Kỹ năng mềm

Cuốn Sách Số 1 Về Tìm Việc

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : James Innes

Download sách Cuốn Sách Số 1 Về Tìm Việc ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Cuốn Sách Số 1 Về Tìm Việc của tác giả Lynn Williams được viết dành cho tất cả những ai đang trải qua quá trình tìm việc, hoặc đang có ý định thay đổi công việc. Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ hội tốt hơn, nếu bạn vừa tốt nghiệp và lần đầu tìm việc, hoặc nếu bạn bị buộc phải tìm việc do cắt giảm nhân sự ở công ty cũ, đây sẽ là cuốn sách hữu ích hướng dẫn bạn trả lời những câu hỏi căn bản nhất để tìm được một công việc tuyệt vời.

Thay đổi công việc được đánh giá là một trong những trải nghiệm khó khăn nhất của cuộc đời. Tuy nhiên, thực tế có rất ít người trong chúng ta chỉ suốt đời làm một công việc từ lúc tốt nghiệp, vì vậy, dù lúc này hay lúc khác, bất cứ ai cũng sẽ phải trải qua việc thay đổi công việc. Vậy làm thế nào để bạn có thể tận dụng tốt nhất khi phải thay đổi công việc trong thời kì kinh tế khủng hoảng này, để đảm bảo bạn sẽ có được công việc bạn yêu thích, chứ không phải chấp nhận bất cứ công việc nào bạn tìm được?

Bất kể khi nền kinh tế gặp khủng hoảng hay hưng thịnh, tìm việc luôn là một nhiệm vụ không dễ dàng. Điều này đúng kể cả khi tỉ lệ thất nghiệp của nền kinh tế thấp. Thậm chí trong thời kì bùng nổ kinh tế, trung bình cũng thường mất khoảng 3 tháng để tìm việc. Việc hiểu rõ quy trình tuyển dụng, giữ thái độ lạc quan và tự tin trở nên càng quan trọng hơn khi nền kinh tế rơi vào thời kì khó khăn. Nếu so sánh với thời gian làm việc cả đời, thời gian bạn bỏ ra để tìm việc chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Như vậy, đầu tư thời gian và sức lực để tìm việc một cách hiệu quả sẽ giúp nỗ lực của bạn được đền đáp xứng đáng nhiều năm sau đó. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, những người hiểu rõ và làm tốt khâu tìm việc thường có chỉ số hài lòng với công việc cao hơn, và có thu nhập cao hơn trong sự nghiệp của mình.

ĐỌC THỬ

Chương 1ĐIỀU CẦN LÀM TRƯỚC NHẤT

Nghĩ tới việc ứng tuyển một công việc mới thường khiến chúng ta thấy ngần ngại, nhưng trong thực tế, quy trình ứng tuyển có thể được chia ra thành các bước dễ dàng. Để có một hồ sơ tốt, thuyết phục, bạn cần chuẩn bị những điều cơ bản sau:

1. Tìm hiểu xem công việc bạn định ứng tuyển có yêu cầu về kỹ năng, trình độ và khả năng như thế nào.

2. Ghép nối những yêu cầu của công việc với khả năng của bản thân.

3. Đưa ra các ví dụ bạn đã ứng dụng những kỹ năng đó trong quá khứ ra sao, thời gian cụ thể và địa điểm.

4. Trình bày những kỹ năng đó một cách rõ ràng, dễ hiểu, tự tin cả bằng lời nói và chữ viết.

5. Thể hiện những tố chất của bản thân phù hợp với yêu cầu qua bài trình bày, vẻ bề ngoài và cả cách cư xử của bạn.

Bất cứ khi nào bạn chuẩn bị kế hoạch nghề nghiệp lâu dài, tìm kiếm công việc đầu tiên, phúc đáp các quảng cáo tìm việc trên báo chí, hay ứng tuyển công việc thông qua mạng lưới mối quan hệ, thì chu trình ứng tuyển về cơ bản là không thay đổi. Mục đích của chu trình ứng tuyển, từ hồ sơ xin việc cho tới phỏng vấn, là để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn có thể đảm nhiệm tốt công việc. Nếu bạn tuân theo năm điều cơ bản đã nêu ở trên, bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ thấy ngay rằng bạn hiểu rõ về yêu cầu công việc cũng như bạn có đủ kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm để đảm nhiệm công việc đó.

