Kỹ năng mềm

Giá Trị Nội Tại

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Mike George

Download sách Giá Trị Nội Tại ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Cuộc sống là một quá trình, không phải là kết quả; là một chuyến đi, không phải là điểm đến; là công việc đang tiếp diễn. Thật dễ dàng dành quá nhiều thời gian để tập trung vào kết quả và nỗ lực đạt đến thành công. Do vậy, ta sẽ bỏ quên mất vẻ đẹp và sự kỳ diệu của cuộc hành trình, không quan tâm đến những bài học thu nhận trên con đường đi.

Mỗi chúng ta tự tạo ra chuyến đi cho chính mình như người họa sĩ vẽ bức tranh của mình và như nhà soạn nhạc trau chuốt cho bản giao hưởng của ông ta. Mỗi người có một bài ca trong trái tim và bức vẽ “tâm hồn”, trên đó phác họa toàn cảnh bức tranh cuộc đời họ. Bạn đã tìm thấy bài ca của mình chưa và bài ca đó thế nào? Bạn đã bắt đầu vẽ bức tranh cuộc đời mình chưa và liệu trông bức tranh đó ra sao?

Cuốn sách nhỏ này sẽ tặng cho bạn những món quà về sự hiểu biết sâu sắc và am hiểu để bắt đầu nhìn lại chính mình và cuộc đời theo cách khác.

Giá trị nội tại được dịch từ nguyên bản tiếng Anh Know your true nature through meditaion của tác giả Mike George.

CÔNG VIỆC ĐANG TIẾP DIỄN

Cuộc sống là một quá trình, không phải là kết quả; là một chuyến đi, không phải là điểm đến; là công việc đang tiếp diễn. Thật dễ dàng dành quá nhiều thời gian để tập trung vào kết quả và nỗ lực đạt đến thành công. Do vậy, ta sẽ bỏ quên mất vẻ đẹp và sự kỳ diệu của cuộc hành trình, không quan tâm đến những bài học thu nhận trên con đường đi.

Mỗi chúng ta tự tạo ra chuyến đi cho chính mình như người họa sĩ vẽ bức tranh của mình và như nhà soạn nhạc trau chuốt cho bản giao hưởng của ông ta. Mỗi người có một bài ca trong trái tim và bức vẽ “tâm hồn”, trên đó phác họa toàn cảnh bức tranh cuộc đời họ. Bạn đã tìm thấy bài ca của mình chưa và bài ca đó thế nào? Bạn đã bắt đầu vẽ bức tranh cuộc đời mình chưa và liệu trông bức tranh đó ra sao?

Cuốn sách nhỏ này sẽ tặng cho bạn những món quà về sự hiểu biết sâu sắc và am hiểu để bắt đầu nhìn lại chính mình và cuộc đời theo cách khác.

Bạn có dễ bị gây ấn tượng không?

ĐỌC THỬ

1BẠN CÓ DỄ BỊ GÂY ẤN TƯỢNG KHÔNG?

Mỗi khi chúng ta đi du lịch, chúng ta không chỉ lưu lại những kỷ niệm cụ thể về chuyến đi và điểm đến, mà còn lưu lại ấn tưởng chung về những trải nghiệm mà chúng ta đã gặp. Đôi khi ấn tượng này không được tốt lắm và trong những thời điểm khác, có lúc chúng ta sẽ nói: “Tôi thực sự rất ấn tượng về những gì tôi đã trải qua”. Việc này cũng tương tự như khi ta gặp gỡ mọi người. Một số người gây ấn tượng mạnh tới chúng ta, trong khi một số khác thì không, khiến chúng ta có lúc phải thừa nhận rằng: “Tôi chẳng có ấn tượng gì về họ cả”. Trong cuộc sống có những người dễ bị gây ấn tượng, điều đó có nghĩa là họ dễ bị tác động. Không cần phải dành nhiều công sức để khơi dậy sự ngưỡng mộ nơi họ, mà cuối cùng có thể gần giống như sự tôn thờ. Còn một số người khác thì gần như không thể gây ấn tượng cho họ. Họ dường như thản nhiên không chú ý tới hình ảnh hay mức độ những thành công của người khác. Họ có thói quen nhìn tiêu cực về hầu hết mọi thứ hay họ có thể nhận ra những “cái bẫy” dễ dàng bị gây ấn tượng.

Vậy bạn thì thế nào? Bạn có dễ gây ấn tượng không? Bạn có thường xuyên nghe thấy: “Ôi… cái đó/họ thật là đáng kinh ngạc!” Bạn đã bao giờ xum xoe nịnh hót dưới chân người khác không, nói theo cách ẩn dụ ấy? Hay bạn là người khó lay chuyển, khó bị gây ấn tượng? Nếu bạn là người dễ bị gây ấn tượng thì điều đó có nghĩa là bạn có “những xu hướng sùng đạo”. Dễ bị gây ấn tượng thực chất không phải là xấu, nhưng nó có thể là điều bất lợi nếu bạn đang tìm kiếm để phân biệt sự thật sâu sắc và mạnh mẽ hơn của cuộc đời. Dễ bị gây ấn tượng nghĩa là có xu hướng bị mắc bẫy vào cái vỏ bọc của cuộc sống, dính mắc vào hình thức. Đi tìm hiểu tại sao “bị gây ấn tượng” không phải là ý kiến thật hay, cần thiết phải thấy và hiểu động lực, ví dụ cơ chế diễn ra trong nhận thức của chúng ta khi “ấn tượng” xảy ra.

