Kỹ năng mềm

Con Sẽ Làm Được

Con se lam duoc - Donna M. Genett1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Donna M. Genett

Download sách Con Sẽ Làm Được ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời dẫn

Hai cậu bé John Jones và John James khác hẳn những cặp anh em họ bình thường khác. Cả hai lớn lên trong cùng một thị trấn, sống trên cùng một con đường và ở cạnh nhà nhau. Mẹ của họ là một cặp chị em song sinh và đã kết hôn với anh em nhà John vào cùng một ngày.

Chuyện hai ông bố là anh em nhà John cùng lớn lên bên nhau, trở thành bạn thân của nhau là chuyện cũng bình thường. Điều khiến người ta ngạc nhiên nhất chính là hai cậu con trai John Jones và John James của hai ông bố cùng tên này lại chào đời trong cùng một ngày, cùng một bệnh viện, và hai bà mẹ cùng nằm chung một căn phòng.

Chẳng biết liệu có phải sự trùng hợp này bắt nguồn từ hai người mẹ song sinh hay không nhưng rõ ràng, Jones và James giống nhau như anh em song sinh thật thụ, cả về ngoại hình, dáng điệu cho đến cách cư xử. Ngay từ trước khi đi nhà trẻ, cả hai rất thích thú với những trò chơi làm gia đình và bạn bè xung quanh bối rối về sự giống nhau của mình. Và đến khi vào trường tiểu học thì chúng đã thực hiện điều đó một cách hoàn hảo. Chẳng ai trong số bạn bè, thầy cô có thể chỉ ra được đâu là Jones và đâu là James.

Suốt những năm trung học, hai cậu đã dành hầu hết thời gian rảnh bên nhau. Cả hai học cùng một lớp, và cùng chọn những môn thể thao ngoại khóa giống nhau. Điều thú vị là thành tích của Jones và James cũng như nhau cả trong học tập và trong thể dục thể thao.

Khi lớn lên, hai anh em lại tiếp tục thi đỗ vào một trường Đại học, và vẫn thích thú với trò chơi “anh em sinh đôi” như ngày còn bé. Nhưng cả hai làm như vậy không phải để thu hút sự chú ý hay chơi trội với bạn bè mà đơn giản chỉ là vì hai cậu thật sự có cùng những sở thích giống nhau và đều rất thích thú với điều đó.

Sau khi tốt nghiệp, họ tiếp tục làm ngạc nhiên mọi người bằng việc kết hôn với hai chị em song sinh trong một lễ cưới đôi. Thật ra thì đến thời điểm này, hầu như đã không còn ai ngạc nhiên vì điều này nữa.

Họ chỉ tò mò và thích thú chờ xem “truyền thống” này sẽ kéo dài bao lâu mà thôi. Sau đó, họ cùng làm việc trong một công ty và mua nhà trả góp trong cùng một chung cư. Cuộc sống hạnh phúc, công việc thuận lợi, và mọi thứ có vẻ rất suôn sẻ với họ…

Và thực tế là cuộc sống đã diễn ra rất tốt, cho đến khi Jones và James cùng được thăng chức lên làm quản lý. James không mất nhiều thời gian để nhận ra rằng đây là lần đầu tiên họ không còn giống nhau nữa. Một sự khác biệt đã hình thành, và điều tệ hại là sự khác biệt ấy đang ngày một nới rộng!

May mắn thay, James đã nhận ra mình tụt hậu trong sự khác biệt ấy. Và điều đáng quý hơn là anh đã từ bỏ được lòng kiêu hãnh để tìm hiểu nguyên nhân, tìm kiếm lời khuyên và chấp nhận sửa chữa theo sự giúp đỡ của Jones.

James đã phát hiện ra rằng khác biệt lớn nhất giữa anh và Jones bắt nguồn việc anh không nắm rõ cách giao việc cho các nhân viên của mình sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất. Dần dần, James đã học được cách phân bổ, ủy thác công việc hiệu quả hơn; và chẳng bao lâu sau, anh đã gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ từ những cải cách ấy.

