Kỹ năng mềm

Chết Không Sợ Hãi

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Lama Ole Nydahl

Download sách Chết Không Sợ Hãi ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


LỜI NÓI ĐẦU

Khi vợ tôi, Hannah, phát hiện ra cô ấy bị ung thư phổi, chúng tôi đã choáng váng, nhưng bên trong vẫn bình tĩnh. Chúng tôi biết điều gì đang chờ đợi chúng tôi, đặc biệt là cô ấy. Tâm trí cô ấy luôn mở rộng, bất kể tình yêu mãnh liệt chúng tôi dành cho nhau. Cô ấy đã sử dụng những tháng cuối của cuộc đời mình để hoàn tất công việc và sau đó, một cách có ý thức, chào từ biệt tất cả bạn bè của cô ấy trước ngày mà cô ấy không thể nói được nữa. Cô ấy ra đi với nụ cười trên môi.

Kể từ năm 1968, khi Phật Pháp đã thúc đẩy chúng tôi tới Nepal, những vị Thầy đáng kính đã chuẩn bị cho chúng tôi để giúp những người khác trong quá trình hấp hối và giúp bản thân khi đối diện với cái chết. Vợ tôi không cần thêm các Pháp khác và đã sử dụng các phương pháp thiền định thích hợp một cách tự tin nhất. Những người xung quanh cô ấy cũng đáp ứng tốt nhất với những yêu cầu của cô ấy vì họ biết điều gì là quan trọng nhất vào thời khắc đó và bằng cách đó, cô ấy đã được hỗ trợ và giúp đỡ trong suốt quá trình hấp hối.

Giai đoạn tang lễ cho Hannah cũng không giống thường lệ. Tôi tiếp tục làm việc, sau một khoảng thời gian rút lui ngắn, bởi vì tôi biết rằng lúc này đây, cô ấy có điều kiện tốt hơn so với cơ thể đau bệnh và bởi vì tôi chắc chắn rằng chúng tôi sẽ tiếp tục công việc cùng nhau một cách đầy hân hoan trong những đời sống tiếp theo.

Sau nhiều năm thực hành theo như ước nguyện và chân truyền của bậc hành giả vĩ đại, tôi đã trở thành một vị Thầy chuyên nghiệp về thời khắc đặc biệt này trong đời người. Cùng với niềm hạnh phúc ngày càng lớn, tôi luôn luôn chứng kiến những tác động của các Pháp đầy lợi lạc của Đức Phật lên những người bất an, không biết điều gì sẽ xảy đến khi cuộc sống của họ đến hồi kết thúc.

Tất cả những học trò, những người biết về các Pháp, về sự vĩnh cửu của tâm, tiến trình hấp hối, cái chết và tái sinh và cụ thể là thực hành “Chuyển thần thức vào lúc lâm chung” (Phowa) đều có một điểm chung: Họ can đảm nhìn vào tương lai một cách không sợ hãi, nghĩ cho người khác và là nguồn sức mạnh cho những người xung quanh. Họ là mắt bão yên bình của trận bão đổ xuống gia đình khi thần chết sắp tới.

Hy vọng quyển sách này sẽ loại bỏ nỗi sợ hãi cái chết của nhiều người và giúp họ gieo những hạt giống hạnh phúc vĩnh cửu trong tương lai.

Nhìn ra hồ và các ngọn núi tại Đạo tràng châu Âu vào tháng 7 năm 2010, tại cảnh giới được bảo trợ của vị Bồ Tát Ô Trắng, vào ngày của vị Bảo hộ Áo Choàng Đen,

