Kỹ năng mềm

Giáo Dục Thành Công Theo Kiểu Harvard Tập 1

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Vương Nghệ Lộ

Download sách Giáo Dục Thành Công Theo Kiểu Harvard Tập 1 ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI NÓI ĐẦU

Trường Đại học Harvard–(*)– – Mỹ thành lập năm 1636, được mệnh danh là một trong những ngôi trường đại học danh giá nhất trên toàn thế giới. Ngôi trường đứng vị trí hàng đầu thế giới từ danh tiếng đến các trang thiết bị, cùng với hàng loạt những giáo sư đầu ngành và những sinh viên thông minh xuất sắc. Hơn 300 năm qua, ngôi trường là chiếc nôi đào tạo ra nhiều nhân tài xuất chúng như 8 vị Tổng thống nước Mỹ, 40 nhà khoa học dành được giải No- bel các loại, 32 nhà khoa học dành được giải Joseph Pulitz- er và hàng trăm ngàn những nhà chính khách, kinh doanh, khoa học nổi tiếng qua các thời đại khác nhau. Theo lời của ngài Hiệu trưởng thứ 23 của đại học Harvard, J-B- Conant: “Niềm vinh dự của ngôi trường này không chỉ ở cơ sở vật chất của nhà trường hay số lượng mà là chất lượng của con người đã được đào tạo của hết thế hệ này sang thế hệ khác.” Tại sao đại học Harvard đã đào tạo được nhiều nhân vật vĩ đại? Họ có bí mật đào tạo gì chăng? Thực chất, chúng ta dễ dàng thấy điều này qua những nhân vật thành công ấy. Những gì họ học được tại Harvard chính là nhân tố quyết định thành công. Tinh thần học hỏi của trường đã từng bước đưa họ đến những nấc thang thành công rực rỡ. Cũng chính quan điểm giáo dục của ngôi trường danh tiếng ấy đã đem đến cho họ cuộc đời xán lạn.

–(*)– Viện Đại học Harvard (tiếng Anh: Harvard University), còn gọi là Đại học Harvard, là một viện đại học nghiên cứu tư thục, thành viên của Liên đoàn Ivy ở Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ. Được thành lập vào năm 1636 bởi Cơ quan Lập pháp Thuộc địa Vịnh Massachusetts và không lâu sau đó đặt theo tên của John Harvard – người đã hiến tặng của cải cho trường, Harvard là cơ sở học tập bậc cao lâu đời nhất Hoa Kỳ.

Đại học Harvard thành công không bởi vì quy mô to lớn của trường, hay nhiều ngành học mà là phương pháp dạy tiên tiến, tinh thần theo đuổi chân lý quý giá và những tinh hoa trí tuệ được đúc kết trong hơn 300 năm qua. Trong cuộc đời mỗi người, 4 năm học đại học chỉ là những năm tháng ngắn ngủi, nhưng chính thời gian ấy đã giúp họ học hỏi được những tinh hoa quý giá, học được cách làm người, học làm người thành công, biết suy nghĩ và nhìn nhận cuộc sống. Mặt khác, giúp họ tích cực chuẩn bị cho việc thực hiện mục đích sống và dành được thành công.

Tất nhiên, Đại học Harvard thành công như ngày hôm nay không hẳn là thành quả riêng của trường, mà là công lao của biết bao sinh viên, phụ huynh có con em học ở đấy. Quan điểm và phương pháp giáo dục thành công của các bậc phụ huynh, niềm tin và thái độ thận trọng của họ trong việc dạy con tiến tới thành công và cả quan điểm dạy con nhận thức được mục tiêu quan trọng trong cuộc đời đã góp phần không nhỏ tạo nên phương pháp giáo dục nổi tiếng của ngôi trường danh giá này.

