Kỹ năng mềm

Đừng Đợi Đến Khi Tốt Nghiệp Đại Học

51. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nhiều tác giả

Download sách Đừng Đợi Đến Khi Tốt Nghiệp Đại Học ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Nhiều bạn sau khi đỗ Đại học thường rất thảnh thơi, bởi họ đơn giản nghĩ rằng vào được Đại học là chắc chắn sẽ có trong tay một suất việc làm tốt. Học đại học lại do mỗi cá nhân tự giác, nên nhiều người nghĩ rằng học đại học thật đơn giản.

Nhưng thực tế “Học đại học như thế nào để khi ra trường bạn có được một nghề nghiệp xứng đáng với mức lương mơ ước?”.

Đó là câu hỏi khó mà không phải ai cũng biết cách trả lời. Mỗi bạn sinh viên dù là năm đầu hay năm cuối đều chia sẻ một “căn bệnh” học tập khác nhau, kiểu như “nước đến chân… vẫn chưa thèm nhảy”, “học từ đâu, lâu lâu mới biết” hay “điên đầu vì học”…

Đừng Đợi Đến Khi Tốt Nghiệp Đại Học là tổng hợp kinh nghiệm quý báu của các “lão làng” khi đứng trước thời điểm lựa chọn quan trọng của cuộc đời, cung cấp cho bạn lời khuyên về cách thức tư duy và phương pháp học tập để hóa giải những “căn bệnh” muôn thưở của sinh viên như:

– Đánh bại thói lề mề

– Rèn luyện tinh thần tự học

– Lưu giữ sự hiếu kỳ và khả năng quan sát

– Học cách tư duy độc lập

Trích dẫn :

Hiện nay, không ít các bạn sinh viên đang trải qua những ngày tháng vô vị và tẻ nhạt, vì không còn cảm thấy hứng thú với chuyên ngành mình đang học, thậm chí, họ còn nói rằng: “Nếu bây giờ được làm lại từ đầu, chọn được đúng chuyên ngành mà mình thích, chắc chắn tôi sẽ chăm chỉ và cố gắng hơn.” Khi nghe những lời đó, lại chứng kiến thêm nhiều bạn sinh viên không chịu khó học hành, hoang phí tiền bạc và tuổi thanh xuân vào những trò vui vô bổ, tôi thực sự cảm thấy rất nuối tiếc.

Mơ ước đích thực là dù bị hiện thực đánh gục, bạn vẫn tin tưởng và duy trì nó trong tim. Những thần tượng với giọng hát lay động lòng người kia, có mấy ai bắt đầu một cách thuận buồm xuôi gió? Sở dĩ tài năng của họ lấy được cảm xúc của bạn, đó là vì họ đã kiên trì bước tiếp con đường đã chọn dù khó khăn đến mấy, còn một số người thì lựa chọn vứt bỏ.

Nếu như chỉ biết ngồi đó than vãn rằng mình chọn sai chuyên ngành như cái cớ cho sự lười biếng, thì tôi chỉ biết nói rằng: bạn thật sai lầm!

Thế nào là chuyên ngành? Chuyên ngành là một kỹ năng giúp chúng ta “sinh tồn” khi bước vào cuộc sống.

Chuyên ngành không phải là sở thích, cũng không phải chỉ là một tấm bằng. Dù thích hay không, bạn vẫn phải trải qua một đợt “huấn luyện” gian khổ để có được chữ “chuyên”, từ đó phát triển trong “ngành” của mình.

Có đến 99% các bạn trẻ cho rằng được làm công việc mình yêu thích là một mơ ước hão huyền. Lựa chọn thiết thực nhất là sau 4 năm đại học, cố gắng bồi dưỡng cho mình một “tuyệt chiêu” nào đó để đặt chân vào xã hội và tìm kiếm một môi trường có thể phát huy tối đa cá tính của mình.

Nhiều bạn lại than thở rằng dù đã học hành rất chăm chỉ nhưng kết quả lại không được như mong đợi, phải chăng vì họ không hợp với chuyên ngành hiện tại? Rất nhiều sách báo cường điệu rằng muốn thành công, bạn phải tận dụng ưu thế của bản thân. Giả như nếu không có khả năng đặc biệt với chuyên ngành đang học, liệu bạn có nên nhanh chóng đổi sang một chuyên ngành khác hay không?