Nhờ đã biết cách điều phối công việc cho nhân viên nên James có nhiều thời gian hơn để chăm sóc gia đình. Và chính vì vậy, anh đã nhận ra giữa hai gia đình đang tồn tại một khác biệt rất lớn và rất đáng chú ý. Khác biệt đó khiến anh vừa ngạc nhiên, vừa lo lắng.

James và Jones lập gia đình cùng một thời điểm, và con cái họ cũng trạc tuổi nhau. Hai cậu con trai của họ, Joe và Jake, ra đời chỉ cách nhau có một ngày, và hai cô con gái, Jamie và Jolie cách nhau một tuần. Hai cậu con trai đang cùng học lớp chín, còn hai cô công chúa nhỏ đang học lớp sáu. Các con của Jones là Joe và Jamie đều học rất giỏi. Cả hai đạt được nhiều thành tích cao ở trường. Không những thế, ý thức tự giác của bọn trẻ nhà Jones rất tốt; chúng luôn tự làm bài tập về nhà mà không đợi ai nhắc nhở, thúc giục. Sau khi đã làm xong bài tập, hai đứa trẻ này vẫn còn thời gian rảnh để chơi các môn thể thao mà chúng yêu thích.

Nhưng các con của James là Jake và Jolie thì ngược lại. Chúng luôn rất vất vả mới có thể hoàn thành đủ những bài học ở lớp cũng như bài tập về nhà; tệ hơn, chúng còn có vẻ chẳng mấy thích thú với trường học. Khi ấy, lần đầu tiên trong đời, hai vợ chồng James ngồi lại và phân tích vấn đề của hai đứa con một cách nghiêm túc; để xét xem việc bọn trẻ dành thời gian cho các hoạt động ngoại khóa có ảnh hưởng đến việc học của chúng không và có nên tiếp tục duy trì những chương trình ngoại khóa ấy không.

Thế nhưng, khi James nói điều này với các con, thì cả Jolie và Jake đều phản ứng rất gay gắt. Trước tình thế đó, James buộc phải tìm cách khác để thay đổi tình tình hiện tại mà không để bọn trẻ thất vọng. James bắt đầu quan sát nếp sinh hoạt của gia đình Jones. Dù cảm thấy hơi xấu hổ khi phải hành động như thế nhưng anh tin rằng mình có thể học được điều gì đó từ gia đình Jones.

James nhận ra rằng Jones luôn dành khá nhiều thời gian cho các con. Vào các ngày cuối tuần, gia đình họ thường cùng nhau ra ngoài. Trong khi Jones và Joe chơi trò bắn bia thì Jamie tập đi xe đạp dưới sự hướng dẫn của Jane. Mỗi sáng thứ bảy, cả nhà họ cùng phối hợp với nhau làm việc nhà trong tiếng cười đùa vui vẻ.

Jame cũng nhận ra một điểm rất thú vị trong cách dạy dỗ con của Jones: Khi giúp bọn trẻ làm một điều gì đó, Jones hoàn toàn không đụng tay vào làm mà chỉ hướng dẫn để bọn trẻ tự thực hiện.

Trong khi đó, gia đình James thì hoàn toàn ngược lại. Điều James thắc mắc là tại sao anh lại không làm được điều Jones đã làm trong khi anh cũng dành rất nhiều thời gian cho các con. Trước đây, do công việc bận rộn nên anh không có điều kiện quan tâm chăm sóc gia đình, đặc biệt là hai con. Nhưng giờ đây, anh đã học được cách quản lý công việc hiệu quả và đã tạo nên sự thay đổi kỳ diệu trong công việc cũng như trong cuộc sống của mình. Thế nhưng, dù đã có nhiều thời gian dành cho gia đình hơn, James vẫn hiểu rằng, mọi chuyện hầu như chẳng hề thay đổi.

