Kỹ năng mềm

Dám Thất Bại

dam that bai1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Billi P. S. Lim

Download sách Dám Thất Bại ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Chúng ta không thể quyết định được hoàn cảnh của mình, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể quyết định được ý nghĩa của hoàn cảnh đối với mỗi người chúng ta. Thất bại cũng vậy. Việc đọc cuốn sách này khiến tôi nhìn ra một điều rất quan trọng, một nỗi sợ hãi to lớn đối với sự thất bại. Tại sao chúng ta lại sợ sự thất bại đến như vậy? Thất bại là bài học vô cùng quý giá, nhưng một cách vô hình, xã hội đã gán cho cái gọi là “thất bại” một cái nhìn rất tiêu cực. Thất bại là tiêu cực, thất bại là mất mát, thất bại là một thứ cần được tránh xa….. Một người kinh doanh và thất bại, mọi người sẽ chê cười. Nhưng các bạn có biết, một tuyệt tác của thiên nhiên, đó là cầu vồng, được tạo ra bởi các gì không? Đó là từ mưa …và nắng. Cái gì cũng có hai mặt của nó, thất bại là nền tảng vững chắc của những thành công vững bền. Đối mặt với thất bại, dũng cảm vượt qua nó, và học hỏi từ nó. Tin chắc rằng cái chúng ta cảm nhận được, trên cả sự mất mát về mặt tinh thần cũng như tài chính, đó chính là bài học, đó là kinh nghiệm……..Đây là một cuốn sách hay, với mình, nó là một cuốn sách không nên bỏ qua. 🙂

Mình rất ấn tượng với tiêu đề cũng như những giới thiệu sơ lược của cuốn sách này, nên đã quyết định mua nó ngay. Và mình đã không phải thất vọng, vì đây thực sự là một cuốn sách kỹ năng thú vị và bổ ích, với những kiến thức mới mẻ và lý thú. Tác giả có một cách diễn giải mọi vấn đề rất tài tình, những điều tưởng như khô khan, khó hiểu nhất được ông lý giải một cách nhẹ nhàng, tinh tế, gần gũi và giàu sức thuyết phục. Những điều được viết trong cuốn sách đã được đúc rút từ nhiều kinh nghiệm của tác giả, nên hẳn nó sẽ rất có ích cho bạn đọc ngày hôm nay. Đây thực sự là một cuốn đáng đọc, dành cho những ai không ngại thử thách, không sợ thất bại trên con đường lập nghiệp.

Quyển sách Dám thất bại là một quyển sách thực sự rất bổ ích với tất cả mọi người. Trước hết, tác giả đã đề cập về hoàn cảnh gia đình khá khó khăn và con đường đầy chông gai của ông trong việc học, có thăng trầm, có cả nụ cười và nước mắt. Nhưng qua tất cả ông đã chỉ ra cho người đọc những ý nghĩa rút ra từ chính cuộc sống của mình. Phần tiếp theo ông đã nói về những khó khăn ông gặp phải, những lời khuyên và tình huống với các nhân vật thật để khắc hoạ ý nghĩa thực sự mà họ nhận được sau khi vượt qua thất bại. Quyển sách cũng có những câu danh ngôn của những người nổi tiếng đã từng vượt qua thất bại và thành công. Có thể nói đây là một quyển sách khác biệt – không bàn về thành công và những cách để đạt được thành công mà sẽ chỉ rõ cho bạn ý nghĩa thực sự mà thất bại mang đến và chính cách vượt qua thất bại sẽ định hình con người bạn. Bản thân là một người luôn cố gắng để trở nên hoàn hảo nhưng sau khi đọc quyển sách tôi đã thay đổi và xem thất bại như một người mẹ của thành công.

Trích dẫn :

Tôi sinh năm 1950 trong một đại gia đình có 14 đứa con. Cha tôi bán hàng thịt, còn mẹ tôi là một người nội trợ bình thường. Tôi sinh ra trong tầng lớp thấp kém của xã hội, giữa những người nói năng rất thô lỗ và cộc cằn, nơi mà hằng ngày mọi người cứ luôn miệng chửi thề và nói những từ khó nghe. Trong bối cảnh đó, chúng tôi đã trải qua tuổi thơ khó khăn của mình, không ngày nào về nhà mà cha không chửi rủa, đánh mẹ tôi hay một đứa trong chúng tôi.

Chúng tôi luôn phải ăn những mẩu xương và thịt heo thừa mà cha tôi bán không hết trong ngày. Không biết có phải vì đó là cách buôn bán của ông hay vì chúng tôi chỉ là những kẻ ăn bám mà ông đối xử bất công với chúng tôi khi ông dành toàn phần thịt ngon nhất cho khách hang và để cho chúng tôi toàn những mẩu vụn không ai thèm mua.

