Kỹ năng mềm

Đột Phá Sức Sáng Tạo

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Michael Michalko

Download sách Đột Phá Sức Sáng Tạo ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

 

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Ý tưởng sáng tạo của các thiên tài được hình thành như thế nào? Cách thức tư duy đã cho ra đời bức tranh tuyệt tác Nàng Mona Lisa hay giúp khai sinh Thuyết tương đối có điểm gì khác biệt? Đặc trưng trong chiến lược tư duy của những thiên tài như Einstein, Edison, Leonardo da Vinci, Darwin, Picasso, Michelangelo, Galileo, Freud hay Mozart là gì? Chúng ta có thể học được gì từ những chiến lược đó? Đó là những câu hỏi mà các học giả và các nhà nghiên cứu đã đặt ra và cố gắng tìm kiếm lời giải từ nhiều năm nay.

Bằng cách nghiên cứu những ghi chép, thư từ, trao đổi và các ý tưởng của những nhà tư tưởng vĩ đại tầm cỡ thế giới, các học giả đã tìm ra những chiến lược tư duy phổ biến, đặc trưng cho phép thiên tài tạo ra vô vàn ý tưởng mới mẻ và độc đáo. Các nhà khoa học đã vẽ nên một bức tranh vô cùng rõ ràng về bản chất của sự sáng tạo. Những chiến lược ở đây không phải là một bộ các công thức được thực hiện từng phần rời rạc. Khi được kết hợp với nhau, các chiến lược sẽ tạo ra một kết cấu nền tảng bền vững và lâu dài, cho phép chúng ta phát triển tư duy sáng tạo.

Cuốn sách Đột phá sức sáng tạo sẽ đưa bạn đến với những chiến lược tư duy của những người khổng lồ sáng tạo trong các ngành khoa học, nghệ thuật và kinh doanh.

Trích dẫn sách :

Nghệ sĩ người Pháp Paul Cézanne đã đưa ra một phương pháp giúp nhận biết những khả năng phong phú, vốn có trong cách nhìn nhận thế giới. Khám phá của ông xuất phát từ một thực tế khá đơn giản: Nếu đầu tiên một người nhìn một bề mặt bằng một mắt và sau đó nhắm mắt đó lại, vẫn nhìn vào bề mặt đó nhưng bằng mắt kia, thì hình ảnh thu được đã thay đổi. Tương tự, nếu một người thay đổi vị trí của mình, hình ảnh người đó nhìn thấy sẽ thay đổi. Điểm thiên tài của Cézanne chính là ở chỗ ông đã nhận thức được những khả năng sáng tạo khác nhau, những nhận thức khác nhau này mang lại cho người nghệ sĩ hình ảnh về thế giới, và ông đã thay đổi được bản chất của nghệ thuật

Hãy đếm số ký tự O trong hình dưới đây.

Giải pháp thông thường cho câu đố này là lần lượt đếm từng ký tự O. Tuy nhiên, sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều nếu bạn thay đổi cách nhìn của mình và đếm những ký tự X. Bạn có thể tìm được số chữ O bằng cách nhân số ký tự O và X của mỗi cạnh với nhau rồi trừ đi một lượng nhỏ ký tự X. Kết quả thu được là số chữ O. Với việc nhìn nhận vấn đề theo một hướng khác, chúng ta đã tìm được giải pháp nhanh và dễ dàng hơn.

Bệnh đục thủy tinh thể nặng dần theo thời gian và ảnh hưởng rõ ràng của nó biểu hiện rất chậm do những thay đổi gần như không thể nhận ra cho đến khi làm giảm một cách đáng kể khả năng quan sát. Tương tự, những thói quen và hành động thường ngày để tiếp cận các vấn đề dần dần được tích lũy cho đến lúc chúng làm giảm đáng kể nhận thức của chúng ta về những vấn đề khác. Khả năng sáng tạo vốn có của chúng ta dần dần phải nhường chỗ cho những thói quen. May mắn thay, chúng ta có thể loại bỏ lối nhận thức và suy nghĩ lặp lại đó bằng việc thay đổi cách quan sát và học cách nhìn nhận vấn đề của mình theo nhiều hướng khác nhau.