Lạt Ma của các bạn,

Lama Ole

ĐỌC THỬ

Chương IVÒNG TUẦN HOÀN CỦA ĐỜI SỐNG

Vạn vật bắt nguồn từ sự kết hợp của những tế bào lớn nhất và nhỏ nhất trong một con người: Trứng của người nữ và tinh trùng của người nam. Từ thời khắc kết hợp, hàng triệu triệu tế bào phát triển theo hàng trăm cách khác nhau trong chín tháng. Sau một tháng, một sự sống dài khoảng 6mm được hình thành. Và bốn tuần sau đó, những cánh tay, chân, bàn tay và bàn chân hình thành. Trong quá trình này, sự phát triển của phôi thai chịu ảnh hưởng không chỉ từ sự phát triển của các tế bào mà còn từ sự phân hủy của các tế bào đã được hình thành. Từ đó, những cánh tay nhìn không giống những cái mái chèo nữa, những tế bào tạo màng giữa những ngón tay và ngón chân sẽ chết đi, vì đó là cách duy nhất để từng ngón một được linh hoạt. Nhãn cầu cũng không thể được hoàn toàn phát triển nếu không có những tế bào trước nó đã phân hủy, vì chúng được tạo nên từ một chỗ lõm đơn giản trên da, trở thành một giác quan phức tạp. Nếu không có sự phân hủy của các tế bào nhân trong mắt, tầm nhìn của chúng ta sẽ trở nên mờ mịt trước những cảnh vật thật nhất trên thế giới.

Giống như vậy, đầu tiên là những tế bào của não bộ được hình thành. Sau đó, thông qua sự thoái hóa của từng tế bào đơn lẻ, các vùng của não bộ phát triển cao hơn. Nhưng sự đổi mới không ngừng – điều này khá đối lập với các giả thuyết của các nghiên cứu về thần kinh và não bộ vào thập kỷ 90 cho rằng não bộ của người trưởng thành không có khả năng phát triển cao hơn. Ngày nay, chúng ta biết rằng não bộ có khả năng thích ứng tới tận tuổi già và thậm chí, có thể bù đắp cho sự mất đi một bên bán cầu não.1

I.1. PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC

Khoa học hiện đại ngày càng từ bỏ quan niệm rằng con người chỉ là một cỗ máy sinh hóa. Giả thuyết ban đầu cho rằng rõ ràng não bộ tạo ra tâm trí vì điều này phù hợp với cách suy nghĩ duy vật và lịch sử trí tuệ của người châu Âu2. Con người được xem như là một cỗ máy xử lý kiến thức và ý thức bị xem giống như là một chức năng có liên quan tới giám sát. Nhưng điều này làm nảy sinh nhiều lĩnh vực chưa giải thích được và vấn đề căn bản là tâm xử lý các đặc điểm mà không một thứ vật chất nào tạo nên.

Thế nhưng, trong những năm gần đây, nghiên cứu não bộ đã ngày càng tiến xa khỏi cách tiếp cận duy vật cực đoan và mở rộng tầm nghiên cứu, trải nghiệm xa hơn tất cả những kiến thức về sinh học thần kinh. Nhiều quan sát không thể giải thích thông qua môn sinh học về não bộ và những nghiên cứu về kinh nghiệm cận tử (NDE) đang ngày càng cho thấy rằng những kinh nghiệm sáng suốt có thể độc lập với não bộ. Nhận thức không thể bị giới hạn bởi não bộ vì não bộ có chức năng giống như là kích hoạt hơn là xử lý. Trong những khảo sát về những người có kinh nghiệm cận tử, họ luôn nhắc tới những cảm giác an lành, hạnh phúc (90%), cảm nhận về các ánh sáng (77%) hoặc về những kinh nghiệm thoát khỏi thân xác.3

Cũng giống như là môn vật lý lượng tử, nghiên cứu não bộ ngày nay đang tiến những bước cao hơn cách nhìn cũ vốn xem thực tại là những gì có thể cân đong đo đếm được hoặc cảm nhận bằng các giác quan. Càng ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu não bộ ngày nay giả định rằng nhận thức của con người, theo một nghĩa rộng, là kết quả của những cấu tạo tinh thần… Do đó, ví dụ như, bên cạnh những kích hoạt của những cơ quan xúc giác này, hoạt động của não bộ gần như là tương tự bất kể một người thực sự nhìn thấy bình minh trên biển hoặc chỉ tưởng tượng ra cảnh này khi nhắm mắt. Có nhiều những biểu hiện cho thấy rằng nhận thức không được tạo ra bởi não bộ, nhưng không bị giới hạn về thời gian, không gian và địa điểm.