Cha tôi lớn lên với ý nghĩ rằng cách dạy con tốt nhất trong mọi trường hợp là phải thật “nghiêm khắc” và “cứng rắn”. Một lần, ông kể với chúng tôi rằng suốt thời thơ ấu của mình, không ngày nào ông không bị mẹ nuôi cốc vào đầu (cha tôi vốn là con nuôi); vì vậy cho đến tận bây giờ, ông vẫn tin rằng ông khấm khá hơn, thông minh hơn các anh em nuôi và cả các anh chị em ruột của mình là nhờ những cái cốc đầu ấy.

Tôi còn nhớ một lần nọ, cha đánh chị cả tôi mạnh tay đến nỗi chị không thể chịu đựng được nữa nên phải báo cảnh sát. Chắc hẳn các bạn cũng đoán ra được tình huống lúc đó tồi tệ đến mức nào vì chúng tôi sợ cha đến nỗi không dám nói với bất cứ ai về việc cha đánh đập mình, nói gì đến việc báo cảnh sát.
Một lần khác mà tôi còn nhớ là lúc tôi bị đánh và bị đốt áo sơ mi vì không chuẩn bị sẵn sàng đi học khi xe đến đón dù hôm đó xe đến sớm hơn thường lệ.

Ngược lại, mẹ tôi là người phụ nữ dịu dàng và giản dị nhất mà ai cũng phải mơ ước. Dù bị ông bà và cha tôi đánh đập và la mắng, mẹ vẫn cứ nhẫn nhục và phục tùng họ. Lần nọ, mẹ kể với tôi rằng chi tôi chỉ “âu yếm” bà trong ba ngày đầu tiên sau lễ cưới. Tôi không hình dung nổi làm thế nào 14 anh em ra đời được!
Còn một việc nữa, đó là trừ nhà ra, nơi duy nhất tôi có thể đến là trường học. Vì thế, tôi luôn mong được đến trường, tuy nhiên đó cũng là nơi tôi vừa yêu vừa ghét. Đó là vì suốt thời gian học tiểu học, tôi gặp phải một ông thầy thích nhéo hơn là dạy học. Mỗi khi chúng tôi không trả lời được câu hỏi, ông bắt chúng tôi đứng lên ghế, rồi tới cạnh bên, thọc tay vào túi quần sooc của chúng tôi và….. nhéo!

Nhà thì giống như ngọn lửa, còn trường học giống “ cái chảo nóng”. Một thứ nữa cũng là một phần của tuổi thơ chúng tôi, đó là “kết phe”. Mỗi ngày sau khi tan học, tôi chẳng còn muốn về nhà, mà lại la cà đó đây với lũ bạn, đùa giỡn và đánh bạc….. Thậm chí, chúng tôi thành lập một đội bóng rổ mang tên “ FORTISS”; về sau, chúng tôi đã lấy tên này đặt cho công ty của mình. Đó là toàn cảnh những ngày thơ ấu của tôi.

Tôi sinh ra giữa hai thái cực. Phải nói rằng tuổi thơ của tất cả anh chị em tôi bị ảnh hưởng và tôi không dám đoan chắc điều này không để lại dấu vết gì trong cuộc đời chúng tôi sau này.

Nhiều người trong chúng ta cũng gặp phải điều tương tự trong cuộc sống. Cuộc sống có thể đã quá tệ bạc với ta. Thậm chí ta có thể nói nó quá bất công và tự hỏi mình tại sao lại thế. Trong cuộc tìm kiếm câu trả lời cho điều này, một số người bị rối loạn về mặt tinh thần và tâm lý, và nhiều người vẫn còn hết sức sợ hãi. Một số khác bị ảnh hưởng nặng nề đến nỗi họ bị “nhấm chìm” và mãi mãi không bao giờ đứng lên được nữa.

