Kỹ năng mềm

Cẩm Nang Học Đại Học

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Andrew Roberts

Download sách Cẩm Nang Học Đại Học ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


 

Cuốn sách bạn đang cầm trong tay, như tên gọi của nó, là cuốn sách chỉ dẫn tường tận cho những sinh viên muốn có một trải nghiệm học vấn đại học tốt nhất.

Tác giả là giáo sư của một đại học ở Mỹ, am hiểu mọi ngõ ngách, mọi phương diện của sinh hoạt đại học, từ lớp học nhỏ đến giảng đường lớn; từ học phí đến những chọn lựa đầu tiên có tính quyết định; từ cuộc sống ký túc xá đến hoạt động ngoại khóa; từ tính chất của các loại giảng khóa đến “mặt trái” của điểm số, xếp hạng hay danh tiếng của sinh viên và giảng viên; từ việc viết luận văn cuối khóa đến việc xem xét cách giao tiếp với các giáo sư; từ công việc nghiên cứu đến sự cân bằng giữa nghiên cứu và giảng dạy của sinh viên cao học và các giáo sư; từ sự đa dạng của chương trình giáo dục khai phóng (liberal arts) đến một thị trường lao động mở cho các sinh viên ra trường không mang theo kỹ năng hành nghề mà mang theo một tâm hồn khao khát tiếp tục tìm hiểu và khám phá (mà tác giả cho là sự may mắn kép của xã hội Mỹ)…

Tất cả 75 lời khuyên đều thiết thực và quí báu, như những món hành trang trên con đường đại học mà, theo lời tác giả, bạn có thể thu nhặt ngẫu nhiên, chứ không nhất thiết phải sắp xếp thành hệ thống.

Tác giả cung cấp một bức tranh đại học Mỹ, một xứ sở có các đại học luôn ở top trên và chiếm số đông trên bảng xếp hạng các đại học tốt nhất thế giới. Vì thế, tại Việt Nam, sự học tập các mô hình và tinh thần đại học Mỹ hiện đang trở thành phong trào thể hiện không chỉ trong từng sinh viên du học, trong mỗi trường đại học qua các chương trình hợp tác quốc tế, mà quan trọng hơn cả, trên bình diện quốc gia, là nỗ lực của chúng ta muốn hợp tác toàn diện về giáo dục với người Mỹ.

Bức tranh đó dĩ nhiên có nhiều mặt lạ lẫm với sinh viên Việt Nam và ngay cả với người đọc già dặn. Nhưng khi đi vào từng lời khuyên, lời mách nước như cầm tay chỉ việc của tác giả, thì sự khác biệt đó mờ dần đi. Bạn sẽ thấy, xuyên qua 75 lời khuyên này, thực chất là những dấu đi đường, một đại học của chính mình với tất cả những đường nét gần gũi như bạn từng trải qua hoặc lâu nay vẫn hình dung, đồng thời là một đại học xa lạ vì lần đầu tiên bạn được nghe nói đến rất nhiều bí mật, những thách thức mới mẻ, và từ đó những tiền giả định (assumption) hoặc/ và những định kiến bị phá vỡ, những huyền thoại bị giải hoặc. Đó có thể là những điều tương phản với trải nghiệm và suy tư còn đơn giản của bạn. Đó cũng có thể là những cánh cửa nhỏ mở ra từng vuông sân mới để suy nghĩ cho tất cả những ai từng có một niềm tin vững chắc về hình ảnh và tinh thần và nội dung của một đại học. Mở ra trước mắt chúng ta là một trường đại học lý tưởng, không phải vì tất cả những vẻ đẹp và ưu điểm của nó, mà vì không ít khía cạnh tiêu cực và khuyết điểm trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu, tương tác, sinh hoạt, tổ chức của một trường đại học đã được nêu ra thật bình dị, để làm theo và để tránh.

Nói tóm lại, đây là một toàn cảnh đại học rộng lớn, được viết nên không phải bằng sự đúc kết lô-gic mà bằng sự trải nghiệm của cá nhân một người có lẽ đã có những tháng ngày hạnh phúc nhất bên học trò và đồng nghiệp trong sân trường, giảng đường, phòng nghiên cứu đại học. Nó rộng lớn hơn và đẹp hơn cái hình ảnh đại học từng được nhìn ngắm quen thuộc hay từng in sâu trong trí tưởng tượng bạn. Nó rộng lớn và đẹp hơn vì sự có mặt sinh động với bao băn khoăn, hoài bão của bạn đấy! Nếu bạn không có cảm thức tích cực đó, thì hoặc bạn hoặc tác giả cuốn sách này đã chọn nhầm nhau.

Cuốn sách đặc biệt bổ ích đối với các bạn sinh viên năm thứ nhất và các sinh viên cao học.

Cuốn sách này còn dành cho các giảng viên và các nhà quản lý đại học muốn mở rộng kích thước học vấn cho sinh viên của mình, và để thấy rằng mỗi sinh viên là một thế giới của những quan tâm riêng biệt, chứ không phải là một đơn vị của cái khối ý chí đơn thuần ham học trước mắt quí vị hàng ngày.

Xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.

ĐỌC THỬ

DẪN NHẬP

Bạn trông chờ điều gì vào bậc đại học? Nếu đơn thuần chỉ vì bằng cấp hay khoảng thời gian vui vẻ bên bạn bè, quyển sách này không dành cho bạn. Tôi cũng sẽ không hướng dẫn bạn cách làm thân với bạn cùng phòng ở ký túc xá, hay cân bằng giữa việc học và cuộc sống xã hội. Thậm chí nếu những gì bạn muốn là học làm sao để đạt toàn điểm A, có lẽ bạn nên tìm đọc những sách khác. Hiện có rất nhiều sách ngoài thị trường giúp bạn tìm lời giải cho những vấn đề này.

Trái lại, nếu bạn nghĩ rằng đại học nên là nơi các giáo sư thách thức để bạn làm việc tận hết sức của mình, đồng thời mang đến cho các bạn lời khuyên riêng cho mỗi sinh viên, và chỉ cho bạn những phương cách mới để hiểu thế gian, thế thì bạn tìm đúng chỗ rồi đấy. Quyển sách này sẽ chỉ cho bạn cách thức để thu nhận một học vấn như vậy.

Có thể bạn cho rằng lời khuyên như vậy không cần thiết, rằng tất cả các trường đại học hiển nhiên là nơi cầm tay dẫn dắt bạn đi và giúp bạn phát huy tốt nhất tiềm năng của mình (chữ “educate” trong tiếng Anh bắt nguồn từ tiếng Latin là e + ducere, có nghĩa là “giúp phát huy”). Trên hết, đó là lý do cho sự hiện diện của chúng. Với tư cách là thành viên tích cực của cộng đồng hàn lâm học thuật, tất nhiên tôi sẽ không nói với bạn điều đó là sai. Họ sẽ lấy đi tư cách thành viên của tôi. Nhưng điều tôi muốn nói ở đây là các trường đại học làm rất nhiều việc, nhưng chỉ một số ít là chuyên mang lại giải pháp giáo dục tốt nhất cho sinh viên mà thôi.

Các trường đại học, chẳng hạn, phải cố làm hài lòng các cựu sinh viên và nhà tài trợ bởi vì đối với họ có thể một đội bóng đá hạng nhất quan trọng hơn là một trải nghiệm học tập tốt. Họ cũng sẽ đặt sứ mệnh vào đào tạo các giáo sư tương lai – đối tượng của họ là các sinh viên cao học, chứ không phải bạn. Hầu hết còn chuyên tâm tạo ra tri thức mới, một dạng hoạt động mà người ta gọi là nghiên cứu, không nhất thiết hữu ích cho việc giảng day. Các trường đại học thậm chí còn phải bảo đảm các giáo sư hạnh phúc với công việc giảng dạy của họ và được trả mức thù lao xứng đáng. Như cách nói khá giật gân của Clark Kerr của Viện Đại học California, công việc của hiệu trưởng trường đại học là phải cung cấp đủ chỗ giữ xe cho giảng viên, chỗ vui chơi hẹn hò cho sinh viên và các hoạt động thi đấu thể thao cho các cựu sinh viên.