Bố mẹ, ai cũng muốn con mình thành tài. Muốn con thành tài đương nhiên không thể tách khỏi tác dụng của nền giáo dục gia đình. Bố mẹ là người thầy đầu tiên, gia đình là lớp học đầu tiên của con. Giáo dục gia đình có tính chất quyết định quan trọng với tương lai của con. Làm thế nào để dạy con tốt đã và đang trở thành vấn đề nan giải đối với mỗi bậc phụ huynh. Xã hội ngày càng phát triển, cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên trách nhiệm giáo dục con của mỗi phụ huynh ngày càng vất vả hơn. Quan niệm, phương pháp giáo dục quyết định trực tiếp, ảnh hưởng tới thành công của con. Các nhà giáo dục cho biết, thói quen học tập và cách sống đúng đắn là tài sản lớn nhất bố mẹ dành cho con trẻ.

Cuốn sách hội tụ được nhiều quan điểm giáo dục và phương pháp giáo dục gia đình tốt nhất. Qua đó đã giải mã được toàn bộ những gì tinh túy nhất trong quan điểm giáo dục của Harvard. Cuốn sách còn đề cập đến tình cảm chất phác nhất của cuộc sống và bản lĩnh sống, tìm ra được bản chất của thành công.

Qua cuốn sách này mỗi bậc phụ huynh sẽ đúc kết được cách giáo dục theo tinh thần Harvard, giúp con mình vững bước vươn tới thành công.

Với con trẻ cuốn sách này không hề có những lời nói giáo điều khó hiểu, mà là sức mạnh to lớn và những tấm gương đáng để học hỏi.

Với những người trưởng thành cuốn sách này chất chứa những cảm nhận triết lý nhân sinh của cuộc đời.

Những người đã và sẽ đọc cuốn sách này, dù là người chưa hay đã thành công, đều có được những cảm nhận khác nhau về cuộc sống. Mong rằng qua cuốn sách này mỗi một câu chuyện, một câu nói sẽ thay đổi được cuộc đời bạn, giúp bạn tiến tới thành công.

Ý NGHĨA CỦA CUỘC ĐỜI

Thành công lớn nhất của Đại học Harvard không chỉ là trình độ học thuật cao siêu, quan trọng hơn là tích lũy được nhiều lý luận triết học về cuộc đời sâu sắc, quý giá. Hiểu được ý nghĩa quan trọng của cuộc sống, nguyên tắc cơ bản để làm người, trí thông minh để tồn tại… Những lý luận triết học ấy không chỉ giúp cho từng sinh viên xây dựng được nguyên tắc làm người, đối nhân xử thế… mà còn cảm nhận được cuộc sống, học tập, sự nghiệp… họ không ngừng vươn lên, thích ứng với xã hội và đi đến thành công vang dội”.

ĐỌC THỬ

Ý NGHĨA CỦA CUỘC ĐỜI

– Suy ngẫm về cuộc đời –

Lời khuyên của Đại học Harvard:

“Đời người là những chuyến du lịch, điểm bắt đầu và điểm kết thúc rất có thể trùng khớp nhau. Nếu ngay từ khi bắt đầu chúng ta đã chờ đợi lúc kết thì cuộc đời này thật trống rỗng, phi nghĩa. Và như thế cuộc đời chúng ta sẽ không có những năm tháng đẹp đẽ, những sự kiện đáng nhớ. Thậm chí đến khi đã ra đi vào cõi vĩnh hằng, chúng ta vẫn chưa hiểu được ý nghĩa của cuộc sống, chưa trải nghiệm được cuộc sống phong phú, đầy màu sắc.”

1. Cuộc đời là một quá trình

“Cuộc đời giống như một vở kịch: Điều quan trọng không phải là dài hay ngắn mà là diễn có xuất sắc hay không.” (Licius Anneus Seneca–(*)–)

–(*)– Lucius Annaeus Seneca (thường được gọi đơn giản là Seneca hay Seneca Trẻ) (4 TCN – 65 CN) là một triết gia người La Mã thuộc trường phái triết học khắc kỷ và là chính khách, nhà biên kịch, nghệ sĩ hài đương thời, ông cũng là một tên tuổi lớn của văn học La Mã.