CHUẨN BỊ TÌM VIỆC

Trong bước này, yêu cầu bạn phải suy nghĩ, lập kế hoạch và xây dựng nền tảng. Điều lợi là thông qua việc chuẩn bị kỹ càng, bạn sẽ có sự tự tin và quyết tâm lớn. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều để có thể bình tĩnh và thể hiện tự tin trước người phỏng vấn sau này.

1. Tìm hiểu các yêu cầu về kỹ năng, phẩm chất và trình độ của công việc

Có một số cách để tìm hiểu xem một công việc đòi hỏi những gì, và bạn càng hiểu rõ về các yêu cầu của công việc càng tốt. Kiến thức là sức mạnh, điều này đặc biệt đúng khi bạn đi xin việc. Bạn có thể tìm thấy tất cả thông tin mình cần từ các nguồn sau đây:

• Tin quảng cáo việc làm;

• Bản mô tả công việc;

• Dựa trên kinh nghiệm bản thân;

• Dựa trên kinh nghiệm của những người khác.

TIN QUẢNG CÁO VIỆC LÀM

Một tin quảng cáo việc làm nếu được viết đầy đủ sẽ nói cho bạn những yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng và bằng cấp của công việc. Hãy đọc các bài quảng cáo cho loại công việc bạn muốn tìm, trên internet, báo hoặc tạp chí. Bằng việc đọc nhiều quảng cáo, bạn sẽ có khái niệm rõ ràng hơn về loại kinh nghiệm và kỹ năng mà công việc bạn muốn đòi hỏi. Bạn cũng sẽ nhận ra những điều khác lạ, và tìm hiểu xem làm sao áp dụng được những kỹ năng và kinh nghiệm độc đáo của bạn vào đó. Hãy đọc càng nhiều quảng cáo càng tốt. Mục đích của bạn ở bước này không phải là xin việc, nên chưa cần xem xét tính thực tiễn của công việc lúc này.

• Sử dụng internet để tìm việc làm trên phạm vi toàn quốc, đừng chỉ tìm ở khu vực bạn sống.

• Xem những tin tuyển dụng đã cũ/hết hạn trên các trang web;

• Tìm tin tuyển dụng trên các số báo/tạp chí cũ.

Chọn ra những điểm nổi bật trong quảng cáo, ví dụ.

• Các kỹ năng cụ thể;

• Các loại bằng cấp;

• Các phẩm chất cá nhân;

• Phạm vi kiến thức;

• Lĩnh vực kinh nghiệm;

• Các trách nhiệm đảm nhận;

• Các khả năng của ứng viên.

Hãy làm một danh sách các yêu cầu chính và thêm những chi tiết phụ. Ví dụ, nếu quảng cáo có nhắc tới công ty sẽ cung cấp xe hơi cho nhân viên đi lại, thì bạn có thể ngầm hiểu rằng sở hữu bằng lái xe còn hạn là bắt buộc.

Trong quá trình đọc thêm nhiều quảng cáo, hãy thêm các chi tiết bạn tìm thấy vào danh sách. Đánh dấu những yêu cầu thường xuất hiện: Đó là những tiêu chí quan trọng mà nhiều nhà tuyển dụng cùng quan tâm. Bằng cách này, bạn sẽ có một bức tranh rõ ràng, đầy đủ về công việc bạn muốn.

BẢN TIÊU CHUẨN CÔNG VIỆC VÀ BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Bản tiêu chuẩn công việc là một danh sách các yêu cầu đối với ứng viên – các kỹ năng, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân… – mà một công việc cụ thể cần có. Nó thường chứa nhiều thông tin cụ thể hơn so với tin quảng cáo việc làm, và tin quảng cáo thường được viết dựa theo bảng tiêu chuẩn thực hiện công việc. Bản mô tả công việc khá giống với bản tiêu chuẩn thực hiện công việc, và hai từ này có thể dùng thay thế nhau, tuy nhiên bản miêu tả công việc thường cung cấp nhiều thông tin về trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của công việc hơn.