Một số những hoạt động đó (tôi không nêu hết ra đây) có thể hữu ích cho việc học của bạn, hay đơn thuần là làm cho công việc học tập trở nên khả thi với mức giá (phần nào) hợp lý. Tuy nhiên, những hoạt động khác có thể không mang nhiều ý nghĩa. Các trường đại học tập trung quá nhiều người tài giỏi vào một nơi để hoàn toàn loại bạn khỏi cơ hội có một nền giáo dục đại học tốt. Thật không may, hầu hết các đại học đều mở ra một con đường ít chông gai nhất cho những sinh viên trình độ thấp và ít hoài bão đặt chân vào, nhưng chẳng đi xa được.

Quyển sách này không dành cho những sinh viên ít tham vọng. Nó dành cho những sinh viên thiếu hiểu biết nhưng muốn khá hơn mà không biết làm thế nào để biến điều đó thành hiện thực. Quyển sách này còn dành cho những ai muốn được thách thức, muốn tạo ra những công trình tiếp nối hay hoàn toàn mới, muốn trải nghiệm những suy nghĩ mới và muốn trở thành một con người khác tốt hơn một cách nhanh nhất khi tốt nghiệp so với lúc mới bước chân vào cánh cửa đại học.

Tôi có cảm hứng viết nên quyển sách này là từ những sinh viên mà sau bốn năm học đại học đã nhận ra rằng lẽ ra trước đây họ nên làm cái gì đó khác. Thay vì học vẹt và lười tham gia các hoạt động ngoại khóa, họ lẽ ra nên học ở những lớp có các giáo sư tận tâm với nghề, những người thách thức họ suy nghĩ sáng tạo và xây dựng những công trình có ý nghĩa.

Tôi đã gặp nhiều sinh viên như vậy. Thường họ đến gặp tôi vào năm cuối, yêu cầu viết thư giới thiệu và tôi chỉ có nhớ là họ từng tham gia các lớp học trên giảng đường với tôi mà thôi. Tôi hỏi xem liệu họ có thể nhờ một giáo sư khác, người vốn biết rõ họ hơn tôi không, nhưng họ đều bảo rằng tôi là người họ cảm thấy gần gũi nhất. Thỉnh thoảng tôi có hỏi họ về việc điều gì làm cho họ cảm thấy tự hào nhất trong những năm học đại học, và họ đã lúng túng không nhớ lại được một chuyện nào cả.

Những sinh viên này đương nhiên là những sinh viên thông minh và chăm chỉ, và tôi không khỏi ngạc nhiên vì sao họ đã hoàn thành xong bậc đại học mà vẫn không tìm ra được một vấn đề nào làm họ đặc biệt quan tâm, viết một bài mà họ thật sự tin tưởng, hay gặp một vị giáo sư dành cho họ nhiều thời gian hơn là ở các bài giảng. Quyển sách này là một nỗ lực nhằm ngăn chặn những cơ hội bị đánh cắp và mang đến cho sinh viên nhiều cơ hội hơn để tiếp cận học vấn tốt nhất. Mục tiêu của quyển sách này nhằm thay đổi những lời như “giá mà tôi biết được” hay “giá mà tôi có thể làm khác” thành những tiếng nói mãn nguyện “đây là con đường dành riêng cho tôi”.

Quyển sách này thực hiện theo cách riêng. Nó không dạy bạn những kỹ năng làm thế nào để đạt toàn điểm A, hay làm thế nào để xoay xở với khung cảnh xã hội. Với những ai quan tâm đến việc có được một học vấn tốt hơn, những lời khuyên như vậy hầu như không cần thiết, và cũng như tôi đã nói trên, hàng tá những quyển sách trên thị trường đã đề cập đến vấn đề này rồi. Tôi cũng không dự định dẫn các bạn đi tham quan các trường đại học. Có rất nhiều quyển sách đã làm chuyện này rồi và nhấn mạnh những khác biệt vốn không tồn tại, trong khi lại phớt lờ những tương đồng rất lớn.

Điều mà quyển sách này làm là cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu sắc xem các trường đại học cung cấp một nền giáo dục như thế nào. Cái nhìn xuất phát từ tầng nền, nơi tôi tin chắc là nền tảng của giáo dục đại học: mối quan hệ giữa sinh viên và giảng viên. Tuy điều này dễ lầm tưởng rằng yếu tố đời sống đại học là rất dễ lèo lái, nhưng thực ra lại là nơi bạn sẽ phải đối mặt một số những rào cản vô cùng lớn cản trở bạn tiếp cận nền giáo dục tốt nhất.

Hãy xem xét sự tương phản như sau. Joe Ordinary đi học ở trường đại học tốt nhất mà anh ta được nhận vào học, chọn hai chuyên ngành nổi tiếng nhất và lấy các giảng khóa được đánh giá cao nhất, hầu hết là những khóa học trên giảng đường. Cậu ấy tốt nghiệp mà không phải giao tiếp với bất kỳ vị giáo sư nào, cũng chẳng làm ra công trình nào đáng tự hào nào, cũng chẳng tìm hiểu bất kỳ lĩnh vực nào mà cậu ta chưa từng biết trước đây, và bị ngập đầu trong những khoản vay mượn để đi học.

Trái lại, Jane Extraordinary chọn một trường ít tiếng tăm (và học phí rẻ hơn), nhưng chọn một chuyên ngành ít được chuộng hơn, nơi cô được các giảng viên tận tình giúp đỡ, làm quen với nhiều giáo sư của mình, và cuối cùng trở thành đồng tác giả với một trong các giáo sư ấy. Và do tốt nghiệp mà không vướng nợ nần nhiều, nên sau khi tốt nghiệp cô đã bỏ ra một năm đầu để làm công tác từ thiện ở nước ngoài, và trở lại quê nhà để theo đuổi chương trình tiến sĩ (tất nhiên kết quả sau là suy nghĩ mong muốn của tôi).

Tuy tôi sẽ không hề rơi nước mắt về số phận của Joe, nhưng tôi dám nói chắc rằng cậu ấy hoàn toàn không học được gì nhiều trong suốt thời gian đại học của mình. Và tôi nghĩ cậu ấy có lẽ đồng ý với tôi. Cậu ấy chắc chắn là có được cái tiếng và sẽ thành công trong một thị trường việc làm vốn xem trọng những tiếng tăm như vậy. Nhưng cậu ấy cũng đã chi hơn $200,000 cho một học vấn mà lẽ ra cậu ấy có thể chỉ phải tốn một phần nhỏ của chi phí đó thôi. Cậu ấy hoàn toàn chưa tận dụng được thậm chí một phần nguồn tài nguyên mà một trường đại học có thể mang lại. Jane đã làm được điều này và đạt được một học vấn tốt hơn, đó là chưa nói đến việc số tiền cô bỏ ra có giá trị hơn.

Một thăm dò gần đây khẳng định rằng những khác biệt này là lớn và đang lan rộng ra. Sinh viên tại hơn 1000 trường đại học được hỏi việc học đại học mang lại bao nhiêu thách thức cho họ về mặt học thuật và mang đến cho họ những trải nghiệm giáo dục quý giá nhiều đến bao nhiêu. Kết quả thật đáng ngạc nhiên. Các trường đại học rất khác nhau. Một số sinh viên cảm thấy họ liên tục bị thách thức để phải làm việc tốt hơn và trao đổi rất nhiều với các giáo sư và được trang bị rất nhiều kinh nghiệm học tập, trong khi những sinh viên khác thì hoàn toàn ngược lại. Điều khác biệt ở đây không phải nằm ở các trường đại học – hầu như trường nào cũng giống trường nào từ Harvard đến Podunk – cái khác nằm ở sinh viên của họ. Một số sinh viên cố gắng tận dụng điều tốt nhất mà việc học đại học mang lại, trong khi số khác vẫn loay hoay tìm kiếm những điều này. Mục tiêu của quyển sách này là chỉ cho bạn cách tìm những điều tốt nhất đó.

Để làm rõ những gì mình muốn nhắm đến, tôi xem một sự giáo dục tốt đẹp là sự tối đa hóa khối lượng tương tác cá nhân giữa những sinh viên ham học và những giáo sư đại tài. Trong một giai thoại mà tôi sẽ trở lại, lý tưởng của tôi là một giáo sư thông minh và tận tụy một phía, còn một sinh viên (hay một nhóm sinh viên) ở phía khác. Nó cho thấy các sinh viên đang giải những bài toán dưới sự dẫn dắt của một vị thầy có kinh nghiệm và thu nhận sự phản hồi không ngừng về các nỗ lực của họ. Nó bày ra trước mắt các sinh viên càng thật nhiều tư tưởng và phong cách tư duy mới càng tốt. Nó cố gắng nhận diện cũng như mài sắc các tài năng tự nhiên của sinh viên, tuy không quên đến các điểm yếu của họ.