Dưới góc nhìn của đạo Phật, thật là thú vị khi mà hai ngành nghiên cứu vật lý lượng tử và thần kinh học gặp nhau. Tại điểm gặp nhau này, nhiều phương pháp tiếp cận và góc nhìn chứa đựng những bài học mà Đức Phật đã dạy hai nghìn năm trăm năm trước. Khi vật lý truyền thống cho rằng một vật là thực tế, cả cơ chế nguyên tử và thuyết tương đối đều phủ nhận quan điểm này4. Theo quan điểm của Phật giáo, không có thế giới độc lập của người quan sát – hoặc, như Einstein đã từng nói: “Thực tại chỉ đơn thuần là một ảo giác, dù là một ảo giác bền bỉ và liên tục”5. Cả vật lý lượng tử và đạo Phật đều vượt lên trên cách nhìn nhị nguyên, tránh những thái cực của “cái này – hoặc cái kia” và thay vào đó, chọn cách nhìn “cả hai – và”. 2.500 năm trước, Thành tựu giả Saraha ở miền nam Ấn Độ đã mô tả điều này theo cách gần gụi nhất với đời sống: “Bất kỳ ai nghĩ rằng thế giới này là thực đều ngu ngốc như một con bò. Ai nghĩ rằng nó không thực còn ngu ngốc hơn”. (Bởi vì ở tầng mức tương quan, nó đi ngược lại với luật Nhân – Quả, ví dụ như nghiệp).

Không gian được nhìn nhận trong chính nó vì tính trống rỗng của các đặc điểm của riêng nó và kết nối mọi thứ, hàm chứa tất cả kiến thức và không tách rời khỏi bất cứ thứ gì. Vào mùa thu 2004, Prupert Sheldrake yêu cầu một nhóm người tại Đại học Cambridge đoán ai trong số bốn người có thể và được biết tới gần đây đã gọi điện cho họ6. Kết quả đoán trúng nhiều hơn so với số thống kê mong đợi 25% (từ phương pháp Thử và Sai) và đạt 42%. Nhà vật lý lượng tử Anton Zeilinger của Đại học Vienna hiểu về các cơ chế nguyên tử như là một lý thuyết thông tin và đã chứng minh, ví dụ như, bằng những kinh nghiệm với “các phần tử được hút lại” (các hạt photon) rằng cùng một lượng thông tin có thể xuất hiện trong không gian tại nhiều nơi khác nhau cùng một lúc mà không cần những đường truyền dẫn vật lý7. Các nhà nghiên cứu khoa học thường phải chia sẻ giải Nobel vì họ thường đi đến những kết luận của mình cùng một lúc và một cách độc lập với nhau từ nhiều nước khác nhau8.

Sự thật rằng vũ trụ của chúng ta, một cách căn bản, bao gồm những thông tin làm chấn động một cách sâu sắc các ngành nghiên cứu khoa học lấy vật chất làm nền tảng tới tận những cơ sở căn bản và đồng thời xác nhận những bài học của Đức Phật về không gian hoàn thiện giống như một cái hộp chứa hơn là một cái gì đó tách biệt các vật với nhau – và từ đó, không có hố đen, nhưng như là một cái gì đó chứa đựng và kết nối vạn vật9.

Nếu một người từ bỏ những sự hiểu biết về thế giới đã được dạy cho tới ngày nay và theo những hiểu biết mới nhất về vật lý lượng tử, tâm thần học và những nghiên cứu về kinh nghiệm cận tử, việc tái sinh sẽ trở nên dễ hiểu. Điều này có thể so sánh giống như một chiếc đài phát thanh: Ngay cả khi các thiết bị bị vỡ, chiếc đài vẫn có thể tiếp tục truyền thanh. Nếu bộ phận tiếp nhận (là não bộ) từ từ mất liên kết, trong trường hợp hấp hối, các cơ quan chức năng hoạt động yếu dần, yếu dần. Khi đó, toàn bộ người đó sẽ không biến mất mà chỉ có phần được cấu tạo bởi vật chất biến mất mà thôi. Tất cả những đặc điểm của người đó sẽ được bảo toàn. Những gì mà một người có sẽ tan biến, nhưng những gì là chính người đó – phần trải nghiệm tất cả mọi thứ – sẽ được giữ lại, tồn tại vượt trên không gian và thời gian. Cái chết, giống như sự sinh ra, chỉ là một sự chuyển tiếp sang một tình trạng mới của nhận thức. Sau các tình trạng cận tử, (Skt.antarābhava, Tib.bardo), khi mà những ấn tượng sâu sắc nhất được tích lũy, phần trải nghiệm mọi việc sẽ kết nối chính mình với một thân thể mới phù hợp, trong thế giới phù hợp với những gì mà nó đang mang sẵn.