Thông thường, mỗi ngày sau khi đi làm về, vợ chồng James sẽ cùng nhau chuẩn bị bữa tối cho cả gia đình. Sau đó, cả gia đình sẽ quây quần bên nhau, cùng ăn tối và chia sẻ với nhau những chuyện xảy ra trong ngày. Tiếp theo, anh và Joyce, vợ anh, sẽ cùng nhau dọn dẹp, rửa chén trong khi bọn trẻ về phòng làm bài tập. Và cuối cùng, cả nhà sẽ cùng nhau đọc báo hoặc xem ti-vi cho đến giờ bọn trẻ đi ngủ.

“Tại sao vậy?” – James tự hỏi. – “Tại sao gia đình mình lại không thể dành nhiều thời gian để chơi đùa bên nhau vào mỗi buổi tối? Tại sao Jake và Jolie đã dành nhiều thời gian trong học tập như vậy mà vẫn không thể giỏi như bọn trẻ nhà Jones?”.

Và cứ mỗi cuối tuần, vợ chồng anh lại hết sức vất vả lôi kéo các con cùng làm việc nhà với mình. Cả hai đứa trẻ đều tìm mọi lý do để né tránh, trì hoãn, hoặc nếu có tham gia thì cũng nhăn nhó, khó chịu.

Trong khi đó, các con của Jones không những giúp bố mẹ làm việc nhà rất nhiệt tình mà còn thực hiện mọi việc với vẻ hứng thú như đang tham gia một trò chơi hấp dẫn. Làm thế nào gia đình Jones có thể tạo dựng được không khí làm việc tuyệt vời và sử dụng thời gian nghỉ ngơi đầy thú vị như thế? Câu hỏi này không ngừng ám ảnh James, thôi thúc anh tìm ra nguyên nhân đã tạo nên sự khác biệt kỳ lạ ấy.

ĐỌC THỬ

 JAMES KỂ MỘT CÂU CHUYỆN

Sáng thứ bảy, James ghé nhà người anh họ với mục đích mời cả nhà Jones tham dự một buổi tiệc gia đình. Nhưng thật ra, anh muốn nhân dịp này quan sát nếp sinh hoạt của gia đình Jones vào ngày nghỉ.

– Xin chào cả nhà! Cuối tuần vui vẻ! – James chào khi bước vào nhà.

– Xin chào! – Gia đình Jones cùng chào James như một bản hợp xướng; cả nhà vừa ăn sáng xong.

– Cậu dạo này sao rồi, James? – Jones hỏi. – À, cậu có kế hoạch gì trong ngày cuối tuần đẹp trời này không?

– Tất nhiên là có. Tôi muốn mời gia đình anh chị sang chơi. Chúng ta sẽ tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ ngoài trời. – James trả lời. – Cả nhà thấy thế nào?

– Hoan hô! – Bọn trẻ reo lên đầy thích thú. Bốn đứa trẻ của hai gia đình chơi với nhau rất thân nên chúng luôn mong có được những cơ hội như thế này.

– Ai lại có thể từ chối một lời đề nghị hấp dẫn như thế chứ! – Jones cười nhìn vợ; và Jane, vợ anh, cũng gật đầu đồng ý. – Chúng ta thống nhất như vậy nhé!

Trong lúc chuyện trò với vợ chồng Jones, James tranh thủ quan sát những gì đang diễn ra chung quanh. Joe đang lau bàn ăn mà không cần mẹ phải nhắc. Trong khi đó, Jamie đang xả nước vào bồn chuẩn bị rửa chén.

James hết sức ngạc nhiên bởi ở nhà anh, Jake và Jolie luôn tìm cách trốn tránh công việc; dù cho vợ chồng anh có ra sức dụ dỗ, yêu cầu hay ra lệnh chăng nữa. Quá ngạc nhiên, James buột miệng:

– Hai cháu giỏi quá! Hai cháu tự giác làm việc nhà mà không cần đợi bố mẹ nhắc!

