Kỹ năng mềm

Cha Điểm Tựa Đời Con

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Mark Victor Hansen, Jack Canfield

Download sách Cha Điểm Tựa Đời Con ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                     

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Có phải tất cả chúng ta đều cảm thấy khó thể hiện tình yêu của mình với người cha, trong khi mọi thứ đều dễ dàng nói ra với mẹ? Không nghi ngờ gì nữa, cha chính là điểm tựa cho cuộc đời của mọi đứa con, nhưng dường như sự nghiêm khắc mà cha buộc phải có đôi khi tạo nên khoảng cách giữa cha và các con. Nếu có lúc nào đó trong đời, bạn hoài nghi tình yêu mà cha dành cho mình, hãy đọc cuốn sách này, nó sẽ khiến bạn nhận ra tình yêu cha dành cho bạn lớn lao nhường nào.

Một người đàn ông vừa là cột trụ của gia đình, vừa là người thầy nghiêm khắc của các con. Cha chăm lo cho bạn từ khi còn nhỏ xíu, cha nghiêm khắc trách mắng bạn khi bạn mắc phải lỗi lầm. Nhưng cha cũng sẽ là người luôn sẵn sàng tha thứ cho bạn, đón nhận bạn trở về ngôi nhà thân yêu của ông. Dù những bàn tay bạn bè có bỏ rơi bạn, thì bàn tay cha vẫn sẽ luôn ở đó, chờ đợi để tiếp thêm sức mạnh cho bạn.

Những mẩu chuyện trong cuốn sách giống như những điều bình dị bạn vẫn thấy trong đời, chỉ khác là nơi đây, những cảm xúc được bộc lộ nhiều hơn, có lẽ là vì chúng ta luôn cảm thấy thoải mái hơn khi viết ra những gì mình nghĩ.

Cuốn sách cũng là lời dặn dò cho những người cha đam mê công việc, rằng gia đình luôn là báu vật quý giá nhất mà một người may mắn có được trong đời. Dành thời gian cho tổ ấm của mình, chỉ dạy những đứa con của mình chính là nhiệm vụ cao cả nhất, là công việc được trả lương cao nhất.

Cha – điểm tựa đời con.Cha cũng là niềm tự hào của con. Hãy dành cuốn sách này và những hành động yêu thương chăm sóc của bạn cho cha mình, nếu những lời yêu thương vẫn chưa thể thốt lên thành lời trên môi bạn.

Trích dẫn :

MẪU PHẤN

Hầu như mọi thành viên trong gia đình tôi đều sợ bố, ngay cả mẹ cũng vậy. Khi còn nhỏ, tôi và chị gái cho rằng mọi gia đình đều giống như thế cả. Tất cả mọi gia đình đều có một người bố khó tính và một người mẹ hiền hậu luôn che chở và yêu thương các con.

Mẹ luôn cho rằng chị em tôi là những đứa con ngoan trong khi bố chẳng bao giờ nhìn nhận điều đó. Tuy nhiên, đúng hơn thì chúng tôi là những đứa trẻ trầm lặng, nhút nhát, hiếm khi nói chuyện và không bao giờ nói chuyện khi bố có mặt ở nhà. Mọi người đều bảo mẹ có những đứa con gái hiền lành nhất và mẹ luôn tự hào về điều đó.

Một ngày nọ, chị em tôi khám phá ra một trò chơi mới mẻ – trò chơi mà chúng tôi tin sẽ chẳng làm ai phiền lòng cả. Số là nhà tôi có một cánh cửa bằng gỗ phía sau bếp; chúng tôi nhận ra mình có thể vẽ lên cửa bằng những viên phấn đủ màu sắc và có thể chùi sạch nó ngay sau đó. Thật là thú vị biết bao!

Và ngày nào hai chị em tôi cũng vẽ thật nhiều bức tranh trên cửa. Chúng tôi hết sức ngạc nhiên khi nhận ra tài năng của mình. Những bức tranh đều thật tuyệt! Một hôm, chị em tôi quyết định sẽ vẽ một “kiệt tác” và mời mẹ đến chiêm ngưỡng nó. Biết đâu mẹ sẽ mời tất cả hàng xóm tới xem và có thể sau đó, họ sẽ đề nghị chị em tôi vẽ lên cả những cánh cửa nhà họ cũng nên. Chúng tôi chờ đợi tài năng của mình được tôn vinh! Thế nhưng, sự chờ đợi đó của chúng tôi đã không đến. Thay vì nhận ra vẻ đẹp của bức tranh, mẹ chỉ nhìn thấy khoảng thời gian và công sức phải bỏ ra để lau sạch cánh cửa. Và mẹ nổi giận. Dù không hiểu mình đã gây nên tội lỗi gì nhưng chị em tôi biết mình đang gặp rắc rối to!