Hãy xem xét hai đoạn thẳng bằng nhau trong hình vẽ sau. Chúng ta nhận ra đó là 1 + 1 = 2. Đó là khi xem xét chúng dưới góc độ là những “đường thẳng” và “đoạn thẳng”. Nếu thay đổi lối nhìn nhận chúng từ “đường thẳng” và “đoạn thẳng” sang “khoảng” và “bề mặt”, bạn có thể đếm những đoạn chiều rộng bằng nhau và được kết quả là 3 (với một đoạn trống). Lúc đó 1 + 1 = 3. Hơn thế nữa, với hai đoạn đó, nếu đặt chúng vuông góc với nhau, bạn có thể tạo ra bốn nhánh hay khoảng trống và 1 + 1 = 4. Bằng trí tưởng tượng, bạn cũng có thể thấy được 4 hình chữ nhật, 4 tam giác và 4 hình vuông. Khi thay đổi điểm giao nhau và góc, các nhánh và các hình trong đó không còn bằng nhau. Như vậy, một đoạn thẳng cộng với một đoạn thẳng có kết quả theo nhiều ý nghĩa…

ĐỌC THỬ

Trình bày suy nghĩ bằng những hình ảnh trực quan

Sự bùng nổ sáng tạo trong thời kỳ Phục hưng gắn bó mật thiết với những ghi chép và truyền tải khối lượng kiến thức đồ sộ bằng một ngôn ngữ khác, song song với chữ viết; đó là ngôn ngữ của tranh vẽ, đồ thị và biểu đồ – như những biểu đồ nổi tiếng của Leonardo da Vinci và Galileo. Galileo đã thay đổi hoàn toàn thế giới khoa học khi hình tượng hóa suy nghĩ của ông bằng các biểu đồ, bản đồ và hình vẽ trong khi những người cùng thời với ông lại chọn cách tiếp cận truyền thống bằng toán học và ngôn từ. Những biểu đồ của ông về các thiên thể đã hé mở một logic trực quan sâu sắc, mang lại những nhận thức tiến xa hơn bất cứ thành tựu nào mà những người đồng nhiệm của ông đạt được và làm thay đổi lịch sử khoa học.

Leonardo da Vinci cũng sử dụng những bức vẽ, đồ thị và biểu đồ như một cách để nắm bắt thông tin, một phương pháp trình bày các vấn đề rõ ràng và là một công cụ hay phương tiện để giải quyết chúng. Trong các cuốn sổ ghi chép của Leonardo, các hình đồ, biểu đồ và hình vẽ giữ vị trí trung tâm chứ không phải từ ngữ. Hình vẽ của ông đơn giản là để minh họa cho những ghi chép; hơn thế nữa, những ghi chép lại để chú giải cho hình vẽ đó. Đối với Leonardo da Vinci, ngôn từ giữ vai trò thứ yếu, ông nhìn nhận nó như là phương tiện để đặt tên hay mô tả chứ không phải để tạo ra những khám phá.

Ngôn ngữ hướng tâm trí của chúng ta đến một cách tư duy nhất định. Hãy xem một bông hoa hồng. Sử dụng từ, một người có thể nói “hoa hồng” là một loài hoa màu đỏ, hồng hoặc trắng dùng để tặng cho một phụ nữ xinh đẹp, một nữ tiếp viên hàng không dễ thương hay cho một người bạn đã mất. Hãy để ý xem sự thêm thắt phức tạp cho một mô tả đơn giản loài hoa đã làm chệch hướng tính hiếu kỳ của chúng ta, hướng suy nghĩ theo cách tiếp cận nhất định như thế nào. Nó như thể ngôn từ chúng ta sử dụng đã vẽ ra một hình tròn kỳ diệu xung quanh chính mình, hình tròn ngăn không cho chúng ta thoát ra và bước sang một hình (ngôn ngữ) khác. Hãy xem những khó khăn của các nhà vật lý học như Ernest Rutherford trong buổi đầu của vật lý nguyên tử. Từ “nguyên tử” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “không thể phân chia”. Quan điểm nguyên tử không phân chia được đã là cố định, chỉ khi các nhà vật lý học bước ra khỏi vòng tròn tư duy ngôn từ và toán học sang vòng tròn tư duy hình tượng thì họ mới có thể chứng minh một cách sinh động nguyên tử là một đơn vị vật chất có thể chia nhỏ được.

