Kỹ năng mềm

Giải Tỏa Mâu Thuẫn & Stress – Bộ Sách Creating Success

giai-toa-mau-thuan-va-stress-stephen-palmer-cary-copper1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Stephen Palmer & Cary Copper

Download sách Giải Tỏa Mâu Thuẫn & Stress – Bộ Sách Creating Success ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

 

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Có khi nào bạn thấy mình trở nên căng thẳng, bực bội, cáu gắt, chán nản và rất dễ nảy sinh những hành động tiêu cực?

Có khi nào bạn thấy mình thiếu thời gian để vui chơi và mất khả năng tập trung nên bạn thường xuyên chần chừ trì hoãn nhiệm vụ dù đang có nhiều dự án quan trọng cần phải hoàn tất?

Có khi nào bạn liên tục phải sống trong tâm tạng mất tự tin, tự dằn vặt bản thân dù lỗi lầm là không đáng kể?

Nếu bạn đã từng hoặc đang gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào như trên thì đây là quyển sách dành riêng cho bạn vì nó sẽ giúp bạn thay đổi cuộc sống một cách đáng kể. Quyển sách này sẽ giúp bạn tìm hiểu và phân tích những lý do, yếu tố thật sự khiến bạn rơi vào trạng thái stress – một trạng thái tinh thần tiêu cực có khả năng làm cuộc sống của bạn cũng như của những người xung quanh trở nên mệt mỏi, khốn cùng.

Quyển sách này được biên soạn với mong ước giúp bạn tự trang bị cách rèn luyện để đối phó với stress trong cuộc sống thường nhật. Từ cách nhận biết các dấu hiệu của stress và những thói quen thường tạo nên căng thẳng cho đến các kỹ thuật, phương pháp hoặc chiến lược giúp giải tỏa stre
ss mà bạn có thể tùy ý chọn lựa để áp dụng sao cho phù hợp nhất với bản thân.

Bên cạnh những giải pháp tích cực giúp loại trừ stress, quyển sách còn có các bài thực hành, các bảng câu hỏi thực tế để bạn tự liên hệ với chính mình. Đồng thời quyển sách còn tạo cơ hội để bạn vận dụng các kỹ thuật và phương pháp đã được hướng dẫn cũng như sẽ có một phần dành riêng để bạn tự ghi chú và đánh giá mức độ thích hợp của các kỹ năng và kỹ thuật đó đối với bản thân. Càng thường xuyên thực hành, bạn càng có cơ hội tận hưởng một cuộc sống an vui, thoải mái và luôn nói “không” với stress.

**

Con người được sinh ra là một thực thể duy nhất. Những đặc tính di truyền sẽ quyết định hình thể, tố chất, tính cách, …của mỗi người. Các yếu tố này đồng thời cũng tác động đến khối lượng áp lực nhất định mà mỗi người có thể chịu đựng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về sinh lý giữa áp lực và stress. Lượng hoóc-môn gây stress trong máu của người bị stress cao hơn nhiều so với những người đang gặp phải thử thách. Thử thách là một loại áp lực giúp bạn đạt hiệu quả tốt nhất trong công việc. Khi đó, bạn sẽ trở nên sáng tạo, hiệu quả, quyết đoán, nhạy bén và hào hứng hơn. Tuy nhiên, một áp lực đối với người này có thể trở thành stress đối với người khác và ngược lại. Quá nhiều áp lực sẽ dẫn đến tình trạng lo lắng hay cạn kiệt sức lực. Còn quá ít áp lực lại dẫn đến tình trạng chán chường, buồn nản, mài mòn năng lực! Trong thực tế, khi được thử thách đúng mức, mọi người thường có cảm giác thú vị và mong muốn hoàn thành nhiệm vụ. Còn nếu bị stress, họ sẽ có những suy nghĩ, cảm nhận và triệu chứng thể chất tiêu cực. Hình 1.1 thể hiện mối tương quan giữa tình trạng cạn kiệt sức lực và thui chột năng lực.

Tác hại của stress là vô cùng lớn. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy stress là nguyên nhân chính của tình trạng vắng mặt nơi công sở. Điều này đã khiến chính phủ Anh tiêu tốn hơn 10 tỷ bảng Anh mỗi năm! Tác hại của stress lên mỗi cá nhân thật đáng kể và stress còn là nguyên nhân chủ yếu của một số bệnh trạng như đau tim, đột quỵ, cao huyết áp, tiểu đường, viêm họng, viêm khớp, rối loạn tâm lý, phiền muộn, suy sụp tinh thần, …

Sau đây là một câu chuyện có thật về một nhân viên làm công tác dân sự – người đã phục hồi sau khi phải gánh chịu tình trạng suy sụp thể chất và tinh thần do stress trong công việc.

