Kỹ năng mềm

Đã Thi Là Phải Giật Giải

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Anne Nguyên Lê

Download sách Đã Thi Là Phải Giật Giải ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Chào bạn,

Kể từ khi nhận được Học bổng toàn phần chuyên ngành Marketing của Đại học quốc tế RMIT Việt Nam vào tháng 10/2013, tôi liên tục nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến quá trình và những hồ sơ cần thiết cho việc ứng tuyển, cũng như những “bí quyết” viết bài luận, thư giới thiệu v.v… Trong đó, có hai lần tôi gửi hẳn những tài liệu mình đã từng dùng để ứng tuyển cho hai người bạn khá thân, một người ứng tuyển học bổng của RMIT Việt Nam, người còn lại ứng tuyển học bổng của Đại học Quốc gia Singapore (National University of Singapore – NUS) và cuối cùng họ đều thành công. Sau này, khi có dịp tìm hiểu thêm về học bổng của các trường đại học quốc tế khác, tôi nhận thấy hầu hết các trường tuy có một số quy định khác nhau về một Bộ hồ sơ ứng tuyển học bổng (Scholarship Portfolio) nhưng nhìn chung cấu trúc vẫn gồm các nội dung chính giống nhau, đó là:

 Thư mở đầu/Thư ngỏ (Covering letter);

• Thư bày tỏ nguyện vọng (Statement of Purpose);

• Thư giới thiệu (Recommendation letter);

• Kinh nghiệm nghề nghiệp/kinh nghiệm học tập có liên quan (Career and/or study related experience);

• Chứng nhận thành tích (Recognition for outstanding work).

Tôi nghĩ, nếu như những chia sẻ của tôi đã từng hỗ trợ được một phần cho việc ứng tuyển học bổng ở NUS của bạn tôi thì chắc chắn nó cũng có thể giúp được một phần nào đó cho việc ứng tuyển học bổng ở những trường đại học quốc tế khác. Từ đó, tôi nảy ra ý tưởng viết một quyển sách kể lại quá trình ứng tuyển học bổng của mình nhằm chia sẻ lại kinh nghiệm với những bạn quan tâm đến vấn đề này.

Trước hết, quyển sách này không hướng đến đối tượng học sinh, sinh viên xuất sắc. Hầu hết mọi người thường có một suy nghĩ sai lầm rằng: Học bổng chỉ dành cho những bạn “con nhà người ta”, “giỏi toàn diện”, “giỏi xuất sắc”, “không khuyết điểm”, “IQ cao ngất”, “nói tiếng Anh như gió”, v.v… Sự thật là, có rất ít người “toàn diện” như vậy. Tôi sinh ra ở một vùng được xem là vùng sâu vùng xa của tỉnh An Giang (đồng bằng sông Cửu Long), tốt nghiệp một trường trung học phổ thông rất bình thường ở huyện Châu Thành (An Giang), thậm chí tại thời điểm ứng tuyển học bổng, tiếng Anh của tôi chỉ ở mức IELTS 6.0, trong đó có sự chênh lệch lớn giữa nhóm kỹ năng đọc – viết và nhóm kỹ năng nghe – nói. Tuy nhiên, bằng sự cố gắng của mình, cộng thêm bí quyết học hỏi được từ những người đi trước, tôi vẫn đạt được học bổng toàn phần từ một trường đại học thuộc Top 10 của Úc. Đó cũng là lý do vì sao tôi quyết định viết quyển sách này để nói với bạn rằng: Học bổng từ một trường đại học quốc tế không hề xa vời, mà ngược lại, nó rất gần gũi. Vấn đề không nằm ở bạn thiếu bằng cấp/kỹ năng nào, mà là cách bạn biến những bằng cấp/kỹ năng bạn đang có trở nên có giá trị và hữu ích.

Đây là lần đầu tiên tôi viết sách, cũng không biết nên sắp xếp bố cục, trình bày nội dung, hay sử dụng giọng văn thế nào thì phù hợp. Suy đi nghĩ lại, tôi thấy mình giỏi nhất là kể chuyện, liền cứ thế áp dụng. Đó cũng là lý do vì sao hầu hết quyển sách này đều là những câu chuyện của chính tôi. Tôi quan niệm, một bộ hồ sơ ứng tuyển học bổng không chỉ là những giấy tờ, công thức rập khuôn mà cứ người này làm theo người kia thì chắc chắn sẽ thành công. Mà hơn hết, đó là một “công trình”, ghi lại những thành tích và hoạt động của bạn, qua đó phản ánh sở thích và đam mê, thậm chí là cả con người bạn. Vì vậy, thay vì bảo bạn phải viết bài luận thế này, trình bày thư giới thiệu thế kia, tôi lại hy vọng, thông qua những câu chuyện nhỏ của tôi, bạn sẽ tự tìm ra cách làm nên bộ hồ sơ ứng tuyển học bổng tuyệt vời nhất.

Cũng bởi vì lần đầu tiên viết sách, khó tránh khỏi những sơ sót, mong các bạn thông cảm.

Tôi xin chân thành cảm ơn Saigon Books đã giúp tôi xuất bản quyển sách này!

Tôi cũng xin cảm ơn cha mẹ, thầy cô và tất cả những người anh chị, bạn bè mà tôi nhắc đến trong quyển sách. Bằng cách nào đó, họ đã cho tôi rất nhiều bài học để giờ đây tôi có thể chuyển đến các bạn thông qua

Đã thi là phải giật giải!

– Anne Nguyên Lê

Những từ viết tắt thường dùng trong cuốn sách này

THCS : Trung học cơ sở

THPT : Trung học phổ thông

HSG : Học sinh giỏi

FTU2 : Đại học Ngoại thương cơ sở 2 tại TP.HCM

(Foreign Trade University HCM campus)

RMIT : Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam

(Royal Melbourne Institute of Technology)

SRD : Ban Học tập và Nghiên cứu khoa học, hay gọi tắt là

Ban Học tập (Studies and Research Department)

GPA : Điểm trung bình môn (Grade Point Average)

CLB : Câu lạc bộ

ĐỌC THỬ

Phần IĐÔI NÉT VỀ TÔI

a

Lâu đài Muiderslot, Hà Lan, 2016.

