Kỹ năng mềm

Đạo Làm Người

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nhiều tác giả

Download sách Đạo Làm Người ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI MỞ ĐẦU

Bạn trẻ sống trong thế giới này làm thế nào để đạt được mọi điều như ý nguyện, làm nên sự nghiệp, hưởng thụ hạnh phúc? Xưa nay có biết bao điều răn dạy được nhắc tới, nhưng quả là người đọc mà hiểu đúng, nhất là làm đúng theo lời răn dạy đó thì thật không dễ.

Phải chăng những ngôn ngữ, câu chữ mang tính triết lý ấy không đáng để dành thời gian suy ngẫm?

Cuốn sách này là những tinh hoa chọn lựa từ nhiều lời khuyên có tính châm ngôn, quy tụ những nội dung chủ yếu trong xử thế, với ngôn ngữ dễ đọc, dễ thực hành, đã tụ hội được tinh tuý, trí tuệ của nhân loại vừa mang tính thực tiễn lại mang tính cấp thiết của thời đại.

Cuốn sách vừa thể hiện mối quan tâm gần gũi vừa là lời khuyên chân thành vô cùng quý báu, vừa thể hiện được triết lý của nghệ thuật cuộc sống mà bất cứ ai cũng đều có thể vui vẻ thể nghiệm ngay trong chính bản thân mình. Khi bạn đem hết sức lực tham gia mọi hoạt động mang tính cạnh tranh quyết liệt nhất trong xã hội hiện đại, khi bạn đắm chìm trong bụi hồng trần cuộc đời mù mịt, khi bạn thỏa nguyện chí lớn, khi bạn mỏi mệt đường công danh, chính từng chương, từng điều trong cuốn sách sẽ giúp bạn tỉnh táo, bình tĩnh, giúp bạn vui vẻ phấn khởi, giúp bạn vươn lên, để rồi bạn mãi mãi mang trong mình niềm vui của gió xuân ấm áp, nét tươi vui dễ chịu của cuộc đời con người.

Dù có gọi là kim chỉ nam, người hướng dẫn, người bạn thân thiết, người bạn đường…, cũng chỉ là câu chữ ngắn gọn nhất chứ chưa thể bao hàm hết ý nghĩa, nội dung cuốn sách.

Cảm ơn những người bạn nỗ lực vươn tới để có được những điều tuyệt vời nhất, đẹp đẽ nhất.

1 LÀM SAO ĐỂ VỪA GẶP MÀ ĐÃ NHƯ QUEN

Người xưa có câu: “Có người “bạch phát như tân”, có người “Khuynh cái như cố”.

Câu nói đó có ý nghĩa rằng: có những người chung sống đã lâu, mặc dù tóc đã hoa râm mà vẫn xa lạ như mới gặp lần đầu; nhưng có một số người chỉ đi chung ô mà trở thành bạn bè thân thiết. Tại sao lại như vậy?

Đó chính là “duyên phận” giữa con người với nhau, điều thật đáng trân trọng và cần lưu tâm nghiên cứu.

Xưng hô thường thức

Khi gặp gỡ bạn bè, thăm hỏi bậc người trên, hoặc viết thư, hoặc chúc mừng, vấn đề đầu tiên chúng ta gặp phải là nên mở đầu xưng hô với đối phương như thế nào? Đây là vấn đề đầu tiên trong giao tiếp xã hội.

Xưng hô quá ư tâng bốc, quá ư tẻ nhạt hoặc ồn ã, thiếu lễ phép, tất cả đều làm cho người ta khó chịu.

Xưng hô phải tôn trọng đối phương, phải phù hợp với địa vị, có sắc thái tình cảm, chân thực và dịu dàng, lễ phép.

Trong cuộc sống ai cũng mong muốn được người khác tôn trọng. Xưng hô đúng mức hay không, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giao tiếp giữa con ngươi với con người.

Cách xưng hô “đồng chí” được sử dụng phổ biến, bất luận tuổi tác, giới tính, chức vụ, nghề nghiệp, địa vị của đối phương như thế nào. Vì ứng dụng quá rộng rãi, nên cách xưng hô này đã có chút “mâu thuẫn”, không hoàn hảo. Một số nước như Anh, Đức, mọi người đều rất coi trọng hàm tước của mình, chẳng hạn đối phương có học vị tiến sĩ, trong xưng hô nhất định không thể thiếu. Người Mỹ lại rất tùy tiện trong xưng hô, thông thường có thể gọi thẳng tên của họ, ngay con cháu xưng hô với cha ông cũng vậy. Nhưng, nếu như không quen biết đối phương, tốt nhất nên gọi là ông…, bà….

