Kỹ năng mềm

Để Trở Thành Người Chồng Hoàn Hảo

de tro thanh nguoi chong hoan hao sach ebook1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Jim Maloney

Download sách Để Trở Thành Người Chồng Hoàn Hảo ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Kỹ năng

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                 

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Trước hết, tin tốt lành cho các quý ông là hôn nhân có lợi cho nam giới. Một số nhà khoa học nổi tiếng đã dùng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm để đưa ra kết quả là những người đàn ông có vợ thường sống lâu và cảm thấy hạnh phúc hơn những người độc thân. Đây hẳn là một tin tốt lành.

Tuy nhiên, cũng có cả tin buồn. Nói là “tin buồn” thì chưa hoàn toàn chính xác, phải nói là có một số cảnh báo về những thử thách mà bạn sẽ phải vượt qua. Một cuộc hôn nhân giống như rượu quý, đòi hỏi thời gian và công sức ấp ủ cho hương vị ngọt ngào đến độ ngon nhất.

Khi bạn kí vào giấy đăng kí kết hôn, bạn đã chấp nhận thực hiện nghĩa vụ cao cả của một đức lang quân và phải tuân thủ theo những quy tắc bất thành văn của đời sống vợ chồng. Dù đã cân nhắc kĩ lưỡng hay chỉ bồng bột “lỡ dại“, sự thực là bạn đã cam tâm tình nguyện tự đưa mình vào “khuôn khổ”. Quyết định đó sẽ chồng chất lên vai bạn cả một núi trách nhiệm, từ rửa xe, cọ nhà tắm, sơn cửa đến chi trả các hoá đơn, nuôi dạy con cái và ứng xử với họ hàng nhà vợ. Bạn sẽ phải bước vào một quá trình học tập đầy gian nan, nhưng thật may mắn là có một cố vấn tin cậy bên mình. Cuốn sách Để trở thành người chồng hoàn hảo sẽ giúp bạn hoàn thiện những kĩ năng mà một người chồng cần có.

Chúng ta không có thời gian nói chuyện phiếm bởi vì có nhiều điều quan trọng cần làm ngay. Bạn hãy chuẩn bị tinh thần cho thật tốt và lật trang sách tiếp theo để đến với bài học đầu tiên. Còn quá nhiều điều phải học đang đợi bạn ở phía trước.

 

LƯỢC SỬ VỀ NHẪN CƯỚI VÀ CHÚ RỂ

Ngày cưới là một trong những ngày trọng đại nhất của đời người. Vì vậy, trải qua nhiều thế kỉ, ngày cưới đã tụ hợp nhiều truyền thống và biểu tượng khác nhau: nhẫn cưới, bánh cưới, phù rể. Nhưng ý nghĩa của những nghi thức kì lạ này là gì?

Bữa tiệc toàn đàn ông

Có thể nói bữa tiệc của riêng đàn ông hay “bữa tiệc của những người chưa vợ” ở Bắc Mỹ, “bữa tiệc bò đực” ở Nam Phi và “bữa tiệc hươu đực” ở Úc đều bắt nguồn từ mục đích khoả lấp tâm trạng không vui trước ngày cưới. Trước ngày cưới, bữa tiệc của riêng đàn ông thường là dịp để họ động viên tinh thần cho nhau bằng nhiều loại rượu. Còn có thuyết khác cho rằng bữa tiệc toàn đàn ông bắt nguồn từ bữa tối của những người chưa vợ đã trở thành truyền thống ở Sparta1 thế kỉ thứ V trước Công nguyên. Trong bữa tiệc diễn ra vào tối hôm trước đám cưới của một người bạn, những người lính nâng cốc chúc mừng nhau.

Đối với cô dâu cũng vậy, bữa tiệc của riêng phụ nữ được bắt đầu từ thời kì vua Charles II, thế kỉ XVII, cho phép bạn, gia đình và bạn bè của cô dâu kiểm tra quần áo tư trang, hay ngăn tủ đựng quần áo cưới cùng những đồ quý giá là của hồi môn của cô dâu.