Như bạn có thể đoán, một vài đại học Mỹ cung cấp một nền học vấn giống y như vậy. Ít ra cũng có ba trở ngại chắn trên đường. Thứ nhất là chi phí: sẽ hết sức tốn kém để mang đến cho tất cả sinh viên sự quan tâm cá nhân của các cán bộ giảng dạy có năng lực mà họ cần đến. Thứ hai là công việc nghiên cứu: các đại học thời nay được cấu trúc xoay quanh việc tạo ra kiến thức thay vì giảng dạy cho sinh viên, vì những lý do mà tôi sẽ giải thích ở chương 1. Thứ ba là các khích lệ: các giáo sư không nhận được khích lệ gì nhiều từ việc tận tụy mang đến cho sinh viên học vấn tốt nhất có thể được, và nhận được nhiều khích lệ từ việc dạy bảo cho sinh viên theo kiểu chiếu lệ.

Tuy những trở ngại này khiến cho việc hưởng được một trải nghiệm học tập tuyệt vời trở nên khó khăn hơn, chúng không hề làm cho nó trở thành bất khả thi. Đơn giản là bạn cần phải biết cách thực hiện điều đó như thế nào. Cách tốt nhất là phải biết các trường đại học hoạt động như thế nào. Tất cả các trường đại học đều có điều mà tôi sẽ gọi là, do không tìm ra được từ nào hay hơn, các lỗ hổng, cho phép bạn tiếp cận được với kiểu học tập cá nhân hóa mà tôi vừa mô tả. Chúng ẩn sau các định chế như giờ mở cửa bắt buộc, thời hạn bổ sung/thay đổi các chứng chỉ học thêm, các học bổng trợ lý nghiện cứu, các chương trình ưu đãi dành cho sinh viên, và các đề tài nghiên cứu tốt nghiệp. Các trường đại học dễ dàng xoay xở về tiền bạc bởi vì hầu hết các sinh viên đều không biết tận dụng các lỗ hổng này. Những gì tôi sẽ chỉ cho bạn chính là cách khai thác những hệ thống như hiện có sao cho bạn thu được sự quan tâm cá nhân từ các giáo sư tận tâm.

Trong quá trình này, tôi cũng sẽ cố gắng giúp bạn hiểu rõ những hoạt động của các trường đại học. Hầu hết các sinh viên trải suốt bốn năm học đại học mà chẳng hiểu rõ cái nơi chốn này vận hành ra sao. Ít có mấy ai có chút ý niệm về các giáo sư đang làm gì trong thời gian họ không lên lớp, và họ quan hệ kiểu gì với công việc giảng dạy. Họ mơ hồ biết rằng một cái gì đó được gọi là nghiên cứu đang diễn ra tại trường đại học đấy, nhưng không biết nó có ý nghĩa gì, hay nó ảnh hưởng tốt hoặc xấu ra sao đến họ. Hy vọng của tôi là bằng cách giải thích cách thức các trường đại học hoạt động, tôi sẽ giúp cho sinh viên dễ dàng tận dụng tốt nhất những gì trường học của mình mang lại.

Một số câu hỏi mà tôi sẽ tìm hiểu là như sau. Điều gì làm cho một số trường đại học khác với những trường khác, và điều gì làm cho tất cả các trường giống nhau? Điều gì thúc đẩy các giáo sư, và tại sao một số những người thầy giỏi giang hơn những người kia? Bạn nhận diện người thầy giỏi nhất bằng cách nào và làm thế nào giành được sự quan tâm chú ý của họ? Bạn nên tìm kiếm điều gì khi chọn trường đại học, giảng khóa và chuyên ngành? Và, làm thế nào bạn cải thiện công việc học tập của mình bên ngoài lớp học?

Bản thân quyển sách này được cấu trúc xoay quanh một loạt các lời khuyên nhằm thu hoạch một nền học vấn mỹ mãn hơn. Tôi đã làm điều này để nó dễ đọc hơn. Thật vậy, độc giả có thể đọc nhảy cóc lời khuyên này sang lời khuyên khác tùy ý mà vẫn hiểu đầy đủ. Chẳng có lời khuyên nào là cứng nhắc và ít có lời khuyên nào mâu thuẫn nhau, ít nhất là trong từng đoạn. (Có hơn một cách để lột da một con mèo đó mà.) Lúc đầu thì tôi gọi chúng là những qui tắc, nhưng từ này nặng nề quá. Tôi sẽ không ngần ngại nói rõ các lời khuyên này qua đoạn văn theo sau chúng, nhưng thường thì tôi sẽ phát biểu chúng thẳng thừng hơn một chút so với mức cần thiết để truyền đạt được ý tưởng của mình. Mặc dù nhiều sinh viên có tự mình suy ra được những lời khuyên này, nhiều người khác không làm được hoặc lãng phí mất quá nhiều thời giờ trước khi làm được.

Tôi có trình độ gì mà đưa ra sự chỉ dẫn này? Tôi không phải là chuyên gia về giáo dục (tôi chính ra là một nhà chính trị học), nhưng tôi đã cố gắng đích thân thâm nhập vào công cuộc nghiên cứu mới nhất về giáo dục học (tức khoa học về học tập). Tôi đã làm việc khá lâu trong lãnh vực giáo dục đại học và suy nghĩ về những chỗ sinh viên vấp ngã và những chỗ họ thành công. Tư cách chính yếu theo tôi nghĩ chính là tôi đã phạm khá nhiều lỗi lầm trong quãng đời đại học của mình. Tôi hối tiếc đã không tận dụng được nhiều cơ hội hơn tại đại học, và quyển sách này phần nào là một quyển tự truyện nói về các lỗi lầm của tôi, lẫn của những sinh viên mà tôi đã dạy. Tôi hy vọng các độc giả của quyển sách này sẽ học hỏi và thu lợi được từ những sai lầm của tôi.

MỤC ĐÍCH CỦA HỌC VẤN ĐẠI HỌC

Bạn sẽ nhận được gì ở đại học? Trong phần nội dung đóng khung (đọc thêm) này, cái đầu tiên trong nhiều khung như vậy nằm rải rác suốt quyển sách, tôi mong muốn mô tả nỗ lực của một học giả muốn nói rõ về các mục tiêu của học vấn bậc đại học. Derek Bok, mà các lập luận của ông tôi sẽ diễn giải dưới đây, là cựu hiệu trưởng Đại học Harvard, và đã viết rất nhiều về giáo dục đại học. Ông tin rằng các sinh viên nên nhắm đến tám mục tiêu trong suốt thời gian ngồi trên ghế đại học. Thật không may, ông cho rằng các trường đại học còn thiếu những điều này; vì vậy, bạn phải có trách nhiệm tìm cách đạt được những mục tiêu này.[1]