Theo đuổi bất cứ một chuyên ngành đại học nào cũng giống như học nấu ăn, chỉ cần chăm chỉ là chắc chắn học được. Trừ phi, bạn muốn trở thành một “siêu đầu bếp” hàng đầu thế giới, lúc đó bạn mới cần đến tài năng thiên phú và những khả năng hiếm có khác.

Trừ những chuyên ngành đặc thù (số này chỉ đếm trên đầu ngón tay), hầu hết các chuyên ngành đều không đòi hỏi ở bạn một trí tuệ siêu việt hay một phẩm chất thiên tài.

Nếu bạn vẫn hay than vãn rằng dù mình đã nỗ lực rất nhiều nhưng không có hiệu quả thì bạn nên suy xét lại phương pháp học tập của mình. Vấn đề thực sự không phải là chuyên ngành mà do khả năng thích ứng và phương pháp học tập của bạn mà thôi…

ĐỌC THỬ

Tôi muốn chuyển sang chuyên ngành yêu thích

Gần đây, truyền hình xuất hiện vô số các cuộc thi tìm kiếm tài năng trẻ, như Việt Nam Idol, Nhân tố bí ẩn, Giọng hát Việt… Rất nhiều người đã thành danh từ các cuộc thi này, vì ngoài tài năng thiên phú ra, họ còn có một niềm khát khao cháy bỏng.

Hiện nay, không ít các bạn sinh viên đang trải qua những ngày tháng vô vị và tẻ nhạt, vì không còn cảm thấy hứng thú với chuyên ngành mình đang học, thậm chí, họ còn nói rằng: “Nếu bây giờ được làm lại từ đầu, chọn được đúng chuyên ngành mà mình thích, chắc chắn tôi sẽ chăm chỉ và cố gắng hơn.” Khi nghe những lời đó, lại chứng kiến thêm nhiều bạn sinh viên không chịu khó học hành, hoang phí tiền bạc và tuổi thanh xuân vào những trò vui vô bổ, tôi thực sự cảm thấy rất nuối tiếc.

Mơ ước đích thực là dù bị hiện thực đánh gục, bạn vẫn tin tưởng và duy trì nó trong tim. Những thần tượng với giọng hát lay động lòng người kia, có mấy ai bắt đầu một cách thuận buồm xuôi gió? Sở dĩ tài năng của họ lấy được cảm xúc của bạn, đó là vì họ đã kiên trì bước tiếp con đường đã chọn dù khó khăn đến mấy, còn một số người thì lựa chọn vứt bỏ.

Nếu như chỉ biết ngồi đó than vãn rằng mình chọn sai chuyên ngành như cái cớ cho sự lười biếng, thì tôi chỉ biết nói rằng: bạn thật sai lầm!

Thế nào là chuyên ngành? Chuyên ngành là một kỹ năng giúp chúng ta “sinh tồn” khi bước vào cuộc sống.

Chuyên ngành không phải là sở thích, cũng không phải chỉ là một tấm bằng. Dù thích hay không, bạn vẫn phải trải qua một đợt “huấn luyện” gian khổ để có được chữ “chuyên”, từ đó phát triển trong “ngành” của mình.

Có đến 99% các bạn trẻ cho rằng được làm công việc mình yêu thích là một mơ ước hão huyền. Lựa chọn thiết thực nhất là sau 4 năm đại học, cố gắng bồi dưỡng cho mình một “tuyệt chiêu” nào đó để đặt chân vào xã hội và tìm kiếm một môi trường có thể phát huy tối đa cá tính của mình.

Nhiều bạn lại than thở rằng dù đã học hành rất chăm chỉ nhưng kết quả lại không được như mong đợi, phải chăng vì họ không hợp với chuyên ngành hiện tại? Rất nhiều sách báo cường điệu rằng muốn thành công, bạn phải tận dụng ưu thế của bản thân. Giả như nếu không có khả năng đặc biệt với chuyên ngành đang học, liệu bạn có nên nhanh chóng đổi sang một chuyên ngành khác hay không?