Mỗi khi bạn để cho mình bị gây ấn tượng, bất kể chuyện đó là chuyện gì, thì trong khoảnh khắc đó, nó đang định hình sự nhận thức của bạn. Khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta nặn hình bằng chất dẻo platixin và kết quả là những mẩu platixin với ấn tượng tạo ra chúng. Hình thù chất dẻo lúc đầu không còn nữa. Điều này tương tự xảy ra với chúng ta khi chúng ta để cho chính mình, nhận thức của mình bị gây ấn tượng. Chúng ta đánh mất hình trạng sự nhận thức của mình nghĩa là chúng ta đã đánh mất quyền kiểm soát nhận thức của bản thân. Chúng ta đánh mất khả năng tự tư duy và cảm giác khi chúng đã bị rập khuôn gần như hoàn toàn bởi những ấn tượng mà bạn có được do con người; địa điểm hay sự kiện để lại. Đây là một dạng của “sự tôn thờ”, sự cống hiến hoàn toàn cho đối tượng, con người hay thậm chí là tư tưởng, xét về mức độ nào đó điều này định hình và che mất nhận thức của chúng ta. Những thứ muốn thâm nhập vào ý thức của chúng ta cần phải được lọc qua hoặc giành giật sự chú ý với những đối tượng mà chúng ta đang cống hiến hay bị ấn tượng.

Chúng ta có thể nói rằng đó là điều tự nhiên hoàn hảo bởi vì con người từ khi sinh ra đã có sẵn bản tính đó đó. Các nhà khảo cổ học đã dành cả cuộc đời khai quật những đồ vật cổ của loài người với mong muốn hiểu tại sao con người lại bị gây ấn tượng nhiều đến vậy và do đó hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi một người hay vật nào đó. Suốt cuộc đời mình, nhà lịch sử học nghiên cứu để phân tích các hành động của những cá nhân không bị gây ấn tượng của một ai đó nói riêng hay tất cả mọi người nói chung. Hãy bước vào hầu hết các phòng ngủ của trẻ em và xem các thần tượng của chúng, đôi khi chỉ là những bức ảnh thần tượng của công chúng, được gắn trên tường. Nơi chúng chơi chính là nơi thể hiện rõ nhất kiểu bắt chước của chúng như mặc quần áo, nói năng và hành động y như người đã gây ấn tượng cho chúng nhiều nhất. Chúng ta có thể nghĩ rằng tất cả những điều này chỉ là những câu chuyện vui vô hại. Chúng ta cũng có thể cho rằng đó chỉ là một phần của sự trưởng thành. Nhưng có một quy luật tinh thần rằng bạn sẽ trở thành đối tượng mà bạn đang giao nhận thức của mình cho nó. Nếu làm theo điều này, chúng ta có thể dễ dàng KHÔNG học cách để làm chủ nhận thức của chúng ta, chúng ta có thể dễ dàng KHÔNG học cách có quyền kiểm soát đối với những suy nghĩ và cảm giác của chúng ta ngay từ khi còn rất trẻ.

Tất cả điều đó nói lên rằng cách duy nhất chúng ta có thể có “cảm giác” về đúng hay sai, về hợp lý hay bất hợp lý của việc bị gây ấn tượng là thông qua các kinh nghiệm cá nhân của chính bản thân. Theo tinh thần tự phản ánh mà bài báo điện tử hàng tuần này khuyến khích, có những điểm chung phổ biến mà tất cả chúng ta có xu hướng bị gây ấn tượng; thường xuyên bị gây ấn tượng rất mạnh và nó ảnh hưởng đến chúng ta. Hãy xem liệu có điều gì gợi nhớ sự đúng đắn trong trải nghiệm của bạn.

Bị ấn tượng bởi sự giàu có của người khác là ngăn cản việc làm giàu khẩn thiết của chính bạn.

Sự giàu có thực sự không phải là về vật chất. Sự giàu có thật sự bao gồm những khả năng bẩm sinh của bạn và các phẩm chất con người bạn. Khi những khả năng/phẩm chất này được sử dụng đúng cách vào đúng thời điểm, chúng sẽ gây dựng được sự giàu có về vật chất. Khi bạn bị ấn tượng bởi sự giàu có vật chất của một ai đó, bạn đang kìm hãm lòng tự trọng và quý mến chính bản thân mình, điều cần có để nâng cao phẩm chất/khả năng bẩm sinh trong bạn.