  1. Học để giao tiếp. Điều này có nghĩa là học cả cách viết lẫn cách nói chuyện. Đây là những kỹ năng mà hầu như nhà tuyển dụng nào cũng yêu cầu, nhưng lại là điều mà sinh viên Mỹ thường bị thiếu. Để đạt được những kỹ năng này, bạn cần theo đuổi những khoá học buộcbạn phải vừa viết vừa nói, và cùng lúc đón nhận sự phản hồi thường xuyên về tiến bộ của bạn (xem Lời khuyên 14).
  2. Học để suy nghĩ. Điều này có nghĩa là học cách tư duy phản biện (xem Lời khuyên 50). Mục đích là để có thể đối phó với những vấn đề phức tạp vốn dĩ không có giải pháp chắc chắn, một hoạt động vốn đặc trưng cho gần như mọi việc mà sinh viên rốt cuộc thấy mình phải làm. Để có được kỹ năng này bạn cần phải tìm kiếm những khóa học mà ở đó các giáo sư thách thức bạn phải tự mày mò tìm hướng đi vượt qua chính những khó khăn như vậy. Nó cũng đòi hỏi bạn phải tuần tự xây dựng kiến thức của mình để mỗi khóa học là một lần nâng cao năng lực của bạn.
  3. Xây dựng tính cách. Mặc dù các trường đại học không còn rao giảng các giá trị luân lý như trước đây, bạn cũng nên tìm kiếm các lớp học giúp bạn giải quyết các nan đề đạo đức mà bạn gặp trong cuộc sống. Các lớp học này sẽ không nói cho bạn biết cách làm như thế nào, nhưng nó sẽ chỉ cho bạn cách suy luận để tìm ra, xuyên qua những vấn đề này, đâu là bản chất của vấn đề và giới thiệu cho bạn nhiều lý thuyết đạo đức vốn có thể giúp bạn ra quyết định. Tham gia vào các hoạt động phục vụ cộng đồng cũng giúp bạn đạt được mục tiêu này.
  4. Chuẩn bị để trở thành công dân. Nền dân chủ Mỹ gặp rắc rối bởi những công dân chẳng mấy quan tâm đến chính trị và thậm chí chẳng biết nhiều về chính trị. Đại học là nơi bạn có thể tăng cường sự yêu thích và kiến thức về chính trị. Bạn có thể làm được điều này trong khóa học mà Bok đề nghị như: chính phủ Hoa Kỳ, triết lý chính trị, kinh tế học, và chính sách ngoại giao Hoa Kỳ, cũng như tham gia vào các tổ chức sinh viên hay các tổ chức dân sự khác như Đảng Dân Chủ hay Đảng Cộng Hòa trong đại học.
  5. Sống trong sự đa dạng. Không như nhiều quốc gia, nước Mỹ là một xã hội đa văn hóa, và một trong những điều bạn có thể học được ở trường đại học là trân trọng sự đa dạng của các nền văn hóa làm nên đất nước Mỹ, cho dù đó là văn hóa Mỹ gốc châu Phi, văn hóa Mỹ La Tinh hay Hồi giáo, vân vân. Các trường đại học tốt thường tài trợ cho các hội thảo chuyên đề và các buổi thuyết trình để giúp sinh viên làm quen với sự đa dạng này, và rất đáng bõ công tham dự các hội thảo này bằng thái độ cởi mở và rất nên nỗ lực làm quen với sinh viên của các nền văn hóa khác qua các hoạt động ngoại khóa. (Xem thêm Lời khuyên 67).
  6. Chuẩn bị hướng tới một xã hội toàn cầu. Khi thế giới ngày càng toàn cầu hóa, nó đòi hỏi người sinh viên phải biết nhiều hơn về thế giới bên ngoài nước Mỹ, để vừa thành công trong nền kinh tế toàn cầu vừa trở thành một công dân tốt của đất nước. Bạn có thể theo đuổi kiến thức này ở nhiều nơi như các giảng khóa chuyên dạy về văn hóa của một quốc gia, các lớp ngoại ngữ (xem Lời khuyên 31), học các chương trình ở nước ngoài (xem Lời khuyên 23) và thậm chí giao lưu học tập với sinh viên ngoại quốc (Lời khuyên 68).
  7. Thu được những lợi ích rộng lớn hơn. Các trường đại học luôn tìm cách giúp sinh viên tiếp cận những thành tựu vĩ đại của văn minh nhân loại trong lãnh vực nghệ thuật, văn chương, triết học, hay khoa học. Nghiên cứu những công trình này không những cải thiện kỹ năng tư duy của bạn, mà còn cung cấp cho bạn kiến thức văn hóa nền tảng để giao lưu với những người thông minh khác. Các trường đại học có nhiều cách để thực hiện điều này (xem Lời khuyên 8), mặc dù nếu bạn thực sự muốn phát triển những mối quan tâm rộng lớn, rất có thể bạn cần phải vượt xa khỏi những yêu cầu này.
  8. Chuẩn bị cho sự nghiệp. Nhiều sinh viên tìm đến trường đại học là để có những kỹ năng nghề nghiệp. Mặc dù không phải trường đại học nào cũng nhắm đến điều này, bạn vẫn có thể thu lợi từ các chuyên ngành hướng nghiệp như kinh doanh, cơ khí, và giáo dục. Đồng thời bạn không nên xem nhẹ các môn học khai phóng, không chỉ vì chúng mang lại những kỹ năng tổng quát, mà còn vì rất nhiều sinh viên thay đổi sự lựa chọn nghề nghiệp lúc đầu của mình trong quá trình tìm việc.
[1] Trong cuốn sách Our Underachieving Colleges: A Candid Look at How Much Students Learn and Why They Should Be Learning More(Princeton, NJ: Princeton University Press, 2006)

Chương 1CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO

Ngay sau khi nhập học, các tân sinh viên ở trường tôi liền được một sử gia nghệ thuật thiết đãi một bài giảng có tên là “Cảm giác về cái nơi bạn đang đến”. Ông nói về bước tiến hóa kiến trúc của nhà trường và những phẩm chất xuất sắc của các tòa nhà đa dạng của nhà trường. Chương này cố gắng làm một điều gì đó tương tự, nhưng ở mức độ tổng quát hơn. Nó giải thích các trường đại học và cao đẳng hiện đại hoạt động ra sao – không phải kiến trúc vật chất, mà là kiến trúc nội tại của chúng. Những gì chúng đang cố gắng làm – sứ mệnh của chúng – và cách các trường thực thi sứ mệnh đó[1]. Mấu chốt của bài tập này là chỉ cho bạn thấy loại học vấn nào mà các trường đại học có ý định cung cấp. Lời khuyên trong suốt quyển sách này sẽ trở nên có ý nghĩa rõ ràng hơn nếu bạn hiểu tại sao tôi lại khuyên như vậy.

Có hơn bốn mươi ngàn trường/ viện đại học tại nước Mỹ, từ những trường dạy nghề, vì lợi nhuận, mở các lớp online cho đến những trường cao đẳng khoa học nhân văn, phi lợi nhuận, ở các làng nhỏ tại New England. Mặc dù sự mô tả và lời khuyên sau đây chỉ áp dụng cho thiểu số, nhưng là thiểu số quan trọng thuộc nhóm này: các trường đại học đang cố gắng giữ gìn danh tiếng trong cả nước và có đội ngũ giảng huấn tham gia một vài công trình nghiên cứu nào đó, mặc dù vậy nhiều yếu tố được mô tả áp dụng rộng rãi hơn[2]. E rằng có người nghĩ đây chỉ là cẩm nang dành cho Liên đoàn Hoa Tường Vy (liên minh các trường đại học danh tiếng ở đông bắc Hoa Kỳ: Brown, Columbia, Dartmouth, Harvard, Princeton, University of Pennsylvania và Yale) mà thôi, cho nên lời khuyên ở đây sẽ áp dụng cho hầu hết các trường đại học bốn năm tại nước Mỹ, vốn chỉ thu nhận một phần nào người vào học. Nếu lấy con số mà nói, lời khuyên này sẽ dễ dàng phù hợp với những gì mà Tập san Princeton gọi là 371 trường đại học tốt nhất trên toàn quốc, và ngoài ra có thể còn có thêm vài trăm trường khác nữa.[3] Từ Harvard cho đến Angelo State, từ Stanford cho đến Lourdes.

Điều các trường đại học muốn

Các trường đại học đang cố gắng làm những gì? Để trả lời câu hỏi này, bạn có thể bắt đầu bằng những câu phát biểu về sứ mệnh của họ. Câu phát biểu về sứ mệnh của Đại học Miami là “giáo dục và bồi dưỡng các sinh viên, tạo ra kiến thức, và cung cấp dịch vụ cho cộng đồng chúng ta và hơn thế nữa”.[4] Nhưng sứ mệnh này ám chỉ điều gì? Nó kết hợp giảng dạy, nghiên cứu và phục vụ, ba yếu tố có mặt trong các câu phát biểu sứ mệnh của loại đại học được mô tả trong sách này. Nhưng trường đại học thực thi chúng ra sao, và chúng được điều hòa với nhau như thế nào?

Một chỗ để bắt đầu hiểu được bất kỳ tổ chức nào chính là điểm mấu chốt này: tiền bạc đến từ đâu và chúng đi đâu.[5] Nhưng mọi việc chẳng đơn giản như thế với các trường đại học, bởi hầu hết chúng là phi lợi nhuận. Chúng không đơn giản chỉ là cố gắng tối đa hóa lợi nhuận như Microsoft hay General Electric. Bất kỳ lợi nhuận nào họ kiếm được cũng đều phải được đầu tư trở lại cho đại học đó, chứ không phải phân phối cho các sở hữu chủ hay cổ đông. Do đó, các trường đại học không phải là để làm giàu, hay nói chính xác hơn là chỉ mong muốn làm giàu để theo đuổi các mục đích khác.