Lưu ý: Phần này sẽ không cho bạn bất kỳ gợi ý hay bí quyết gì liên quan đến kinh nghiệm làm hồ sơ xin học bổng mà hướng đến những bạn độc giả vẫn còn đang thắc mắc về tác giả quyển sách cũng như nghi ngờ nội dung bên trong. Vậy nên, nếu bạn đang rất háo hức với nội dung chính của quyển sách, bạn có thể bỏ qua phần này, trực tiếp tiến đến Phần 2.

K

hi viết một điều gì đó, tôi luôn có thói quen đặt mình vào vị trí của một độc giả, đọc đi đọc lại tác phẩm của mình nhiều lần để có những điều chỉnh thích hợp. Là quyển sách đầu tay, tôi càng cẩn thận và đặt yêu cầu cao hơn. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, cuối cùng tôi quyết định thêm vào một phần không hề có trong dự định ban đầu, chính là phần này. Với phần giới thiệu này, tôi không hề có ý khoe khoang về bản thân mà chỉ muốn lấy nó làm cơ sở để bạn đọc – một phần nào đó – sẽ tin tưởng tôi hơn và kiên nhẫn cùng tôi đi hết quyển sách.

Tên đầy đủ của tôi là Lê Nguyễn Thảo Nguyên, còn Anne là tên tiếng Anh mà tôi sử dụng để giao tiếp với những người bạn quốc tế (vì họ thường phàn nàn là không thể phát âm tên tiếng Việt của tôi.). Hiện tôi đang là sinh viên năm cuối chuyên ngành Marketing của Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam. Như đã nói trước đó, tôi không phải là dân Sài Gòn chính gốc, quê tôi ở tỉnh An Giang, nếu dùng một cụm từ gần gũi hơn để nói về gốc gác của tôi, thì đó là… “dân miền Tây”. Năm 2012, sau khi nhận được giấy báo trúng tuyển vào ngành Tài chính quốc tế của Đại học Ngoại Thương cơ sở 2 (FTU2), tôi chuyển đến ở TP.HCM, chính thức bắt đầu cuộc sống của một sinh viên xa nhà. Sau một năm học tập và rèn luyện tại FTU2, khi bạn bè đều sắp sửa thành sinh viên năm hai, tôi nộp đơn ứng tuyển và nhận được học bổng toàn phần chuyên ngành Marketing của Đại học RMIT, từ đó chuyển trường, đổi ngành, và “làm lại từ đầu”.

Ngoài việc học ở trường, tôi còn tham gia một số hoạt động ngoại khóa và đi làm thêm để trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng. Khi còn học tại FTU2, tôi là thành viên của Ban Học tập và Nghiên cứu khoa học, đã tham gia tổ chức thành công 8 sự kiện lớn nhỏ cũng như làm cộng tác viên cho 2 dự án cộng đồng lớn. Ở RMIT, tôi từng là thành viên của Music Club (câu lạc bộ Âm Nhạc) và AIESEC RMIT. Tôi có kinh nghiệm 4 tháng làm Trợ giảng tại Trung tâm Anh ngữ ILA và 9 tháng làm gia sư tiếng Anh. Hiện tại, tôi đang giữ vai trò chính ở hai mảng Marketing và Thiết kế ở một công ty khởi nghiệp nhỏ.

Bên cạnh đó, tôi còn tham gia các khóa học bên ngoài để rèn luyện thêm các kỹ năng mềm của bản thân như: Quản lý thời gian, Giao tiếp – Thuyết trình, Phân loại tính cách MBTI, Dịch thuật Anh – Việt chuyên nghiệp, Tiếng Hoa sơ cấp,… Bật mí với bạn là hầu hết những khóa học này đều do tôi tự đóng học phí bằng tiền lương đi làm thêm.

Đầu năm 2016, tôi tham gia chương trình Trao đổi sinh viên của RMIT sang Đại học Khoa học ứng dụng Amsterdam (Amsterdam University of Applied Sciences) tại Hà Lan trong 6 tháng. Khoảng 70% nội dung của quyển sách được phát triển trong thời gian tôi ở nước ngoài này.

Tuy nhiên, đó không phải là tất cả. Như tôi đã nói, tôi thật sự không thuộc vào nhóm “giỏi toàn diện”. Đằng sau thành tích thi đậu vào FTU2, đằng sau danh hiệu “sinh viên học bổng” hay “du học Hà Lan”, tôi cũng có những lúc khó khăn, nản chí, thậm chí thất bại. Ví dụ như, điểm số tại FTU2 của tôi từng rất thấp. Ví dụ như, dù là sinh viên học bổng của RMIT nhưng tôi cũng từng rớt môn, sau đó tự dùng tiền tiết kiệm từ nửa năm đi làm thêm để sửa lại lỗi sai của mình, đóng tiền học lại. Hay lúc làm hồ sơ cho chương trình Trao đổi sinh viên, tôi gặp khó khăn với việc chứng minh tài chính và suýt bỏ cuộc… Tuy nhiên, sau tất cả, tôi vẫn là một sinh viên năm tư bình thường đang vừa đi làm để học thêm kinh nghiệm, vừa nỗ lực hoàn thành học kỳ cuối cùng tại trường.

 

Với những chia sẻ trên, có lẽ bạn đã có cái nhìn sơ lược về tôi rồi nhỉ ☺. Bây giờ, chúng ta sẽ chính thức bước vào quá trình chuẩn bị một bộ hồ sơ ứng tuyển học bổng nhé!

Phần IIQUÁ TRÌNH LÀM HỒ SƠ ỨNG TUYỂN

Chương 1XÁC ĐỊNH HƯỚNG ĐI
ĐỊNH HÌNH Ý TƯỞNG

1. “Cơ duyên” đến với học bổng

H

ồ sơ ứng tuyển học bổng của tôi có liên quan khá nhiều với cấp bậc THPT và năm nhất đại học. Để giúp bạn có cái nhìn tổng quát về mối liên quan này, tôi xin nói qua một chút về hai ngôi trường mà tôi từng học.

Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trường huyện bình thường ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. “Bình thường” mà tôi nói ở đây chính là: không có phân ban Tự nhiên hay Xã hội, cũng không có lớp chuyên, chỉ có “lớp chọn” (gồm những học sinh có điểm thi đầu vào hoặc tổng kết cuối năm cao nhất trong khối). Mặc dù đây không phải là một trong những “trường top” của tỉnh An Giang, nhưng khi so với mặt bằng chung trong tỉnh, có thể nói thành tích THPT của tôi rất tốt.

Về Đại học Ngoại thương (FTU) thì chắc mọi người đều biết rồi. Cá nhân tôi sau khi học một năm tại FTU2 thì thấy, nếu như dùng hai cụm từ để tóm tắt về Ngoại Thương thì đó chính là “điểm chuẩn đầu vào cao” và “sinh viên năng động”. Về chương trình học, FTU2 cũng không khác gì các trường đại học quốc gia khác. Tôi nghĩ, điểm nổi bật nhất của FTU2 nằm ở mấy chữ “sinh viên năng động”.

a

Ban Học tập, năm 2013, Trường Đại học Ngoại Thương (FTU2)

FTU2 có diện tích rất khiêm tốn, nhưng lại có thể “chứa chấp” gần 20 câu lạc bộ, đội, nhóm chuyên tổ chức hoạt động ngoại khóa, trong đó Đoàn Thanh niên có 4 ban, Hội sinh viên có 4 ban và hơn 10 câu lạc bộ, đội, nhóm khác. Từ những hội thảo học thuật có quy mô 200 sinh viên cho đến những chương trình lớn có quy mô toàn trường như FTU’s Day – Ngày hội truyền thống FTU, FTUer’s It’s me – Cuộc thi tìm kiếm tài năng sinh viên Ngoại thương, rồi cả những dự án cộng đồng lớn,… tất cả đều do các bạn sinh viên tự lên nội dung, mời tài trợ, lập dự trù kinh phí, tự thiết kế logo, áp phích (poster), làm video tuyên truyền,… Tôi thật sự cảm thấy may mắn khi mình đã từng là một FTUer, từng có cơ hội được nằm trong Ban tổ chức của những hoạt động nói trên. Dù chỉ trong thời gian một năm nhưng tôi đã học được rất nhiều thứ. Có thể nói, những hoạt động ngoại khóa tại FTU2 đã đóng góp rất lớn vào thành công của tôi khi ứng tuyển học bổng RMIT.

Trở lại với “cơ duyên” đưa tôi đến với ý tưởng làm hồ sơ ứng tuyển học bổng RMIT. Thú thật, cứ mỗi lần nhắc đến học bổng RMIT, tôi đều nhớ đến anh Minh Mẫn – “đàn anh” trên tôi một khóa ở FTU2 – và (thầm) cảm ơn anh ấy thêm một lần nữa vì đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong những ngày đầu tiên làm hồ sơ…

Đó là khoảng hai tháng sau khi nhập học FTU2, tôi nghe tin anh một “đàn anh” rất giỏi trong Ban Học tập – chính là anh Mẫn – vừa nhận được học bổng toàn phần của Đại học RMIT và sẽ chuyển sang đó học luôn. Vì vẫn chưa biết nhiều về RMIT nên tôi thấy rất bất ngờ và băn khoăn. Tôi tự hỏi, FTU2 đã là một trong những trường đại học thuộc hàng “top” của Việt Nam rồi, sinh viên chuyển đi nơi khác, nếu như là đi du học nước ngoài thì không nói, nhưng tại sao lại là một trường “đại học quốc tế ở Việt Nam”? RMIT Việt Nam là một trường đại học như thế nào? Nhưng thắc mắc thì thắc mắc vậy thôi chứ tôi cũng không tìm hiểu. FTU2 là giấc mơ từ thời THPT của tôi, đã chọn rồi thì cứ vậy mà học thôi. (Sau này khi có dịp trao đổi kỹ hơn, tôi mới biết anh Mẫn đã có ý định theo học ở RMIT từ trước rồi, cũng đã từng ứng tuyển học bổng một lần sau khi học xong lớp 12 nhưng có lẽ vì hoạt động ngoại khóa chưa đủ nhiều nên chưa thành công. Sau một năm học tập và rèn luyện ở FTU2, anh Mẫn đã ứng tuyển lần nữa và thành công).

a

“Sư phụ” Nguyễn Minh Mẫn – một người anh đã giúp Thảo Nguyên rất nhiều

Thế nhưng, sau hai học kỳ vừa học vừa tham gia hoạt động ngoại khóa, tôi dần dần nhận ra mình không thích ngành Tài chính lắm. Thật ra không chỉ mỗi mình tôi, tôi biết rất nhiều bạn sinh viên khác sau khi học xong năm nhất, năm hai thì đều có cảm giác chán ngành mình đã chọn và muốn đổi sang một ngành nào đó. Tuy nhiên, có rất ít người lựa chọn đổi ngành, có thể vì thủ tục phức tạp, có thể vì mất thời gian thi lại đại học, hoặc cũng có thể vì chính bạn cũng không biết mình thật sự thích và hợp với ngành nào.

Khi đó tôi cũng không biết mình hợp với ngành nào, tôi chỉ biết khi tham gia tổ chức sự kiện, tôi chưa bao giờ chủ động nhận nhiệm vụ tài chính – hậu cần. Ngược lại, tôi luôn cảm thấy có hứng thú – và được các anh chị khóa trên đánh giá là có tiềm năng – ở mảng đối ngoại, tức là mời tài trợ cho hội thảo từ các công ty, doanh nghiệp bên ngoài. Qua những lần mời tài trợ như vậy, tôi được tiếp xúc nhiều với những anh/chị làm việc ở phòng Marketing của các doanh nghiệp, từ đó cũng hiểu được phần nào công việc và môi trường làm việc của ngành Marketing, và thấy khá thích. Bạn lưu ý nha, chỉ là “khá thích”, chứ không hẳn là “rất rất thích”.

a

Những ngày mới trở thành sinh viên FTU2

Nhưng tôi không có ý định đổi ngành.

Thứ nhất, FTU2 không có ngành Marketing. Và nếu muốn học, tôi sẽ phải thi lại vào một trường đại học khác có ngành này, mà nói thật thì… tôi không muốn trải qua khoảng thời gian “điên cuồng” luyện thi đại học thêm một lần nào nữa đâu!