– Vì bọn cháu là một phần của đội mà!

– Hai đứa mỉm cười trả lời James.

– Đội à? Nhưng là đội gì? – James hỏi lại, đưa mắt nhìn Jones đầy thắc mắc. Jones chỉ nhún vai mỉm cười.

– Đúng vậy ạ! – Jamie giải thích. – Cả nhà cháu là một đội lớn, cũng giống như đội bóng ở trường vậy. Các thành viên trong đội đều có điểm mạnh, điểm yếu cũng như sở thích khác nhau, cho nên mỗi thành viên phải luôn cố gắng hết sức hoàn thành phần việc của mình để đưa đội tiến lên ạ! – Cô bé giải thích bằng một giọng đầy nhiệt tình và tự hào.

“Thật là một cách nghĩ chín chắn và tích cực làm sao. Một đứa trẻ chỉ mới học lớp sáu mà đã có thể hiểu được những điều này thật không đơn giản”. James nghĩ, và tự hỏi gia đình Jones đã làm cách nào để giáo dục các con được như vậy.

– Ồ! Một ý tưởng đơn giản mà thật là hay! – Anh nói.

– Gia đình của chú cũng là một đội có phải không? – Jamie hỏi, giọng ngây thơ.

– À! – Anh thận trọng tìm từng lời. – Về cơ bản, chú cho rằng gia đình chú cũng là một đội, nhưng chú không nghĩ đội của chú giỏi được như đội của cháu đâu.

Nhưng đội của chú cũng đang cố gắng cháu ạ!

“Ít ra thì cũng sẽ sớm được như thế, trong tương lai gần!” – James nhủ thầm và tự hỏi nên bắt đầu từ đâu. Nhất định anh phải nói chuyện với Jones và hỏi Jones kỹ lưỡng về việc này.

Với sự hiểu ý và tình thân thiết từ bé, hẳn Jones đã đọc được những gì mà James đang nghĩ. Vì thế, anh đề nghị:

– James! Cậu có thể giúp tôi một số việc trong nhà xe được không?

– Vâng, dĩ nhiên! – James vui mừng hưởng ứng lời gợi ý tế nhị của người anh họ và nhanh chóng bước theo Jones.

– Jones này, làm thế nào anh tạo được điều kỳ diệu ấy? – James hỏi khi cả hai đã bước ra khỏi phòng.

– Ừm! Thật ra thì cũng khá đơn giản. – Jones trả lời. – Cậu thấy đó, chúng ta đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc dạy lũ trẻ học cách sống có trách nhiệm. Thoạt đầu tôi cũng giống hệt cậu bây giờ, rất lúng túng và không biết phải làm sao. Rồi một ngày nọ, tình cờ tôi quen một huấn luyện viên và nhìn thấy cách anh ấy huấn luyện đội bóng. Một ý tưởng lóe lên trong đầu, tôi tự hỏi tại sao gia đình mình lại không sinh hoạt như những thành viên trong cùng một đội như thế.

Vậy là tôi cùng bàn bạc với Jane; rồi hai vợ chồng nghĩ ra một trò chơi như sau: Chúng tôi ghi lại tất cả công việc nhà vào một tờ giấy và sau đó phân thành hai nhóm. Nhóm một bao gồm những công việc khá đơn giản mà bất cứ ai trong gia đình đều có thể làm, nhóm việc này được gọi là “Công việc của đội”. Còn những việc vượt quá sức hay có khả năng gây nguy hiểm cho bọn trẻ thì được xếp vào nhóm hai, gọi là “Công việc của huấn luyện viên”.

Tuần đó, tôi và Jane tổ chức một cuộc họp gia đình. Trong buổi họp ấy, chúng tôi giải thích với bọn trẻ rằng gia đình là một đội, trong đó mỗi người là một thành viên quan trọng và không thể thiếu. Vì thế, chỉ khi mọi người cùng cố gắng hết mình để hoàn thành tốt phần việc được giao thì đội mới có thể trở thành đội vô địch.