Người phù rể

Trong thời kì cổ đại, những người đàn ông thường bắt phụ nữ về làm vợ. Có lẽ đây không phải là cách tốt nhất để bắt đầu một tình yêu, chia sẻ hôn nhân. Một người đàn ông sẽ đi cùng với người bạn đáng tin cậy và khoẻ mạnh nhất để giúp anh ta chiến đấu với bất cứ sự kháng cự nào từ phía gia đình của người phụ nữ. Nói cách khác, người bạn đó chính là người đàn ông chiến đấu giỏi nhất. Trong thời kì của người Anglo – Saxon ở Anh, người phù rể sẽ đi cùng chú rể vào trong giáo đường để đề phòng cô dâu kháng cự trong lễ cưới. Theo truyền thống, trước bàn thờ, cô dâu đứng bên trái chú rể bởi lúc đó chú rể cần rảnh tay phải để cầm gươm. So với thời đó, những áp lực căng thẳng của ngày cưới thời hiện đại đã giảm đi.

Những lời thề nguyện

Những câu thề nguyện trong đám cưới truyền thống là những lời hứa yêu thương nhau “lúc tốt hay lúc xấu, lúc giàu hay nghèo, lúc ốm đau và bệnh tật” bắt nguồn từ nghi thức hôn nhân trang trọng lấy từ cuốn sách

Những lời cầu nguyện phát hành năm 1662. Kể từ đó đến nay, những lời thề này dường như không thay đổi.

Trong đám cưới truyền thống của người Hindu, những lời thề được thể hiện theo một hình thức khác, cô dâu và chú rể sẽ bước bảy bước cùng nhau trước khi tuyên bố lời thề với tất cả mọi người. Sau bảy bước, chú rể nói với cô dâu: “Với bảy bước chúng ta đã trở thành những người bạn. Hãy để anh đến được tình bạn của em, để anh không tách rời khỏi tình bạn của em, để tình bạn của em gắn liền với anh”.

Trong đám cưới của người Do Thái, cô dâu và chú rể bước đi trong giáo đường và đứng dưới bức trướng, chỗ đứng trong một không gian thiêng liêng kín đáo biểu tượng cho ngôi nhà của người Do Thái. Ở đó, trước khi trao nhẫn cho cô dâu, chú rể sẽ tuyên bố: “Em được dâng hiến cho anh, qua chiếc nhẫn này, theo đạo của Moses và Israel”. Buổi lễ kết thúc khi chú rể đập vỡ một chiếc cốc dưới chân (may thay chú rể có đi giầy).

Chiếc nhẫn

Vị trí của chiếc nhẫn mà chú rể đeo vào ngón tay cô dâu minh chứng cho tiền bạc nhiều hơn là tình yêu. Ở Ai Cập cổ đại, “nhẫn – tiền” ban đầu thường dùng tiền xu hoặc sợi gai dầu bện thành chiếc nhẫn đeo vào ngón tay cô dâu ngụ ý từ bây giờ cô ấy được trao tặng với sự giàu có của người chồng.

Còn ở Hy Lạp cổ đại, chiếc nhẫn mang một ý nghĩa lãng mạn hơn. Chiếc nhẫn được đeo vào ngón tay thứ ba ở bàn tay trái bởi ngón tay đặc biệt này chứa đựng “cảm hứng tình yêu” trực tiếp dẫn đến trái tim.

Thời La Mã, khi người phụ nữ nhận chiếc nhẫn thì được xem là đã chấp nhận sự ràng buộc theo pháp luật và chiếc nhẫn là biểu tượng cô ấy không còn độc thân nữa.

Trở lại thế kỉ XII, Giáo hoàng Innocent III quy định rằng lễ cưới được tổ chức trong nhà thờ và chiếc nhẫn được sử dụng trong buổi lễ. Do đó, người theo đạo Cơ Đốc coi nhẫn cưới như là biểu tượng của tình yêu và sự chung thuỷ. Vì vậy, chiếc nhẫn mang ý nghĩa tôn giáo.

