Kỹ năng mềm

Cú Đánh Thức Tỉnh Trí Sáng Tạo

Lời giới thiệu

Tất cả chúng ta, ai cũng làm việc cần cù và rất muốn có được những ý tưởng sáng tạo. Đôi khi chúng ta tự hỏi, vì sao mình không có được những thành công rực rỡ như Leonardo da Vinci, Thomas Edison, Albert Einstein… Không phải chúng ta quá kém cỏi, mà thực tế, có 10 “ổ khóa trí tuệ” thường dẫn dắt, giam hãm chúng ta theo những lối mòn, trong những khuôn mẫu. Vì thế, nhiều khi cần có những “cú đánh” để thức tỉnh sự sáng tạo trong mỗi con người. Đó là thông điệp quý báu mà tác giả cuốn sách này, Tiến sĩ Roger von Oech, muốn gửi đến chúng ta.

Roger von Oech là người sáng lập và chủ tịch công ty Tư vấn Sáng tạo ở Menlo Park, bang California (Mỹ). Ông là một chuyên gia xuất sắc trong việc khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người. Các công trình để đời của ông bao gồm bốn cuốn sách về sáng tạo và một số công cụ để phát triển tư duy sáng tạo như: Bộ bài Cú đánh sáng tạo, Bộ bài Cú đánh đổi mới và Quả bóng đánh thức sự sáng tạo. Ông đã và đang làm cố vấn cho rất nhiều công ty, doanh nghiệp, tổ chức, thậm chí cả các cơ quan tình báo, để giúp họ khơi dậy và phát huy sự sáng tạo của các nhân viên, đặc biệt là những khi cần phải cải cách, đổi mới.

Theo tác giả, cần phải thay đổi lối tư duy đã sáo mòn, cần tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ và bằng nhiều phương pháp khác nhau. Bằng các chiến lược đôi khi đơn giản đến không ngờ mà chính các vĩ nhân cũng-tư duy nhưng lại vô cùng hiệu quả, chắc chắn bạn sẽ tìm ra-thường sử dụng được “một điều gì đó khác biệt”. Các chiến lược đó là: Không hài lòng với chỉ một câu trả lời mà phải tìm ra câu trả lời thứ hai, thứ ba; Xem xét những điều nghịch lý; Đặt ra và trả lời câu hỏi “Nếu… thì sao”, Chọn những viên đá đặt chân; Hãy vui đùa với các ý tưởng; Bắt chước một anh hề; thậm chí Học tập cách tư duy của một đứa trẻ, v.v… Sử dụng văn phong thoải mái như chuyện trò, tâm tình cùng độc giả, tác giả trình bày các vấn đề một cách logic, với những giải thích kỹ càng và lập luận sắc sảo, ông đã dẫn dắt độc giả bước vào một khung trời tri thức thật mới lạ và hấp dẫn…

Ebook

NguồnChọn định dạng
SachvuiEPUB
TVEEPUB, MOBI, PDF
Link dự phòngChưa cập nhật

Đọc sách

Phiên bản đọc thử giúp đọc giả tham khảo trước khi mua sách giấy.

Tôi cho rằng ông ta không thật sự có nhiệt huyết. Có lẽ ông ta nghĩ: “Mọi việc đều ổn” và không có lý do gì để từ bỏ những điều đã có. Nhưng người đàn ông đó khiến tôi suy nghĩ: tại sao chúng ta lại phải sáng tạo? Thách thức những quy luật? Hay mạo hiểm thất bại để rồi bị coi là ngu ngốc?

Sau đó, tôi tìm ra đến hai lý do. Thứ nhất là sự thay đổi. Khi sự vật thay đổi và thông tin mới xuất hiện, những giải pháp của ngày hôm qua không thể giải quyết được những vấn đề của ngày hôm nay. Nếu cứ lặp lại như vậy, con người sẽ dần nhận ra điều có tác dụng trong hai năm trước sẽ không còn hiệu quả ở hiện tại. Điều này khiến con người phải lựa chọn. Họ có thể than vãn trước sự thật: mọi việc không còn dễ dàng như nó vốn có hay khả năng sáng tạo có thể giúp tìm ra những câu trả lời, giải pháp và ý tưởng mới.

Lý do thứ hai là vì sáng tạo luôn mang lại niềm vui. Quả thật, tôi thường nghĩ về tư duy sáng tạo như là “một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống trí tuệ”. Ý tưởng, cũng như sinh vật, có vòng đời của nó. Chúng được sinh ra, phát triển, trưởng thành và chết đi. Do đó, chúng ta cần tạo ra những ý tưởng mới. Tư duy sáng tạo có ý nghĩa như vậy và mang lại khoái cảm.

Tư duy sáng tạo là gì?

Bài tập: Hãy hình dung bạn là một chuyên gia marketing. Bạn nhận được điện thoại từ giám đốc một công ty lớn nói rằng nhà kho của công ty đã chật ních và ông ta đang có rất nhiều vòng bi tồn kho cần giải quyết. Nhiệm vụ của bạn là phải nghĩ ra giải pháp để xử lý số vòng bi đó. Hãy dành một phút để liệt kê các ý tưởng của mình.