Nhận thức của chúng ta – là những gì đang nhìn qua đôi mắt của chúng ta, lắng nghe qua đôi tai của chúng ta, cảm nhận qua làn da của chúng ta và suy nghĩ về hôm qua hay ngày mai, tâm của chúng ta có thể làm tất cả những điều này. Bản chất thật của tâm hàm chứa sự vô hạn về cả thời gian và giới hạn. Nó giống như là một chiếc gương, khi những hình ảnh tới và đi nhưng chiếc gương không hề thay đổi. Nó giống như là đại dương khi những con sóng xuất hiện và biến mất, khi đại dương vẫn không hề biến động. Điều này có nghĩa là nhận thức của chúng ta, là khởi nguồn của mọi vật sinh ra, chưa bao giờ được tạo ra, và do đó, không thể bị chia thành nhiều mảnh nhỏ. Vì phần trải nghiệm không được sinh ra, do đó, nó cũng không thể chết. Chỉ có thân xác của chúng ta, do chúng được tạo nên bởi vật chất, sẽ chết đi.

Tâm nhận thức mọi vật nhưng bản thân nó không có giới hạn hoặc bị ngăn cản bởi bất cứ điều gì. Nó giống như là không gian. Do đó, mọi sự việc diễn ra chỉ là trò chơi không giới hạn của nó. Bất kể sự việc hiện ra hay mất đi, bất kể chúng đến hay đi đều thể hiện sự phong phú của tâm. Cái tốt nhất tồn tại mọi lúc và mọi nơi. Tâm luôn luôn chơi trò chơi với chính nó, cho phép các thế giới, các trạng thái của tâm, những sự bám víu và những kinh nghiệm nội tại chứa đầy những suy nghĩ và cảm xúc nổi lên trong và ngoài bản thân nó. Nếu không có gì xuất hiện bên trong và bên ngoài, nó sẽ cho thấy khoảng không của tâm – cái tiềm năng vốn có của nó. Nếu một điều gì đó được trải nghiệm hoặc diễn ra, tâm sẽ cho thấy tính chất trong sáng và khả năng thể hiện một cách tự do. Thực tế là cả hai đều có thể thể hiện cùng một lúc cho thấy tính vô hạn của tâm.

Khi chúng ta càng hiểu rằng tâm là không thể phá hủy được thì những mong đợi và lo sợ sẽ càng mất dần và chúng ta có thể nghỉ ngơi một cách hoàn toàn ngay trong từng khoảnh khắc hoặc hành động. Do đó, chúng ta ít bị “kẹt” trong thế giới tưởng tượng của mình về quá khứ và tương lai hoặc ít suy nghĩ rằng mình phải chứng tỏ một điều gì hoặc phải xin lỗi cho một việc gì. Dần dần, một cái nhìn mới sẽ xuất hiện. Và với cái nhìn này, mọi thứ đều rất thú vị chỉ bởi vì nó diễn ra hoặc thể hiện những tiềm năng có thể của tâm. Thay vì hy vọng hay sợ hãi, chúng ta đột nhiên trải nghiệm không gian và tự do, từ cả bên trong và bên ngoài, và một cách hân hoan, nhận biết sự phong phú và quyền năng mà chúng sinh sở hữu và có thể truyền đi cũng như mức độ phong phú mà mỗi người có thể đạt tới. Bất kể một điều gì đó đến thông qua tuổi trẻ, sức mạnh và tình yêu hoặc mất đi thông qua tuổi già, bệnh tật và cái chết – cả hai đều cho thấy cái vô hạn của tâm – một sự thể hiện của những tiềm năng vô hạn và vốn có của tâm.