Tiếp theo, chúng tôi gợi ý để bọn trẻ nói về suy nghĩ của chúng khi trở thành thành viên của đội vô địch, cũng như những điều mà chúng muốn khi đội đã trở thành vô địch. Và chúng đề cập đến những điều như “Đội vô địch được làm những gì họ muốn”, “Đội vô địch thường rất nổi tiếng” hay “Không khí trong đội vô địch luôn vui vẻ và hạnh phúc”,…

Sau đó, chúng tôi bắt đầu nói về ý nghĩa của việc đưa gia đình mình trở thành đội vô địch. Chúng tôi nói rằng khi đó, cả gia đình sẽ có rất nhiều thời gian vui vẻ bên nhau, cả khi làm việc lẫn khi chơi đùa.

Jane và tôi đưa ra danh sách “Công việc của huấn luyện viên” và giải thích lý do tại sao tôi và Jane phải làm những việc ấy. Joe và Jamie rất ngạc nhiên khi thấy bố mẹ phải làm nhiều việc như vậy, nhiều hơn cả những gì chúng có thể tưởng tượng. Sau đó chúng tôi chia nhau danh sách “Công việc của đội”.

Tất nhiên, ban đầu chúng cũng thắc mắc tạo sao lại như vậy. Nhưng sau khi nghe Jane giải thích: “Mẹ chọn làm công việc lau chùi, vì mẹ không muốn các vật dụng trong nhà bị ai đó làm vỡ. Sau khi phủi sạch bụi, mọi thứ sẽ được đặt lại vị trí cũ, an toàn và nguyên vẹn”, thì cả hai mới đồng ý. Và thế là dây chuyền bắt đầu khởi động: Jamie chọn việc rửa chén vì con bé thích sự sạch sẽ và ngăn nắp. Joe chọn việc việc cắt cỏ bởi thằng bé thích chạy nhảy ngoài sân. Cả nhà thống nhất là mỗi người sẽ tự dọn dẹp phòng của mình. Và mọi việc cứ thế tiếp diễn.

Danh sách công việc cứ thế vơi dần đi. Và khi có công việc nào đó phát sinh, thì Jane hoặc tôi sẽ tính toán xem ai sẽ đảm nhận nó dựa trên sở trường, sở đoản của mỗi người. Chẳng mấy chốc, tất cả công việc nhà đã biến thành những trò chơi thú vị.

– Ôi chao!

James thốt lên. Anh tự hỏi bản thân liệu có thể áp dụng biện pháp của Jones vào gia đình mình không. “Hừm! Cứ thử áp dụng xem sao!” – Cuối cùng anh kết luận.

– Cảm ơn Jones! James nói và ra về. Những gì quan sát được từ gia đình Jones khiến James vừa nể phục, vừa xấu hổ, vừa hy vọng.

Nể phục khi thấy Jones có thể dạy bọn trẻ cách làm việc nhà một cách suôn sẻ và đầy tinh thần trách nhiệm. Chúng phối hợp và hỗ trợ bố mẹ hết sức nhiệt tình.

Xấu hổ khi thầm so sánh không khí mệt mỏi của gia đình mình với sự sôi nổi và hạnh phúc mà gia đình người anh họ đã tạo ra.

Song James cũng cảm thấy đầy phấn khích với hy vọng sẽ tạo ra một sự thay đổi để gia đình mình có được không khí đáng mong đợi như ở nhà Jones. James nóng lòng về nhà, anh cần phải nói với Joyce về trò chơi kỳ diệu mà gia đình Jones đang áp dụng. Thật là một ý tưởng tuyệt vời!