Những mục đích khác đó là gì? Có một mục đích đang thúc đẩy hầu hết các trường đại học, ít ra là những trường được nói đến trong sách này, là ước muốn gia tăng danh tiếng của mình. Các trường đại học mong muốn được xem là trường danh giá nhất trong lãnh vực của mình. Họ muốn đạt được sự ngưỡng mộ cao nhất của công chúng và các đồng nghiệp của mình. Nói thẳng ra, ai cũng muốn là Harvard, và Harvard thì muốn đảm bảo chẳng có ai khác là Harvard.[6]

Danh tiếng dĩ nhiên là một trò chơi bên này được thì bên kia mất. Chỉ có một đại học có thể là tốt nhất, chỉ có mười trường có thể nằm trong top ten (mười trường tốt nhất), và cứ tiếp tục tính xuống dần như vậy. Nếu có người ngoi được lên trên, tất sẽ có người phải rơi xuống bậc dưới.[7] Và do đó sự cạnh tranh khá là tàn nhẫn.

Bây giờ, câu hỏi then chốt là, danh tiếng đến từ đâu. Câu trả lời có thể gây ngạc nhiên cho một số độc giả hoặc hiển nhiên ngay lập tức đối với những người khác. Các trường đại học không được xem là danh tiếng bởi vì họ cung cấp nền học vấn tốt nhất hay bởi vì họ phục vụ sinh viên tốt nhất. Harvard không là Harvard do những gì đang diễn ra trong các lớp học của ngôi trường này. Sự thật là, trải nghiệm trong lớp học ít nhiều là một hộp đen đối với mọi người ngoại trừ các sinh viên đang còn ngồi học, và thậm chí các bạn ấy còn bị chìm vào bóng tối trong một chừng mực nhất định nào đó.

Thật ra, danh tiếng đến từ công trình nghiên cứu. Các trường đại học được xem là danh tiếng khi họ có đội ngũ giảng dạy mà phần lớn đều có thành tựu về mặt học thuật. Những trường đại học danh tiếng nhất là những trường tuyển dụng được nhiều nhất những nhà đoạt giải Nobel, những giáo sư có thành tích thâm niên về xuất bản, và những học giả thường được các đồng nghiệp của mình trích dẫn thường xuyên nhất. Chính sự xuất sắc trong nghiên cứu đã đặt Harvard, Yale, Stanford cùng tất cả các trường còn lại nằm trong danh sách hàng đầu, còn Podunk U thì nằm ở đáy danh sách.

Vấn nạn với công việc giảng dạy

Tại sao sự xuất sắc trong nghiên cứu, chứ không phải sự xuất sắc trong giảng dạy, lại dẫn đến danh tiếng? Chẳng lẽ không đổi ngược lại được sao? Một lý do quan trọng là, kỹ năng giảng dạy cho các sinh viên thì khó đo lường và so sánh. Thật khó xác định được ai dạy giỏi và giỏi đến mức nào. Các sinh viên là những người hưởng lợi chủ yếu từ việc dạy giỏi, nhưng họ lại không có đủ điều kiện để so sánh giữa các trường đại học (bởi vì họ chỉ đang theo học một trường mà thôi) và là những tay mơ trong nghệ thuật đánh giá. Ngay cả các nhà quản trị đại học cũng thấy khó mà đánh giá các giảng viên của mình về điểm này bởi vì chẳng có tiêu chuẩn vàng nào về việc giảng dạy cả, chứ đừng nói chi đến phương cách khách quan để đo lường nó.

Kết quả của việc học cũng khó mà định lượng được. Chưa có thử nghiệm nào được thực hiện với tất cả sinh viên đã tốt nghiệp để xác định xem những đại học nào làm tốt nhất công việc giảng dạy cho sinh viên của mình. Sự thành công trên con đường nghề nghiệp là một tiêu chuẩn, nhưng nó cũng có vấn nạn riêng của nó. Có phải các sinh viên tốt nghiệp Harvard thành công hơn bởi vì họ đã học được nhiều hơn ở Harvard hay bởi vì Harvard có thể tuyển được những học sinh đầu vào giỏi nhất? Như chúng ta sẽ thấy ở chương sau, nó chủ yếu là do yếu tố thứ hai.

Chất lượng giảng dạy cũng khá mơ hồ đối với thế giới nói chung. Các giáo sư, chẳng hạn, không biết rõ lắm ai trong số các đồng nghiệp của mình là những người giảng dạy giỏi nhất, bởi họ đâu có dự giờ của nhau hay tương tác với các sinh viên thuộc những đại học khác. Và nếu các giáo sư làm việc thường xuyên trong trường còn không biết điều này, vậy thì làm cách nào những người bên ngoài trường đó lại dám cho là mình biết được kia chứ? Bởi các lợi ích của công việc giảng dạy được cảm nhận theo kiểu cục bộ, chứ không phải ở qui mô phổ quát, cho nên thật khó lòng nhờ chúng mà tăng danh tiếng cho nhà trường được. Danh tiếng phải đến từ một yếu tố được thấy rõ ngay cả bên ngoài khuôn viên nhà trường.

Tầm quan trọng của nghiên cứu

Bây giờ, xem xét đến phần nghiên cứu, tức nhiệm vụ nghĩ ra những lý thuyết mới về cách thức thế giới vận hành. Sự xuất sắc trong nghiên cứu thì dễ đo lường. Không chỉ có những giải thưởng (giải Nobel và các giải tương đương trong từng và trong mọi lãnh vực chuyên môn), mà còn có những thành tích về xuất bản (số lượng sách và bài báo đăng trên tạp chí), số lượng trích dẫn (các học giả được người khác trích dẫn bao nhiêu lần), và ngay cả những đánh giá kín đáo của đồng nghiệp. Thêm nữa, những biện pháp đo lường này là do những chuyên gia tinh tế, chứ không phải các sinh viên ngây thơ, tiến hành. Hầu hết chúng ta trong một lãnh vực nhất định nào đó đều có sự nhất trí với nhau về việc ai là ngôi sao và ai là dỏm, và những đại học nào có nhiều những hạng người này hay hạng người nọ hơn.

Tương tự, nghiên cứu có một tầm vóc toàn cầu. Nó có thể được công nhận trên khắp năm châu cũng như trong nội bộ một trường đại học. Một học giả ở London hay Tokyo có thể dễ dàng tìm được bài báo hay một chuyên khảo mới nhất của một học giả ở Omaha và đích thân đánh giá nó. Và bởi vì toàn bộ sự uyên bác được tạo ra bởi một cộng đồng các học giả đọc công trình của nhau và dựng xây trên những gì đã diễn ra trước đó, cho nên họ cố gắng cập nhật thường xuyên những gì đang diễn ra trong lãnh vực của mình.

Ngay cả thế giới nói chung cũng quí trọng nghiên cứu hơn là giảng dạy. Hãy suy nghĩ xem ai được trọng vọng hơn trong xã hội chúng ta: các nhà khám phá những chủng loài, những phân tử cơ bản, và các loại thuốc chữa bệnh mới, hay những giáo sư có nhiều sinh viên nhất? Cho dù bạn đo lường danh tiếng bằng tiền lương, sự chú ý của giới truyền thông, hay chỉ là sự ngưỡng mộ thuần túy, thì nghiên cứu thường vẫn nổi trội hơn so với giảng dạy. Vì tất cả các lý do này, danh tiếng dựa trên nghiên cứu vẫn hái ra được nhiều tiền hơn so với danh tiếng dựa trên việc giảng dạy.

LỊCH SỬ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Nguồn gốc của trường đại học hiện đại có thể truy nguyên đến tận thời Trung Cổ. Đại học Bologna, thường được xem là trường đại học thật sự đầu tiên, được thành lập vào thế kỷ 11, và ít lâu sau đó là Đại học Paris, Đại học Oxford và các trường khác nữa. Những trường này đã giảng dạy các chương trình khai phóng (liberal arts) – lúc đó là gồm văn phạm, luận lý học, tu từ học, hình học, số học, thiên văn và âm nhạc học – tiếp sau đó là giáo dục hướng nghiệp về luật, y học và thần học. Ban giảng huấn đều là thỉnh giảng (họ dạy cho nơi này nơi nọ), còn lực lượng sinh viên thì mang tính thế giới (họ đến từ mọi nơi trên khắp châu Âu).