Tôi là một người được nuôi dạy theo triết lý làm việc của đạo Tin Lành, nghĩa là thành công đồng nghĩa với việc hoàn thành sứ mệnh được giao, bất kể đó là bài tập về nhà hay việc hát thánh ca ở nhà thờ. Do đó khi lớn lên, khi làm bất cứ việc gì, tôi không ngừng nỗ lực để đạt mức tiêu chuẩn cao nhất, kể cả thời còn sinh viên đại học cho đến lúc đã tốt nghiệp và trở thành người làm công tác dân sự.

Trải qua mười năm với ý chí sắt đá và lao động chăm chỉ, tôi đã không ngừng đấu tranh với những yêu cầu đầy mâu thuẫn của sự nghiệp và các hoạt động ngoài công việc. Có nhiều lúc tôi cảm nhận được những vết nứt trong cuộc sống mình, nhưng tôi nhanh chóng phủ lấy chúng bằng những núi giấy tờ và các ngày nghĩ miệt mài làm việc tại văn phòng.

Thế nhưng, việc gì đến rồi phải đến. Tôi không còn đủ sức để đối phó hơn nữa. Một ngày chủ nhật của tháng Hai năm 1996 là giọt nước làm tràn ly, khi tôi vừa phải đương đầu với trách nhiệm giải quyết công việc mới khi được thăng chức, vừa phải thu xếp chuyện tình cảm riêng của mình. Tôi suy sụp hoàn toàn. Chỉ một ngày trước đó, tôi còn xoay xở trước hàng đống công việc, thế mà bây giờ, tôi lại yếu ớt đến nỗi chẳng thể giải quyết được một việc gì, dù là rất đơn giản. Tôi thu mình lại một cách đơn độc và chỉ còn nói chuyện với người thân hoặc một số ít bạn bè thân thiết.

Ba tháng đau khổ đầy thử thách tiếp theo đó, tôi sống trong bệnh viện tâm thần địa phương. Đó là giai đoạn kinh khủng nhất vì tôi thậm chí không biết mình có thể, và nếu có thì khi nào, sẽ bình phục được. Lòng tôi lúc nào cũng canh cánh lo nghĩ về việc công sở. Và do đó, nỗi lo lắng càng nhiều khi tôi không biết liệu mình có giữ được công việc cũ khi xuất viện, nếu không, tôi sẽ sống như thế nào.