Một lần, tôi hỏi huyền thoại quảng cáo Carl Ally về động cơ thúc đẩy con người sáng tạo. Ally trả lời: “Người sáng tạo luôn muốn trở thành người biết tất cả. Anh ta muốn biết về tất cả các lĩnh vực: lịch sử cổ đại, toán học thế kỷ XIX, kỹ nghệ sản xuất đang thịnh hành, nghệ thuật cắm hoa và những hợp đồng mang lại lợi nhuận. Người đó không biết khi nào những ý tưởng này có thể kết hợp với nhau để tạo ra một ý tưởng mới. Nó có thể xảy ra chỉ sau sáu phút hoặc phải sau sáu năm. Nhưng người sáng tạo luôn tin rằng điều đó sẽ xảy ra.”

Tôi đồng ý với ý kiến này. Kiến thức là nền tảng cho những ý tưởng mới. Tuy nhiên, nếu chỉ có kiến thức thì con người không thể trở nên sáng tạo. Hầu như chúng ta đều đã gặp những người có kiến thức thực tế sâu sắc nhưng vẫn không thể đưa ra một ý tưởng sáng tạo nào. Những kiến thức đó luôn chỉ ở trong đầu họ bởi họ không bao giờ nghĩ về chúng theo một hướng mới. Như vậy, chìa khóa đích thực để trở nên sáng tạo nằm ở những gì chúng ta làm với kiến thức của mình.

Tư duy sáng tạo có thể giúp chúng ta tìm kiếm những ý tưởng mới, sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân. Với quan điểm này, chúng ta sẽ thử nhiều phương thức tiếp cận khác nhau và rồi không đi tới đâu cả. Chúng ta sử dụng những ý tưởng điên rồ, ngu ngốc và phi thực tế để hình thành những ý tưởng mới và thực tế. Đôi khi, chúng ta phá vỡ những luật lệ và khám phá các ý tưởng tại những địa điểm mới, bên ngoài lĩnh vực của mình. Và cuối cùng, quan điểm sáng tạo đó cho phép chúng ta đưa ra những ý tưởng mới.

***

Mở những ổ khóa trí tuệ

Vậy chúng ta mở những ổ khóa trí tuệ đó như thế nào? Hãy xem xét câu chuyện dưới đây để tìm ra câu trả lời.

Một thầy giáo sáng tạo đã mời một học sinh đến nhà uống trà vào buổi chiều. Sau một lúc nói chuyện, họ bắt đầu thưởng thức trà. Người thầy rót từng ít trà một vào tách của học sinh. Sau khi tách đã đầy, ông vẫn tiếp tục rót. Trà đầy tràn tách và chảy xuống sàn nhà.

Cuối cùng, cậu học sinh nói: “Thưa thầy, thầy phải ngừng rót trà chứ; trà đã đầy tràn rồi và sẽ không vào trong tách nữa”.

Thầy giáo trả lời: “Em thật tinh ý. Điều tương tự cũng đúng với em. Nếu em muốn thu nhận bất kỳ lời dạy nào của thầy, em phải trút hết những gì trò đang có trong chiếc tách trí tuệ của mình”.

Bài học: Chúng ta cần quên đi những gì đã biết.

Trong các ví dụ trước, chúng ta có thể thấy Gutenberg đã quên đi rằng việc ép rượu chỉ dành để ép những trái nho – “một câu trả lời chính xác”; Hopper đã không nhận ra rằng sợi dây buộc hàng mọi ngày “nằm ngoài lĩnh vực” máy tính; Haydn không hiểu việc so sánh âm nhạc ngang bằng với những lời than phiền của người lao động là một ý tưởng “ngu ngốc”; và Picasso đã phá vỡ “luật lệ” yên xe là để ngồi.

Nếu không có khả năng tạm thời quên đi những gì đã biết, chúng ta sẽ nằm trong mớ hỗn độn những câu trả lời đã có sẵn và không bao giờ có thể bắt đầu một lối đi mới. Vì chúng ta đều được học về thái độ tạo ra những ổ khóa trí tuệ nên chiếc chìa khóa để mở chúng chính là tạm thời quên chúng đi – trút cạn tách trà trí tuệ của mình.

Thoạt nghe, điều này có vẻ là một thủ thuật đơn giản nhưng trên thực tế, áp dụng nó vào cuộc sống lại không hề dễ dàng. Thông thường, những ổ khóa trí tuệ gắn chặt với lối tư duy và hành vi của chúng ta đến mức chúng ta không thể nhận ra rằng mình đang bị chúng dẫn dắt. Chúng trở thành những thói quen và sự nguy hiểm của thói quen là con người có thể trở thành “tù nhân của sự quen thuộc”. Chúng ta càng thường xuyên thực hiện một công việc theo một cách nào đó – dù là nấu ăn hay quản lý dự án – thì càng khó để thực hiện nó theo một cách khác. Con người thường bị mắc kẹt vào một lối tư duy nào đó.