Cuộc Cải cách Tin Lành và Phản Cải cách Cơ đốc giáo chứng kiến sự sa sút trong nội dung học thuật của các trường đại học này, bởi chúng hoạt động như những người bảo vệ đức tin hơn là học vấn. Những đại học khá lâu đời của Mỹ – như Harvard, Yale và William and Mary – ra đời từ truyền thống này. Khởi thủy chúng là những trường của các dòng giáo phái, có sứ mệnh đào tạo các mục sư cũng như truyền bá đức tin. Như một hiệu trưởng đại học vào thời đó đã nói, chỉ có một quyển sách được cần đến trong thư viện: Thánh Kinh. Có thể gọi ban giảng huấn của các trường đại học này là những “nhà tài tử nồng nhiệt” hơn là những chuyên gia thành thạo, và công việc của họ là khắc sâu chân lý đã được mặc khải cho các sinh viên của mình.

Sự thay đổi mô hình này không đến từ bên trong nước Mỹ, mà từ bên kia đại dương. Các trường đại học Đức của thế kỷ 19 đã báo hiệu cho sự ra đời thể loại đại học chúng ta thấy ngày nay, tập trung vào nghiên cứu và tự do học thuật.[8] Trường Đại học Berlin, do triết gia Wilhelm von Humboldt thành lập, chính là trungtâm của những thay đổi này. Chương trình giảng dạy mới sẽ được dựa trên chân lý khách quan, khoa học, chứ không phải đức tin tôn giáo, và các giáo sư sẽ được huấn luyện đặc biệt về các phương pháp cần thiết để tiến hành nghiên cứu. Phong cách đại học này, đôi khi được gọi là đại học nghiên cứu, được Johns Hopkins du nhập vào Mỹ lần đầu tiên, nhưng đã nhanh chóng lan rộng và giờ đây chi phối nền giáo dục đại học; tinh thần chung của nó hiện hữu ngay cả ở những trường có ít công trình nghiên cứu độc sáng.

Cùng lúc đó, việc chuyển hướng sang kiến thức khoa học đã có nghĩa rằng các giáo sư phải chuyên sâu trong một lãnh vực nào đó. Các trường đại học đã đi đến chỗ bao gồm những phân khoa học thuật riêng biệt sao cho, như viện trưởng Đại học Chicago Robert Hutchins đã nói, “Đại học là một tập hợp các phân khoa nối kết lại với nhau bởi một nhà máy hơi nước chung”. Ít lâu sau thì sự chuyên môn hóa này cũng đã lan xuống đến tận sinh viên. Vào năm 1910, Harvard cho phép các sinh viên chọn sự tập trung riêng của mình, và chuyên ngành học thuật hiện đại đã ra đời. Cùng lúc đó, các chương trình học cốt lõi và chung (các môn cổ điển) dần dần biến mất –chỉ được giữ lại ở một số ít trường – và được thay bằng chương trình giáo dục tổng quát hay những môn học bắt buộc chuyên ngành. Từ bảy môn khai phóng (liberal arts), các trường đại học bắt đầu bổ sung các khóa học về các ngôn ngữ hiện đại và văn chương, các khoa học cơ bản, và những khoa học xã hội mới xuất hiện (xã hội học, kinh tế học, khoa học chính trị và nhân chủng học). Về phía ban giảng huấn, vào đầu thế kỷ này người ta chứng kiến sự du nhập qui chế giáo sư biên chế, nhằm cho phép các giáo sư theo đuổi những tư tưởng phản chính trị hay thậm chí phản chính thống trong công cuộc nghiên cứu của mình mà không phải lo sợ mất việc làm.

Những thay đổi có ý nghĩa xảy ra sau thời gian này chủ yếu là việc mở rộng lực lượng sinh viên và đường hướng giáo dục. Do đó, các trường được nhà nước giao đất như các đại học Michigan, Minnesota và Illinois đã xuất hiện và mở cửa đón nhận lực lượng sinh viên rất đa dạng – người nghèo, phụ nữ, và người dân tộc thiểu số. (Các hạn ngạch hạn chế những nhóm sinh viên này là cách làm phổ biến tại các trường đại học tư lớn ít nhất cũng kéo dài cho đến hết Thế chiến II, nếu không muốn nói là còn dài hơn.) Chương trình học cũng được mở rộng. Bốn mươi năm gần đây đã chứng kiến sự xuất hiện của các ngành học về phụ nữ, về người Mỹ gốc châu Phi, và về môi trường, bên cạnh những ngành hướng nghiệp mới gắn liền với nhu cầu của nền kinh tế đang thay đổi. Các trường đại học ngày càng trở nên thân thiện hơn với các tân sinh viên thông qua việc định hướng và tư vấn hiệu quả hơn, cũng như ngày càng có thêm sự chú ý từ ban giảng huấn, và những nỗ lực mạnh mẽ để xử lý sự đa dạng mới này.

Làm cách nào để thắng trong cuộc chơi giành danh tiếng

Thế thì, để một trường đại học có nhiều tiếng tăm hơn – những gì mà ban giám hiệu, hội đồng quản trị, các cựu sinh viên và có lẽ ngay cả các sinh viên đều muốn – họ cần phải thuê những học giả vốn đang là những nhà nghiên cứu hiệu quả. Điều này có thể có nghĩa là mời gọi các học giả đã thành danh ở những trường khác, hoặc cố gắng nhận diện những học giả trẻ xuất sắc từ các tân tiến sĩ.

Làm thế nào các trường có thể thu hút được những siêu sao học thuật này (vâng, đó là từ chúng tôi gọi họ)? Lương cao hơn đúng là có ích, nhưng đấy không phải là cái gì đặc biệt thúc đẩy hầu hết các giáo sư.. Nếu họ quan tâm chính yếu đến tiền, hẳn họ đã chọn nghề khác.[9] Thay vì thế, các giáo sư cũng chơi trò chơi tiếng tăm nữa. Họ muốn được ngưỡng mộ trong lãnh vực chuyên môn của mình, và cũng như trong trò chơi danh tiếng của trường đại học, nghiên cứu mới là quan trọng và vì đa số các lý do tương tự. Để giành được danh tiếng, họ cần phải tung ra những bài báo và quyển sách mới càng nhanh càng tốt.

Để làm được việc này, họ cần có thời gian toàn tâm toàn ý cho nghiên cứu. Do đó, khi một trường đại học muốn mời một siêu sao hay một siêu sao tiềm tàng, vị giáo sư được mời đó sẽ thương lượng để có được thời gian nhiều hơn dành cho công việc nghiên cứu của mình, thời gian mà bà ấy có thể tùy ý sử dụng (còn được gọi là thời gian linh hoạt). Thời gian này hầu như luôn luôn phải đánh đổi với công việc giảng dạy. Xét cho cùng, nhiệm vụ chính của các giáo sư là giảng dạy và nghiên cứu. Các giáo sư có thành tích xuất bản tốt đều thương lượng giảm bớt gánh nặng dạy học để họ có thể dành thêm thời giờ cho nghiên cứu.

Bởi các trường đại học đang cạnh tranh với nhau để mời cho được các học giả nổi tiếng nhất, nên họ đề xuất dành nhiều thời gian tùy dụng hơn cho những ai đang nghiên cứu hiệu quả nhất. Nếu các trường đại học cố gắng buộc những học giả hiệu quả này dành nhiều năng lực hơn vào việc giảng dạy, họ sẽ bị mất những con người đó vào tay các trường đại học khác, những trường vốn sẽ vui vẻ cho phép những nhà đoạt giải thưởng Nobel làm bất cứ điều gì họ muốn, miễn sao họ mặc màu áo của trường đại học đó vào ngày lễ tốt nghiệp. Nếu bạn muốn biết tại sao các giáo sư nổi tiếng ở trường đại học của bạn không lên lớp thường xuyên, thì đây chính là câu trả lời.