Trong trường hợp đối ngoại, xưng hô chính xác thật vô cùng quan trọng. Khi cần xưng hô cung kính, nhất thiết không được xem thường. Đó là biểu thị sự tôn kính đối với người khác và là yêu cầu của nghi lễ. Nếu không, dễ làm tổn thương tình cảm của đối phương hoặc sẽ bị đối phương cho là thiếu văn hóa. Xưng hô nhiệt tình và kính trọng là nghi lễ gặp mặt không thể thiếu.

Khi xa nhau, mọi ngưòi chào nhau theo quy phạm nhất định. Những quy phạm này vô cùng cần thiết, không những giúp người ta thể hiện mối thiện cảm và sự đón chào của mình đối với người khác, mà còn gạt bỏ những trở ngại trong quan hệ giữa con người với con người, làm cho con người gần gũi, thân thiết với nhau hơn.

Hãy nói tốt câu đầu tiên

Nhà soạn kịch nước Anh nổi tiếng Shakespear đã từng có những câu nói đầy hương vị: “Nếu anh có một quả táo, tôi cũng có một quả táo và chúng ta đổi những quả táo này cho nhau, thì anh và tôi mỗi người vẫn có một quả táo. Nhưng, nếu như anh có một luồng tư tưởng, tôi có một luồng tư tưởng, chúng ta giao lưu những luồng tư tưởng này cho nhau, thì mỗi chúng ta, mỗi người có hai luồng tư tưởng”.

Trong xã giao, phương thức giao hữu cụ thể nhất và có hiệu quả nhất là thông qua trò chuyện để hai bên hiểu biết về nhau đầy đủ hơn, tạo điều kiện cho quan hệ qua lại của hai bên ngày một tiến triển.

Chuyện trò giữa hai người có tính lưỡng trọng: cho và nhận, hành động và phản ứng. Đồng thời trò chuyện lại có tính nhiều mặt – sự giao lưu tư tưởng và gắn kết giữa con người với con người của rất nhiều con người.

Câu nói đầu tiên tốt hay xấu, tế nhị hay thô kệch, sẽ phản ánh rõ trình độ văn hóa và tài nói năng của một con người. Lời nói hoặc làm cho người ta hy vọng, hoặc làm cho người ta nuối tiếc; hoặc khiến người ta sôi nổi, hoặc khiến người ta trầm lặng; hoặc đem lại một cơ may, hoặc mất đi một cơ hội tốt.

Khi bạn bước lên vũ đài giao tế, tuyệt đối không vội vàng nói ra những điều chợt lóe ra trong đầu mà cần phải suy nghĩ kỹ càng để nói câu đầu tiên sao cho thật ấn tượng, mang dấu ấn thành công.

Thăm hỏi tình cảm

Thăm hỏi là một việc làm cần thiết, không thể thiếu được khi mọi người gặp nhau. Khi chúng ta viết thư hay gọi điện thoại, điều đầu tiên là thăm hỏi sức khỏe, khi gặp người quen ta chào nhau. Đây là những việc thăm hỏi mà chúng ta đang nhắc tới.

Khi viết thư, khi gọi điện thoại, những cụm từ thường dùng là “Ông (bà) có khỏe không?” “Có bận không?”. Lối thăm hỏi này nhằm biểu hiện sự quan tâm lẫn nhau, khiến đối phương cảm thấy thân thiết, gần gũi, tự nhiên hơn. Những câu hỏi đại loại như: “Ông (bà) đã ăn cơm chưa?” hoặc: “Ông (bà) đi đâu đấy?”, không áp dụng trong hoạt động đối ngoại.

Chẳng hạn, đối với người ngoại quốc, chúng ta không thể tùy tiện hỏi: “Ngài đi đâu đấy?”, bởi họ cho rằng bạn đã can thiệp quá sâu vào công việc riêng tư của người khác, một điều khó hiểu và không thể chấp nhận.

Trong đối ngoại, mọi người luôn sử dụng những lời thăm hỏi được áp dụng phổ biến như: “Chào anh”, “Rất vui được gặp anh”. Và khi cất tiếng chào hỏi hãy chú ý biểu cảm sao cho hài hòa thân thiết, nét mặt tươi cười, nếu không người ta sẽ hoài nghi đối với thành ý của bạn.

Hãy phân biệt cách sử dụng trong chào hỏi qua từ “Anh” và “Ngài”, bởi nó thể hiện mức độ tình cảm và khoảng cách rõ rệt.

Trong trường hợp đối ngoại cùng với người nước ngoài, ngoài thăm hỏi lẫn nhau, hai bên có thể sử dụng những từ thăm hỏi tương đồng.

Lời thăm hỏi qua thư từ ngôn ngữ mượt mà, súc tích, nhưng trong điện thoại thì nên dùng lối nói khẩu ngữ tương tự như lời thăm hỏi khi gặp mặt.