I.2. KHÔNG CÓ KHỞI ĐẦU VÀ KHÔNG CÓ KẾT THÚC

Từ hàng nghìn năm, con người đã nghiên cứu về thế giới, sự sống, cái chết và điều gì sẽ đến sau đó. Nhiều giả thuyết và góc nhìn khác nhau đã được xây dựng. Ý tưởng rằng thế giới có thể có khởi đầu và kết thúc đã từng được phổ biến rộng rãi. Ý tưởng này có thể tìm thấy trong những suy nghĩ của người Viking và người Hy Lạp, hoặc trong ba tôn giáo chính của Trung Đông, trong đó những người của Đấng Tối Cao – thường cùng với những vị thần nghiêm khắc – trải nghiệm những giả thuyết và ý tưởng này trên đường đi tới miền đất hứa. Trong khi các tôn giáo này tin rằng Đấng Tối Cao là nguồn gốc và là đích tới cuối cùng của Thế giới của họ, Phật giáo và các tôn giáo lấy kinh nghiệm làm nền tảng – như là đạo Hin-đu hoặc đạo Lão – lại tiếp cận với thế giới theo góc nhìn từ vòng tròn vĩnh cửu của xuất hiện và biến mất (Vòng tuần hoàn của đời sống).

Thế giới không phải là sự tạo thành của một quyền năng cao hơn hoặc cái gì đó chủ quan và bên ngoài, nó liên tục được tạo ra bởi những sự cảm nhận và những hành động. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể giải thoát chính mình bằng phát triển sự hiểu biết sâu sắc vượt lên cái nhìn hạn hẹp của một cá nhân. Thay vì đổ lỗi cho những tội lỗi căn nguyên, chúng ta đơn giản nhìn vào những tình huống được đưa ra, những ảnh hưởng và những điểm quan trọng trong quá trình phát triển của trong và sau đời sống. Một cách tùy nghi, chúng ta có thể xin lời khuyên từ những bậc uyên thâm về sự sống, cái chết và tái sinh hạnh phúc nếu một người đặt lòng tin vào những tôn giáo lấy kinh nghiệm làm nền tảng – và ở đây, đặc biệt là Phật giáo Tây Tạng.

Để phát triển sự hiểu biết về những trạng thái và biểu hiện khác nhau của tâm, các bài giảng của Đức Phật chia vòng tuần hoàn của đời sống thành những phần khác nhau. Nó bao gồm một chuỗi không dứt của những khoảnh khắc phụ thuộc lẫn nhau, nhưng có thể được chia thành những trạng thái trung gian. Những trạng thái trung gian này, từ một điểm khởi đầu nhất định tới một điểm kết thúc nhất định, được chỉ định rõ bởi thuật ngữ “bardo”. Bardo có nghĩa là “khoảng cách” hoặc “giữa”. Có vô số bardo vì mọi thứ luôn luôn thay đổi không ngừng. Cho tới tận giác ngộ, một người luôn trong giai đoạn chuyển tiếp từ một trạng thái này sang một trạng thái khác. Theo nghĩa phổ thông, bardo được hiểu như là trạng thái trung gian giữa đời sống hiện tại và tái sinh vào cuộc sống tiếp theo (kiếp sau). Chỉ có trạng thái mà người biết nhận ra cái vô hạn của chính mình – giải thoát hoặc giác ngộ – không phải là một bardo.

Một số đoạn trong Tử Thư Tây Tạng chỉ nói tới hai bardo: bardo của đời sống và bardo của cái chết. Nhưng trong một số sách khác, có bốn bardo: sống, chết, Phật tính và tái sinh. Thậm chí những giải thích cụ thể hơn phân định thêm hai bardo nữa trong quá trình trung gian của đời sống. Điều này tạo nên sáu bardo: thức tỉnh, mơ mộng, thiền, hấp hối, bản chất tự nhiên tối thượng và tái sinh.10