Bánh ngọt

Thời La Mã, chú rể sẽ ăn một phần chiếc bánh mì lúa mạch, chiếc bánh mì được nướng dành riêng cho lễ cưới. Phần còn lại của chiếc bánh được bẻ vụn rắc lên đầu cô dâu! Điều này tượng trưng cho sự dâng hiến trinh tiết của cô dâu và khẳng định quyền kiểm soát của chú rể. Tuy nhiên, ngày nay chiếc bánh này đã được biến đổi thành chiếc bánh cưới hiện đại hơn, nó quá lớn để có thể bẻ vụn rắc lên đầu cô dâu. Vì vậy, phong tục này đã chấm dứt.

Nâng cốc chúc mừng

Tập quán nâng cốc chúc mừng là phần chính trong bữa tiệc đám cưới ngày nay bắt nguồn từ Pháp, nơi có phong tục để một mẩu nhỏ bánh mì nướng vào trong ly rượu của cô dâu và chú rể để cầu mong họ có một cuộc sống khoẻ mạnh. Sau đó, họ sẽ nâng cốc để chúc mừng. Ngày nay, tập tục này rất phổ biến trong văn hoá phương Tây.

Tuần trăng mật

Nguồn gốc của từ “ tuần trăng mật” còn chưa được giải thích một cách thống nhất. Một số người tin rằng từ này bắt nguồn từ một tập quán cổ của người Babylon, đó là uống một loại rượu làm từ mật ong trong một tháng âm lịch sau khi cưới. Những người khác thì lại cho rằng “tuần trăng mật” thực chất là từ thông tục của từ hjunottsmanathr trong tiếng Na Uy, có nghĩa là “đang trốn”. Sau khi chú rể bắt cóc cô dâu, cô ấy sẽ trốn cho tới khi mang thai hoặc khi gia đình bên ngoại ngừng đi tìm cô ấy. Sau đó, cô ấy sẽ trở lại để làm đám cưới chính thức. Thật lãng mạn!

ĐỌC THỬ

NHỮNG ĐÁM CƯỚI KÌ LẠ

Váy trắng và nhà thờ? Phù rể và cha xứ? Đám đông và hoa giấy? Dường như mọi đám cưới phương Tây đều có tất cả những thứ trên. Đây là những yếu tố cơ bản của một đám cưới truyền thống. Trước đây đúng là như vậy nhưng giờ không hẳn thế. Ngày càng có nhiều đám cưới kì lạ, nhiều cặp đôi muốn tổ chức đám cưới theo cách thoải mái hơn, không theo cách truyền thống mà lựa chọn cách tổ chức “mang dấu ấn cá nhân” nhiều hơn. Một đám cưới có những chú hề, bánh humburgers1, Elvis Presley2 và một bể nước nhân tạo với những con cá mập khát máu. Bạn thực sự không thể tưởng tượng ra nó bởi chỉ có những cặp đôi kì quặc mới làm như vậy.

Đám cưới hoạt hình

Rick Sommers và Martine Tait đã thay trang phục đám cưới theo nghi thức bằng thời trang Flintstones3 trong đám cưới của họ. Với mái tóc vàng hoe, Rick giống hệt nhân vật Barney Rubble trong bộ phim hoạt hình Flintstones còn Martine thì vui sướng khi vào vai Betty, vợ của Barney. Chàng phù rể và cô phù dâu chính của họ đóng vai Fred và Wilma Flintstones còn khách qua đường phấn khích, vỗ tay cổ vũ khi bốn người đi bộ qua trung tâm thị trấn Swindon trong trang phục của họ. Họ đã giữ bí mật ý tưởng của mình với tất cả mọi người, ngoại trừ nhân viên đăng kí kết hôn. Vì vậy, khi họ dừng bước trước phòng đăng kí kết hôn, sự im lặng vì kinh ngạc đã nhanh chóng thay bằng tiếng cười vỡ òa.