Thứ hai, tôi cảm thấy như vậy rất mất thời gian, nếu có thể, tôi cứ muốn kiên trì học xong văn bằng tài chính, còn về Marketing, có thể đọc sách và đi học từ các khóa học bên ngoài. Lý do cho suy nghĩ này là vì tôi có một người anh họ tốt nghiệp ngành Công nghệ hóa của Đại học Cần Thơ, vốn sau khi ra trường sẽ trở thành một Kỹ sư hóa chất. Tuy nhiên, sau nhiều năm đi làm, cuối cùng anh ấy lại trở thành một Salesperson (Nhân viên kinh doanh) của ngành hóa chất, và làm việc cực kỳ xuất sắc. Có thể nói anh ấy là một trong những người có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trưởng thành của tôi, nên từ nhỏ tôi đã có suy nghĩ không nhất thiết học ngành nào thì phải ra trường làm đúng ngành đó.

Vậy nên, tôi đã định sẽ học tiếp như vậy cho đến khi… Khoảng giữa tháng 4/2013, sau giờ học chính quy, tôi ôm máy tính xách tay (laptop) vào “địa bàn quen thuộc” của sinh viên FTU2 – quán café sinh viên đối diện trường – để thiết kế hồ sơ tài trợ, chuẩn bị cho nhiệm vụ mời tài trợ cho hội thảo sắp tới. Bước vào quán café, tôi gặp anh Mẫn và anh Duy – một đàn anh khác cũng rất giỏi tiếng Anh của Ban học tập – đang ngồi nói chuyện phiếm. Khi gặp tôi trong quán café thì anh Mẫn đã là sinh viên RMIT được nửa năm.

Sau khi nói chuyện phiếm, thăm hỏi các kiểu và nghe tôi chia sẻ về việc cảm thấy không hợp với ngành Tài chính, anh Duy đột nhiên gợi ý cho tôi về việc ứng tuyển học bổng RMIT giống anh Mẫn. Tôi đoán lúc đó chỉ là vì có mặt anh Mẫn ở đó nên anh Duy mới thuận miệng nói như vậy. Nhưng sau khi về nhà tôi lại suy nghĩ rất nhiều về ý tưởng này, còn lên website RMIT để tìm hiểu thêm thông tin. Rồi tôi liên lạc với anh Mẫn để tham khảo ý kiến, sau đó quyết định bắt tay vào làm hồ sơ, vào ngày 19/04/2013 – cách hạn chót nhận hồ sơ đúng một tháng một ngày.

Vì học khác trường nên tôi không có cơ hội gặp trực tiếp anh Mẫn, chỉ liên lạc thông qua facebook và email. Rất may là cuối cùng cũng có một dịp, chính là đêm chung kết cuộc thi FTUer It’s me – Sinh viên tài năng của FTU2, tổ chức tại Nhà văn hóa Thanh Niên. Hẹn gặp vào ngày đó vừa có thể thảo luận trực tiếp về cách làm hồ sơ, vừa được xem các bạn sinh viên thi thố tài năng. Có thể nói là: một công đôi việc!

a

Thế là, bên trong hội trường ồn ào nhao nhao, bên ngoài anh em tôi ngồi ghế đá thảo luận chuyện hồ sơ. Anh Mẫn hướng dẫn tôi rất nhiều, trong đó tôi chỉ nhớ nhất một câu: “Có rất nhiều người cùng ứng tuyển với em, mà đã ứng tuyển học bổng thì ai cũng giỏi chứ không phải một mình em, nên em phải làm sao để họ thấy em đặc biệt, để họ chịu trao học bổng cho em chứ không phải người khác.” Câu nói này đã theo tôi trong suốt quá trình chuẩn bị hồ sơ, thậm chí trong những lúc tôi mệt mỏi nhất, nó chính là động lực vực tôi dậy để tiếp tục công việc.

Nhắc bạn:

“Có rất nhiều người cùng ứng tuyển với bạn, mà đã ứng tuyển học bổng thì ai cũng giỏi chứ không phải một mình bạn, nên bạn phải làm sao để Hội đồng xét tuyển thấy bạn đặc biệt, để họ chịu trao học bổng cho bạn chứ không phải người khác.”

2. Xác định HƯỚNG ĐI – thiết lập CHIẾN LƯỢC

Xét cho cùng thì, là một ứng viên ứng tuyển học bổng, bạn có thể thể hiện bản thân qua bốn lĩnh vực sau:

a

(*) Ở đây có thể là kinh nghiệm tích lũy từ các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội, từ thiện hoặc thực tập trong môi trường doanh nghiệp.

Đến đây, tôi nói điểm qua về bốn lĩnh vực này trong sự đối chiếu giữa anh Mẫn và tôi:

Thời THPT, anh Mẫn là học sinh của trường chuyên Lê Hồng Phong. Ở FTU2, anh theo học chuyên ngành Kinh tế đối ngoại, sau đó ứng tuyển và nhận được học bổng toàn phần của RMIT, chuyên ngành Kinh tế và Tài chính. Về việc thành tích THPT của anh Mẫn như thế nào thì tôi không biết chính xác, có điều, nếu đã là học sinh của trường Lê Hồng Phong, còn thi đậu vào FTU2 thì chắc chắn là rất tốt! Ở FTU2, anh Mẫn cũng là thành viên của Ban Học tập. Tại thời điểm ứng tuyển học bổng, anh Mẫn có bằng IELTS 7,5, điểm trung bình đại học khá cao và đã tham gia khá nhiều các hoạt động ngoại khóa từ Đoàn-Hội.

Còn về tôi, như tôi đã nói, kết quả học tập THPT của tôi rất tốt, điểm trung bình ba năm học đều trên 9,0, ngoài ra còn đạt thành tích tốt ở nhiều cuộc thi ngoài trường. Tuy nhiên sau khi lên đại học, so với “thời huy hoàng” của ba cấp học trước, điểm số năm nhất của tôi tại FTU2 chẳng có gì đáng tự hào, chỉ tầm 7,0-7,5, thậm chí có môn hình như chỉ 6,0. Về tiếng Anh, tại thời điểm tôi có ý định ứng tuyển học bổng, kỹ năng đọc và viết của tôi rất tốt, nhưng nghe và nói thì khá tệ, nhất là nói. Về hoạt động ngoại khóa thì tôi giống anh Mẫn.

