Kỹ năng mềm

Dám Thay Đổi Chính Mình

Lời giới thiệu

Dám Thay Đổi Chính Mình là cuốn sách mà cái tên đã thể hiện đầy đủ nội dung.

Dám Thay Đổi Chính Mình – nói luôn luôn dễ hơn làm vì con người là tổng hoà của nhiều yếu tố: hoàn cảnh sống, môi trường giáo dục, thói quen, nhận thức,… Và nếu với những yếu tố đó, bạn không thể thành công thì bạn phải thay đổi. Dám Thay Đổi Chính Mình chỉ ra 6 bước của con đường thành công mà trong đó, nhanh nhất, tốt nhất nhưng cũng khó khăn nhất chính là giải phóng các khả năng tiềm ẩn trong bản thân. Có như thế bạn mới có thể tìm được giá trị và động lực cho cuộc sống.

Dám Thay Đổi Chính Mình được thể hiện với các truyền đạt sáng tạo, hữu ích và đầy thuyết phục. Người đọc sẽ không mất nhiều thời gian để nhận ra mình đang sống thiếu mục đích, thiếu động lực và thiếu khát vọng thay đổi. Mỗi người đều có phong cách riêng, nổi trội và đặc biệt, Dám Thay Đổi Chính Mình, bạn sẽ biết các khai thác nó hiệu quả và phù hợp nhất với bản thân.

Ebook

NguồnChọn định dạng
SachvuiEPUB
TVEEPUB, MOBI, PDF
Link dự phòngChưa cập nhật

Đọc sách

Phiên bản đọc thử giúp đọc giả tham khảo trước khi mua sách giấy.

Đọc cuốn sách này, tôi nhớ lại những khó khăn thời còn cắp sách đến trường. Lúc đó nhà tôi rất

nghèo. Tôi cũng chưa phải là một cậu bé ngoan và kết quả học tập cũng không được tốt nên thường xuyên bị bố đánh đòn. Bố mẹ tôi vẫn luôn kỳ vọng ở tôi, luôn lấy gương những người thành đạt làm “kim chỉ nam” để dạy dỗ tôi, mong một ngày nào đó tôi sẽ thành công như họ. Nhưng do khá ham chơi nên tôi đã trượt đại học. Bạn bè lần lượt đi học xa hết, tôi cảm thấy rất hụt hẫng như mất mát một điều gì đó. Đó chính là thất bại đầu đời, nhưng cũng là cái mốc quan trọng nhất trong đời giúp tôi vươn lên.

Tên gọi của cuốn sách mà các bạn đang cầm trên tay đã phản ánh được mục đích của nó. Cuốn sách đã chỉ ra con đường thành công sau 6 bước. Giải pháp nhanh nhất và tốt nhất để các bạn học tập xuất sắc là: chính bạn sẽ giải phóng các khả năng tiềm ẩn của bạn. Đó là những giá trị và động lực cho cuộc sống. Đó là hy vọng, là cam kết. Bạn sẽ nắm bắt được các chiến lược học tập và làm chủ chính mình nếu tuân theo những hướng dẫn đơn giản, cụ thể, giúp bạn thành công.

Tôi thành thực khuyên các bạn nên đọc cuốn sách này, tham khảo thường xuyên và khám phá đến cùng! Dám Thay Đổi Chính Mình – thay đổi chiến lược học tập và thay đổi chính mình xác thực, chân thành và mạnh mẽ sẽ giúp bạn vượt lên những thách thức trong xã hội học tập ngày nay.

STEVE CHANG

Tôi rất vui vì được đóng góp tư liệu và ý kiến cho cuốn sách của Nguyễn Đình Sơn. Chúng tôi kiên trì thực hiện phương châm cung cấp các nguồn tài liệu học tập đa dạng cho học sinh qua trang web Cẩm Nang và chiến lược học tập (ww.studygs.net). Hiện trang web này đã có hơn 250 chủ đề, được dịch ra trên 30 thứ tiếng. Nguyễn Đình Sơn – Tomson Nguyễn cũng đã trở thành thành viên chính thức của trang web, và anh đang đảm trách công việc biên dịch để nguồn tài liệu này sẽ tiếp tục phát triển.