Image001
 

Bardo của đời sống (Skt.jatyantarābhava, Tib.rangzin bardo): Trong giai đoạn thức tỉnh, mọi người tương tác với thế giới được cảm nhận qua các giác quan một cách thông thường thông qua: thân thể, lời nói và ý nghĩ. Một người được xem là có nhận thức và có thể suy nghĩ và hành động một cách tự do tự tại. Thế giới được trải nghiệm như là một thế giới lập thể và có lô-gíc. Trong suốt một ngày, thế giới thông thường được trải nghiệm, thậm chí nó còn được tô màu theo chính thái độ của mỗi cá nhân. Phần chung là phần trải nghiệm của các giác quan của chúng ta và sự kết nối giữa các nền văn hóa cho phép chúng ta trải nghiệm. Phần cá nhân là những gì mà một người thêm vào thông qua những ước nguyện và mong đợi của mình. Trong suốt quá trình này, chúng ta có thể thay đổi cuộc đời mình một cách có ý thức, điều khiển và tương tác với tâm của mình (xem “Những con đường dẫn tới Hạnh phúc và Tái sinh”). Cùng với những trợ giúp của các phương pháp của đạo Phật, chúng ta có thể chuẩn bị tốt nhất cho tương lai và do đó, cho tất cả những trạng thái trung gian khác.

Bardo của sự mộng tưởng (Skt.svapanāntarābhava, Tib.milam bardo): Những giai đoạn mơ mộng trong quá trình ngủ được gọi là bardo thứ hai, nằm trong bardo của đời sống. Nó cũng bao gồm các trạng thái được tạo ra bởi những chất gây ảo giác hoặc chất có cồn. Trong khi mơ mộng, ba loại kinh nghiệm có thể xuất hiện trong ba giai đoạn của đêm: Đầu tiên, những ấn tượng ban ngày được xử lý, sau đó những kinh nghiệm vật lý có thể trỗi dậy trong giai đoạn ngủ sâu và, ngay trước khi tỉnh giấc, tâm trí đôi khi mở ra cho bất kỳ điều gì xảy đến – trong giấc ngủ sâu không bị bất kỳ điều gì tác động, chúng ta có thể nhìn rất xa vào tương lai của mình. Giấc mơ được trải nghiệm một cách sống động như là trong thế giới hàng ngày, cho dù mọi việc diễn ra hoàn toàn tự nhiên và độc lập với thời gian, địa điểm và cơ thể. Tất cả những gì diễn ra trong mơ là không thể chia sẻ với người khác. Chúng gắn liền với tâm, và không theo các trật tự về thời gian. Trong giấc ngủ sâu, nhận thức đi sâu vào trung tâm của cơ thể và chỉ có các Thành tựu giả với những phương pháp thiền định cụ thể là có thể trải nghiệm được chúng, sự vô minh hoàn toàn thắng thế.

Bardo của thiền định (Skt.samādhyantarābhava, Tib.samtan bardo): Một Phật tử đã tiến bộ thực hành thiền định thường xuyên với mục đích nhận biết được chân tâm của mình. Trong các hoạt động hàng ngày, anh ta giữ một cái nhìn chân thực nhất có thể và áp dụng điều này vào dòng chảy của thói quen của những trải nghiệm. Bằng cách đó, anh ta có thể học được cách phản ứng ít dần đi với những cảm xúc của mình, an trụ một cách có ý thức vào từng thời khắc, và có thể càng ngày càng trải nghiệm được những phẩm chất vượt thời gian của tâm. Vào cuối giai đoạn thiền định, khi mà những công việc hàng ngày hiện trở lại, mức độ này sẽ được duy trì bằng cách tốt nhất có thể. Với từng bài tập thiền định, anh ta không chỉ biết về tâm nhiều hơn, mà còn nhận thức “cả hai – và” cho phép anh ta kiểm soát tốt hơn các trải nghiệm. Chúng ta chỉ sử dụng cụm từ “bardo của thiền định” khi một trải nghiệm trực tiếp về bản chất tự nhiên của tâm được bộc lộ. Chỉ khi đó, chúng ta mới có khả năng phân biệt giữa trạng thái thiền định và sau thiền định. Giống như là sự chuyển đổi từ một cảnh giới của kinh nghiệm sang cái tiếp theo (ngủ/thiền định) ngày càng trở nên gần gụi sau nhiều năm, chúng ta có thể đi qua giai đoạn chết một cách có ý thức. Điều này là có thể về mặt vật lý và tùy thuộc vào khả năng của mỗi người, hãy sử dụng nó như là cách có thể tốt nhất cho tương lai. (Xem thêm Những con đường dẫn tới Hạnh phúc và Chết một cách có ý thức).