Bạn cũng có thể xin bản mô tả công việc/bản tiêu chuẩn thực hiện công việc từ các công ty, hoặc tìm trên website của công ty hay các trang web việc làm.

Cũng giống như với tin vắn quảng cáo tuyển dụng, hãy đọc và lọc ra các điểm quan trọng nhất để có được hình dung chi tiết, cụ thể về yêu cầu công việc.

KINH NGHIỆM VÀ KIẾN THỨC BẢN THÂN

Nếu bạn đang làm một công việc tương tự như công việc bạn muốn tìm kiếm, hẳn bạn đã có hiểu biết về yêu cầu cũng như các kỹ năng cần thiết để làm việc. Hãy dựa trên kinh nghiệm của bản thân, suy nghĩ về những việc bạn làm hàng ngày, những khó khăn thử thách bạn phải đối mặt trong quá trình làm việc, và những gì bạn đã đạt được. Hãy ghi chú lại các kỹ năng bạn cần phát triển, và tự viết bản mô tả công việc dựa trên chính hiểu biết của bạn.

KINH NGHIỆM CỦA NGƯỜI KHÁC

Nếu công việc bạn muốn tìm là mới mẻ với bạn – có thể là công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp, hoặc bạn thay đổi định hướng nghề nghiệp – hãy nói chuyện với người có kinh nghiệm và kiến thức về công việc đó. Họ sẽ cho bạn nhiều thông tin cần thiết, thậm chí cả những nhận xét cá nhân quan trọng.

Thường nếu mọi người không bận rộn, họ sẽ không ngại chia sẻ kinh nghiệm làm việc với bạn, và sẽ thích thú khi được bạn hỏi xin ý kiến, nhất là khi bạn nói rõ bạn hỏi xin lời khuyên và thông tin, chứ không phải đang nhờ họ xin việc hộ.

Sử dụng những phương pháp nói trên, bạn sẽ xây dựng được một hình ảnh rõ ràng, đầy đủ về điều mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên hoàn hảo. Bước tiếp theo cần làm là đánh giá xem bạn phù hợp với hình mẫu ấy đến mức nào.

2. Kết hợp các yêu cầu với kỹ năng, phẩm chất của bản thân

Sau khi đã hoàn thành danh sách các yêu cầu của công việc: các kỹ năng, bằng cấp, phẩm chất cần thiết để phù hợp tối đa với công việc, giờ là lúc bạn cần nhìn nhận lại những kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân. Hãy xem xét tất cả những gì bạn có, bao gồm:

• Công việc hiện tại;

• Công việc đã làm trong quá khứ;

• Các công việc không được trả lương, ví dụ như thực tập, tình nguyện, các hoạt động cộng đồng;

• Các sở thích cá nhân, bao gồm việc du lịch;

• Đời sống cá nhân.

Hãy lập một danh sách kỹ năng, bằng cấp và kinh nghiệm mà bạn có, sau đó ghép cho chúng phù hợp với những yêu cầu của công việc bạn đang tìm kiếm. Xem thêm chương 2, phần “Kết hợp kỹ năng bạn có với kỹ năng nhà tuyển dụng cần”.

NẾU BẠN KHÔNG CÓ NHỮNG KỸ NĂNG VÀ KINH NGHIỆM YÊU CẦU?

Hãy kiểm tra tất cả kinh nghiệm bạn đã có. Dù sẽ là lý tưởng nếu bạn có được các kỹ năng này trong quá trình làm việc, nhưng bạn cũng có thể đưa vào danh sách tất cả những gì chứng minh bạn sẽ đạt được các kỹ năng yêu cầu.

Nếu không có chính xác các kỹ năng yêu cầu, liệu bạn có điều gì đó tương tự như vậy không? Các bằng cấp và chương trình đào tạo tuy khác nhau, nhưng có thể có cùng mặt bằng cơ bản, hoặc tuy không có kinh nghiệm, liệu bạn có bằng cấp học vấn phù hợp?

