Kỹ năng mềm

Chú Chó Lạc Quan

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Jon Gordon

Download sách Chú Chó Lạc Quan ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI GIỚI THIỆU

Bản thân tôi sinh ra không phải là một người lạc quan. Mọi người nghĩ tôi như vậy bởi họ chỉ tiếp xúc với tôi qua những trang sách tôi viết. Thế nhưng, sự thật là để hướng mình tới lối sống tích cực, tôi đã phải cất công khổ luyện rất nhiều. Đầu tiên, tôi phải là người học trò trước khi trở thành một người thầy, và đến tận sau này, người học trò trong tôi vẫn luôn cố gắng học hỏi và trau dồi, luyện tập chính tất cả những gì tôi truyền dạy cho người khác. Thực tế là nhiều năm trước đây, khi nỗ lực tìm kiếm để mang lại sự lạc quan cho bản thân, tôi đã đọc rất nhiều nghiên cứu khoa học về lĩnh vực bắt đầu được mọi người quan tâm lúc bấy giờ là tâm sinh lý tích cực và cuối cùng đã viết ra một cuốn sách giúp mọi người tu dưỡng thái độ lạc quan và sinh khí với chỉ 10 phút mỗi ngày.

Trước khi những cuốn sách như The Happiness Advantage, Happiness Project, Stumbling on Happiness và Positivity ra đời, tôi đã tạo ra cho mình một kế hoạch thu nạp năng lượng tích cực, áp dụng vào đời sống cá nhân và cũng đã từng chia sẻ với mọi người. Robert Emmons, chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về sức ảnh hưởng của lòng biết ơn tới con người cùng với những cống hiến to lớn trong lĩnh vực tâm lý học tích cực đã viết như sau trong cuốn sách The 10 Minutes Energy Solution (tạm dịch là: Giải pháp gặt hái năng lượng với mười phút thực hành): “Dựa trên những nghiên cứu khoa học mới nhất, Gordon đã khéo léo biến nó thành minh chứng giúp chúng ta tiếp cận đến lối sống lạc quan, tràn đầy sinh khí. Chỉ đọc cuốn sách thôi cũng đã khiến tôi cảm thấy cơ thể tràn đầy sức sống”.

Thế nhưng, vì một vài lý do, bao gồm cả việc đặt nhan đề, cuốn sách đã không thể đến tay nhiều độc giả như tôi mong đợi. Tôi vẫn nhớ khi tham dự một hội chợ sách, lúc đó tôi đang ngồi để ký tặng. Kế bên tôi là tác giả John Grogan đang ký tặng cuốn sách nổi tiếng Marley và tôi. Dòng người đứng xếp hàng xin chữ ký của tôi chỉ vỏn vẹn con số 10, trong khi ở bên của Grogan lên đến con số hàng trăm, kéo dài ra cả phía ngoài tòa nhà. Lúc đó tôi chỉ cười và nghĩ “Nhất định ngày nào đó, mình sẽ viết câu chuyện về một chú chó – một nhân vật đã chuyển mình trở nên lạc quan hơn trong cuộc sống”. Bởi vậy, cuốn sách này đã được tôi ấp ủ nhiều năm trời và tạ ơn cuộc sống khi giờ đây, bạn đang cầm nó trên tay.

Chính vì ý tưởng viết cuốn sách này của tôi hình thành từ trước đó rất lâu, thế nên đã có không ít những nghiên cứu mới cùng với sự phát triển của lĩnh vực tâm lý tích cực. Hầu hết những nghiên cứu này đều chứng minh các lợi ích có được khi con người trở nên lạc quan… và tiếp sau lời giới thiệu này, bạn sẽ biết được 11 lợi ích mà tôi nhắc đến. Nhưng, có lẽ bạn thuộc tuýp người dễ bị tác động bởi những hậu quả tiêu cực hơn là những lợi ích tích cực. Với trường hợp này, tôi cũng đưa ra những nghiên cứu nói về cái giá phải trả của một lối sống tiêu cực trong cuốn sách. Tôi hi vọng rằng, việc nắm bắt cả lợi ích tích cực lẫn hậu quả tiêu cực sẽ giúp bạn cảm thấy hứng thú để đọc câu chuyện của tôi, cũng như áp dụng chiến lược hành động tôi nhắc đến ở cuối cuốn sách.

Tôi biết, vài người trong số bạn sẽ cho rằng cuốn sách này không đủ nghiêm túc, không phân tích sâu xa, không nhiều thông tin hoặc có thể không đáng giá bởi vì nó chỉ đơn giản là một câu chuyện về chú chó có thể học để sống tích cực hơn; và đó chính xác là chú chó biết nói. Đừng vội đánh giá thấp thông điệp mà cuốn sách mang lại bởi vì nó minh họa bức tranh cuộc sống và những chú chó với tiếng nói của trí tuệ.