ĐỌC THỬ

Chương II

Những ngày ở trung học

Trong chương đầu tiên, tôi đã giới thiệu quãng đời lúc anh chị em chúng tôi còn phải dựa dẫm vào cha mẹ và những gì chúng tôi đã trải qua trong thời gian đó.
Vào năm 1967, tôi đang học năm thứ năm ở trường trung học Batu Pahat, Jonor, Malaysia; đây là năm mà tôi cho là “trọng đại” vì năm đó, tôi là nam sinh lớp 5 đầu tiên bị thầy giáo tát trước mặt cả lớp! Khi ấy tôi 17 tuổi. Suốt quãng đời còn lại, tôi sẽ không bao giờ quên việc này. Có lẽ bạn không tin, nhưng cái tát ấy là bài học lớn nhất trong thời thanh niên của tôi và hóa ra là phúc lành cho tôi. Chính nó buộc tôi phải học cách nói chuyện trước công chúng, chuyện này rất dài nên tôi xin phép không kể ra đây.
Cuối năm đó, tôi trải qua kỳ thi ở lớp 5. Một lần nữa, tôi học một bài học cuộc đời khác. Chúng tôi chờ cho đến phút cuối để xem liệu đề thi có bị lộ hay không và tôi đã học bài suốt đêm mà không hề chớp mắt. Ngày hôm sau, khi vào phòng thi, đầu óc tôi trống rỗng! Tôi làm bài thi rất tệ và kết quả tôi bị điểm 2. Tôi luôn tự hỏi tại sao những người khác có thể làm bài thi hay đến thế. Vài năm sau đó, tôi đã tìm ra “kỹ thuật giải đề thi”! Suốt thời gian đó, tôi quan niệm rằng đến trường là để tích lũy kiến thức chứ không phải là để học cách trả lời câu hỏi cho đúng.
Kết quả của tôi kém nên tôi không đủ điều kiện lên lớp sáu ( tương đương với chương trình dự bị đại học hay chứng chỉ A). Lúc đó người ta rất hạn chế số học sinh lớp sáu và tôi ở trong diện bị giới hạn. Tôi không biết cái gì về cái gọi là hướng nghiệp. Cha mẹ tôi cũng không biết nốt. Tôi bị bỏ mặc mà không biết phải làm gì. Khi thấy một số bạn cùng “phe” sang tỉnh khác học lớp bổ túc văn hóa, tôi cũng bắt chước đi theo. Đây là những lớp học tổ chức vào buổi tối, lớp học là những ngôi nhà mượn được và học cụ thì nghèo nàn. Chúng tôi bị xem là những học sinh lớp 6 “hạ đẳng”. Sau một năm, tôi vẫn còn cảm giác hụt hẫng, không biết mình sẽ làm gì với tương lai của mình. Sau đó, tôi nghe tin có một trường trung học mới được thành lập ở Kuala Lumpur tên là Trường trung học Tunku Abdul Rahman, được đặt tên theo vị thủ tướng đầu tiên của Malaysia. Tôi xin vào học và đã được chấp nhận! Nhưng tôi phải bắt đầu học lại tất cả từ năm đầu. Chán thật! Mất một năm làm kẻ “hạ đẳng” đã quá đủ. Bây giờ đã đến lúc vào học ở một ngôi trường thích hợp rồi đây. Nhưng ngạc nhiên thay, sự thật không phải vậy, chúng tôi là những học sinh tiên phong hay nói khác hơn là vật thí nghiệm trong một ngôi trường không có nổi phòng học. Chúng tôi lại phải mượn nhà của dân để học. Lần này thì tôi không thể thoát nữa rồi. Cha tôi sẽ giết tôi mất! Tuy nhiên, cũng còn một điều an ủi là lớp học được bố trí ban ngày.
Vì nói quá nhiều trong lớp, lần nọ, tôi được chọn làm người tham gia một buổi tranh luận của trường. Đối thủ của tôi là một nữ sinh. Lúc đến lượt tôi nói, đầu tôi tự dưng TRỐNG RỖNG! Và đúng là tôi đã cảm thấy hai đầu gối mình run lên! Tôi không thể nhớ nổi hôm đó tôi đã lầm bầm những gì. Tất cả những gì tôi biết là tôi đã bị một đứa con gái đánh bại một cách thảm hại trước toàn trường! Sự thất bại nhục nhã này đã làm tôi choáng váng. Tôi trở nên im lặng hơn trong lớp.
Năm 1969, tôi lại trải qua một kinh nghiệm nhớ đời khác. Học xong, tôi đi về nhà bằng xe buýt; xuống xe, tôi đi về nơi ở trọ. Không khí xung quanh hơi căng thẳng. Tôi thấy một vài người chạy lung tung nhưng không biết cái gì đang diễn ra. Về nhà, tẳm rửa, ăn cơm xong, tôi ra bao lơn ngồi nghe chương trình phát thanh mình ưa thích. Đang phát nửa chừng, chương trình đột ngột bị một thông báo quan trọng cắt ngang. Đó là tiếng Thủ tướng, ông đã khóc khi tuyên bố lệnh giới nghiêm của chính phủ. Chúng tôi sẽ phải trải qua một cuộc xung đột chủng tộc lớn nhất trong lịch sử nước mình – hôm đó là ngày 13 tháng 5 năm 1969!
Thoạt đầu tôi nghĩ đó là một trò đùa! Chà! Vậy là không có trường học nữa. Thật ra, lúc đó tôi không biết lệnh giới nghiêm là gì. Dần dà ý nghĩa của nó mới lóe lên trong đầu tôi.