Một thế giới điên cuồng

Tony (người Anh) và Larisa Caplin (người Nga) không thể ngừng việc kết hôn với nhau. Cặp đôi này đã bay khắp thế giới để kết hôn ở những địa điểm khác nhau và cho đến giờ, trong hai năm họ đã làm đám cưới năm lần.

Khi ở tỉnh Kent ( nước Anh), Tony giải thích: “Chúng tôi phát điên vì nhau và một đám cưới thì không đủ. Bởi vậy, chúng tôi không ngừng tưởng tượng những ý tưởng mới cho lễ cưới. Chúng tôi muốn đi khắp thế giới và tổ chức đám cưới theo mọi tôn giáo, bởi vì chúng tôi muốn tất cả các đấng tối cao chứng giám cho tình yêu của mình”.

Đầu tiên, cặp đôi này đăng kí kết hôn ở phòng đăng kí kết hôn phố Canterbury, tỉnh Kent và họ lại tổ chức lễ cưới theo kiểu của người theo đạo Hindu trên một bãi biển ở Goa ( Ấn Độ); sau đó làm đám cưới theo kiểu người A-rập ở sa mạc Ai Cập; rồi tổ chức lễ cưới đám cưới theo kiểu Elvis ở Las Vegas ( Hoa Kỳ) và lễ cưới cuối cùng được tổ chức ở quê của Larisa, Chelyabinsk, Nga.

Larisa nói: “Mọi người nghĩ chúng tôi điên nhưng không phải vậy, chúng tôi chỉ đang yêu và yêu thích việc làm đám cưới”.

Ăn tại chỗ hay đem về?

Gia đình cũng như bạn bè của Simon và Paula Hand đã rất ngạc nhiên khi cặp đôi mới cưới này rời phòng đăng kí kết hôn ở Cheshire và nói với mọi người rằng bữa tiệc chiêu đãi sẽ diễn ra ở nhà hàng McDonald bên kia đường.

Paula nói: “Không ai tin chúng tôi nhưng chúng tôi đã lên kế hoạch cho việc này hàng tháng trời”. Nhân viên nhà hàng đã trang trí cầu thang của nhà hàng bằng những quả bóng hình trái tim màu hồng và bố trí trên các khay với những khẩu phần ăn thông thường.

Cặp vợ chồng và 20 khách mời đã ăn một cách ngon lành khẩu phần khoai tây chiên và thịt gà trong bữa tiệc giá chỉ 3,30 bảng Anh một người. Sau bài diễn thuyết, họ nâng cốc chúc mừng với một chầu coca-cola, sinh tố dâu tây!

Paula cho biết: “Chúng tôi muốn làm điều gì đó khác biệt nhưng chúng tôi không có nhiều tiền để chi tiêu, vì vậy giá trị của bữa ăn là tất cả số tiền chúng tôi có”.

Sự gắn bó chặt chẽ

Để chắc chắn rằng cô dâu Jackie không bỏ rơi mình bên bàn thờ trong lễ cưới, Dan Robinson đã xích tay cô với tay anh.

Đám cưới kì quặc đã diễn ra ở phòng đăng kí kết hôn Bournemouth. Sau khi được tuyên bố là vợ chồng, Dan mới mở khóa. Là một nhà ảo thuật biểu diễn thoát xích xiềng giam cầm, nên anh không cần sử dụng chìa khóa để mở. Mọi việc không dừng ở đó, trong tiệc cưới, Dan đã “chiêu đãi” các vị khách màn biểu diễn thoát khỏi một cái bao chật hẹp.