Chúng tôi chạy đi tìm chỗ trốn. Không khó khăn để hai đứa trẻ tìm ra chỗ nấp an toàn trong khu vườn nhà. Hai chị em tôi nép vào nhau sau một gốc cây và không dám cử động. Một lúc sau, chúng tôi nghe thấy tiếng mẹ và những người hàng xóm đang gọi tên hai đứa. Càng nghe rõ tiếng mọi người, chúng tôi càng không dám nhúc nhích. Trong khi mọi người đang sợ chúng tôi bỏ nhà đi hoặc rớt xuống ao cá thì chúng tôi lại sợ bị tìm thấy.

Mặt trời bắt đầu lặn về hướng tây và màn đêm buông dần, chị em tôi sợ hãi nép vào nhau. Càng trốn lâu, chúng tôi càng không dám bước ra. Đến khi mặt trời khuất hẳn, chúng tôi nghe thấy mẹ gọi điện đến sở cảnh sát cầu cứu. Khi cảnh sát đến, cuộc tìm kiếm lại bắt đầu và lần này, nó càng trở nên căng thẳng. Nếu lúc trước chị em tôi chỉ cảm thấy sợ hãi thì bây giờ, chúng tôi thực sự kinh khiếp!

Khi ôm chặt lấy nhau trong bóng tối, chúng tôi nghe thấy một giọng nói ở ngay sát chỗ mình đang nấp. Chị em tôi bàng hoàng khi nhận ra đó là giọng của bố. Nhưng sau đó, tôi nhận ra có điều khác biệt trong giọng nói của bố. Bố đang cầu nguyện bằng giọng nghẹn ngào pha lẫn sợ hãi. Bố nguyện sẽ hiến dâng cả cuộc đời mình cho Thượng đế nếu Người mang hai đứa con gái của bố trở về an toàn.

Chúng tôi thật sự kinh ngạc khi nghe thấy những lời này. Thế rồi chẳng ai bảo ai, cả hai chạy ùa về phía bố. Nỗi sợ hãi cũng tan biến theo từng bước chạy của hai chị em. Và bố – với đôi cánh tay mạnh mẽ đầy tình yêu thương – đã ôm chặt chúng tôi vào lòng và khóc nức nở. Mọi thứ thay đổi kể từ ngày đó. Chúng tôi có một người bố mới – hiền hòa và tử tế – thay cho người bố cũ đã bị bỏ lại trong vườn vào đêm hôm đó. Mẹ luôn dạy chúng tôi rằng Thượng đế luôn mang đến cho ta những điều kỳ diệu. Và mẹ đã nói thật đúng. Người đã thay đổi gia đình tôi chỉ bằng một mẩu phấn nhỏ.

– Holly Smeltzer

ĐỌC THỬ

CUỘC PHIÊU LƯU CỦA CHÀNG TRAI TRẺ

Tôi ngồi bên lề đường cao tốc, trầm ngâm suy nghĩ. Sau đó tôi lấy giấy bút ra, viết: “Bố ơi, con muốn về nhà”. Nhưng rồi ngay lập tức, tôi xé đôi tờ giấy, vo tròn lại và ném ra xa. Những lá thư của tôi luôn bắt đầu và kết thúc như thế. Tôi muốn về nhà với bố mẹ và các em, nhưng…

Tôi bỏ nhà đi sau khi học hết phổ thông vì mâu thuẫn với bố. Trong khi bố mẹ muốn tôi vào đại học thì tôi lại chỉ muốn nhanh chóng thoát khỏi con đường học vấn. Tôi chán ngán việc học hành và quyết tâm không đến trường nữa. Thế là bố tôi – vốn rất nghiêm khắc – đã bắt tôi cáng đáng mọi việc trong trang trại. Một ngày nọ, giữa hai bố con tôi xảy ra xung đột lớn. Tôi nhét vội vài bộ quần áo vào túi rồi giận dữ rời khỏi nhà, bỏ sau lưng tiếng quát của bố: “Nếu mày bỏ nhà đi thì đừng bao giờ trở về nữa!”. Mẹ tuyệt vọng chạy theo tôi với đôi mắt đẫm nước. Sau này, trong những đêm mất ngủ, tôi vẫn thấy những giọt nước mắt của mẹ ngày ấy.

