ Masaru đã luôn nghĩ rằng “Không phải như vậy, đó là một kỳ tích quan trọng”, bây giờ đã trở lại được “dáng vẻ nên có” thì có thể bắt đầu công việc làm cho nhiều người hạnh phúc phải không? Kể từ bây giờ, đừng quên gương mặt rạng rỡ đó nhé.

– Cảm ơn, lần đầu tiên trong đời em có suy nghĩ rằng “Sống có ý nghĩa”. Thật lòng cảm ơn rất nhiều.

– Không, chúng tôi mới là người nên nói lời cảm ơn ấy. Vì đã làm cho em nghĩ rằng được có mặt trên đời đã là một niềm hạnh phúc. Và cảm ơn vì chúng ta đã trở thành gia đình.

Tháng 05 năm 1992

Ngày đó, tôi đã mời bố mẹ đến Disneyland. Vì tôi muốn họ nhìn thấy tôi trong một dáng vẻ nên có, chứ không phải tôi trong bộ dạng đủng đa đủng đỉnh kể từ khi tốt nghiệp phổ thông.

Lúc này, cơn mưa đã tạnh, trên bầu trời xuất hiện một cầu vồng lớn.

– Masaru! – Tôi nhìn về phía có tiếng gọi, ba mẹ vẫy tay giống như một đứa trẻ ngây thơ.

10

– Vất vả quá. – Ba tôi đã nói trong niềm hạnh phúc. Mấy năm nay, tôi không nói chuyện nghiêm túc với ba mẹ, có lẽ vì thế mà tôi không nhận ra nét mặt tươi cười của ba mẹ. Khi nhìn thấy khuôn mặt ba mẹ, tôi nhớ lại ước mơ mà tôi ôm ấp lúc còn nhỏ. Và tôi muốn được truyền tải ước mơ đó cho ba mẹ biết.

– Nè, ba ơi, ba có biết không? Disneyland đã làm con có được dáng vẻ cần có đó.

– Dáng vẻ… cần có ư?

– Đúng rồi, dáng vẻ vốn dĩ của bản thân từ khi được sinh ra, nếu ở đây, có thể truyền tải một cách dễ dàng ước mơ của con.

Ba tôi đã nói rằng.

– Liệu ba có thể nghe về ước mơ đó không? Tôi đã gật đầu.

– Một lúc nào đó, con sẽ kết hôn, sinh con, lúc đó ba mẹ được gọi là ông bà. Khi đó, thật sự chúng ta đã trở thành một gia đình. Con đã suy nghĩ đến điều này từ ngày xưa. Tuy nhiên, con đã hiểu ra khi làm việc ở đây.

– Là cái gì?

– Nếu giấc mơ đó trở thành hiện thực, thì chúng ta thật sự là một gia đình, dẫu không cùng huyết thống, nhưng mỗi ngày trôi qua, có một mối liên kết hạnh phúc mà con cảm nhận là “kỳ tích”.

Trong đôi mắt của ba mẹ, nước mắt đã dâng trào. Và tôi đã nói những điều suy nghĩ thật sự trong lòng. Con người, cần có những niềm tin với nhau để có thể thấu hiểu được những điều không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tôi biết ơn vì mỗi ngày trôi qua, gia đình tôi lại tạo ra thêm sự gắn kết không gì thay thế được, với việc công nhận lẫn nhau và xích lại gần những người xung quanh mình.

Gia đình chúng tôi không cùng huyết thống nhưng điều đó thật sự không quan trọng, chỉ cần ngày ngày nghĩ về nhau, như vậy thôi cũng đủ lắm rồi.

Trên thế gian này, không có con người nào mà không cần thiết. Được làm người, chỉ vậy thôi là đã có giá trị rồi. Và mẹ vỗ vai tôi, nói những lời chân thành này: “Masaru, cảm ơn vì con đã được sinh ra trên cõi đời này”.

Đứng trước những vị khách có tên gọi là ba mẹ, thực lòng tôi có cảm giác muốn đem đến hạnh phúc cho họ. Và, tôi đã cho thấy khả năng thực hành tốt những điều đã được học từ tiền bối.

– Ba ơi, mẹ ơi, con muốn cho hai người xem những điều tuyệt vời này.