Phần 1. Dám thay đổi – Khởi đầu cho tất cả

Chương 1. NHỮNG MÔ HÌNH HỌC TẬP “PHÁ KÉN XÔNG RA”

Trong những ngày cắp sách đến trường, chắc ai cũng phải băn khoăn với những câu hỏi:

  • Học để làm gì?
  • Làm sao học được môn này?
  • Chiến lược nào giúp mình học tập hiệu quả?
  • Làm sao tăng cường khả năng nhớ bài?
  • Làm sao nhanh chóng nắm vững kiến thức?

Nếu không tìm được câu trả lời cho những câu hỏi cốt yếu nêu trên, có thể bạn sẽ lãng phí thời gian, tự đổ lỗi cho mình và rồi chỉ biết than thân trách phận. Dù có tự trách mình bao nhiêu cũng chẳng thay đổi được kết quả tập của bạn. Bạn đã dũng cảm nhận lỗi về mình – một hành động thật đáng khen ngợi. Tuy nhiên, bạn sẽ chỉ thấy được những nguyên nhân bề ngoài – khiến bạn không thấy thỏa mãn – như sự lười nhác, dốt nát, thiếu tự tin, không tập trung, không có đủ điều kiện, không may mắn, v.v.

* * *

Chỉ đặt cho mình mục đích học tập nhằm thu nhận kiến thức thôi thì chưa đủ. Bạn phải có niềm đam mê và phương pháp hành động phù hợp để đạt được mục đích. Những nỗ lực, những công sức mà bạn đã bỏ ra sẽ được đền đáp xứng đáng. Bạn cần hành động theo năng lực và thế mạnh của chính bản thân mình để có được những kết quả như bạn mong muốn.

Bạn cần suy nghĩ về bản chất của vấn đề, và chọn lựa một trong hai cách:

Cách thứ nhất: Bạn cứ tập trung suy nghĩ về các điểm yếu của mình, để rồi đắm chìm trong hối tiếc và bỏ lỡ rất nhiều cơ hội thành đạt.

Cách thứ hai: Bạn tập trung suy nghĩ để tìm ra những điểm mạnh, những điểm tốt của bạn, và sau đó vận dụng “Sáu bước thay đổi cuộc đời” (6 phần của cuốn sách này) một cách thông minh.

MÔ HÌNH 1

DÁM THAY ĐỔI – KHỞI ĐẦU CHO TẤT CẢ

Mục đích:  Học để khẳng định chính mình.

Đối tượng:  Học sinh thiếu tự tin, thiếu động lực, khó tập trung trong học tập, có cá tính mạnh.

Lắng nghe các bạn luận bàn: Học để làm gì?

 

Các học sinh thiếu động lực đôi khi lập luận: “Học để lên lớp. Kiểu gì thì cũng phải học. Không thích sách vở thì cũng phải học, cho có cái nghề, hay làm kinh doanh nhỏ để tự nuôi sống bản thân. Đến một tuổi nào đó thì phải học cách xây dựng một gia đình êm ấm. Nói chung là học cả đời cũng không hết được những điều cần cho cuộc sống. Thế mới có câu: Học, học nữa, học mãi. Nào có ai tránh được học đâu!”

Có bạn còn nói: “Mình đi học cốt là cho bố mẹ, lại được chơi, được gặp bạn bè, được ngồi buôn dưa lê. Lúc còn nhỏ phải đi học để có bạn bè và môi trường vui vẻ, học những điều chưa biết và cần phải biết. Giả sử bây giờ bắt mình ở nhà, mình ở ngay. Nhưng ở nhà được ba ngày, chắc chắn lại đòi đi học. Khi mình đến trường, học chỉ là phần rất nhỏ của rất nhỏ, chủ yếu là để gặp bạn bè và không phải ở trong nhà, chán ốm.”