Dưới đây là bảng tóm tắt về những gì tôi vừa nói trên, để bạn có thể có một cái nhìn nào đó về sự khác nhau giữa hai người đều từng đạt được học bổng. (Vì “đam mê” không thể đo được một cách khách quan nên tôi sẽ không đưa vào đây).

a

Lúc đó, RMIT Việt Nam có hai loại học bổng:

(1): Vietnamese student having completed Year 12 High school – Học sinh Việt Nam đã hoàn tất lớp 12 THPT (vì cái tên đã thể hiện rõ tính chất nên tôi không giải thích gì thêm);

(2): Current students of RMIT Việt Nam – Sinh viên RMIT, nghĩa là bạn đã là sinh viên của RMIT, qua vài học kỳ có thành tích xuất sắc, muốn ứng tuyển học bổng để giảm bớt chi phí học tập.

Đương nhiên là cả anh Mẫn và tôi đều ứng tuyển vào loại (1).

Anh Mẫn từng kể với tôi, chuyên ngành của anh ấy ở FTU2 là Kinh tế đối ngoại, khi ứng tuyển học bổng, anh ấy chọn ngành Kinh tế và Tài chính (Economics & Finance).

Xét bốn lĩnh vực trên, anh Mẫn đã nộp những giấy tờ sau:

(1): Học bạ THPT và Bảng điểm đại học năm nhất ở FTU2;

(2): Chứng nhận IELTS 7,5;

(3): Hai bài tiểu luận có liên quan đến chuyên ngành tài chính mà anh từng làm khi học năm nhất;

(4): Danh sách các hoạt động ngoại khóa mà anh tham gia ở FTU2.

Nhưng tôi thì khác, lúc ở FTU2, tôi học ngành Tài chính quốc tế, nhưng khi nộp vào RMIT, tôi chọn Marketing, hoàn toàn không liên quan gì chuyên ngành cũ. Hơn nữa, tôi ứng tuyển với tư cách là học sinh đã hoàn thành chương trình THPT chứ không phải là sinh viên FTU2. Vì vậy:

(1): Thay vì nộp bản điểm đại học có phần hơi… thê thảm của mình, tôi lựa chọn chỉ nộp học bạ và thành tích THPT;

(2): Lúc đó yêu cầu về trình độ tiếng Anh của ứng viên học bổng chỉ khoảng IELTS 5,5~6,0 nên tôi lựa chọn tự ôn luyện tiếng Anh trong vòng một tháng để tham gia bài kiểm tra tiếng Anh của RMIT. Kết quả bài kiểm tra là, tôi hoàn toàn đủ điều kiện để nộp hồ sơ ứng tuyển.

(3): Tôi nộp mấy bộ hồ sơ dùng để mời tài trợ (sponsorship proposal) và những hợp đồng tài trợ (sponsorship contract) mà tôi từng giành được trong hoạt động ngoại khóa ở FTU2;

(4): Tất nhiên là danh sách hoạt động ngoại khóa ở FTU2!

a

Như vậy, cách làm của tôi ở đây là: thành phần nào là bắt buộc phải có thì cứ làm tốt nhất có thể (ở đây chính là Ngoại ngữ và Hoạt động ngoại khóa), phần nào có thể lựa chọn (kết quả học tập THPT hay kết quả đại học), hãy chọn thứ tốt nhất mà bạn có.

Bạn có thể thấy, cùng một vấn đề có nhiều cách giải quyết khác nhau. Làm hồ sơ ứng tuyển học bổng cũng vậy. Trước khi bắt tay vào việc, bạn nên dành thời gian để xác định thế mạnh và điểm yếu của mình, sau đó đối chiếu với yêu cầu rồi tìm ra cách làm thích hợp nhất. Tham khảo ý kiến và cách làm của người đi trước là một biện pháp hay, nhưng tuyệt đối đừng sao chép giống hệt! Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, yêu cầu với từng mục trong hồ sơ, ở từng thời điểm cũng khác, việc áp dụng y hệt những gì người đi trước đã làm chẳng khác gì đem bài văn mẫu trong sách tham khảo chép vào bài thi, cho dù không bị kỷ luật thì cũng không được kết quả như ý.

Nhắc bạn:

“Việc áp dụng y hệt những gì người đi trước đã làm chẳng khác gì đem bài văn mẫu trong sách tham khảo chép vào bài thi, cho dù không bị kỷ luật thì cũng không đạt kết quả cao.”

3. Tổng quan về bộ hồ sơ ứng tuyển

Hầu hết website của các trường đại học quốc tế đều có một mục riêng nói về “học bổng”, nhằm cung cấp thông tin về những gì mà một bộ hồ sơ ứng tuyển cần có và những hướng dẫn cho các bước nộp hồ sơ. Bên cạnh đó, khi gần đến hạn chót nhận hồ sơ (thường là 1-3 tháng tùy trường), các trường sẽ tổ chức các buổi workshop (còn gọi là information session) để hướng dẫn cụ thể hơn về thủ tục, quy trình và mời một số sinh viên đã từng nhận được học bổng đến chia sẻ kinh nghiệm cho các ứng viên mới. Cho dù trước đó bạn đã chuẩn bị xong hồ sơ hay chưa, nhưng nếu bạn có điều kiện tham dự những buổi workshop này thì cũng không nên bỏ lỡ.

Một bộ hồ sơ ứng tuyển học bổng thường có:

Covering letter (hay Cover letter – Thư ngỏ, Thư mở đầu)

Personal statements/Statement of Purpose (Thư giới thiệu bản thân/Thư bày tỏ động lực học tập)

Recommendation letter (Thư giới thiệu/Thư tiến cử)

Career and/or study related experience (Kinh nghiệm học tập/làm việc liên quan)

Recognition for outstanding work (Chứng nhận kết quả học tập/làm việc xuất sắc)

Hiện tại khi đang ngồi viết quyển sách này, tôi vừa mới mở trang thông tin học bổng của RMIT Vietnam ra để kiểm tra xem về những thay đổi mới nhất dành cho một bộ hồ sơ dự tuyển học bổng toàn phần. Và tôi cảm thấy mình khá may mắn, bởi vì vào thời điểm tôi nộp hồ sơ (tháng 4/2013), yêu cầu dành cho ứng viên là: điểm trung bình lớp 10, 11 và 12 từ 8,0/10 trở lên, trình độ tiếng Anh yêu cầu: chứng nhận IELTS tối thiểu 5,5; và cuối cùng, số học bổng toàn phần được trao năm 2013 ở cả hai chi nhánh ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 22 học bổng.