Ở công ty tôi, một trong những nguyên tắc cốt lõi chúng tôi đặt ra là ‘đơn giản là sức mạnh’. Và tôi đã chia sẻ những chiến lược đơn giản nhưng vô cùng hữu dụng này với nhóm các công ty trong Fortunes 500, với những thành viên đội tuyển thể thao chuyên nghiệp, với đội bóng của trường học tham gia giải đấu quốc gia, với các uỷ ban, trường học hay với các bệnh viện. Và tôi biết, điều đó đã giúp họ rất nhiều. Minh chứng nằm ở việc đã có hàng ngàn email độc giả gửi tới tôi để chia sẻ về cách thức những chiến lược mà tôi đưa ra đã tác động lên cuộc sống và công việc của họ. Những chiến lược này đã giúp họ tăng doanh thu bán hàng, khích lệ nhân viên kinh doanh, cải thiện hiệu suất làm việc của nhóm, nuôi dưỡng những đứa trẻ lạc quan, thành công trong nghề nghiệp, cải thiện cuộc sống hôn nhân gia đình và giúp tạo dựng nên những cá nhân xuất sắc và thành tựu chung của một tập thể.

Mục tiêu của cuốn sách này là đào sâu làm rõ rất nhiều nghiên cứu khoa học về sự tích cực nhưng lại nhào nặn thành những câu chuyện đơn giản, thú vị, những kế hoạch dễ áp dụng trong cuộc sống để bất cứ ai, thậm chí là một đứa trẻ cũng có thể tiếp thu, có thể đạt được những lợi ích từ việc ‘nuôi dưỡng chú chó lạc quan’ trong mình. Với tinh thần đó, tôi hi vọng bạn sẽ thích thú cuốn sách này, qua những câu chuyện tôi chia sẻ, thực thi theo kế hoạch hành động đưa ra, và trải nghiệm những ích lợi mà một lối sống tích cực mang lại. Nếu bạn giống như tôi, là một con người không lạc quan một cách bẩm sinh, thì theo nghiên cứu khoa học, bạn vẫn có thể hướng mình tới tư duy tích cực hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống.

ĐỌC THỬ

11 ích lợi của việc suy nghĩ tích cực

1. Người lạc quan sống thọ hơn. Trong một nghiên cứu Nun Study1 , những người thường xuyên biểu hiện cảm xúc tích cực sống nhiều hơn 10 năm so với những người không biểu lộ cảm xúc này. (Snowdon, 2001).

1 Nun Study bắt đầu (chính thức) vào năm 1986 với sự tài trợ bởi Viện Quốc gia về Người cao tuổi, tập trung vào một nhóm 678 chị em Công giáo La Mã Mỹ là thành viên của các nữ tu học Notre Dame. Nghiên cứu dựa trên một nhóm tương đối đồng nhất (không sử dụng ma túy, có ít hoặc không uống rượu, nhà ở tương tự và lịch sử sinh sản, vv) nhằm giảm thiểu các biến không liên quan có thể làm nhiễu nghiên cứu tương tự khác.

2. Môi trường làm việc tích cực sẽ tạo ra kết quả làm việc tốt hơn là môi trường làm việc tiêu cực.

3. Nhân viên kinh doanh lạc quan, suy nghĩ tích cực thường sẽ đạt được doanh số cao hơn là những người bi quan (Seligman, 2006).

4. Những nhà lãnh đạo lạc quan có khả năng đưa ra quyết định sáng suốt hơn khi gặp phải áp lực tinh thần (Viện nghiên cứu HeartMath, 2012).

5. Hôn nhân sẽ trở nên viên mãn hơn nếu những cặp đôi có tỷ lệ giao tiếp đạt 5 phần tích cực trên 1 phần tiêu cực. Trong khi đó, nếu tỷ lệ này tiến về mức ngang bằng 1:1 thì phần lớn sẽ dẫn đến ly hôn. (Gottman, 1999).

6. Những người lạc quan thường xuyên biểu hiện trạng thái cảm xúc tích cực. Họ không dễ bị nản lòng khi phải đối mặt với căng thẳng, thử thách hay nghịch cảnh trong cuộc sống.

7. Những người lạc quan có khả năng lưu giữ góc nhìn nhận tổng quát hơn, thấy bức tranh toàn cảnh lớn hơn. Điều này giúp họ nhận diện ra được giải pháp, trong khi những người có suy nghĩ tiêu cực có tầm nhìn hạn hẹp hơn và thường chỉ chăm chăm để ý đến mỗi vấn đề không tốt đẹp đang xảy ra (Fredrickson, 2009).