Do đó, đôi khi chúng ta cần có sự giúp đỡ để mở những ổ khóa trí tuệ. Hãy quay trở lại với người thầy sáng tạo.

Trong một buổi khác, thầy giáo và học trò cùng thảo luận về một vấn đề. Mặc dù cuộc nói chuyện đã kéo dài nhưng cậu học trò dường như vẫn chưa hiểu những gì thầy muốn nói.

Cuối cùng, thầy giáo cầm một cây thước và đánh mạnh vào đầu cậu ta. Đột nhiên, cậu học trò bắt đầu nắm bắt được vấn đề và “nghĩ ra một điều gì đó khác biệt”.

Bài học: Đôi khi, chỉ “một cú đánh mạnh vào đầu” mới có thể đánh bật những nhận định có sẵn trong đầu chúng ta.

Để có cú đánh

Giống như cậu học trò đó, đôi khi chúng ta phải cần đến “cú đánh thức tỉnh trí sáng tạo” để đưa bản thân ra khỏi những khuôn mẫu, thúc đẩy bản thân suy nghĩ về các vấn đề theo chiều hướng mới và khuyến khích bản thân đặt ra những câu hỏi có thể mang lại những câu trả lời chính xác khác.

Những “cú đánh” có nhiều hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có một điểm chung, đó là buộc con người – ít nhất là trong khoảnh khắc đó – “nghĩ ra một điều gì đó khác biệt”. Trong một số trường hợp, chúng ta sẽ được đánh thức bởi một vấn đề, một thất bại, một câu chuyện cười, một nghịch lý, một điều ngạc nhiên hoặc đôi khi là một tình huống không mong đợi. Dưới đây là một số ví dụ:

¨ Đó có thể là việc bạn bị sa thải, hoặc thất bại khi cố gắng nâng cao năng suất làm việc.

¨ Là khi một giáo viên nói với bạn rằng bạn có tài năng đặc biệt trong một lĩnh vực mà bạn chưa bao giờ dành nhiều thời gian để suy nghĩ, và cô ấy quyết định giao cho bạn một đề tài – hạn cuối là thứ sáu tuần này – để giúp bạn phát triển nó.

¨ Là khi nhà cung cấp một chi tiết vô cùng quan trọng trong sản phẩm bán chạy nhất của bạn đột nhiên đình công, khiến bạn phải vất vả tìm kiếm một nguồn cung ứng mới. Và cuối cùng, bạn phát hiện ra rằng chất lượng sản phẩm của nhà cung cấp mới vượt xa nhà cung cấp cũ.

¨ Là khi bạn nhận ra mối quan hệ giữa hai sự vật, hoặc sự việc mà bạn từng nghĩ rằng chúng không hề liên quan đến nhau. Ví dụ: vòng xoáy của thiên hà và vận động viên trượt băng khi xoay tròn trên mặt băng.

¨ Là khi bạn bị gãy chân và nhận ra mình đã tưởng thói quen đi lại của mình là hiển nhiên.

¨ Là khi bạn quan sát kim giây của chiếc đồng hồ đeo tay trong gương.

¨ Nó có thể là một câu chuyện cười.

Hỏi: Đâu là điểm khác biệt giữa một con mèo và một dấu phẩy?

Trả lời: Con mèo có các móng ở cuối bàn chân, còn dấu phẩy là sự kết thúc một mệnh đề.

¨ Một nghịch lý như cách đặt vấn đề của họa sĩ Paul Gauguin: “Tôi nhắm mắt để nhìn”.

¨ Nó có thể là một câu hỏi mà bạn chưa từng nghĩ đến, ví dụ như:

« “Điện thoại ấn nút có phải là dấu chấm hết cho từ ‘quay số’ không?”

« “Nếu một người trong đội bơi nghệ thuật bị chết đuối, liệu những người khác có bị chết đuối không?”

« “Nếu lạc đà được gọi là ‘tàu thủy trên sa mạc’ thì tại sao loại tàu thủy chở hàng lại không được gọi là ‘lạc đà trên biển’?”

« “Thét lên ‘Phim!’ có phạm pháp khi đang ở trong một trạm cứu hỏa đông người không?”

« “Nếu bạn đặt một bông hoa lan vào tủ lạnh và một ngày sau, nó bắt đầu có mùi như mùi xúc xích salami thì liệu xúc xích salami có mùi như hoa lan không?”

« “Đâu là chiều kim đồng hồ của một chiếc đồng hồ điện tử đeo tay?”

« “Nếu chúng ta nói quả cam là ‘cam’ thì tại sao chúng ta không nói quả chuối là ‘vàng’ hay quả táo là ‘đỏ’?”

Như vậy, những ý tưởng hay tình huống trên có thể đưa chúng ta ra khỏi lối mòn suy nghĩ và “nghĩ ra một điều gì đó khác biệt”. Chúng chính là những cú đánh đối với tư duy của con người.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button