Nếu bạn có kinh nghiệm về một lĩnh vực khác nhưng có liên quan, hãy ghi lại các điểm tương đồng giữa hai lĩnh vực. Hãy hỏi bản thân liệu các kỹ năng thiếu sót có thể bù đắp được thông qua đào tạo hoặc vừa học vừa làm không? Bạn có sẵn sàng tự học trong thời gian riêng, có thể tự bỏ chi phí, hoặc liệu có thể thực hiện đào tạo ngay với công việc hiện tại không? Liệu có khả năng bạn xin nhận thêm việc với công việc hiện tại để thu được kinh nghiệm cần thiết không?

NẾU BẠN CÓ KỸ NĂNG VÀ KINH NGHIỆM NHƯNG KHÔNG PHÙ HỢP YÊU CẦU?

Liệu bạn có thể khiến kỹ năng trở nên phù hợp với công việc mới không? Làm sao bạn sử dụng được chúng trong công việc mới? Hãy cân nhắc trước khi bạn xóa bỏ những kỹ năng và kinh nghiệm này khỏi CV, rất có thể chúng sẽ được coi là điểm cộng và khiến bạn trở thành một ứng viên triển vọng. Tuy nhiên, tránh tuyệt đối việc đưa những kỹ năng và kinh nghiệm hoàn toàn không liên quan tới yêu cầu công việc vào hồ sơ xin việc, vì chúng có thể khiến các phần chính của hồ sơ bị mờ nhạt đi.

3. Chuẩn bị các dẫn chứng về việc

bạn đã áp dụng các kinh nghiệm, kỹ năng

Nghiên cứu danh sách kỹ năng đã lập ở trên và ghi lại cụ thể những trường hợp thực tế mà bạn đã dùng tới chúng trong quá khứ.

Việc ghi lại rất quan trọng. Nếu bạn chỉ nghĩ trong đầu “Tôi đã làm cái này” hoặc “Tôi có thể làm điều này”, bạn sẽ rất dễ bỏ sót. Điều bạn cần thể hiện trong CV và tại buổi phỏng vấn là cung cấp bằng chứng cho khả năng làm việc của bạn – nói cách khác, số lần bạn đã sử dụng những kỹ năng mà công việc mới yêu cầu. Đây là nền tảng để viết hồ sơ xin việc.

Hãy chắc chắn bạn có ít nhất một ví dụ tốt cho mỗi kỹ năng yêu cầu.

4. Trình bày các kỹ năng, khả năng và phẩm chất của bạn thật tự tin và rõ ràng

TRÌNH BÀY KỸ NĂNG TRONG CV

Sau khi nghiên cứu kỹ các loại thông tin tuyển dụng, bạn hẳn đã biết chính xác nhà tuyển dụng cần gì ở ứng viên. Vì vậy, bạn có thể tập trung làm nổi bật các thông tin quan trọng trong CV của mình, hạn chế những gì không quá quan trọng, để chỉ cần liếc qua, nhà tuyển dụng có thể thấy bạn là ứng viên phù hợp. Vì bạn đã tìm hiểu công việc kỹ càng, cho nên:

• Bạn sẽ biết nên hay không nên đưa thông tin nào vào CV. Hãy đưa vào tất cả các kỹ năng và phẩm chất liên quan tới công việc. Thay vì cung cấp cả núi thông tin không liên quan, hãy tập trung cho nhà tuyển dụng thấy bạn có khả năng làm công việc đó như thế nào.

• Bạn biết phải tập trung vào lĩnh vực kinh nghiệm nào. Trong phần lịch sử kinh nghiệm, bạn tập trung nhất vào các công việc đã làm mà cần tới những phẩm chất và kinh nghiệm làm việc phù hợp với việc làm bạn đang ứng tuyển.

• Bạn biết thông tin nào là quan trọng. Hãy đưa thông tin nhà tuyển dụng thấy quan trọng, ví dụ, nếu công việc đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt, hãy đưa vào CV những công việc từng làm thể hiện khả năng đó, ví như gặp gỡ khách hàng, thương lượng với nhà cung cấp,…

• Bạn biết nên đưa loại hình đào tạo nào vào. Tập trung vào các chương trình đào tạo, chính quy hoặc không chính quy, đã giúp bạn có được những kiến thức chuyên môn mà công việc mới yêu cầu.