Nhưng hiện nay thì khác, yêu cầu dành cho ứng viên đã được nâng lên thành: điểm trung bình lớp 10, 11 và 12 phải từ 9,0/10 trở lên, IELTS tối thiểu 6,5 và số lượng học bổng toàn phần mỗi năm chỉ còn 8 học bổng mà thôi. Hơn nữa, lúc trước website còn có một bảng hướng dẫn chi tiết từng phần – cực kỳ chi tiết, nhưng hiện tại thì không còn nữa (có lẽ hiện nay nhà trường đang muốn các bạn trẻ “phát huy triệt để” sức sáng tạo).

Rất may là lúc đó tôi đã nhanh tay lưu lại bảng hướng dẫn cực kỳ chi tiết đó về máy tính, và hiện nay vẫn còn lưu trữ, vì vậy liền lấy ra cho các bạn cùng xem, sau đó có thể đối chiếu giữa “yêu cầu đề bài” (của RMIT) và “bài giải” (của tôi), hoặc nếu bạn muốn ứng tuyển học bổng ở trường khác thì cũng có thể xem đây là một “dàn ý tham khảo”.

YOUR APPLICATION

Your fully completed applica- tion package must be received by RMIT Việt Nam by 5pm, Monday

22 July 2013 if you are a current

RMIT student, and 5pm, Monday

20 May 2013 if you are newly ap- plying to RMIT Việt Nam.

Please provide the following components as part of your appli- cation:

1. Covering letter: providing your contact details (name, home address, phone and email) and stat-ing the category of scholarship for which this application applies.

2. A completed Application for Admission to Degree Pro- gram form (For new students only)

3. Your Scholarship Portfolio: your Scholarship Portfolio is an important way for us to learn more about you. It must be accurate, honest and clear in the way the information is presented. All references and academic results must be certified as accurate copies of original documents. We encourage you to take the time to consider how you can best present your talents, skills and achievements to date. Your Portfolio should comprise the following elements:

a. Résumé/CV

Certified qualifications – e.g.: Years 10, 11 and 12 academic results (minimum GPA of 8.0/10). For current RMIT Việt Nam students the required GPA for the first three semesters should format least 3.00/4.00. Note that students applying with less results at RMIT Việt Nam will be required to use their Year 12 results.

Education – e.g.: list of the schools attended and the relevant dates.

Evidence of English competence: IELTS score from 5.5 (no band under 5.0); or TOEFL score from 530 (TWE from 3.5) or Internet based TOEFL from 71 (no band under 17); or English ability equivalent to level 6.1 according to RMIT Việt Nam Academic English Program’s placement test. Note that RMIT Việt Nam now offers IELTS testing and preparation courses should you require this certificate.

Two 3 x 4 passport photos and a certified copy of ID card.

b. Statement of interest (approx- imately 600 words)

Long-term goals related to tak- ing the program

Reasons why you want to study at RMIT

Reasons why you believe you will succeed in achieving your goals

c. Career and/or study related experience

Evidence of interest in the broad area covered by the program to be studied at RMIT Việt Nam. This might include things such as:

Leadership and community- based activities (i.e. charity work)

Relevant work experience (paid or voluntary)

Attendance at relevant seminars or summer schools

Engagement in relevant clubs and societies (i.e. youth group membership, sport team member- ship etc.)

As a guide we would recom- mend that you use ‘STAR’ to enable RMIT to obtain a full understand- ing of your level of engagement:

S = Situation

What was the need and how did you learn about it and get involved?

T = Task

What needed to happen? What was required of you?

A = Action

What did you do? What actions were you directly responsible for undertaking? How did you go about it and what considerations or decisions did you have to make?

R = Results

What was the outcome of you getting involved? What did you achieve? What did you learn from the experience?

d. Personal Achievement

Half a printed A4 page high- lighting your major achievements and any relevant certificates re- ceived through education, or work. These achievements could include things such as:

• Prizes or awards for educa- tional achievement

• Recognition for outstanding work

• Scholarships

• Nominations/ Letter of reference from your principal, or lecturers. For current RMIT Việt Nam students there should be an endorsement letter from staff within RMIT Việt Nam.

• A reference from someone who has employed you (this could include voluntary work). This is not compulsory for undergraduate scholarship application.

e. Examples of your work

Two examples of work produced that are relevant to the program you want to take. Examples could include:

• Projects

• Reports

• Essays

• Articles

• Art work

• Design work

Examples need to be submitted in a format that makes it easy to view e.g. digital photographs, digital files.

4. Interview (selected candi- dates only):

Short-listed applicants will be required to attend an interview. Selection results are expected to be available in late July, early August. Only short listed candidates will be contacted.

HỒ SƠ DỰ TUYỂN

Hồ sơ xin học bổng hoàn chỉnh cần nộp tại RMIT Việt Nam trước 5 giờ chiều, thứ Hai ngày 22/07/2013 nếu bạn hiện là sinh viên RMIT Việt Nam, hoặc 5 giờ chiều, thứ Hai ngày 20/05/2013 nếu bạn là ứng viên của chương trình học bổng Đại học toàn phần RMIT Việt Nam.

Hồ sơ gồm có:

1. Thư ngỏ: Thư ngỏ cung cấp thông tin liên lạc của bạn (tên, địa chỉ, số điện thoại, email) đồng thời ghi rõ bạn thuộc đối tượng ứng tuyển nào.

2. Đơn xin nhập học: Đơn xin nhập học chương trình Cử nhân (Đây là yêu cầu dành riêng cho sinh viên mới).