Chúng tôi cũng đã lắng nghe những khó khăn lớn mà nhiều bạn đang vấp phải: “Tomson ơi, nhiều lúc em cũng muốn học lắm, nhưng em chẳng hiểu môn Toán, chẳng nhớ môn Sử, học tiếng Anh thì không vào đầu. Thầy cô, bố mẹ có hiểu cho bọn em không? Ngồi trong lớp nghe giảng mà không hiểu bài thì khác gì pho tượng. Cho nên em chỉ còn cách thả hồn mộng mơ hoặc nói chuyện và cuối cùng là quậy phá.”

Tại sao bạn lại sợ học?

Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi: “Khó khăn trong việc học tập của mình là gì?” Muốn vượt qua những rào cản, bạn cần phải biết nguyên nhân của việc sợ học là gì.

Có phải:

  1. Bạn không hiểu những điều mình đang học?
  2. Bạn nghĩ mình không học được môn này?
  3. Bạn không biết học môn đó một cách hiệu quả?
  4. Bạn không nhớ những gì mình đã hoặc đang học?
  5. Bạn cảm thấy xấu hổ vì không biết một số điều cơ bản?
  6. Bạn thấy có quá nhiều thứ phải học?

GIẢI PHÁP CHO BẠN

  1. Bạn không hiểu những điều mình đang học

Nguyên nhân: Ở trường phổ thông, giáo viên và cha mẹ quyết định bạn sẽ được học gì và học như thế nào.

Giải pháp: Bây giờ là lúc bạn cần phải quan tâm xem học những gì cho bản thân: Kinh nghiệm thi cử, kỹ năng đọc, ghi chép tự học, v.v.

  1. Bạn nghĩ mình không thể học được môn này

Nguyên nhân: Do chưa phát hiện được cách học tập nổi trội và cách tư duy hiệu quả (Hãy xem Phần 2). Những điều này khiến bạn không hiểu bài và chán nản không muốn học.

Giải pháp: Làm chủ phong cách học tập nổi trội. Áp dụng cách học theo kênh tiếp thu nổi trội và cảm xúc của bộ não. (Hãy xem Chương 4).

  1. Bạn không biết học môn đó một cách hiệu quả

Nguyên nhân: Do phương pháp giáo dục. Giáo viên thường yêu cầu bạn “Hãy học cái này đi” mà không chỉ cho bạn phương pháp học như thế nào dễ nhất và hiệu quả nhất. Điều bạn cần là phong cách và chiến lược học tập.

Giải pháp: Áp dụng mô hình phù hợp với khả năng của mình (xem Chương 4, 9, 12, 13).

  1. Bạn không nhớ những gì mình đã hoặc đang học

Nguyên nhân: Bạn thường học theo kiểu “nhồi sọ”. Có thể thấy rõ điều này qua cách ghi chép và học thuộc lòng truyền thống. Cách học sáo mòn này sẽ được thay đổi một cách dễ dàng nếu bạn nhìn nhận việc học tập theo một góc độ mới.

Giải pháp: Lập sơ đồ học tập và quyết định ghi nhớ nhiều hay ít thông tin tùy theo điều bạn cần (xem Chương 4, 8).

  1. Bạn cảm thấy xấu hổ vì không biết một số điều cơ bản

Nguyên nhân: Vỏ não, nơi lưu giữ “ký ức” của chúng ta chỉ như một chiếc cốc so với đại dương tri thức bao la. Làm sao ta có thể nhớ hết được kiến thức trên thế giới này, khi cứ mỗi 6–8 tháng lượng kiến thức đó lại được nhân đôi.

Giải pháp: Nhân vô thập toàn! Con người ta chẳng có ai hoàn hảo 100% cả, chẳng ai có thể biết hết mọi thứ. Tại sao bạn phải xấu hổ nhỉ? Bạn chỉ cần biết những gì thuộc về lĩnh vực của bạn thôi. Đó chính là giải pháp tâm thái và cảm xúc mà bạn cần có trong suốt cuộc đời học tập của mình.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button