Trong các chương tiếp theo, chúng tôi sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích giúp bạn viết một CV thật nổi bật.

TRÌNH BÀY CÁC VÍ DỤ TRONG BUỔI PHỎNG VẤN

Tất cả các nhà tuyển dụng khi phỏng vấn đều quan tâm tới các kỹ năng và phẩm chất cần có cho công việc đã được đề cập trong quảng cáo tuyển dụng và bản mô tả công việc. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đó để đặt câu hỏi khi phỏng vấn. Hãy chuẩn bị trước để trình bày thời gian, địa điểm và cách bạn đã ứng dụng các kỹ năng đó, kèm theo một ví dụ thật tốt cho mỗi kỹ năng.

Giả sử, nếu công việc yêu cầu “có khả năng làm việc dưới áp lực”, nhà tuyển dụng hẳn sẽ hỏi ngay xem bạn đối phó với áp lực ra sao. Thay vì nói bạn sẽ cố giải quyết, hoặc nói bạn nghĩ bạn có khả năng chịu áp lực, hãy đưa một tình huống cụ thể và cách bạn đã giải quyết công việc một cách hiệu quả dưới áp lực. Ví dụ, có một đơn hàng quan trọng cần được hoàn thành trong thời gian rất ngắn. Hãy đưa ra chi tiết rằng bạn đã bình tĩnh, tổ chức và sắp xếp công việc để hoàn thành đúng hạn, dẫn tới việc khách hàng hài lòng và quyết định ký các đơn hàng tiếp theo. Hãy chuẩn bị cẩn thận, tập dượt các ví dụ đó cho tới khi bạn hoàn toàn tự tin trình bày chúng.

5. Cần thể hiện các phẩm chất cá nhân trong giao tiếp, ăn mặc và hành xử

Hãy luôn thể hiện các phẩm chất cá nhân của bạn trong mỗi lần tiếp xúc với nhà tuyển dụng, dù thông qua CV, thư ứng tuyển, điện thoại hoặc email. Phẩm chất cá nhân mà nhà tuyển dụng thường có cảm tình bao gồm:

• Tính chuyên nghiệp. Hãy đảm bảo mọi thứ của bạn – CV, biểu mẫu xin việc, thư ứng tuyển – đều được trình bày đúng chuẩn: rõ ràng, súc tích và không mắc lỗi chính tả.

• Sự nhiệt tình. Hãy thể hiện sự yêu thích không chỉ đối với công việc bạn đang ứng tuyển, mà cả với công ty tuyển dụng.

• Sự tự tin. Tự tin vào bản thân và giá trị các kỹ năng của bạn là điều tối quan trọng. Nếu bạn không tin bạn có thể làm tốt công việc, liệu nhà tuyển dụng nào sẽ tin?

• Đầy năng lượng. Hãy thể hiện sự nhiệt thành và không ngại thách thức. Nhanh nhẹn khi trả lời điện thoại, nếu nhà tuyển dụng yêu cầu điều gì, hãy thực hiện ngay, giữ thái độ tích cực khi được yêu cầu gặp mặt, làm thuyết trình hay phỏng vấn. Xây dựng thái độ chủ động trong mọi tình huống.

Trong phần còn lại của cuốn sách này, chúng ta sẽ tập trung vào các kỹ năng xin việc cụ thể: viết CV, viết thư ứng tuyển, chuẩn bị cho phỏng vấn, đối phó với các bài kiểm tra tâm lý, và tất cả các thứ khác để đảm bảo bạn sẽ tiếp cận được nhà tuyển dụng với tư thế tự tin, và cuối cùng có được công việc bạn mong muốn.

Chương 2KHỞI ĐẦU

Hồ sơ lý lịch (CV), mẫu xin việc hay thư ứng tuyển chính là công cụ bạn sử dụng để tiếp xúc lần đầu tiên với nhà tuyển dụng. Nếu chúng không gây được ấn tượng gì, hẳn đó cũng sẽ trở thành lần tiếp xúc cuối cùng. Vì vậy, bạn luôn luôn phải đảm bảo chúng tạo ra được ấn tượng cần thiết.