Bạn bè với nhau gọi tên, với đồng sự có thể thêm tiếp đầu ngữ chẳng hạn “Anh”, “Chị” trước tên, bất kể là đối tượng lớn tuổi hay không. Đối với bậc tiền bối hoặc giáo sư có tài đức, danh vọng có thể gọi là “Ông”. Đối với giới trí thức, có thể gọi thẳng chức vụ nghề nghiệp của họ.

ĐỌC THỬ

Chào hỏi thân thiết khiến gần gũi, thân mật hơn

Ở nơi công cộng, mọi người thường chào hỏi những người mà mình quen biết, thực chất đây là một loại lễ tiết thường dùng nhất, đó là “chào hỏi”.

Chào hỏi tuân theo quy tắc nhất định. Nam giới phải chào hỏi phụ nữ trước, người trẻ tuổi phải chào hỏi người lớn tuổi trước, học sinh phải chào hỏi thầy giáo trước. Đối với nữ giới trẻ tuổi, khi gặp nam giới có tuổi hơn mình thì phải chào hỏi trước, đó mới là ngươi lịch sự, không thất lễ.

Cách chào hỏi thật đa dạng: khi chào hỏi phần lớn không lên tiếng, chỉ thể hiện qua cử chỉ, hành vi như mỉm cười, gật đầu, giơ tay, cúi người, bỏ mũ…, vì vậy không nên cách đối phương quá xa, không đứng đằng sau hay bên cạnh, phải ở vị trí sao cho họ nhìn thấy, như vậy mới có phản ứng thích hợp.

Mỉm cười là nét mặt tươi cười, không lên tiếng và là nụ cười không thể hiện rõ rệt. Mỉm cười dùng để chào hỏi bạn bè gặp lại trong cùng một trường hợp, cũng có thể dùng khi gặp người không quen biết trong trường hợp xã giao. Khi gật đầu chào, đầu phải hơi cúi, không nên gật đầu lia lịa. Kiểu chào này được áp dụng trong trường hợp không được trò chuyện.

Ở khoảng cách xa, chào người quen không cần lên tiếng, chỉ cần giơ cao tay, duỗi thẳng cánh tay, lòng bàn tay hướng về đối phương, tay vẫy nhẹ là được, không nhất thiết phải khua tay nhiều lần.

Cúi mình chào biểu thị sự cung kính đối với người khác, hình thức này được sử dụng rộng rãi.

Đội mũ đồng bộ với lễ phục hoặc các loại mũ có vành, bỏ mũ chào là đúng mức nhất.

Bạn bè gặp nhau khi đi ngược chiều có thể quay người chào nhau và một tay hé mũ là được, không cần bỏ mũ.

Với nữ giới, cách chào hỏi thật đơn giản, họ chỉ yêu cầu chào hỏi bằng cách gật đầu hoặc mỉm cười, không phân biệt tình huống, hoàn cảnh.

Trong trường hợp xã giao, gặp gỡ người quen có địa vị cao, lập tức tiến lên phía trước chào là không phải phép, mà hãy đợi tới khi họ nói xã giao xong mới đến trước họ chào hỏi.

Khi bạn bè đang chào bạn, cho dù bạn đang ở tâm trạng như thế nào cũng phải lập tức đáp lễ theo cách chào họ vừa sử dụng.

Cách xưng hô cũng thật đa dạng. Với nam giới nói chung gọi là “Anh”, là “Ông”. Với phụ nữ trẻ, chưa kết hôn gọi là “Cô”, là “Em”, với người đã thành gia thất gọi là phu nhân.

Đối với quan chức có địa vị cao có thể gọi “ngài bộ trưởng”, “ngài thủ tướng”… để biểu thị sự trịnh trọng.

Ở các nước theo chế độ quân chủ, thông thường gọi nhà vua và hoàng hậu là “Bệ hạ”, gọi công chúa, công tử, hoàng thân là “Điện hạ”.

Đối với bác sĩ, luật sư, quan tòa và những người có học vấn có thể gọi nhau bằng tên gọi nghề nghiệp hoặc học vị.

Bắt tay cũng là lễ tiết

Nghi lễ bắt tay được sử dụng cả khi gặp mặt và khi chia tay, được áp dụng rộng rãi trong quan hệ đối ngoại.

Khi bắt tay, lòng bàn tay hướng xuống dưới, biểu thị sự kiêu ngạo, lòng bàn tay hướng lên trên biểu thị sự khiêm tốn, lễ độ. Dùng hai tay nắm tay người khác, một cử chỉ khiêm tốn, lễ độ hết mực.

Lối bắt tay phổ biến là, hai bên đưa tay ra, bàn tay vuông góc với cánh tay, năm ngón tay khép lại, bắt tay nhẹ nhàng. Lúc này, hai mắt nhìn chăm chú đối phương, nét mặt tươi cười chào hỏi. Khi bắt tay nửa người phía trên hơi nghiêng về phía trước, đầu hơi cúi, nắm tay đốỉ phương trong chốc lát. Bắt tay quá chặt hay quá lỏng đều không đúng mức trong nghi lễ.