Nhân vật hoạt hình

Là những người hâm mộ phim hoạt hình, Ruth Bunyard và Ian Carson đã ăn mặc như cô bé Lọ lem và chú thỏ Bugs Bunny trong đám cưới của mình. Các vị khách khác của họ cũng trở thành chú vịt Daffy, Speedy Gozales, Scooby Doo, Tweety Pie, Tom và Jerry trong lễ cưới diễn ra tại xưởng phim Warner Brothers ở Sheffield. Đáng lí bạn cũng phải có mặt ở đó để chứng kiến.

Những chú hề

Mark Powell cảm thấy mình như một chú hề thực sự khi anh kết hôn với người yêu Lizzie.Trong lễ cưới, cả cô dâu và chú rể đã mặc bộ trang phục của chú hề với quần áo nhiều màu sắc, rộng quá khổ, đội tóc xoăn giả, đi đôi giầy khổng lồ và gắn chiếc mũi đỏ to bự.

Thầy tu làm lễ thành hôn cho họ cũng tham gia trò vui bằng cách thay áo cổ đứng bằng trang phục của người chỉ đạo biểu diễn xiếc, các vị khách mặc những chiếc váy kì lạ, nhà thờ chật kín với những thiếu nữ thời trung cổ, vũ công Tây Ban Nha và thậm chí cả Vua hề Charlie Chaplin.

Mark Powell và Lizzie trở thành vợ chồng và rời nhà thờ trong giai điệu “Tie Me Kangaroo Down, Sport”.

Đàn ông không vợ như bình không hoa.

Ngạn ngữ châu Phi
Cưới vợ dưới nước

Vào ngày trọng đại của cuộc đời, thợ lặn Nick Anderson và người vợ sắp cưới, Judi Boon, đã lao xuống một bể cá mập ở Trung tâm Sinh vật biển Quốc gia tại Birmingham, xung quanh toàn cá mập, cá đuối khổng lồ và những sinh vật biển khác. Được trang bị bình dưỡng khí, cặp đôi đến từ Bristol đã trao lời thề nguyện của họ dưới nước, thông qua chiếc microphone đặc biệt thiết kế trong mũ lặn. Một mục sư đứng bên ngoài bể điều khiển buổi lễ còn gia đình và bạn bè cô dâu chú rể đứng xem ở đường ngầm đi bộ dưới mặt nước.

Khi Gavin và Eileen Anderson tổ chức lễ cưới trong bể nước thám hiểm ở khu Thế giới biển sâu tại Bắc Queensferry, Scotland, lời thề trong đám cưới của cặp đôi này đã được 7 con cá mập hổ và 3500 con cá khác chứng kiến.

Váy hay trang phục sumo?

Trong buổi lễ thành hôn của Ryan Smallbone và Melinda, khách mời đám cưới có cả những nhân vật giả trang thành Elvis, Zorro và Giáo hoàng.

Không hiểu vì lí do gì, chú rể lại hoá trang thành một bà già quàng khăn với một em bé trên vai. Chỉ có một người không mặc chiếc váy kì quặc là cô dâu. Cô mặc bộ váy cưới cực kì nổi bật, được gửi đến từ Trung Quốc.

Ryan cho biết: “Chúng tôi lấy mẫu tất cả trang phục từ Internet, từ Essex. Chiếc váy của Melinda cũng được lấy mẫu từ Internet và chỉ được chuyển đến một ngày trước đám cưới. Nếu chiếc váy không chuyển đến kịp, cô ấy sẽ mặc trang phục như đô vật sumo”.

Trộm giầy

Trong đám cưới ở Bengali (Ấn Độ), chú rể phải bỏ giầy ra khi đến trước bàn thờ làm lễ thành hôn và những người họ hàng ít tuổi của cô dâu phải lấy trộm giầy của chú rể. Tham gia trò vui này không chỉ có bên nhà gái mà bên nhà trai phải cố gắng giấu giầy của chú rể khỏi bị nhà gái lấy trộm. Nếu nhà trai thua, chú rể phải trả cho những người trộm giầy bên nhà gái một khoản tiền để chuộc lại giầy.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button