Hàng ngày tối thấy khói đen bốc lên từ nhiều nơi khác nhau ở Kuala Lumpur – đó là khói từ những căn nhà đang bốc cháy. Nhiều tin đồn đến tai tôi rằng nhiều người bị giết, có cả phụ nữ và trẻ em vô tội….. Cao trào của việc này xảy rả vào ngày tôi đang ngồi trên bao lơn và nghe một tiếng thét đằng sau….. tôi quay lại và chỉ cách đó 4,5m, một khẩu M16 đang chĩa vào tôi! (May là lúc đó người lính ấy đã không nổ sung, chứ nếu không bây giờ tôi đâu thể ngồi đây viết quyển sách này). Các vụ xô xát và giết chóc gần đây ở Đông Timor đã gợi lại tất cả các hồi ức này trong tôi lúc tôi hiệu đính quyển sách cho lần xuất bản này. Tại sao sau 30 năm( từ 1969 đến 1999) những sự việc như vậy vẫn còn xảy ra?
Năm 1970, tôi 20 tuổi. Trong khi chờ kết quả thi lớp 6, tôi phụ trông cửa hàng tạp hóa của cha tôi. Nhiều năm trước, ông đã đổi nghề. Vì dính líu vào hoạt động chính trị trong vùng, ông bị trục xuất sang một tỉnh khác và trở thành công dân bị quản thúc. Ông buộc phải phó mặc cửa hàng cho mẹ tôi trông coi. Vào một ngày định mệnh, một quyển sách đặc biệt nằm trên bàn, ngay trước mặt tôi. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn còn không biết làm thế nào hay tại sao nó nằm đó, ai đã để nó ở đó. Nhưng rõ rang nó đã ở đó. Quyển sách có một cái tựa rất nổi bật (lúc đó tôi đã nhận thấy thế) – “Nghĩ đến sự giàu có và làm giàu” của tác giả Napoleon Hill. Thường ngày tôi không thích đọc sách nhưng tựa sách trông rất bắt mắt. Tôi không thể cưỡng lại nổi sự cám dỗ của nó. Vả lại, đọc quyển sách, tôi có mất mát gì đâu. Khi đọc quyển sách, tôi đã thật sự bị cuốn hút đến nỗi tôi ngồi như phỗng cho đến khi đọc một mạch hết cả quyển. Lần đầu tiên trong đời, tôi bị thu hút bởi một quyển sách nói về cách làm thế nào để thành công, làm thế nào để đạt được điều mình mong muốn trong cuộc sống. Thật ra, vào thời điểm đó, tôi đã không biết rằng cuốn sách này cũng đã ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người khác trên thế giới. Tất cả những gì tôi biết là quyển sách đã gây nên cảm xúc trong tôi và tôi bắt đầu thực hiện những điều sách chỉ bảo – tối sẽ làm bất cứ điều gì tôi muốn, bất chấp kết quả ra sao. Tôi sẽ dồn hết tâm trí để đạt được điều mình mong muốn.
Điều trùng hợp là tôi có thể áp dụng tất cả điều này vào thực tế trong giai đoạn thứ 2 của đời mình. Giai đoạn này bắt đầu khi tôi học ở trường đại học trong vùng ( Đại học Malaya).
Tôi muốn học y khoa ( lúc đó, hầu hết mọi người đều kính trọng các bác sĩ) nhưng kết quả C, E,E và O tôi may mắn được một chỗ ở phân khoa tự nhiên, chung quy chỉ vì tôi được nhà nước cấp học bổng. Khi đó, chủ trương của trường là ai được cấp học bổng của chính phủ thì sẽ được một chỗ – thật may cho tôi!
Ở trường, tôi muốn được nổi tiếng. Với những điều học được từ quyển “Nghĩ đến sự giàu có và làm giàu”, tôi đã ứng cử trong cuộc bầu cử hội sinh viên. Người ta bảo tôi nên ứng cử vào các chức vụ của khoa nhưng không đời nào, tôi phải có chân trong Đoàn chủ tịch – chức vụ cao nhất. Hội sinh viên Đại học Malaya mới là chỗ xứng với tôi. Được sự giúp đỡ của hai người bạn, tôi đã đi dán các áp phích cổ động .v.v. Tôi tiến hành một chiến dịch tranh cử thật hăng hái và sáng tạo nhằm giành được một chỗ trong cuộc bầu cử. Tôi đi vận động hết khoa này đến khoa khác và tôi vẫn còn nhớ lúc đó tôi đã phát tờ bướm ghi lại khẩu hiệu vận động như thế này:

“ Có 3 từ mà tôi muốn nói với các bạn

HÃY BẦU TÔI”

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button