3. Bộ hồ sơ xin học bổng: Hồ sơ xin học bổng là tài liệu quan trọng để trường hiểu thêm về bạn. Thông tin cần chính xác, trung thực, rõ ràng. Kết quả học tập cùng các giấy tờ đính kèm phải được công chứng, xác nhận hoàn toàn chính xác so với bản gốc. Trường khuyến khích bạn đầu tư thời gian để chuẩn bị một bộ hồ sơ thể hiện tốt nhất tài năng, kỹ năng và những thành tích đạt được. Hồ sơ xin học bổng gồm có:

a. Sơ yếu lý lịch

Công chứng kết quả học tập: Kết quả học tập năm lớp 10, 11 và 12 (điểm trung bình thấp nhất là 8,0/10). Đối với sinh viên hiện đang học tại RMIT, Điểm trung bình ba học kỳ đầu tiên phải đạt từ 3,0/4,0 trở lên. Đối với sinh viên có kết quả điểm trung bình thấp hơn yêu cầu đưa ra thì trường sẽ thay thế bằng kết quả lớp 12.

Quá trình học tập: danh sách các trường đã học kèm thời gian học.

Chứng nhận khả năng tiếng Anh: yêu cầu tối thiểu IELTS 5,5 (không kỹ năng nào dưới 5,0), hoặc TOEFL 530 (điểm viết từ 3,5 trở lên), hoặc TOEFL phiên bản Internet đạt 71 (không kĩ năng nào dưới 17). Hoặc trình độ tiếng Anh tương đương cấp độ 6 của kì thi đầu vào tiếng Anh của RMIT Việt Nam. Cần lưu ý RMIT Việt Nam hiện nay có tổ chức kì thi IELTS cũng như các khóa học chuẩn bị trong trường hợp bạn cần chứng chỉ này.

Hai hình 3×4 (khổ quốc tế), bản sao Chứng minh nhân dân có công chứng.

b. Thư bày tỏ động lực học tập

(khoảng 600 chữ)

Mục tiêu học tập lâu dài

Lí do tại sao bạn muốn học tập tại RMIT Việt Nam

Lí do tại sao bạn tin rằng bạn sẽ đạt được những mục tiêu của mình

c. Kinh nghiệm làm việc hoặc quá trình học tập

Những minh chứng về lĩnh vực bạn đam mê và muốn nâng cao kiến thức tại RMIT Việt Nam, có thể bao gồm:

Những hoạt động cộng đồng và lãnh đạo (ví dụ: công việc tình nguyện, từ thiện)

Những kinh nghiệm làm việc có liên quan (bao gồm cả thực tập, làm chính thức, hay tình nguyện)

Tham gia những hội thảo hay các khóa học ngắn hạn

Tích cực trong các câu lạc bộ, tổ chức sinh viên (thành viên tổ chức sinh viên, thành viên câu lạc bộ thể thao,…)

Chúng tôi gợi ý các bạn nên dùng cấu trúc “STAR” để giúp RMIT hiểu hơn về những hoạt động mà bạn đã tham gia:

S = Situation (tình huống) Nhu cầu học tập của bạn là gì?

Làm sao bạn biết đến chương trình và tham gia?

T = Task (nhiệm vụ)

Nhiệm vụ cần làm là gì? Nhiệm vụ của bạn là gì?

A = Action (hành động)

Bạn đã làm gì? Những việc bạn trực tiếp chịu trách nhiệm là gì? Bạn triển khai thế nào? Bạn đã phải xem xét những gì hay đưa ra những quyết định nào?

R = Results (kết quả)

Những việc bạn tham gia đạt kết quả ra sao? Bạn đạt được thành quả gì? Bạn học được điều gì từ trải nghiệm đó?

d. Thành tích cá nhân

Không quá nửa trang A4 nêu rõ những thành tích nổi bật nhất của bản thân và những chứng chỉ liên quan bạn đạt được trong công việc hay trong học tập. Những thành tích này có thể là:

• Giải thưởng hoặc phần thưởng về thành tích học tập

• Chứng nhận kết quả học tập/làm việc xuất sắc

• Những học bổng đã đạt được

• Thư giới thiệu/thư khen ngợi do hiệu trưởng/giảng viên viết cho bạn. Đối với sinh viên hiện đang học tại RMIT Việt Nam nên có thêm một thư giới thiệu do cán bộ/giảng viên hiện làm việc tại RMIT Việt Nam viết cho bạn.

• Thư giới thiệu từ người chịu trách nhiệm trực tiếp của bạn trong công việc (có thể là công việc tình nguyện). Phần này không bắt buộc có đối với những người ứng tuyển học bổng chương trình đại học.

e. Ví dụ về những hoạt động và thành tích

Hai ví dụ về những công việc hay tác phẩm bạn đã làm, có liên quan đến chương trình học bạn muốn theo học. Ví dụ có thể là:

• Dự án

• Báo cáo

• Bài luận

• Bài báo

• Tác phẩm nghệ thuật

• Tác phẩm thiết kế

Với những bạn ứng tuyển học bổng những chương trình mang tính đặc thù, bạn nên gửi thêm những tác phẩm thiết kế (đối với chương trình Cử nhân Thiết kế), dự án (đối với chương trình Cử nhân Truyền thông chuyên nghiệp), một phần mềm/chương trình máy tính (đối với chương trình Cử nhân Công nghệ thông tin), hoặc bất kỳ bằng chứng nào thể hiện bạn quan tâm đến lĩnh vực đó. Ví dụ phải được nộp dưới định dạng dễ xem, ví dụ như hình ảnh kỹ thuật số, tập tin kỹ thuật số.

4. Phỏng vấn (với những thí sinh vào vòng trong):

Những ứng viên nằm trong danh sách rút gọn sẽ phải tham dự một buổi phỏng vấn. Kết quả tuyển chọn dự kiến sẽ được công bố vào cuối tháng 7, đầu tháng 8. Chỉ ứng viên nằm trong danh sách rút gọn sẽ được liên lạc.

Như vậy, về mặt nội dung, RMIT yêu cầu bộ hồ sơ gồm ba phần chính: Covering letter, Đơn xin nhập học (có thể tải về từ website của trường rồi điền vào) và Scholarship Portfolio.

Về mặt hình thức, RMIT không có yêu cầu/quy định cụ thể cho bộ hồ sơ, chỉ quy định hình thức gửi: có thể gửi qua đường bưu điện hoặc email.