8. Trạng thái suy nghĩ và tình cảm tích cực giúp ta chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của căng thẳng. Ví dụ như, bạn không thể cùng lúc vừa căng thẳng, vừa cảm thấy biết ơn vì một điều gì đó.

9. Những cảm xúc tích cực như thái độ biết ơn và đánh giá cao bản thân giúp các vận động viên thi đấu đạt thành tích cao hơn (Viện nghiên cứu HeartMath, 2012).

10. Những người lạc quan sẽ có nhiều bạn hơn, đó cũng là chìa khoá dẫn đến hạnh phúc và gia tăng tuổi thọ (Putnam, 2000).

11. Những nhà lãnh đạo tích cực và được nhiều người biết đến là những người biết trân trọng và nhận được nhiều sự giúp đỡ của người khác, nhận được lương bổng, thăng chức, cũng như thành đạt hơn so với những người khác tại nơi làm việc.

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về những nghiên cứu, thống kê cũng như thông tin tại địa chỉ: www.feedthepositivedog.com

Cái giá của sự tiêu cực

1. Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh dịch, 90% các cuộc thăm khám bác sĩ đều có nguyên nhân bắt nguồn từ trạng thái căng thẳng.

2. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những nhân viên mang trong mình lối tư duy tiêu cực sẽ cảm thấy sợ sệt khi tiếp xúc với bất kỳ người khách hàng nào họ có cơ hội gặp mặt. (Rath, 2004).

3. Theo nghiên cứu của Barbara Fredrickson, đại học Michigan, tại nơi làm việc, nếu duy trì tỷ lệ giao tiếp tiêu cực nhiều hơn gấp nhiều lần so với giao tiếp tích cực thì sẽ làm giảm năng suất lao động chung của tập thể.

4. Sự tiêu cực gây ảnh hưởng tới tinh thần, kết quả công việc và năng suất của cả tập thể.

5. Một người mang trong mình suy nghĩ bi quan sẽ tạo ra một không khí văn phòng làm việc ảm đạm và nặng nề cho tất cả mọi người.

6. Nghiên cứu của Robert Cross tại đại học Virginia chỉ ra rằng 90% nỗi lo lắng tại công sở được tạo ra bởi 5% số người trong mạng lưới quan hệ của một người – những người khiến cho đối phương cạn kiệt sinh khí.

7. Những cảm xúc tiêu cực thường đi kèm với hệ lụy là giảm thiểu tuổi thọ.

8. Những cảm xúc tiêu cực làm gia tăng mối đe dọa của các cơn đau tim và đột quỵ.

9. Càng tiêu cực, con người sẽ càng cảm thấy căng thẳng, thiếu sinh lực và gia tăng sự đau đớn.

10. Những người bi quan thường có ít bạn bè.

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về những nghiên cứu, thống kê cũng như thông tin tại địa chỉ: www.feedthepositivedog.com

MATT VÀ BUBBA

Tên nó là Matt nhưng mọi người hay gọi nó là Mutt và trạm cứu hộ dành cho thú nuôi là nơi nó gọi là nhà. Matt đã trải qua những năm tháng vô cùng khó khăn trước khi được cứu thoát và đưa về sống trong khu trại này. Có lẽ, đó là lý do vì sao nó luôn điên khùng và rầu rĩ đến vậy. Nó thường xuyên cất tiếng sủa la lối khi con người chĩa ánh mắt về phía nó.

“Con chó này thật ích kỷ. Chúng ta chọn người bạn khác thôi”, bọn trẻ thường quay lại nói như vậy với cha mẹ chúng khi đi ngang qua chuồng của Matt.

“Các bạn đang đi đâu vậy?”, Matt sau đó sẽ cất tiếng hoảng hốt nhưng tất cả đã quá muộn. Lũ trẻ đã đi và Matt nằm chỏng chơ một mình, tự suy ngẫm xem tại sao nó chẳng có ai để yêu quý cũng như chẳng có ai dành chút tình cảm nào cho nó cả. Matt thường tản bộ vòng quanh sân khi lũ chó được thả ra để chạy nhảy, chơi đùa. Nó vớ lấy bất kỳ ai đó, những người sẵn sàng vểnh tai lắng nghe, để mà trút bầu tâm sự. Nó phàn nàn về những năm tháng trong quá khứ. Nó phàn nàn về việc bị nhốt trong trạm cứu hộ. Nó phàn nàn rằng cuộc sống của nó giờ đây không màu nhiệm như nó đã từng mơ ước khi còn là một chú chó nhỏ dễ thương. Cho đến khi, Matt chán ngấy với việc phàn nàn tâm sự, thì nó sẽ chỉ nằm dài ở đó, nghĩ về tất cả những gì diễn ra trong quá khứ đau buồn và rồi cảm thấy chán nản và thất vọng.