Theo đuổi bất cứ một chuyên ngành đại học nào cũng giống như học nấu ăn, chỉ cần chăm chỉ là chắc chắn học được. Trừ phi, bạn muốn trở thành một “siêu đầu bếp” hàng đầu thế giới, lúc đó bạn mới cần đến tài năng thiên phú và những khả năng hiếm có khác.

Trừ những chuyên ngành đặc thù (số này chỉ đếm trên đầu ngón tay), hầu hết các chuyên ngành đều không đòi hỏi ở bạn một trí tuệ siêu việt hay một phẩm chất thiên tài.

Nếu bạn vẫn hay than vãn rằng dù mình đã nỗ lực rất nhiều nhưng không có hiệu quả thì bạn nên suy xét lại phương pháp học tập của mình. Vấn đề thực sự không phải là chuyên ngành mà do khả năng thích ứng và phương pháp học tập của bạn mà thôi.

Hầu hết các thiên tài phải trải qua một khoảng thời gian dài rèn luyện gian khổ mới bồi dưỡng được một khả năng đặc biệt nào đó cho mình. Kể cả những tài năng thiên bẩm cũng phải qua rèn giũa mới trở nên hữu dụng.

Chăm chỉ và kiên trì là công thức tạo nên thứ vũ khí mạnh nhất để đánh bại được “thiên bẩm”.

Một số bạn sinh viên lo lắng rằng chuyên ngành mình học không “hot”, ra trường khó xin việc, vậy có nên thay đổi chuyên ngành khác cho “hợp thời” không? Vấn đề khách quan này cũng có thể là cơ hội để chúng ta thay đổi chuyên ngành. Thế nhưng trước khi quyết định thay đổi, bạn đừng quên suy nghĩ và trả lời 3 câu hỏi sau:

1. Bạn có hiểu chuyên ngành hiện tại không?

2. Bạn đã hiểu gì về chuyên ngành mà mình muốn chuyển sang?

3. Bạn từng nghĩ về việc 10 năm sau xã hội cần những lao động như thế nào chưa?

Tất nhiên, tôi không có ý khuyên các bạn gò ép bản thân theo chuyên ngành mà mình không có chút hứng thú nào, nhưng tôi chỉ muốn nhắn nhủ rằng trước khi kết luận mình thích hay không thích một chuyên ngành nào đó, bạn phải nói ra được chuyên ngành đó học về cái gì, trong tương lai có thể làm những công việc nào, vị trí ra sao, khả năng phát triển thế nào… Nếu như bạn hoàn toàn mù tịt về chuyên ngành mình đang theo, vậy sao có thể khẳng định được nó phù hợp với bạn hay không?

Sau khi hiểu rõ chuyên ngành, hãy thử xem nó có thể bồi dưỡng cho bạn lòng nhiệt tình với việc học hành hay không. Khi làm bất cứ công việc gì với tâm thế hăng say, bạn sẽ không lo thất bại và tiến gần hơn tới thành công.

Thái độ mà tôi ưa thích đó là: Hãy làm việc hết mình, thành quả sẽ tự nhiên tìm đến!

Còn một lời khuyên nữa dành cho các bạn: chuyên ngành không “hot” đồng nghĩa với ít đối thủ cạnh tranh, hoặc trong tương lai nó có thể sẽ trở thành chuyên ngành “hot” của xã hội.

Lựa chọn một chuyên ngành tốt cũng cần cân nhắc tới việc làm sao có thể tận dụng tối đa nguồn lực của gia đình trong tương lai. Nếu điều kiện gia đình bạn không mấy khá giả, hãy lựa chọn một chuyên ngành mang tính kỹ thuật cao, cần đầu tư nhiều chất xám thay vì cần đến tiền bạc, như vậy chắc chắn bạn sẽ sống vững vàng hơn.