Các khích lệ và việc giảng dạy

Không chỉ thời gian tùy nghi sử dụng – vốn chỉ kéo các giáo sư ra khỏi các lớp học – mới là quan trọng đối với chất lượng giảng dạy. Để tuyển dụng được những nhà nghiên cứu tài ba, các trường đại học còn cần phải đảm bảo rằng họ có những khích lệ để thực hiện những nghiên cứu có chất lượng cao hết mức có thể. Vì lẽ đó, hầu hết các phần thưởng mà một giáo sư có thể nhận được đều dành cho sự thành công trong nghiên cứu. Các giáo sư nhận được rất ít – không phải là lên lương, thời gian rảnh rỗi, hay được đề bạt – khi trở thành những thầy giáo dạy giỏi. Họ nhận được tất cả những thứ này khi trở thành những nhà nghiên cứu giỏi. Thật vậy, hệ thống khích lệ này được lập ra chỉ để khuyến khích nghiên cứu nhiều hơn và tốt hơn, và làm tăng uy tín của trường đại học. Nếu một giáo sư phải quyết định bố trí một giờ trống vào việc nào trong ngày, thì một phân tích lời-lỗ đơn giản sẽ mách cho ông hay bà ấy rằng nên dành thời gian đó cho nghiên cứu hơn là dạy học.

Nghiên cứu không phải là điều duy nhất khiến người ta bớt chú ý đến chuyện lớp học. Một sự kiện đáng ngạc nhiên là hầu hết các giáo sư đều thực hiện những nghiên cứu tương đối ít tính độc sáng. Các khó khăn trong việc đo lường và đánh giá việc dạy học khiến các trường đại học khó tưởng thưởng cho các giáo sư vì giảng dạy giỏi hơn, mặc dù họ rất muốn. Người ta có thể chấp nhận việc các giáo sư lơ là đối với lớp của mình, nhưng lại thật khó để nhận diện và khuyến khích những nỗ lực đặc biệt. Việc triển khai một giảng khóa có tính cách tân và dành thêm thời gian vì sinh viên không phải là những khía cạnh dễ theo dõi được trong sự nghiệp của một giáo sư.

Cùng lúc đó, các giáo sư lại không được đào tạo về nghệ thuật dạy học và có khuynh hướng nghi ngờ về khoa sư phạm. Họ đậu bằng tiến sĩ trong các lãnh vực chuyên môn như nhân chủng học hay vật lý học, chứ không phải trong sư phạm nhân chủng hay sư phạm vật lý. Một cuộc khảo sát cho thấy chỉ có 8% giáo sư tận dụng việc nghiên cứu các phương pháp dạy học.[10] Hầu hết các giáo sư đều quan tâm đến nội dung chính của các giảng khóa của họ hơn là những phương cách tốt nhất để giảng dạy nó, và do đó họ không tích cực theo đuổi những phương cách giảng dạy tốt hơn. Việc này xét cho cùng đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn nữa, nhưng chẳng nhờ đó mà họ được tưởng thưởng. Có bao nhiêu nhân viên trong bất kỳ ngành nào có những nỗ lực đặc biệt một cách vô tư?

Sự nối kết của sinh viên

Còn các sinh viên thì gắn vào chỗ nào trong bức tranh chung này? Xét cho cùng, tiền bạc của các sinh viên – thứ nhất là học phí, thứ hai là các khoản đóng góp của cựu sinh viên – tài trợ cho hầu hết hệ thống hoạt động này. Tại sao các sinh viên không chọn những trường đại học tập trung nhiều năng lực hơn cho sinh viên và cung cấp chất lượng giảng dạy cao hơn? Tại sao khách hàng không là thượng đế như khi anh ta bước chân vào nhà hàng, siêu thị và cửa hàng quần áo?

Trước hết, sinh viên khó đánh giá được chất lượng giảng dạy, đặc biệt là ở cấp độ toàn trường. Điều này là do tất cả các khó khăn về mặt thông tin mà tôi đã đề cập ở trên. Những người sắp là sinh viên và ngay cả các cơ quan đánh giá như U.S. News chẳng hạn, không có được tư thế thuận lợi để đánh giá những trường nào mang lại sự giáo dục tốt nhất, một phần vì một nền giáo dục tốt đẹp chẳng có gì là cụ thể hết. Do đó, các sinh viên chọn trường đại học của mình là dựa trên các biến số rõ ràng như danh tiếng thay vì những biến số mờ nhạt như chất lượng giảng dạy.

Thậm chí còn không rõ chuyện sinh viên tìm kiếm sự xuất sắc trong giảng dạy. Nhu cầu muốn có một nền học vấn thật tốt không quá mạnh như bạn nghĩ. Các sinh viên cũng háo danh như bất kỳ ai khác. Ngay cả nếu các giáo sư Harvard có hoàn toàn lơ là các sinh viên đi chăng nữa thì họ cũng là những kẻ thông minh nhất trên thế gian này, họ vẫn sẽ có sức hấp dẫn đối với sinh viên. Nhiều sinh viên không xem đại học chủ yếu như một nơi thu hoạch được học vấn tốt nhất có thể, mà là nơi để kiếm được mảnh bằng có giá trị, giúp họ tìm được một công việc lương cao. Mảnh bằng đó rõ ràng có giá trị hơn nếu nó xuất phát từ một trường đại học được xem là có danh tiếng.

Những sinh viên khác không đòi hỏi phải có một trải nghiêm giáo dục tốt hơn bởi vì họ xem trường đại học chủ yếu là nơi dễ thương để sống vui bốn năm trước khi bắt đầu đi làm, cũng vì vậy mà toàn bộ tiền bạc mà các trường đại học bỏ ra là dành cho cho các tiện nghi như phục vụ ẩm thực, các bãi cỏ được chăm sóc cẩn thận, các ký túc xá sang trọng (hay chí ít cũng hết sức dễ thương), và các đội tuyển thể thao. Về nhiều mặt, các trường đại học đang trở nên khá giống như các câu lạc bộ đồng quê đi kèm với tấm thẻ giá cần thiết. Chừng nào cuộc sống bên ngoài lớp học còn thú vị và việc học tập không đòi hỏi quá mức thì còn nhiều sinh viên hài lòng.

Về phương diện giáo dục, các trường đại học chỉ phải thỏa mãn một thiểu số sinh viên, những người quan tâm đến sự truyền thụ thật tốt. Do đó, họ lập ra các định chế mà một vài sinh viên có tham vọng có thể tiếp cận được, còn những sinh viên khác thì không mấy quan tâm. Những định chế này không phải lúc nào cũng được nhấn mạnh, bởi chúng sẽ trở nên hết sức tốn kém nếu tất cả sinh viên đều tận dụng chúng. Một trong những mục tiêu chính của quyển sách này là giới thiệu với các bạn về những chọn lựa này.

Các cựu sinh viên, những người mà sự hỗ trợ và đóng góp của họ giúp trường đại học tồn tại, thường chia sẻ ước vọng của các nhà quản trị đại học muốn tối đa hóa danh tiếng nhà trường. . Sự truyền dạy giỏi có ích gì cho họ? Con đường sự nghiệp hàn lâm còn dài sau lưng họ. Trái lại, danh tiếng lớn hơn làm nâng giá trị bằng cấp của họ khi họ bắt đầu gắn với một thương hiệu có danh tiếng nhiều hơn. Các cựu sinh viên cũng không có được vị trí thuận lợi để theo dõi chất lượng học tập của sinh viên mặc dù họ muốn thế; như bất kỳ ai khác, họ phải trông cậy vào các biến số hữu hình bên ngoài như số lượng các công trình nghiên cứu, các giải Nobel, lẫn các đánh giá xếp hạng của U.S. News. Nếu bạn muốn biết các trường đại học đang cố gắng gây ấn tượng ra sao với các cựu sinh viên của mình, hãy đến xem các lễ hội xa hoa trong kỳ họp mặt cuối tuần.