Trong bài luận On Truth and lies (Sự thật và sự lừa dối), Friedrich Nietzsche đã đưa ra một lập luận xuất sắc, rằng diễn tả hiện thực bằng ngôn từ có thể không thực hiện được bởi chính bản thân cấu trúc của ngôn ngữ. Không lấy làm lạ là nhiều thiên tài như nhà vật lý học Richard Feynman thích tư duy bằng hình ảnh. Richard Feynman đã đặt môn điện động lực lượng tử là giai đoạn trung gian trong vật lý với cách mô tả nó trực quan bằng các biểu đồ thay vì trình bày rõ ràng nó trên giấy như những nhà vật lý học khác. Điểm này dẫn đến việc những biểu đồ nổi tiếng của Feynman hiện nay được mọi người sử dụng cho mọi dạng tính toán trong lý thuyết trường. Việc Feynman đã làm là xem xét tất cả những thông tin thu nhận được, sắp xếp chúng vào các biểu đồ và tìm ra ý tưởng đang ngủ yên trong đó. Những biểu đồ của ông đã giúp các nhà vật lý học có thể nhìn thấy một thế giới trước đó chưa từng được hình dung.

Khi Einstein suy nghĩ về một vấn đề, ông thường suy nghĩ về các dạng nhìn thấy được và không gian hơn là lập luận theo hướng thuần túy toán học hoặc ngôn từ. Thực tế, ông tin rằng các từ và số, khi được viết hay nói ra, không đóng vai trò quan trọng trong quá trình tư duy của ông. Một trong những mô tả hoàn chỉnh nhất về triết lý khoa học của Einstein được tìm thấy trong một lá thư ông gửi cho bạn, Maurice Solovine. Trong thư, Einstein giải thích những khó khăn khi cố gắng sử dụng từ ngữ để diễn giải triết lý khoa học của mình, bởi theo ông cho biết, ông suy nghĩ về những điều đó dưới dạng giản đồ. Bức thư bắt đầu bằng một hình vẽ đơn giản gồm (1) đường thẳng tương ứng với K, kinh nghiệm mang tới cho chúng ta và (2) C, các chân lý, được đặt bên trên đường thẳng nhưng không kết nối trực tiếp với nó.

Einstein giải thích rằng về phương diện tâm lý học, C dựa vào K. Tuy nhiên, không có đường logic nào từ K đến C mà chỉ có một liên kết trực giác nhưng luôn bị xóa bỏ. Từ các chân lý, người ta có thể tạo ra những suy luận nhất định (S), đòi hỏi phải chính xác. Về căn bản, Einstein nói rằng lý luận xác định những gì chúng ta nhìn thấy. Einstein chỉ rõ tư duy khoa học thuộc về suy đoán và chỉ sản phẩm cuối cùng của tư duy mới khiến nó nằm trong hệ thống được gọi là “tính đơn giản logic”. Không thể mô tả những suy nghĩ của mình bằng từ ngữ một cách thích đáng, Einstein trình bày chúng một cách trực quan bằng cách biểu đồ hóa các đặc trưng và đặc điểm triết lý của mình.