Như chương trước, khi ứng tuyển vào một công việc, bạn cần:

• Hiểu các yêu cầu về kỹ năng, bằng cấp, phẩm chất của công việc;

• Biết kết hợp những yêu cầu đó với khả năng sẵn có của bạn;

• Chuẩn bị các ví dụ về cách bạn đã sử dụng các kỹ năng, kinh nghiệm đó trong quá khứ;

• Trình bày các phẩm chất, kỹ năng một cách rõ ràng, tự tin, thông qua cả viết và phỏng vấn trực tiếp.

Vậy việc có một CV xuất sắc, hay việc biết điền mẫu xin việc để có thể thu hút được sự chú ý sẽ đem lại lợi ích gì? Phải bắt đầu viết từ đâu? Nơi tốt nhất để bắt đầu chính là những kỹ năng mà bạn đang sử dụng, cũng như các kỹ năng bạn từng dùng trong các công việc khác có liên quan.

Nhiệm vụ và trách nhiệm công việc của bạn là gì? Bạn biết bạn làm gì, nhưng làm sao bạn có thể giúp nhà tuyển dụng thấy bức tranh rõ ràng về những gì bạn có?

Hãy bắt đầu bằng cách liệt kê tất cả nhiệm vụ của công việc bạn đã đảm nhiệm, sau đó viết lại các kỹ năng, kiến thức mà bạn phải sử dụng để hoàn thành mỗi nhiệm vụ ấy. Đừng quên đưa những bằng cấp và chương trình đào tạo cụ thể, phù hợp, và thêm vào đó những thành tích của bản thân.

Hãy coi nó như bài tập khởi động, dù cho bạn sẽ chỉ đưa những phần quan trọng nhất vào CV hoặc trình bày ở buổi phỏng vấn. Nhưng nếu bạn biết bạn có kỹ năng gì và cách dùng chúng, sẽ giúp bạn nhận ra những điều chưa nghĩ tới trước đây. Quan trọng nhất, bạn sẽ có một danh sách rất đầy đủ tất cả kỹ năng để từ đó chọn ra cái liên quan nhất tới công việc đang ứng tuyển. Bạn chỉ cần làm điều này một lần, và có thể bổ sung để sử dụng lại với những lần tìm việc tiếp theo.

Ví dụ

NHIỆM VỤ CHÍNH SOẠN THẢO THƯ

Kỹ năng

Sử dụng bàn phím, sử dụng phần mềm Microsoft Word

Khả năng

Đánh máy nhanh, chính xác

Kiến thức

Ngữ pháp, dữ liệu, dùng mail-merge

Bằng cấp/chứng chỉ

Khóa đào tạo tin học

Thành tựu

Đã thực hiện 200 thư mời tài trợ

Bạn có thể làm bảng tương tự cho bất cứ nhiệm vụ nào đó chính bạn đảm nhiệm. Nếu bạn bị tắc hoặc không tìm ra đủ chi tiết để viết, hãy nghĩ tới những điểm chính sau:

Các nhiệm vụ chính

Khi xác định nhiệm vụ chính của công việc, hãy nghĩ tới tất cả những gì bạn phải giải quyết, ví dụ như:

• Con người:

– Khách hàng;

– Đồng nghiệp;

– Người quản lý;

– Đồng sự.

• Tiền và các chu trình tài chính;

• Sản phẩm/hàng hóa;

• Chu trình kỹ thuật;

• Ý tưởng;

• Số liệu/dữ liệu;

• Giao tiếp;

• Các yêu cầu pháp luật.

Kỹ năng, khả năng và kiến thức

Hãy nghĩ tới tất cả điều bạn cần để thực hiện những nhiệm vụ trên – các kỹ năng và khả năng mà bạn đã tích lũy được, cùng với kiến thức đã thu được. Có kỹ năng đặc biệt nào bạn thu được thông qua đào tạo, và kỹ năng nào bạn thu được thông qua kinh nghiệm làm việc?

• Kỹ năng thông qua đào tạo, ví dụ:

– Kỹ năng kỹ thuật;

– Kỹ năng chuyên nghiệp;

– Kỹ năng giao tiếp;

– Kỹ năng máy tính.