Một ngày nọ, trong lúc vẩn vơ ngoài sân, ôm lấy nỗi tủi hổ, thương tiếc cho bản thân thì Matt bắt gặp Bubba, một chú chó to lớn đang nghêu ngao, vừa đi vừa hát bài hát mình yêu thích, kể về một chú chó được đoàn viên với người chủ của mình.

Bubba thích nhạc đồng quê, thích bầu không khí trong lành mát lạnh, thích những triết lý nhân sinh tích cực, thích những bộ phim với kết thúc có hậu và hơn tất cả, nó thích giúp những người trong cơn tuyệt vọng tìm thấy niềm tin vào cuộc sống. Nó nở một nụ cười duyên dáng với chú chó nhỏ đang tiến lại gần mình, mặt mày đăm chiêu tự hỏi xem liệu ‘anh bạn già này’ đã từng trải qua những sự việc tuyệt vọng hơn chưa. Bubba biết rằng sẽ phải có ai đó dạy cho chú chó nhỏ biết cách săn đuổi và đạt lấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nó đã từng lập ra một hiệp ước trong một ngày cách đây không lâu, khi Bubba choàng tỉnh giấc và phát hiện ra ngôi nhà của mình đang chìm trong hoả hoạn. Mắc kẹt trong cơ man nào là lửa và khói mù mịt, nó đã tự hứa với bản thân rằng nếu nó vượt qua được cơn bĩ cực này và còn sống, nó nhất định sẽ giang tay giúp đỡ bất kỳ ai, tất cả những ai mà nó có thể.

“Có chuyện gì vậy, anh chàng ngốc nghếch của tôi? Điều gì làm nhóc buồn bã đến vậy?”, Bubba cất tiếng hỏi anh bạn đồng loại nhỏ bé và rầu rĩ.

“Ôi trời, hàng tá chuyện khiến cháu khốn khổ”, Matt đáp lại. “Vấn đề này chưa qua, lại có vấn đề khác to hơn xuất hiện. Cháu có quá nhiều vấn đề đến nỗi cháu cũng chẳng biết đâu là vấn đề tồi tệ nhất cả”.

“Ta biết”, Bubba đáp, đặt chân lên vai Matt vỗ về. “Chuồng của hai chúng ta nằm ở đối diện nhau. Ta đã quan sát anh bạn được khá lâu, nên hiện giờ, ta chắc chắn đã nắm được vấn đề lớn nhất của anh bạn”.

“Thật ư?”, Matt hoài nghi đáp lại, đôi mắt mở to hơn.

“Đúng vậy”, Bubba nói. “Vấn đề của anh bạn hết sức rõ ràng, chỉ là anh bạn đã để cho những suy nghĩ tiêu cực làm mờ mắt, đến nỗi không thể tự nhìn nhận ra được thôi. Vấn đề lớn nhất của anh bạn chính là đang tự khiến cho chú chó tiêu cực bên trong mình bội thực. Anh bạn thấy đấy, chúng ta, ai cũng mang bên trong mình hai bộ mặt. Một là bộ mặt của chú chó với suy nghĩ tích cực, vui vẻ, lạc quan và tràn đầy hi vọng. Bộ mặt còn lại là chú chó với suy nghĩ tiêu cực, dễ dàng nổi xung, rầu rĩ, bi quan và luôn sợ hãi. Cuộc chiến giữa hai mặt của một thực thể luôn luôn thường trực trong chúng ta, nhưng hãy đoán xem, ai là người thắng cuộc?”.

Matt ra vẻ hơi bối rối. “Cháu không biết, chú Bubba à”, Matt đáp lại, lắc lắc cái đầu.

“Chú chó thắng cuộc là chú chó mà ta chăm bẵm nhiều nhất”, Bubba la lên. “Anh bạn cần phải chăm sóc kỹ lưỡng cho gương mặt đại diện tích cực bên trong mình, và bỏ đói chú chó là hiện thân của sự tiêu cực. Càng được chăm bẵm, chú chó tích cực trong mỗi chúng ta sẽ ngày một trưởng thành. Còn chú cho tiêu cực thì ngược lại, càng bị bỏ đói nó sẽ càng teo tóp và yếu đuối. Chọn chăm bẵm chú chó nào, ta sẽ trở thành chú chó như vậy, vì thế, hãy chăm sóc chú chó của sự tích cực. Chẳng mấy chốc, vấn đề to lớn của chúng ta sẽ nhường chỗ cho phước lành và một tương lai tươi sáng”.

Bubba sau đó túm lấy Matt trêu đùa, cả hai cùng chạy ra sân chơi và hàn huyên về sức mạnh cũng như lợi ích của lối sống tích cực bên cạnh cái giá phải trả khi buông mình theo sự vẫy gọi của tiêu cực.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button