Nhưng những kinh nghiệm hàng ngày không phải là những trạng thái trung gian duy nhất phải trải qua. Thân sẽ không thể giữ được tâm nếu những điều kiện cho sự sống không còn. Do đó, ý thức – năng lượng của thân sẽ rời khỏi tâm, và ba bardo nữa sẽ xuất hiện một cách ép buộc.

Bardo của sự hấp hối (Skt.mumūrşāntarābhava, Tib.chikai bardo): Trạng thái đầu tiên của những trạng thái trung gian, bardo của sự hấp hối, là tiến trình chết, là khoảng thời gian ngay trước, trong khi và ngay sau khi cái chết lâm sàng diễn ra. Đây là điều mà tất cả chúng sinh đều trải nghiệm hết lần này tới lần khác không có khởi đầu và cũng không có kết thúc cho tới khi đạt tới giác ngộ và giải thoát. (Xem Tiến trình hấp hối).

Bardo của Pháp tính (Skt.dharmatāntarābhava, Tib.chönyi bardo): Trong trạng thái thứ hai của những trạng thái trung gian, bardo của Pháp tính, chúng ta có cơ hội để hòa tan với ánh sáng trong trẻo của tâm. Bằng cách hòa tan này, chúng ta có thể nhận ra được chân tâm và đạt được giác ngộ. Nếu khoảnh khắc này trôi qua mà không được dùng tới, tiếp theo đó sẽ là khoảng sáu mươi tám giờ không có ý thức, cho những người đã từng thực hành. Ngay khi chúng ta thức tỉnh từ trạng thái này, chúng ta (là những Phật tử) có cơ hội trong bảy ngày tiếp theo để gặp những bậc Thầy của mình và những hình tướng Phật mà chúng ta đã tạo dựng các liên kết thông qua những bài thiền tập có hướng dẫn hoặc các lễ quán đỉnh và đi vào những cõi Phật đầy an lạc này. (xem Thời khắc quan trọng).

Bardo của sự tái sinh (Skt.bhāvāntarābhava, Tib.sipai bardo): Nếu chúng ta chưa có khả năng sử dụng cơ hội để đạt tới trạng thái vượt ngã trong những bardo trước, chúng ta sẽ đi tiếp đến trạng thái trung gian tiếp theo, bardo của sự tái sinh, bắt đầu từ ngày thứ 10 trở đi. Tại đây, những dấu ấn trên phần ý thức, bao gồm nghiệp và những khuynh hướng, tạo thành một khuôn mẫu thể rắn hơn bao giờ. Điều này cột chúng ta vào cuộc sống mới trong thế giới nhị nguyên trong bốn mươi chín ngày sau đó. (xem Tái sinh).

I.3. TỬ THƯ TÂY TẠNG

Tại phương Tây, những giảng giải về Tử Thư Tây Tạng (Tib.bardo thödröl: Giải thoát nhờ vào lắng nghe trong những giai đoạn thân trung ấm) rất nổi tiếng. Quyển sách này bao gồm kinh Phật từ thế kỷ thứ tám, thời kỳ khởi nguồn của vị sáng lập ra Phật giáo Tây Tạng – Đức Liên Hoa Sanh (Guru Rinpoche). Quyển sách này, được xem trọng hơn những quyển sách khác bởi vì sự giống nhau của nó với những kinh nghiệm cận tử (NDE) được các nhà nghiên cứu hôm nay mô tả và giải thích. Quyển sách bao gồm những bài giảng về tiến trình chết và tái sinh và giải thích những khả năng có thể thoát khỏi vòng luân hồi của cái chết và sự tái sinh. Trong những trường phái “Cũ” hoặc “Nón Đỏ”, quyển sách này thường được đọc khi còn sống, để có thể nhớ lại những chỉ dẫn trong đó vào thời điểm hấp hối và trong những giai đoạn thân trung ấm, nhằm ngay lập tức đạt tới giác ngộ. Đồng thời, những người đã khuất, và đang trong giai đoạn thân trung ấm, khi được nghe quyển sách này sẽ được hướng dẫn tới những tái sinh tốt hơn.