Khi nam giới gặp phụ nữ, khi con cháu gặp cha ông, học sinh gặp thầy giáo, cấp dưới gặp cấp trên, đều phải chào hỏi trước. Khi những người này tỏ ý muốn bắt tay, bạn nên tiến đến bắt tay.

Phụ nữ nếu không có ý định bắt tay, có thể cúi đầu chào.

Nếu một người phải bắt tay với nhiều người thì cần theo một trình tự như sau: nữ giới trước, nam giới sau, người nhiều tuổi trước, người ít tuổi sau, cấp trên trước, cấp dưới sau, thầy giáo trước, học sinh sau.

Đối với nam giới, đội mũ, đi găng tay, dùng tay trái bắt tay người khác, nắm tay rất lâu, tất cả đều là những hành vi thất lễ.

Đối với nữ giới khi bắt tay nam giới có thể không cần thiết phải bỏ mũ và tháo găng tay.

Quân nhân khi bắt tay người khác không cần bỏ mũ, cách làm chuẩn mực nhất là trước chào theo kiểu nhà binh, sau đó bắt tay.

Trong tình huống đặc biệt, nếu bắt tay bằng tay trái phải có lời thanh minh, xin lỗi.

Trong một số tình huống, như xa nhau lâu ngày gặp lại, lúc này lại có thể bắt tay lâu hơn một chút, còn có thể đưa tay trái ra nắm chặt mu bàn tay phải của đối phương, hai tay nắm bắt cho chặt, nhưng không được áp dụng đối với nữ giới. Với phụ nữ bắt tay nhẹ nhàng là được.

Khi bắt tay với một số người quen biết lần đầu, cần chú ý phân chia thời gian cho đều, chớ để người ta thấy mặn mà với người này, lạnh nhạt với người kia.

Nghi lễ bắt tay còn có thể biểu thị cảm ơn, chúc mừng, cổ vũ, thăm hỏi, an ủi.

Đôi khi có tục lệ làm lễ bắt tay khi mâu thuẫn đã được hòa giải.

Bắt chuyện với người khác rất dễ dàng

Giao lưu giữa người với người là việc có ý nghĩa nhất, cũng là việc không đơn giản.

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn gặp rất nhiều người. Nếu muốn làm quen và gây thiện cảm với đốì phương, hãy vận dụng những cách sau đây:

Khen đối phương một cách thành khẩn: Ai cũng có ưu điểm, nhận biết ưu điểm của người ta, khẳng định thêm là đúng.

Chủ động chào mọi người và giới thiệu bản thân: Bạn có thể chủ động đi lên phía trước, nét mặt tươi cười, chìa tay bắt tay đối phương và giới thiệu tên tuổi. Với thái độ thẳng thắn, nơi đâu cũng áp dụng được. Chẳng hạn. “Tôi tên là…”, “Tôi vừa chuyển đến, rất vui được làm láng giềng với anh”…

Mời đối phương cùng ngồi với bạn hoặc đề nghị đối phương cho ngồi cùng: Khi bạn ngồi một mình trên tầu xe, ở quán ăn, nếu như có người tìm chỗ ngồi, bạn có thể lên tiếng: “Chỗ này chưa có ai ngồi”.

Đề nghị người khác chỉ bảo cho hoặc đề nghị giúp đỡ: Thông thường con người hay vui vẻ giúp đỡ lẫn nhau. Chẳng hạn khi bạn mua hàng nơi siêu thị, bạn có thể đề nghị ngưòi bán hàng chỉ dẫn với nội dung đưa ra như: “Con trai tôi 8 tuổi mặc loại nào phù hợp?”.

Giúp đỡ đối phương một việc gì đó: Nếu như có người cùng với bạn khi đi máy bay hoặc tầu hỏa, bạn có thể cho đối phương mượn tờ báo hoặc quyển tạp chí hoặc, chia cho đối phương suất ăn của mình.

Nếu như ở chỗ đông người bạn không quen biết ai, chỉ cần bạn giúp đỡ việc nhỏ nhặt như phân phát điểm tâm, bạn sẽ nhanh chóng tìm được người trò chuyện.

Bày tỏ “nỗi lòng” của mình cho người khác: Ví dụ, khi khám răng, bạn có thể lên tiếng với những người xung quanh đang cùng đợi như: “Tôi rất vội, anh có vội không?”, điều đó có thể khích lệ người khác cũng bày tỏ nỗi lòng của họ.

Tỏ ra hứng thú với công việc người khác đang làm: Như ngồi trên tầu hỏa, người bên cạnh bạn đang đọc sách, bạn có thể lên tiếng: “Quyển sách bạn đọc có hấp dẫn không?”.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button