Niềm hứng khởi sẽ giúp ích cho bạn suốt đời

Nhiều bạn sinh viên nói rằng tính cách của mình không phù hợp với chuyên ngành hiện tại. Hầu hết họ đều muốn tiếp xúc với những thứ mới lạ, thích du lịch, giao tiếp với những người khác nhau, nên không muốn làm những công việc khô khan liên quan đến kỹ thuật, muốn tìm một công việc có thể phát huy sở trường của bản thân.

Khi còn trẻ, tôi cũng từng hy vọng được làm công việc mà mình thấy hứng thú. Cho đến khi bước chân vào công việc, tôi mới hiểu ra rằng những người có thể biến công việc thành hứng thú vô cùng ít ỏi. Phương thức hữu hiệu để phá hủy hứng thú chính là biến nó thành công việc của mình.

Một người bạn làm kinh doanh thường rủ rê tôi góp vốn làm ăn chung. Anh chàng này hát hay, biết uống rượu, biết nhảy cổ điển, giỏi chơi bài. Chỉ có điều anh ta lại biến những sở trường này thành một công việc làm ăn, trói công việc và sở trường lại với nhau, nếu chẳng may không thành công thì cũng không còn chút hứng thú nào nữa. Đây chính là một bài học cảnh tỉnh cho các bạn, kết hợp công việc và hứng thú lại với nhau sẽ dễ khiến bạn tự hủy hoại hứng thú của chính mình.

Thực ra, trong học tập hay công việc, 80% thời gian của chúng ta dùng để làm những việc đơn giản nhưng lặp đi lặp lại. Một cuộc sống trùng lặp, đơn điệu và chẳng có gì thay đổi sẽ làm chúng ta phát điên. Vì vậy, chúng ta cần tìm những niềm vui khác để cân bằng cuộc sống. Sự cân bằng này thường bắt nguồn từ những thú vui và niềm đam mê đặc biệt của bạn. Nếu không có nó, mỗi ngày chỉ bắt đầu với việc học hành, làm việc như một cái máy, bạn sẽ chẳng cảm thấy hạnh phúc.

Công việc có thể mang lại thu nhập, địa vị và danh tiếng, nhưng nó không thể mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc. Nếu bạn có thể tìm và nuôi dưỡng một hứng thú nào đó ngoài công việc, thì khi gặp phải nhiều áp lực, bạn sẽ có một phương thức xả stress hiệu quả. Tạo cho mình những mối quan hệ mới khi theo đuổi đam mê, nói về những chủ đề mới lạ, hiểu về những cuộc đời khác nhau, phát hiện ra những thế giới khác nhau, không cần phải quá thực dụng, cũng không cần phải quá mất công, và khiến bạn thực sự vui vẻ, bởi nó xuất phát từ niềm đam mê.

Theo đuổi niềm đam mê khác biệt với công việc bạn đang làm sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho công việc của bạn.

Einstein là một nhà vật lý đại tài, ông có một sở thích khác là chơi violin. Tương tự như vậy, rất nhiều bạn cũng có niềm đam mê liên quan tới nghệ thuật, thể thao, văn học. Chính niềm đam mê trong các lĩnh vực này có thể kích hoạt não phải của con người, bồi dưỡng cho khả năng tư duy sáng tạo, khiến chúng ta làm việc hiệu quả hơn.

Khi làm việc, niềm đam mê này có thể biến thành sở trường của bạn trong việc tổ chức hoạt động, hoặc trở thành một tấm danh thiếp tốt nhất khi bạn giao tiếp bên ngoài xã hội. Những mối quan hệ thông qua việc có chung niềm đam mê thường có rất ít tính thực dụng nhưng cũng mang đến cho bạn nhiều cơ hội hơn.

Nhưng đôi khi hứng thú có thể trở thành danh vọng, đam mê sẽ trở thành nghề nghiệp.

Có một cậu bé rất thích nghịch bong bóng xà phòng, khi lớn lên, mỗi khi rảnh rỗi, cậu ấy lại làm ảo thuật với bong bóng và hàng ngày đều có rất nhiều người mời cậu biểu diễn. Niềm đam mê không chỉ mang đến cơ hội cho cậu ấy, mà còn mang lại niềm vui cho người khác.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button