Tuy nhiên, việc suy nghĩ theo chiều hướng phân tích là quan trọng, bởi vì chiến tranh đã gây ra nhiều đau khổ, những điều kiện như thời Trung cổ đã ảnh hưởng nhiều tới Tây Tạng với những cảnh sát và bảo vệ. Các nhà cầm quyền – phần lớn là những chủ đất ở Lhasa – và ba tu viện lớn lân cận đã cố gắng giữ cho dân chúng dễ phục tùng bằng cách duy trì những nỗi lo sợ ở một mức độ nhất định trong cộng đồng của họ. Điều này đã khá thành công với những người dân hiền lành tại khu vực trung tâm của Tây Tạng. Họ nhấn mạnh nỗi sợ hãi cái chết và địa ngục sau cái chết. Nếu một người nghiên cứu về những kinh nghiệm cận tử, toàn cảnh tốt đẹp hơn sẽ hiện ra, chắc chắn không phải do các loại thuốc giảm đau có chất lượng hoặc những cộng đồng văn minh của các nước phương Tây. Một cách căn bản nhất, những ấn tượng và hình ảnh xuất hiện trong tâm trí sau khi chết tùy thuộc vào thái độ và phong cách sống của một người lúc đương thời.

Các vị Thầy (Tib.Lamas) của ba trường phái cũ của Tây Tạng trên đây đều giảng dạy về cách nhìn toàn diện của những kinh nghiệm và quá trình đa dạng sau cái chết cho tới khi tái sinh. Thêm vào đó, những vị Thầy vĩ đại về thiền định của họ, còn được gọi là những người đã tới đích, là người sáng lập của những bài giảng này. Bởi vì tâm không chỉ mang tới những kinh nghiệm mới mà còn lưu trữ những kinh nghiệm trước đây, những vị Thầy này ghi nhớ những kinh nghiệm từ những đời sống trước thông qua sự thấu thị thông suốt của họ. Điều này giải thích rất nhiều và đưa ra những sự chắc chắn không thể thay đổi.

Những bài giảng của Đức Phật, những lời dạy của Đức Liên Hoa Sinh (Guru Rinpoche), những kinh nghiệm của các bậc Thầy về Phật Pháp, và sự sáng suốt của những người đã và đang thực hành các bài thiền tập Phật giáo từ những kiếp trước, xác thực những mong ước sâu xa: có sự vô hạn vượt cao hơn những mức độ ý thức của con người về sự an lạc tối thượng, và có những phương pháp mà một người có thể học trong suốt cuộc đời nhằm đạt được sự tự do vĩnh cửu cho tâm trí tại thời điểm cái chết tới từ bất kỳ sự đau đớn nào và – nếu một người thành công trong việc nhận diện, rồi sau đó, nhận ra rằng Ánh sáng Trong trẻo chính là chân tâm – sẽ nhận ra được chân giác ngộ. Những phương pháp thực hành này, cho cả thân, khẩu và ý được người Tây Tạng gọi là Phowa. Phowa là phương pháp dễ nhất và hữu dụng nhất trong suốt cuộc đời. Phowa được mô tả cụ thể tại chương Chết một cách có ý thức. Phowa làm yếu đi những nỗi sợ hãi ngay khi chúng ta còn đang sống và tự động đưa những người đã học phương pháp này tới những cảnh giới (mức độ) (giải thoát hoặc an lạc tuyệt vời) của nhận thức mà ở đó, sẽ không phải quay trở lại những cảnh giới thấp hơn.

Bất kỳ ai mong ước phát triển những khả năng và phẩm chất trong những cảnh giới vốn sẵn có trong tâm này, cần sớm quyết định áp dụng quy trình hấp hối và tiến trình chết cho mục đích này. Không có thời điểm khác nào mà những điều kiện cho bước đột phá vĩ đại của sự phát triển lại hội tụ một cách lợi lạc như vào lúc này: Khi mà tất cả những ý niệm thuộc về tri giác đã được bỏ lại phía sau, thói quen biến mất và tất cả các nguồn năng lượng tập trung, sau đó con đường mở ra cơ hội lớn cho sự phát triển. Tùy thuộc vào sự thấu hiểu và dũng khí của một người, mà người đó có thể nhận ra tâm của mình một cách sâu sắc như là sự thật vô tận, an lạc tự tại và tâm từ bi.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button