M
ột thương gia người Australia đi du lịch đến làng chài nhỏ ở một nước Đông Nam Á. Ông để ý thấy một anh dân chài ngày nào cũng ra biển đánh cá nhưng khi quay về chỉ mang theo dăm ba con cá.

Ông ngạc nhiên lắm liền hỏi: “Này anh, sao anh không bỏ thêm ít thời gian nữa để bắt được nhiều cá hơn?”

Anh dân chài đáp: “Số cá này cho tôi ăn đủ bữa rồi, cần gì phải vất vả nữa?”

Ông lại hỏi: “Thời gian rảnh rỗi anh làm gì?”

Anh dân chài trả lời: “Về nhà tôi hay chơi với các con một lúc, rồi nói chuyện với vợ. Đến chập tối đi uống rượu với mấy ông bạn trong làng.”

Thương gia thấy không ổn nên nói với anh dân chài:

“Nếu anh chịu làm như tôi nói thì cuộc sống của anh sẽ tốt hơn nhiều.”

Anh dân chài cười cười gật đầu.

Vị thương gia nói tiếp: “Anh ở trên biển lâu hơn sẽ bắt được nhiều cá hơn và đương nhiên sẽ bán được nhiều tiền hơn. Có tiền rồi anh mua được chiếc tàu đánh cá to hơn, thậm chí là cả một đội tàu đánh cá. Và như thế mỗi ngày anh bắt được hàng tấn cá ấy chứ, lúc ấy có thể mở xưởng chế biến để bán hàng trực tiếp. Anh sẽ kiếm được bộn tiền, có tiền rồi muốn đi chơi đâu chẳng được, kể cả Los Angeles và New York.”

Anh dân chài hỏi vặn lại: “Tôi đến nơi đó để làm gì?”

Vị thương gia đáp: “Đến đó anh sẽ có cơ hội làm ăn tốt hơn, trở thành một triệu phú giàu có, anh tiêu tiền suốt đời cũng chẳng hết.”

Anh dân chài lại hỏi: “Sau đó thì sao chứ?”

Thương gia cười lớn nói: “Sau đó anh có thể nghỉ hưu chứ sao! Đến lúc ấy, anh chuyển về sống ở làng chài quê nhà. Hàng ngày, anh mặc sức ngủ đến lúc nào mình muốn, thích thì ra biển bắt vài con cá gọi là, rồi dành thời gian chơi với con cái, nói chuyện với vợ… đến lúc chiều tà lại rủ mấy ông bạn đi uống rượu. Nói chung là vui vẻ tận hưởng hết quãng đời còn lại”.

Điểm kết của cuộc đời như nhau, nhưng quá trình sống khác nhau nên ý nghĩa của cuộc sống hoàn toàn khác nhau. Nếu bỏ qua những năm cật lực, khó khăn, cuộc đời sẽ mất đi sự phong phú của lăng kính đa màu sắc cùng những trải nghiệm quý giá. Thoạt nhìn, bạn sẽ thấy điểm bắt đầu và kết thúc của cuộc đời mỗi con người không có gì khác nhau. Tuy nhiên, có người sắp giã biệt cõi đời mà cuộc đời vẫn chỉ là một trang giấy trắng, còn người khác lại có được một bức tranh lung linh màu sắc. Khi đến cuối của cuộc đời, quay đầu nhìn lại những gì đã qua, nếu không có gì phải hối hận thì bạn mới thanh thản tạm biệt cuộc đời này.

Người hiểu được ý nghĩa của cuộc đời không bao giờ thích cuộc sống yên ổn, tầm thường. Họ có đủ lòng dũng cảm, thích nếm trải những gì khó khăn, mạo hiểm để có được cuộc sống đầy ý nghĩa. Chinh phục khó khăn, vượt qua nguy hiểm mới nếm trải được mùi vị cuộc đời, hiểu rõ được niềm vui, nỗi buồn của cuộc đời.