• Các khả năng bẩm sinh:

– Kỹ năng tạo lập quan hệ;

– Sự sáng tạo;

– Khả năng giải quyết vấn đề và tư duy phân tích.

• Kiến thức và kinh nghiệm, ví dụ:

– Cách tổ chức bộ máy;

– Kiến thức chuyên ngành;

– Kinh nghiệm đối phó với một số tình huống đặc biệt.

Bằng cấp và các khóa đào tạo

Hãy xem xét tất cả bằng cấp và chương trình đào tạo có liên quan tới công việc đang làm hoặc công việc định ứng tuyển. Đừng nên chỉ liệt kê ra bằng cấp chính quy, hãy đưa ra tất cả chương trình đào tạo bạn đã tham gia, vừa học vừa làm, các khóa học ngắn, các hội thảo và lớp buổi tối, các khóa học từ xa, các loại chứng chỉ.

Nếu những bằng cấp, chứng chỉ này giúp cải thiện thêm kỹ năng, kiến thức và khả năng của bạn, hãy đưa chúng vào danh sách. Nếu nó không liên quan tới các kỹ năng bạn cần cũng hãy cứ đưa vào.

Thành tích đạt được

Với mỗi loại nhiệm vụ kể trên, hãy nghĩ tới kết quả và thành tích đã đạt được. Xem xét tất cả tác động tích cực của chúng đối với công việc bạn đang và đã làm rồi đưa vào danh sách:

• Tăng lên, ví dụ:

– Lợi nhuận;

– Số việc làm;

– Doanh thu;

– Hiệu quả;

– Sự hài lòng của khách hàng;

– Cơ hội thị trường.

• Giảm đi, ví dụ:

– Số lượng nhân viên thôi việc;

– Rủi ro;

– Khiếu nại;

– Thời gian xử lý vấn đề;

– Rắc rối;

– Chi phí;

– Lãng phí.

• Được cải thiện, ví dụ:

– Lợi thế cạnh tranh;

– Độ mở thị trường;

– Tổ chức;

– Trao đổi thông tin;

– Hiệu quả làm việc của nhân viên;

– Làm việc nhóm;

– Quan hệ nội bộ và bên ngoài.

Đừng quên bất cứ bằng khen hay giải thưởng nào bạn đã đạt được, bất kể đó là giải cá nhân hay tập thể, và cũng nhớ liệt kê tất cả những lần thăng tiến bạn có được.

Bạn không nhất thiết phải bám chặt vào các nhiệm vụ hay trách nhiệm liên quan tới công việc. Có thể bạn không có kinh nghiệm làm việc – nhất là trường hợp bạn vừa tốt nghiệp và lần đầu tìm việc, hoặc bạn thay đổi định hướng nghề nghiệp, hoặc bạn quay lại thị trường việc làm sau một thời gian dài nghỉ ngơi – bạn hãy tận dụng cả các lĩnh vực khác, ví như công việc tình nguyện, học tập, du lịch, quản lý gia đình, làm việc nhóm, các sở thích. Với những việc đã nêu, bạn cũng tìm trách nhiệm chính và đưa ra các kỹ năng, kinh nghiệm đã dùng để hoàn thành những trách nhiệm đó.

Kết hợp kỹ năng bạn có với kỹ năng nhà tuyển dụng cần

Sau khi có một danh sách khá chi tiết, đầy đủ tất cả các kỹ năng, khả năng, kiến thức liên quan mà bạn có, hãy dùng chúng để bắt đầu viết CV và thư ứng tuyển, biến bạn trở thành ứng viên lý tưởng cho công việc bạn định ứng tuyển.

Hãy kết nối các kỹ năng bạn có với kỹ năng nhà tuyển dụng cần. Thường rất ít trường hợp nhà tuyển dụng đọc kỹ đơn xin việc và lý lịch ứng viên, đa phần họ chỉ lướt qua để quyết định hồ sơ có đáng để xem xét kỹ hay không. Hãy làm hồ sơ của bạn nổi bật trong núi hồ sơ xin việc bằng cách nhấn mạnh các thông tin quan trọng nhất – đó là các kỹ năng mà nhà tuyển dụng muốn tìm. Đừng làm mờ thông tin quan trọng với những chi tiết không liên quan.