James và Joyce bàn luận với nhau về cách thức “Hoạt động đội nhóm” mà gia đình Jones đã áp dụng. Joyce rất thích ý tưởng này và tỏ ra ngạc nhiên vì chưa bao giờ được nghe Jane – vợ của Jones – nhắc đến. Nhưng đó không phải là điều quan trọng bởi giờ đây, họ đã nhìn thấy hướng đi cho những vấn đề của mình.

Joyce rất nóng lòng áp dụng phương pháp này. Vợ chồng anh quyết định sẽ đề cập đến “Trò chơi đội nhóm” trong buổi họp mặt gia đình vào tuần tới; chỉ thay đổi một vài điểm nhỏ so với cách mà Jones đã thực hiện.

Thế nhưng, thật không may, bọn trẻ nhà James chẳng hề tỏ ra hứng thú. Hai đứa ngồi trên ghế, mặt mày ủ dột, chẳng có thái độ hay hành động nào chứng tỏ “tinh thần đồng đội” cả. Sau một hồi cố gắng gợi chuyện, James thất vọng hỏi:

– Có chuyện gì không ổn à, hai đứa?

Jolie bắt đầu khóc:

– Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta là một đội thất bại? Nếu con chơi không tốt, con có bị bố mẹ cắt các hoạt động ngoại khóa không? – Cô bé nức nở.

Jake cau có:

– Đúng vậy! Con đang không biết làm thế nào để làm cho hết mớ bài tập về nhà đây. Vậy mà bố mẹ còn muốn con phải làm thêm việc nữa sao?

“Ối trời!” – James nghĩ. – “Sao mình lại có thể nghĩ đơn giản đến như thế nhỉ? Đúng là mình muốn lũ trẻ trở nên tốt hơn, nhưng dường như mình đã dùng sai phương pháp rồi”. James im lặng một lúc, chẳng biết làm thế nào để thoát khỏi tình huống bất ngờ này. Joyce nhìn anh, chờ đợi. Trong khi đó, Jake nói:

– Tụi con đi được chưa?

Jolie thêm:

– Phải đó, tụi con đi được chưa? Con có bài luận môn khoa học cần phải nộp vào thứ hai này!

James gật đầu và thế là hai đứa vội vã lỉnh về phòng.

– Chậc, chẳng có tác dụng gì cả! – Joyce lắc đầu chán nản.

– Đừng lo, em yêu! – Jame an ủi Joyce, quàng tay lên vai vợ, nói. – Anh nghĩ có lẽ chúng ta đã bỏ sót một vài bước nào đó thôi. Để anh nói chuyện với Jones lần nữa xem sao. Em đừng lo. Jake và Jolie là những đứa trẻ sáng dạ. Chúng vẫn đạt thành tích khá ở trường. Chỉ cần tìm ra nguyên nhân thì chúng ta sẽ giải quyết ổn thỏa mọi việc thôi em ạ!

– Vâng. – Joyce vẫn chưa hết lo lắng. –

Nhưng em thấy hai đứa đang rất thất vọng. Em hy vọng chúng ta có thể sớm tìm ra một biện pháp khác. Em đã cố hết sức để giúp các con làm bài tập, nhưng cuối cùng mọi chuyện chỉ dẫn đến kết cục hoặc là em làm giùm phần việc của chúng, hoặc khiến chúng rối rắm và tồi tệ hơn mà thôi. Em thấy thất vọng quá. Giá mà chúng ta có thể hiểu được điều các con đang nghĩ thì tốt biết mấy.

– Anh có một ý kiến! – James gợi ý. – Vợ chồng mình thử nói chuyện với cả Jones và Jane xem sao. Jones đã giúp anh rất nhiều trong công việc và anh biết anh ấy rất sẵn lòng giúp anh một lần nữa. Vậy chúng ta hãy cùng thử nói chuyện với anh chị ấy xem sao. Lần này, hãy để cả hai người làm “huấn luyện viên” cho chúng ta. Ý em thế nào?

– Ý kiến này rất tuyệt! – Joyce gật đầu tán thành.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button