Trên vũng nước đọng lại ở một góc của băng ghế dài, tôi nhúng cây chổi làm giả cây cọ vẽ, và rồi vẽ hình trên mặt đất.

– Chuột Mickey à? – Mẹ vỗ tay và khen “dễ thương”. Còn ba, ông vừa khóc, vừa nhìn sang khuôn mặt mẹ đang tươi cười.

Chú chuột Mickey được vẽ bằng vũng nước được phản chiếu bởi màu của cầu vồng trên bầu trời rộng lớn kia.

11

Tháng 6 năm 1992

Thời tiết đã vào mùa mưa, những bông hoa cẩm tú cầu nhuộm rực cả công viên, chiếu sáng lấp lánh trong mùa mưa rả rích Tsuyu. Sau đó, Masaru đã tìm thấy công việc thật sự muốn làm, vì muốn bảo vệ cho những thú nuôi mà mình rất yêu mến, cậu quyết định làm bác sĩ thú y để được toàn tâm toàn ý làm việc tại Disneyland. Khuôn mặt tươi cười tràn ngập trong tâm đã thể hiện tấm lòng mến khách, làm cho khách hàng hạnh phúc. Hướng tới quá khứ của chính bản thân mình và xây dựng mối quan hệ tạo dựng niềm tin với những người thân. Masaru đã lấy lại được dáng vẻ cần có.

Chính vì yêu quý bản thân, nên cũng có thể hiếu khách. Yêu bản thân, và muốn làm cho người khác hạnh phúc. Và phần thưởng quý giá nhận được là khuôn mặt tươi cười của mọi người mà không gì có thể thay thế được. Walt đã mong ước có thể tạo ra một thế giới tràn ngập tình yêu thương như vậy nên đã tạo ra Disneyland. Ngoài ra, Walt cũng giống như Masaru, cũng là một trong số những người yêu quý động vật .

Lý do Walt lấy động vật làm motif (nhân vật chính mô phỏng), đó là vì muốn sống với tình cảm chân thực, không e dè sợ sệt động vật. Viết một câu chuyện lấy động vật là nhân vật chính chỉ với mong muốn duy nhất là con người phải có gương mặt rạng rỡ từ nội tâm. Chính vì vậy, nhân viên chúng tôi, công nhận nhau vô tư, khen ngợi nhau, tha thứ cho nhau, yêu thương nhau và thật lòng yêu mến du khách.

Cũng không ngoa khi nói rằng do sự kết nối yêu thương đã tạo tên một Disneyland như hiện giờ. Trong buổi lễ khánh thành Disneyland, Walt đã nói rằng:

– Tôi hy vọng Disneyland là nơi đem lại hạnh phúc cho tất cả mọi người, kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, cùng với việc trải nghiệm những điều kỳ diệu và mạo hiểm của cuộc sống, đây sẽ là nơi tạo ra những kỷ niệm vui vẻ.

Triết lý “family entertainment” (giải trí gia đình) gọi là “làm cho ai cũng vui vẻ”, ngay cả bây giờ, nó cũng được nối tiếp bằng tình yêu của các nhân viên. Hạnh phúc thật sự mà nó mang lại không phải một hình hài nhất định, cũng không phải là điều có thể nhìn thấy bằng mắt thường, mà có lẽ là một điều gì đó được bao trùm bởi cảm giác hạnh phúc. Khi đang ngẫm lại tư tưởng của Walt, nhìn những bông hoa cẩm tú cầu bên ngoài cửa và nghĩ về khuôn mặt của Disneyland, thì chợt có một thông báo từ quầy bán vé.

Vị khách không thể vào khuôn viên do hạn chế số người vào, đã gửi đơn kiện cáo với yêu cầu mạnh mẽ rằng: “Tôi không chơi trò chơi, tôi chỉ muốn được vào trong”.

Vị khách đó đã đi một chặng đường dài từ Kyushuu đến đây và dẫn theo một đứa cháu. Nhưng công viên buộc phải hạn chế số lượng người vào để đảm bảo an toàn cho du khách. Mặc dù vậy, để không gây hỗn loạn cho những du khách khác, các nhân viên phải nhanh chóng có sự ứng phó. Tôi đã nhanh chân đến quầy bán vé để thuyết phục vị khách đến từ Kyushuu.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button