Vậy làm sao để kết hợp một cách tốt nhất giữa điều mà nhà tuyển dụng muốn với điều bạn có? Hãy tận dụng tối đa tất cả nguồn thông tin:

• Tin quảng cáo tuyển dụng;

• Bản miêu tả công việc;

• Kiến thức của bạn về công việc;

• Kiến thức của những người khác về công việc.

Bạn càng có nhiều thông tin, bạn càng hiểu rõ công việc đòi hỏi điều gì. Hãy sử dụng những thông tin này để phát triển một hồ sơ thông minh, đầy đủ nhằm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và đưa bạn vào danh sách phỏng vấn.

Hãy sử dụng thông tin quảng cáo để cải thiện CV

Thường quảng cáo tìm việc sẽ chứa rất nhiều thông tin quý báu mà bạn hoàn toàn có thể dùng để làm nổi bật hồ sơ xin việc và tăng cơ hội được phỏng vấn. Quảng cáo sẽ giúp bạn biết cần tập trung viết gì trong hồ sơ, khiến bạn trở thành ứng viên sáng giá phù hợp mà nhà tuyển dụng tìm kiếm.

Đọc quảng cáo

Nhà tuyển dụng muốn:

• Kinh nghiệm hành chính và thư ký;

• Kỹ năng máy tính – ưu tiên Microsoft Office;

• Thái độ chuyên nghiệp;

• Có khả năng tổ chức;

• Kỹ năng giao tiếp tốt;

• Kỹ năng trả lời điện thoại;

• Có thể làm việc hiệu quả mà không cần giám sát.

Nhà tuyển dụng ưu tiên:

• Có kinh nghiệm về sổ sách kế toán;

• Thành thạo dùng bảng tính excel;

• Có kinh nghiệm làm việc với công chúng;

• Hiểu và quan tâm tới vấn đề môi trường.

Từ kinh nghiệm và kiến thức của bạn về làm việc cho một công ty nhỏ, bạn có thể suy luận thêm rằng họ muốn có một người:

• Đáng tin và có tính trợ giúp;

• Sẵn sàng học hỏi – họ có nói sẽ cung cấp đào tạo thêm nếu cần;

• Linh hoạt và dễ thích nghi;

• Hay giúp đỡ;

• Làm hiệu quả công việc văn phòng thường ngày nhưng khi cần cũng sẵn sàng nhận thêm trách nhiệm.

Nếu CV của bạn phù hợp với những yêu cầu trên – đừng quên đào xới tất cả kỹ năng, kinh nghiệm và khả năng của bạn – bạn hẳn sẽ được vào vòng phỏng vấn.

Đưa thông tin vào CV của bạn như thế nào?

Trước hết, hãy suy nghĩ cách tận dụng những gì tìm hiểu được về nhu cầu của nhà tuyển dụng để cải thiện CV. Một khi đã biết họ muốn gì, bạn có thể tận dụng thông tin đó bằng cách:

• Sử dụng các từ và cụm từ chủ chốt đã xuất hiện trong quảng cáo tuyển dụng;

• Chọn ra trong danh sách kỹ năng của bạn những kỹ năng được đặc biệt nhắc tới trong quảng cáo;

• Chuẩn bị các ví dụ cho những kỹ năng này;

• Đưa vào CV tất cả bằng cấp và kinh nghiệm liên quan.

Ví dụ một CV

Hãy suy nghĩ kỹ nếu bạn định đưa thêm chi tiết. Bạn cần cung cấp các dẫn chứng cụ thể cho mỗi công việc, bằng cấp… nhưng phải chắc chắn làm nổi bật các kỹ năng quan trọng. Đừng khiến chúng bị mờ nhạt bởi cả núi chi tiết không liên quan.

Trong phần sau của cuốn sách, chúng ta cũng dùng kỹ thuật này để chuẩn bị thư ứng tuyển và trả lời câu hỏi phỏng vấn.Chương 3


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button