Tôi tự nhủ nhất định lần này mình phải viết thư về nhà xin lỗi bố. Tôi tìm một tờ giấy khác, và bắt đầu viết.

Kính chào bố!

Vậy là con đã đi khỏi nhà được hơn một năm. Suốt thời gian qua, con đã lang thang từ nơi này đến nơi khác, làm đủ mọi công việc, nhưng chẳng có việc nào ra hồn cả. Lúc nào người ta cũng hỏi con một câu duy nhất: “Cậu học hành tới đâu rồi?”. Dường như họ luôn để dành công việc tốt nhất cho những người có bằng cấp.

Đến bây giờ con mới hiểu được rằng bố mẹ luôn luôn đúng. Con cũng nhận ra rằng công việc ở trang trại nhà mình chẳng nặng nhọc bao nhiêu và đúng là con cần phải tiếp tục học lên nữa. Con cũng nhận ra bố mẹ rất yêu thương con.

Con xin lỗi vì đã không viết cho bố mẹ lá thư nào trong suốt một năm qua. Bố mẹ biết đấy, viết ra những dòng này đối với con thật chẳng dễ dàng chút nào. Từ khi bỏ nhà đi con đã gặp nhiều người tử tế nhưng cũng không ít kẻ xấu xa. Thế nhưng, điều đó vẫn chẳng thấm vào đâu với nỗi cô đơn khi không có một nơi chốn yên bình để con có thể trở về vào mỗi tối. Đến bây giờ con mới thấm thía được ý nghĩa to lớn của gia đình.

Bố ơi! Con xin lỗi vì đã khiến bố buồn lòng về con nhiều đến vậy. Con biết bố đã nói nếu con bỏ đi thì đừng bao giờ quay về nữa, nhưng con mong bố hãy cho con cơ hội để sửa chữa sai lầm của mình. Con muốn được trở về nhà để lại trở thành thành viên trong gia đình mình như trước đây. Con muốn thi vào trường Nông nghiệp và con muốn được phụ bố chăm sóc trang trại.

Con không thể nhận thư bố trả lời vì con không có chỗ ở cố định. Nhưng khoảng vài ngày tới (cũng không biết chắc ngày nào vì con đang đi nhờ xe người ta), con sẽ ghé ngang qua nhà mình. Nếu bố cho phép con vào nhà, xin bố hãy để đèn sáng ở mái hiên. Đó là dấu hiệu bố đã tha thứ cho con. Nếu không có ánh đèn, con sẽ tiếp tục đi. Và con sẽ không than trách gì nếu như ngọn đèn không sáng.

Cho con gửi lời thăm mẹ và các em con.

Thương bố,

Con của bố

Tôi gấp lá thư lại, lòng nhẹ nhõm như vừa trút được một gánh nặng khủng khiếp. Tôi nhét lá thư vào túi áo và kéo cái va-li cũ kỹ ra lề đường, đưa tay vẫy vẫy chiếc xe hơi đầu tiên đang tiến về phía mình. Tôi cần phải vượt qua một chặng đường dài nữa mới biết được câu trả lời của bố.

Ngày hôm đó, tôi chỉ đi được khoảng hơn năm mươi ki-lô-mét. Tôi dừng lại ở một thị trấn nhỏ và gửi lá thư đi. Sau khi nhét thư vào thùng, tôi cảm thấy hơi lo sợ. Chẳng biết việc làm này của tôi là đúng hay sai. Nhưng dù sao thì mọi chuyện cũng đã xảy ra rồi và việc tôi cần làm lúc này là phải tiếp tục con đường của mình.

Ngày hôm sau, hành trình của tôi bị gián đoạn nhiều lần. Tôi đã thức trắng đêm hôm trước nên gần như kiệt sức ngay khi vừa bắt đầu. Khi tới một cây sồi giữa cánh đồng, tôi nằm duỗi ra trên bãi cỏ và cố gắng chợp mắt một chút. Nhưng giấc ngủ đã không đến như tôi mong đợi. Cuối cùng, tôi ngồi tựa vào gốc cây, nhìn ngắm cảnh vật quanh mình. Cách chỗ tôi không xa, hai chú chó đang rượt theo một chú thỏ. Xa xa, tôi thấy thấp thoáng vài ngôi nhà nằm dưới chân đồi, nép mình dưới tàn cây. Tôi gần như có thể nghe được cả tiếng trẻ con nô đùa, tiếng gà gáy và ngửi được cả mùi thơm nồng của món bánh táo nướng. Và chỉ cần nhắm mắt lại, hình ảnh ngôi nhà thân yêu của tôi lại hiện ra thật sống động và ấm cúng – ngôi nhà mà tôi đã bỏ đi chỉ vì một phút nóng nảy. Tôi tự hỏi giờ này em gái tôi đang làm gì. Dù đôi lúc con bé thật phiền toái nhưng trong mắt tôi, nó vẫn là đứa em tuyệt vời. Và tôi lại thấy hình ảnh mẹ đang nấu nướng. “Mẹ đã hâm nóng thức ăn cho con rồi đấy, con trai!” là câu nói thường xuyên của mẹ mỗi khi tôi về nhà muộn.