Sau phần đọc và tìm hiểu các thông tin từ phía nơi cấp học bổng, tôi chuyển sang phần tiếp theo: Định hình bộ hồ sơ ứng tuyển.

Định hình bộ hồ sơ ứng tuyển

Với “đề bài” trên, tôi đã giải quyết bằng cách nào?

Tôi có một thói quen là cứ mỗi khi suy nghĩ về một điều gì đó thì tâm trí sẽ tự động tạo ra hình ảnh và bối cảnh xung quanh. Những hình ảnh và bối cảnh đó có thể là từ những gì mà tôi đã từng thấy trong thực tế, hoặc là trên phim, hoặc qua hình ảnh. Ví dụ như, khi mệt mỏi vì ôn luyện thi HSG, tôi thường nghĩ đến cảnh cuối năm được xướng tên trong lễ tổng kết năm học sẽ vinh dự như thế nào. Hoặc như, trong thời gian ôn thi đại học căng thẳng, tôi thường nghĩ đến cảnh tượng khi có giấy báo đậu đại học thì tôi sẽ rất vui, ba mẹ cũng sẽ rất vui, rồi tôi sẽ đi học ở trường đại học, được mặc trang phục tự do chứ không cần phải mặc áo dài suốt cả năm học, v.v… Có thể nói, nhờ có thói quen tự động viên mình này mà tôi đã vượt qua rất nhiều giai đoạn khó khăn.

Lần này cũng không ngoại lệ, sau khi đọc xong bảng thông tin trên, trong đầu tôi lập tức hiện lên hình ảnh vị giám khảo người nước ngoài đang ngồi xem hồ sơ của tôi, xung quanh là những giám khảo khác đang xem hồ sơ của những ứng viên khác. Đột nhiên tôi nghĩ, đây đều là những giấy giờ rời rạc và mỗi loại chỉ gồm vài trang. Nếu như giám khảo xem xong một loại, ví dụ như “Thư ngỏ”, rồi tiện tay để xuống đâu đó trên bàn, sau đó lại lấy “Thư bày tỏ động lực học tập” lên xem, rồi lại tiện tay để xuống… Cứ như vậy cho đến khi giám khảo xem hết bộ hồ sơ thì toàn bộ tài liệu rất có thể sẽ… loạn thành một chồng. Và gần như ngay lúc đó, tôi nảy ra ý tưởng biến bộ hồ sơ của mình thành một quyển sách! Một quyển sách mà thông qua nó, Hội đồng xét tuyển không chỉ tìm thấy đầy đủ mọi tài liệu về tôi mà họ cần, mà còn nhìn thấy được con người, tính cách, tâm huyết và sự cố gắng của tôi.

Cứ như thế, tôi bắt đầu “tưởng tượng” tiếp: Bìa sách sẽ trông thật trang trọng và in bằng giấy cứng; trang kế tiếp – như những quyển sách thông thường khác – sẽ có nội dung giống hệt trang bìa nhưng trông đơn giản hơn; trang thứ ba sẽ là… một tấm ảnh cỡ lớn của chính tôi,… (Thật ra lúc chèn tấm ảnh cỡ lớn của mình vào, nghĩ đến cảnh tượng giám khảo lật sách ra và có thể sẽ thấy bị… hù dọa, tôi cũng hơi e ngại, nhưng cuối cùng tôi vẫn giữ nguyên ý tưởng này, bởi vì tôi nghĩ, bức hình thật này có thể giúp tôi tăng thiện cảm và độ tin cậy).

Tôi cứ theo ý tưởng đó mà tiến hành, làm thành một quyển sách dày 64 trang, thứ tự từng phần cơ bản ngoài những gì RMIT yêu cầu còn có tự ý thêm vào một số mục không hề có. Ngoại trừ những thứ như học bạ, giấy khen, giấy chứng nhận… là những thứ có sẵn từ trước, không thể nào đem đi đóng cuốn, tất cả những thứ còn lại, hễ thứ nào soạn thảo được trên laptop, tôi đều ngồi soạn ra, sau đó đem đi đóng thành sách. Tôi soạn hồ sơ bằng Microsoft Words 2010, việc điều chỉnh format, trang trí, chèn ảnh, viết nội dung,… nói chung tất cả đều là tự tay tôi làm, và tôi cũng có khẳng định lại “công sức” này với các giám khảo ở phần “Lời cuối sách” (không hề có trong yêu cầu). So với một quyển sách thực sự thì những gì tôi làm được rất thô sơ. Nhưng chắc chắn các giám khảo sẽ không để ý đâu (có khi họ còn cảm thấy hay ho nữa kìa!). Lý do ư? Rất đơn giản. Bởi vì tôi ứng tuyển vào ngành Marketing chứ đâu phải là Thiết kế!

Tuy nhiên, có một điều mà tôi muốn nói ở đây là việc “giám khảo xem hết bộ hồ sơ thì toàn bộ tài liệu rất có thể sẽ loạn thành một chồng” chỉ là suy nghĩ của riêng tôi tại thời điểm 3 năm trước thôi. Nếu như bạn có một ý tưởng khác cho bộ hồ sơ của mình và không muốn đóng tất cả tài liệu thành sách như tôi thì cũng đừng hoang mang. Xét tuyển học bổng là việc rất quan trọng, bởi vì tất cả các ứng viên nộp hồ sơ ứng tuyển đều có thành tích xuất sắc ở những lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi Hội đồng xét tuyển phải cân nhắc và chọn lựa cẩn thận để đảm bảo tính công bằng. Vậy nên, việc “để loạn tài liệu” là rất hy hữu, bạn không cần quá lo lắng.

Nhắc bạn:

“Hồ sơ ứng tuyển học bổng là một “công trình” ghi lại những thành tích và hoạt động của bạn, qua đó phản ánh sở thích và đam mê của bạn, hơn hết là cả con người bạn. Khi bắt tay vào làm hồ sơ, hãy tự hỏi bản thân mình rằng: Bạn muốn “bạn” trông như thế nào trong mắt Hội đồng xét tuyển?”

Bắt đầu từ chương sau, chúng ta sẽ đi vào chi tiết từng phần của hồ sơ. Còn ngay sau đây là một số trang trích ra từ chính “quyển sách hồ sơ” của tôi.


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button