2. Cuộc đời nào có thắng thua

“Cuộc đời giống như một ván cờ, sơ sẩy một bước thì thua cả ván khiến ta chán ngán vô cùng. Ván cờ thua rồi ta có thể đánh lại ván khác, chứ cuộc đời thua rồi thì khó có thể làm lại cuộc đời khác.” (Sigmund Freud–(*)–)

–(*)– Sigmund Freud (tên đầy đủ là Sigmund Schlomo Freud; ngày 6/5/1856 – 23/9/1939 nguyên là một bác sĩ về thần kinh và tâm lý người Áo. Ông được công nhận là người đặt nền móng và phát triển lĩnh vực nghiên cứu về phân tâm học. Cho đến ngày nay mặc dù lý thuyết về phân tâm học của ông còn gây nhiều tranh cãi và người ta còn đang so sánh hiệu quả của các phương pháp phân tâm học của ông với các phương pháp điều trị khác, nhưng ông vẫn là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ 20.

Cuộc đời giống như một ván cờ, bạn cần phải hướng về một mục tiêu, cẩn trọng trong từng bước đi. Cuộc đời không có chuyện thắng thua, chỉ cần sống tốt bạn sẽ không phải ân hận điều gì.

Một con sóc vừa chạy băng băng vừa tung hứng một quả bóng trên đường núi nhấp nhô toàn đất cát quyện lẫn vào nhau.

Xa xa phía trước có một cái cây gai khá nhọn nhô hẳn ra ngoài. Rễ cây to, trồi hẳn lên mặt đất. Có lẽ là do ông trời sắp đặt nên nó vẫn cứ lao quả bóng về phía ấy và rồi quả bóng bập phải cái gai nhọn hoắt đó.

Thế nhưng con sóc không nhận ra mình đang gặp nguy hiểm. Nó càng gắng sức đẩy thì quả bóng càng ì ra. Nó bày cách khác nhưng không ăn thua, chỉ có đất cát trôi tuột đi chứ quả bóng vẫn ở lại.

Chắc hẳn bạn sẽ cười nhạo hành động này của nó. Nghĩ rằng sóc ngu ngốc thì làm sao giải quyết được vấn đề nan giải ấy đúng không? Nhưng rồi nó bỗng đi ra đằng sau quả bóng rồi bẩy nhẹ lên…vèo cái quả bóng đã nhẹ nhàng bứt khỏi cái gai ấy.

Con sóc đã chiến thắng.

Không có tiếng reo hò sau khi chiến thắng, không có tiếng thở phào vì thoát khỏi khó khăn. Sau chiến thắng nó vẫn vậy, như không có gì xảy ra, vẫn hì hụi đẩy quả bóng lăn về phía trước.

Đẩy được đó là cuộc sống, không đẩy được đó cũng là cuộc sống. Cũng giống như ván cờ, cái mình cần là cả quá trình tận hưởng và học tập, chứ không phải là kết quả chiến thắng cuối cùng. Trong cuộc đời, mỗi chúng ta phải đảm nhận một vai diễn khác nhau, nên cần phải diễn tốt vai của mình.

3. Cuộc đời đâu phải để tận hưởng vui sướng:

“Một khi biết được mình vẫn còn có ích với người khác, lúc ấy bạn mới cảm nhận được sứ mệnh cũng như ý nghĩa của cuộc đời mình”. (Stefan Zweig–(*)–)

–(*)– Stefan Zweig (28/11/1881 – 22/2/1942) là một nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch và nhà viết tiểu sử người Áo nổi tiếng trên thế giới.

Chúng ta sống đâu chỉ để tận hưởng vui sướng, giá trị sống là được người khác cần đến. Khi thấy thế giới cần mình, bạn sẽ khao khát sống. Sức mạnh ấy thôi thúc bạn dũng cảm tiến lên phía trước, đối mặt với tất cả mà không quản khó khăn, thất bại.