Bị gây ấn tượng bởi địa vị của một ai đó ngăn chặn khả năng của bạn quan hệ giao tiếp và ảnh hưởng qua lại tới người đó.

Nhiều người trong chúng ta học để tôn trọng uy quyền của địa vị hơn là tôn trọng con người giữ địa vị đó. Các bậc cha mẹ và thầy cô giáo có thể dễ dàng bỏ qua sai lầm này nếu chính họ sử dụng vị thế của mình để duy trì uy quyền đối với con trẻ. Và trong suốt cuộc đời còn lại, chúng ta sùng kính quyền lực một cách thái quá. Chúng ta trở nên bị gây ấn tượng bởi địa vị của những người khác, điều này ngăn chặn khả năng của bạn giao tiếp với người đó và quan trọng hơn là khả năng có uy lực đối với chính cuộc sống của mình.

Bị ấn tượng bởi tính cách của người khác sẽ ngăn cản sự phát triển tính cách của bản thân.

Bất cứ phẩm chất nào bạn nhận thấy ở người khác thì chúng đã có sẵn trong bạn rồi, ngược lại bạn không thể nhận ra chúng. Nhưng chúng ta càng để cho mình bị in dấu bởi người khác, luôn “nhìn ra bên ngoài” và xem người khác thể hiện, thì chúng ta càng ít quay trở về với chính mình và càng kìm hãm bản thân nhiều hơn.

Bị ấn tượng bởi trí tuệ của người khác sẽ chặn đứng sự tinh tế và sức mạnh trí tuệ của bản thân.

Trí tuệ của chúng ta như là “con mắt bên trong” cần trong sáng, tự do tập trung và thấy rõ. Nhưng nếu chúng ta luôn nhìn người khác và để cho khả năng trí tuệ của họ ghi dấu nơi chúng ta, điều đó giống như là con mắt bên trong của chúng ta bị họ “lấy” mất. Nó đã bị mắc bẫy trong năng lực trí tuệ của họ trong khi chúng ta có thể (nên) phát triển trí tuệ của chính mình.

Bị ghi dấu bởi thành công của người khác sẽ ngăn cản con đường đến thành công của bạn.

Khi chúng ta sùng bái ai đó vì những thành công của họ và khi kể chuyện rằng chúng ta cảm thấy ấn tượng như thế nào nghĩa là chúng ta vô tình đang so sánh họ với bản thân, suy nghĩ và thậm chí nói rằng: “Tôi không giỏi như họ”.

Bị gây ấn tượng bởi hệ thống niềm tin qua việc trình bày một cách trung thực của người khác sẽ ngăn cản khả năng thấy rõ sự thật của chính bạn .

Cho dù những điều người khác nói có thể là đúng sự thật, nếu nó không được bản thân tự nhận thấy thì việc chỉ tin tưởng vào niềm tin của người khác sẽ không làm chúng ta có sức mạnh lên được. Trên thực tế, đó là dấu hiệu của sự lười biếng khi chúng ta ngừng quay trở về nội tâm của chính mình. Lịch sử nhắc nhở chúng ta điều gì có thể xảy ra khi một số đông mọi người bị ấn tượng bởi một người và sau đó đi theo người đó vì niềm tin mù quáng.

Bị gây ấn tượng bởi một ai đó hay một cái gì đó có nghĩa là chúng ta sử dụng ấn tượng đó để lấp đầy chỗ trống hay cái hố không có thực ở trong tâm mình. Điều này khó nhận ra cho đến khi chúng ta đứng ra xa và suy ngẫm quá trình nội tâm của mình. Ở đây không có nghĩa là không thừa nhận, không đánh giá cao thành công hay đặc điểm tính cách của người khác. Nhưng việc thừa nhận và đánh giá cao người khác không giống như là “bị gây ấn tượng”.Khi bạn bị gây ấn tượng, thì vô hình bạn đang cúi đầu, không phải vì khiêm tốn mà vì quỵ lụy nhiều hơn. Bạn đang nói, cho dù đó là vô tình hay chỉ là trong tiềm thức: “Bạn giỏi hơn tôi, bạn tốt hơn tôi, tôi là người thua kém hơn”. Như vậy sự quý mến và tôn trọng chính bản thân mình bị đè nén. Liệu đây có phải là nghịch lý? Càng ít bị gây ấn tượng bởi người khác, bạn càng tạo ấn tượng về bản thân mình đối với người khác nhiều hơn!

Câu hỏi: Ai trong cuộc sống hiện nay hay trước đây là (những) người đã gây ấn tượng cho bạn khoảng thời gian dài hơn vài khoảnh khắc?

Suy ngẫm: Bạn nghĩ gì? Bạn cảm thấy như thế nào trong suốt thời gian bị gây ấn tượng?

Hành động:Hướng tới từng người một và ý thức trong tâm chuyển năng lượng của bạn tới họ từ “bị gây ấn tượng” sang “bày tỏ sự đánh giá cao”.

Bạn có thể tạo ra không gian…


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button