***

ĐỌC THỬ

Tác hại của stress

Tác hại của stress là vô cùng lớn. Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy stress là nguyên nhân chính của tình trạng vắng mặt nơi công sở. Điều này đã khiến chính phủ Anh tiêu tốn hơn 10 tỷ bảng Anh mỗi năm! Tác hại của stress lên mỗi cá nhân thật đáng kể và stress còn là nguyên nhân chủ yếu của một số bệnh trạng như đau tim, đột quỵ, cao huyết áp, tiểu đường, viêm họng, viêm khớp, rối loạn tâm lý, phiền muộn, suy sụp tinh thần, …
Sau đây là một câu chuyện có thật về một nhân viên làm công tác dân sự – người đã phục hồi sau khi phải gánh chịu tình trạng suy sụp thể chất và tinh thần do stress trong công việc.
Tôi là một người được nuôi dạy theo triết lý làm việc của đạo Tin Lành, nghĩa là thành công đồng nghĩa với việc hoàn thành sứ mệnh được giao, bất kể đó là bài tập về nhà hay việc hát thánh ca ở nhà thờ. Do đó khi lớn lên, khi làm bất cứ việc gì, tôi không ngừng nỗ lực để đạt mức tiêu chuẩn cao nhất, kể cả thời còn sinh viên đại học cho đến lúc đã tốt nghiệp và trở thành người làm công tác dân sự.
Trải qua mười năm với ý chí sắt đá và lao động chăm chỉ, tôi đã không ngừng đấu tranh với những yêu cầu đầy mâu thuẫn của sự nghiệp và các hoạt động ngoài công việc. Có nhiều lúc tôi cảm nhận được những vết nứt trong cuộc sống mình, nhưng tôi nhanh chóng phủ lấy chúng bằng những núi giấy tờ và các ngày nghĩ miệt mài làm việc tại văn phòng.
Thế nhưng, việc gì đến rồi phải đến. Tôi không còn đủ sức để đối phó hơn nữa. Một ngày chủ nhật của tháng Hai năm 1996 là giọt nước làm tràn ly, khi tôi vừa phải đương đầu với trách nhiệm giải quyết công việc mới khi được thăng chức, vừa phải thu xếp chuyện tình cảm riêng của mình. Tôi suy sụp hoàn toàn. Chỉ một ngày trước đó, tôi còn xoay xở trước hàng đống công việc, thế mà bây giờ, tôi lại yếu ớt đến nỗi chẳng thể giải quyết được một việc gì, dù là rất đơn giản. Tôi thu mình lại một cách đơn độc và chỉ còn nói chuyện với người thân hoặc một số ít bạn bè thân thiết.
Ba tháng đau khổ đầy thử thách tiếp theo đó, tôi sống trong bệnh viện tâm thần địa phương. Đó là giai đoạn kinh khủng nhất vì tôi thậm chí không biết mình có thể, và nếu có thì khi nào, sẽ bình phục được. Lòng tôi lúc nào cũng canh cánh lo nghĩ về việc công sở. Và do đó, nỗi lo lắng càng nhiều khi tôi không biết liệu mình có giữ được công việc cũ khi xuất viện, nếu không, tôi sẽ sống như thế nào.
May mắn thay, đến hè tôi bắt đầu dần khá lên, nhờ tình thương và sự quan tâm chăm sóc của gia đình và bạn bè. Đến tháng Bảy năm đó, tôi sắp xuất viện và có thể quay trở lại công việc cũ của mình. Ý nghĩ trở lại sở làm khiến tôi cảm thấy nản lòng, vì không biết các đồng nghiệp sẽ cư xử với tôi thế nào sau một thời gian dài vắng mặt vì suy kém tinh thần. Rất may là trước đó, các nhân viên dịch vụ tư vấn đã giúp tôi duy trì mối liên lạc gián tiếp với sếp và các đồng nghiệp cũ, điều đó cũng phần nào giúp tôi giảm bớt mối lo lắng khi phải tiếp xúc trực tiếp với họ.
Thế là tôi đã quay trở lại với công việc cũ, nhưng theo một nhịp độ rất thưa thớt. Đầu tiên là làm việc hai ngày một tuần, sếp và tôi thường tiến hành họp định kỳ hàng tuần để kiểm tra mức độ khối lượng công việc mà tôi có thể đảm nhận được. Thêm vào đó, các đồng nghiệp khác luôn tỏ ra hỗ trợ và thông cảm cho tôi. Điều đó đã giúp tôi tạo dựng lại lòng tin vốn đang rất mong manh trong tôi để có thể đảm nhận công việc thật sự.
Được một tháng, sếp tôi chuyển tôi sang họp định kỳ hàng tháng thay vì hàng tuần như trước. Song song đó, lịch làm việc của tôi cũng dần tăng lên thành 3 ngày, rồi 4 ngày một tuần. Cuối cùng, sang đến tháng Mười thì tôi đã có thể đi làm 5 ngày một tuần. Tuy vậy, không giống như trước kia, nay tôi đã biết ước lượng thực tế khối lượng công việc mà mình có thể đảm nhận được trong thời gian nhất định. Ngoài ra, tôi cũng biết cân nhắc mỗi khi nhận lời làm việc gì đó trong thời gian nghĩ của mình.
Bài học quý giá nhất mà tôi rút ra được từ sau biến cố đáng nhớ ấy chính là tầm quan trọng của sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Kể từ đó, tôi luôn tìm cách chia sẻ bài học kinh nghiệm từ bản thân này cho bất kỳ ai quan tâm mà tôi gặp trong cuộc sống.
Việc quay trở lại công sở với một nhịp độ vừa phải cho thấy giá trị của việc kiểm soát tình huống một cách chủ động đối với quá trình đảm bảo sự hồi phục tinh thần và tâm lý. Tôi rất may mắn vì đã có được những chuyên viên tư vấn tế nhị và tài năng giúp đỡ trong việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với sếp và các đồng nghiệp cũ. Và một người sếp linh hoạt, tử tế đã tạo điều kiện cho tôi trở lại với công việc. Mọi việc có thể đã khác đi rất nhiều nếu không có những chuyên viên tư vấn, bạn bè và người thân – những người đã giúp tôi tái tạo cuộc đời mình.
Ví dụ trên cho thấy niềm tin và thái độ nơi công sở không ngừng điều khiển tinh thần của bạn. Tuy nhiên, bao giờ cũng có những chọn lựa thay thế. Ví dụ, bạn có thể nới thẳng với sếp rằng bạn đang quá tải trong công việc, rằng có quá nhiều hạn định buộc bạn phải hoàn thành trong một thời gian ngắn…
Môi trường sống tạo nên niềm tin và niềm tin đã có thể được điều chỉnh theo sự trưởng thành của mỗi người. Tiếc thay, phần lớn mọi người đều không nhận ra điều đó nên cứ mãi mang theo những niềm tin, nhận định đã được khắc sâu trong tâm trí từ khi còn bé đem áp dụng vào môi trường học đường hay công sở.
Thêm vào đó, những tiêu chuẩn cao vợi và cứng nhắc sẽ càng tăng gánh nặng trên vai bạn. Điều này chỉ có thể chịu đựng được trong thời gian ngắn vì những công việc căng thẳng và kéo dài trong nhiều giờ có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn nơi công sở và trong gia đình. Kết quả là bạn sẽ bị cạn kiệt về thể chất lẫn tinh thần.

Trong những tình huống như thế, gia đình, bạn bè và các chuyên viên tư vấn là những điểm tựa vững tin để bạn mau chóng hồi phục năng lực và sức mạnh tinh thần để quay trở lại cuộc sống cũ.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button