Trong buồng bệnh viện ở thành phố nọ có hai bệnh nhân mắc phải căn bệnh nan y giống nhau. Họ khác nhau ở chỗ: một người sống ở nông thôn còn một người sống ngay tại thành phố ấy.

Bệnh nhân sống ở thành phố ngày nào cũng có nhiều họ hàng, bạn bè tới thăm. Người nhà tới thăm an ủi: “Anh yên tâm ở nhà còn có chúng em. Chuyên tâm điều trị bệnh cho khỏi”. Bạn bè tới thăm an ủi: “Giờ đừng nghĩ ngợi gì cả, cứ yên tâm tĩnh dưỡng cho tốt.” Đồng nghiệp đến chia sẻ: “Anh yên tâm, mọi việc ở công ty chúng tôi đã làm hộ hết rồi, việc của anh giờ là chữa bệnh”…

Còn bệnh nhân đến từ nông thôn hàng ngày có mỗi một cô bé khoảng 14, 15 tuổi tới trông nom. Vợ anh ta nửa tháng mới đảo qua được một lần tiếp tế tiền hoặc đưa quần áo. Mỗi lần cô vợ đến đều nói như máy khâu bla bla… hết việc này đến việc khác: Từ việc muốn chồng quyết những việc trong gia đình như là sắp đến mùa rồi sẽ trồng dưa hấu hay trồng cà tím? Mấy hôm nữa chú hai cưới vợ, chúng ta phải mừng bao nhiêu? Con gái út muốn lên thành phố làm thuê cùng cô chị nhưng em chưa đồng ý… Anh xem phải làm thế nào bây giờ”…

Vài tháng sau hai bệnh nhân ấy có những thay đổi rõ rệt. Bệnh nhân người thành phố thấy họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp không còn cần mình nữa qua các câu an ủi: “Anh yên tâm đi, anh cứ yên tâm chữa bệnh…”. Anh thấy mình không còn ý nghĩa và giá trị sống, và rồi dần mất đi niềm tin và lòng dũng cảm chiến đấu với bệnh tật. Anh đã lặng lẽ trút hơi thở cuối cùng trong sự giày vò của bệnh tật và cô đơn.

Còn bệnh nhân người nông thôn ấy đã nhận ra rằng, mình không thể thiếu được với gia đình qua những câu nói của vợ. Anh thấy mình là người quan trọng đối với gia đình và bằng bất cứ giá nào mình phải sống. Dù chỉ là quyết việc này việc nọ trong gia đình nhưng ham muốn sống mãnh liệt ấy đã thôi thúc anh chiến thắng được bệnh tật.

Thomas Hobbes–(*)–, nhà tư tưởng nổi tiếng nước Anh nói: “Người biết cân nhắc thiệt hơn luôn biết rõ giá trị của bản thân. Họ biết mình có ảnh hưởng, tác dụng với ai và việc gì. Nếu chỉ biết tận hưởng cuộc sống, con người sẽ không có ham muốn phấn đấu, vươn lên. Bố mẹ vật lộn với cuộc sống cũng chỉ vì con cái, họ vui vì điều đó. Nhưng nếu một ngày nào đó, con nói rằng không cần đến bố mẹ nữa thì cuộc sống của bố mẹ sẽ mất đi phương hướng, thậm chí là có ý nghĩ muốn chấm dứt sự sống.”

–(*)–, Thomas Hobbes (05/04/1588 – 04/12/1679) là một nhà triết học người Anh nổi tiếng với các tác phẩm về triết học chính trị.

Được người khác cần đến là niềm khao khát, mong mỏi của mỗi người chúng ta. Vì đó là cách thể hiện giá trị của bản thân mỗi chúng ta. Nếu không ai cần đến chúng ta nữa, chúng ta sẽ mất đi ý nghĩa của cuộc sống, và sự hiện diện của chúng ta trên cõi đời này thật vô nghĩa, nhàm chán.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button