Tôi đứng lên, cố gắng thoát khỏi những ký ức tươi đẹp về gia đình. Mùi thơm ngai ngái của đám cỏ khô mới cắt thoang thoảng quanh tôi. Tôi rảo bước trên con đường thênh thang trước mặt – con đường sẽ đưa tôi về nhà, dù không biết đó có còn là nhà của mình nữa không. Bố tôi không phải là người cố chấp nhưng tính ông rất nghiêm khắc.

Một tài xế dừng xe lại cho tôi quá giang. Thật tốt khi có ai đó để trò chuyện vào lúc này.

– Cháu đang đi đâu thế? – Người tài xế hỏi tôi một cách thân tình.

Tôi im lặng một lúc rồi mới trả lời:

– Cháu… về nhà.

– Vậy cháu đi đâu trong thời gian qua?

Tôi biết ông không phải là người tọc mạch; gương mặt ông thể hiện một sự quan tâm sâu sắc đối với tôi.

– Cháu… đi lang thang

– Cháu xa nhà lâu chưa?

Tôi cười, dù hơi e dè khi trả lời:

– Dạ! Được một năm, một tháng, hai ngày rồi ạ.

Ông không nhìn tôi, nhưng mỉm cười, và tôi biết là ông hiểu. Ông kể cho tôi nghe về gia đình của ông. Ông có hai người con trai, một người bằng tuổi tôi và một người thì lớn hơn.

Trời nhập nhoạng tối, ông tìm một quán ăn nhỏ và nằng nặc mời tôi vào cùng. Tôi từ chối với lý do mình cần phải tiếp tục hành trình dang dở phía trước. Tuy nhiên, ông thuyết phục rằng tôi cần phải tắm rửa và nghỉ ngơi đôi chút trước khi trở về nhà. Cách quan tâm của ông làm tôi nhớ cha vô cùng. Tôi bảo với ông rằng tôi còn rất ít tiền và không muốn ông phải chi trả cho mình nhiều như vậy. Thế nhưng, trước sự nhiệt tình của ông, tôi nhận lời ở lại. Sáng hôm sau, sau khi ăn sáng xong, tôi đề nghị trả tiền thì ông ngăn lại và nói:

– Cháu là một chàng trai tốt. Con trai lớn của bác đã bỏ nhà đi cách đây hai năm – chính xác là hai năm, mười lăm ngày.

Ông nhìn xa xăm và nói:

– Bác mong rằng con bác cũng sẽ được người ta đối xử tử tế và sẽ sớm quay trở về nhà như cháu.

Tôi im lặng, chẳng biết nên nói gì với ông. Cuối cùng, khi bắt tay tạm biệt ông, tôi mới dám mở lời:

– Cám ơn bác! Cháu tin là con trai bác cũng được nhiều người giúp đỡ và sẽ sớm trở về.

– Cảm ơn cháu! Chúc cháu may mắn!

Sau hai ngày với rất nhiều lần quá giang xe, đoạn đường về nhà của tôi chỉ còn khoảng năm mươi ki-lô-mét. Tối hôm đó, tôi chậm rãi bước trên đường, lòng lo lắng khôn nguôi. Đoạn đường về nhà càng lúc càng ngắn lại. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu mái hiên không sáng đèn? Tôi sẽ làm gì hoặc sẽ đi đâu?

Một chiếc xe tải có gắn toa moóc chạy ngang qua tôi rồi chậm dần. Người tài xế ngoắc tôi, lên tiếng hỏi:

– Cậu đi đâu đây?

– Cháu về nhà cách đây khoảng bốn mươi ki-lô-mét. Chú có đi xa cỡ đó không? – Tôi hỏi.

– Xa hơn. Lên xe đi, tôi cho đi nhờ.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button