Trình bày suy nghĩ của bạn bằng bản đồ

Những cuốn sổ ghi chép của Einstein, Martha Graham, Leonardo da Vinci, Edison và Darwin đã gợi lên một trong những nguyên nhân cơ bản khiến họ đạt được những thành tựu to lớn. Đó là khả năng trình bày đối tượng của mình một cách trực quan bằng sơ đồ và bản đồ. Trong sổ ghi chép của Darwin, thường xuất hiện mô tả về tự nhiên bằng bản đồ dưới dạng một cây có những nhánh bất quy tắc. Bản đồ cây đã giúp ông nắm bắt được những suy nghĩ của mình về những thay đổi thuộc tiến hóa vì chúng cho phép ông đưa ra nhiều đường hướng khác nhau cùng một lúc và mang những thông tin tưởng chừng không liên quan đến với nhau. Mỗi bản đồ có nhiều ẩn ý. Darwin vẽ vô số những biểu đồ này, vừa để hoàn thành chúng vừa sử dụng chúng để hiểu thấu những gì đã biết và chỉ dẫn những gì chưa biết cho nghiên cứu.

Bản đồ của Darwin là những yếu tố chủ chốt trong quá trình tư duy dẫn tới Thuyết tiến hóa. Ông sử dụng chúng để làm việc với nhiều mục đích: để phân loại mối quan hệ giữa các loài khác nhau với nhau, để trình bày sự ngẫu nhiên của cuộc sống, của sự bất thường trong tự nhiên, của sự bùng nổ phát triển và của sự cần thiết phải giữ số loài không đổi. Trong vòng 15 tháng sau khi vẽ bản đồ cây đầu tiên, Darwin đã giải quyết được vấn đề chủ yếu trong Thuyết tiến hóa.

Thử nhìn nhận vấn đề của bạn dưới dạng biểu đồ cũng như dưới dạng ngôn từ. Đầu tiên, viết cách trình bày vấn đề hoàn chỉnh nhất có thể. Sau đó, bản đồ hóa nó bằng cách viết hoa vấn đề ở trung tâm của một tờ giấy và đóng khung. Tự hỏi “Những đặc trưng và đặc điểm chính của vấn đề là gì?”. Viết hoa tất cả những trả lời có tiềm năng bên trên các đường thẳng xuất phát từ vấn đề đó. Dưới đây là biểu đồ đơn giản về vấn đề cải thiện năng suất của tổ chức. Những đặc trưng chính được vẽ phân ra các nhánh từ vấn đề.

Bạn có thể mở rộng suy nghĩ bằng cách vạch ra những câu trả lời cho các câu hỏi. Nói cách khác, nếu X là câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên – “Những đặc trưng và đặc điểm chính của vấn đề là gì?” – thì bạn có thể tiếp tục đặt câu hỏi “Những đặc trưng và đặc điểm chính của X là gì?” (Những đặc trưng và đặc điểm chính của con người, vốn, kỹ thuật,… là gì?). Bằng việc vẽ những vòng tròn xung quanh các câu hỏi có liên quan và nối chúng với nhau bằng một màu tương phản, bạn đã bắt đầu hình thành kết cấu vấn đề trong nhận thức của mình. Sắp xếp những thông tin theo cách này hướng bạn tìm những quan hệ và mối liên quan giữa các câu trả lời. Sau khi hoàn thành, hãy đặt câu hỏi:

  • Bản đồ có nâng cao hiểu biết của mình về vấn đề không?
  • Mình có nhận ra bất cứ điều gì liên quan đến việc tiếp cận vấn đề không?
  • Điều gì còn thiếu?
  • Những khu vực nào còn mơ hồ?
  • Mình đang nhìn thấy điều gì?
  • Mình nên suy nghĩ về điều gì?

Mọi người sau khi suy nghĩ về tất cả đã nhận ra rằng ngôn ngữ hầu như vô hiệu khi muốn mô tả bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu. Suy nghĩ thuần túy thì mạnh mẽ, linh hoạt và chủ động. Nó cô đọng và vượt trước ngôn từ, khi nó được mở rộng dạng thức và có thể truyền đạt cho người khác thì nó đã mất đi tính chủ động, bay bổng và sáng tạo của mình. Một cách nắm bắt suy nghĩ của bản thân trước khi nó mất đi bản chất chủ động chính là vạch ra ý tưởng.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button