HƯỚNG DẪN SINH VIÊN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA NHÀ TRƯỜNG

Phần lớn những giao tiếp ngoài phạm trù sinh viên của bạn ở đại học liên quan đến các giáo sư giảng dạy bình thường. Nhưng các trường đại học cũng có một bộ máy quản lý đồ sộ nằm ở phía bên trên họ. Mặc dù nó không đáng cho bạn phải dành nhiều thời gian để suy nghĩ về khối người này, có thể có vài tình huống họ có thể hữu ích cho bạn. Đặc biệt là các hiệu trưởng, trưởng phân hiệu và các trưởng khoa thường xuyên phải tìm kiếm các ý tưởng và sáng kiến mới để họ có thể trình cho các nhà tài trợ như bằng chứng cho sự làm việc hiệu quả của họ. Những ý tưởng này khá là hiếm, nhưng nếu bạn có – ví dụ, bạn muốn kết hợp một chương trình từ thiện mới hay một sáng kiến học tập quốc tế chẳng hạn – hãy nghĩ đến việc tiếp xúc với các nhà quản lý. Ngoài ra, sau đây là những gì bạn cần biết về cơ chế hành chính.

Chủ tịch. Chủ tịch đại học, không ít thì nhiều, là một người chuyên gây quỹ và là một người khởi xướng cổ vũ cho trường đại học đó. Vâng, những chủ tịch sáng tạo và khôn ngoan có thể đề xuất những sáng kiến quan trọng và đôi khi thậm chí theo dõi cho đến khi chúng được thực thi, nhưng vai trò chính của họ là đại diện hiển hiện của trường đại học trước mắt thế giới nói chung, nhất là đối với các nhà mạnh thường quân chủ yếu của nhà trường. Chuyện được bắt tay với chủ tịch trường mình có thể là thật vinh hạnh – hãy nhớ chụp một bức ảnh, bởi vì có thể điều đó sẽ không xảy ra lần nữa đâu – nhưng ngoài chuyện đó ra thì ông hay bà ấy chẳng có vai trò gì nhiều trong cuộc sống của bạn.

Hiệu trưởng. Người ta cho rằng quyền lực thật sự trong một trường đại học là nằm trong tay hiệu trưởng, thủ trưởng hàn lâm, người thực thi chính sách qua các quyết định thường nhật. Bởi các hiệu trưởng nắm dây thắt hầu bao, nên người ta cho rằng họ có ảnh hưởng thực tế lên chính sách của nhà trường, và ngay cả các cán bộ giảng dạy cũng xem họ như những nhân vật gần như có toàn quyền sinh sát. Gần như lý do duy nhất mà một giáo sư sẽ trở thành hiệu trưởng chính là vì họ xem đó là bước đệm để trở thành chủ tịch.

Khoa trưởng. Các đại học thường có rất nhiều khoa trưởng với những trách nhiệm khác nhau: công việc học thuật, công việc với ban giảng huấn, công tác với sinh viên đã ra trường, vân vân. Một số khoa trưởng là những thành viên giảng huấn thường xuyên, thực hiện “dịch vụ” cho nhà trường trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, còn những người khác thì đảm nhiệm công việc bán thường xuyên. Công việc này mang đến cho họ những bổng lộc như lương cao hơn và thời gian giảng dạy ít hơn, nhưng nó cũng buộc họ phải mất thời gian và công sức trong chuyện quan hệ, thù tiếp. Các khoa trưởng đưa ra hầu hết các quyết định về chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến sinh viên – chẳng hạn như duyệt các giấy phép khám bệnh, phân xử các vụ đạo văn, vân vân – và có thể hữu ích nếu bạn đang có những vấn đề gây trở ngại cho tiến độ học tập của bạn hay hạnh phúc cá nhân. Ngoài việc góp phần giải quyết các rắc rối này – công việc giải quyết này chiếm đa phần thời gian của một khoa trưởng – khoa trưởng chẳng có gì nhiều để cống hiến cho bạn. Có một số việc họ có thể hữu ích tích cực (thay vì chỉ có giúp cho bạn thoát khỏi rắc rối) chính là nếu bạn muốn theo đuổi một chương trình học tập mới mẻ không có trong sách vở, hay khi muốn thành lập một tổ chức mới dành cho sinh viên.

Trưởng bộ môn. Giống như các khoa trưởng, hầu hết các trưởng bộ môn nhận chiếc ghế này là xuất phát từ ý thức bổn phận và phục trong một thời hạn nhất định (thường là ba năm). Họ dành phần lớn thời gian trong ngày của mình để xử lý các khiếu nại của đồng nghiệp – vâng, chúng ta than phiền rất nhiều – và do đó tương đối ít tiếp xúc với sinh viên. Công việc tương tác với sinh viên và giải quyết các khó khăn của họ trong bộ môn thường được giao phó cho cán bộ giảng dạy chính quy, còn những vấn đề chung chung hơn thì được chuyển giao cho chủ nhiệm học tập. Trong bất kỳ trường hợp nào, những chức vụ này tương đối không mấy có ý nghĩa đối với việc học của bạn. Do đó chỉ nên đến gặp họ nếu bạn quan tâm đến các chủ đề mà họ đang nghiên cứu, mặc dù ngay cả như vậy bạn cũng có bị khước từ, bởi phần lớn thời gian của họ là dành cho việc xử lý các vấn đề hành chính. Các trưởng bộ môn cũng có thể là địa chỉ tiếp xúc đầu tiên hữu ích nếu bạn có những gợi ý để cải thiện cho bộ môn của họ, chẳng hạn đề xuất thêm các giảng khóa trong lãnh vực nào đó hay mời từ bên ngoài về các diễn giả đặc biệt.

Lý do để hy vọng

Mặc dù sự đánh giá này trông có vẻ khá ảm đạm, nhưng vẫn có hy vọng. Các trường đại học thật ra đang trở nên ngày càng tốt hơn theo thời gian, cả về mặt nghiên cứu lẫn giảng dạy. Trong quá khứ đúng là các trường đại học không tranh đua nhau để giành sinh viên; các sinh viên tốt nghiệp Andover và các trường dự bị đại học khác thì đến học tại các trường đại học thuộc Liên minh Hoa Tường Vy, trong khi những người khác thì đến học tại đại học công trong địa phương của họ. Và cũng chỉ mới gần đây thôi, các sinh viên vẫn chưa đòi hỏi các giáo sư phải dành thời gian và nỗ lực cho việc học của họ. Nhiều người vui vẻ lắng nghe thụ động một giảng viên xuất sắc, và xem trường đại học cộng đồng là một trường chuyên dạy các kỹ năng xã hội và nghệ thuật hơn là một nơi chốn học tập.

Ngày nay không còn như vậy nữa rồi. Các trường đại học đang tranh nhau quyết liệt để giành những học sinh ưu tú nhất, và các sinh viên thì đòi hỏi thầy cô phải dốc công dốc sức nhiều hơn. Điều này đã khiến các trường đại học nhấn mạnh đến công việc giảng dạy trên lớp nhiều hơn so với trước đây. Dư luận phê phán của xã hội về một tập thể giáo sư thiếu tận tâm đã có hiệu ứng tương tự. Một số sách vở gần đây công khai chê bai sự sa sút trong công tác giảng dạy khiến các trường đại học bị lúng túng, và khiến họ phải dành nhiều tài lực hơn vào sứ mệnh giảng dạy.[11] Bởi rất nhiều nguồn quỹ của họ trực tiếp hay gián tiếp đến từ chính quyền, nên các trường đại học hết sức ý thức việc lấy lòng các chính khách. Điều này có nghĩa là, bên cạnh những thứ khác, giữ gìn một hình ảnh tươi mới trước mắt công chúng.

Như cựu hiệu trưởng Harvard Derek Bok có nói, kết quả cuối cùng là “các trường đã tung ra đủ mọi loại thí nghiệm để cung cấp một sự truyền thụ có tính cá thể hóa hơn, chí ít cũng cho những phần thuộc bộ phận sinh viên. Các chương trình khen thưởng được lập ra để dành cho những sinh viên đủ chuẩn. Học bổng nội trú nghiên cứu tạo cơ hội để các sinh viên được làm việc trong các phòng thí nghiệm cùng với những nghiên cứu viên dày dạn kinh nghiệm. Các xê-mi-na dành cho tân sinh viên, các phụ đạo nhóm, và các hội thảo chuyên đề nhỏ dành cho sinh viên năm cuối mang đến cho sinh viên ít ra cũng đôi chút tiếp xúc thân mật với các thành viên giảng dạy.

Có bằng chứng cho thấy rằng một điều gì đó đã thay đổi qua cuộc nghiên cứu mới đây về các sinh viên tốt nghiệp, những người được hỏi rằng họ đã có nhận được sự chú ý đặc biệt của các thành viên trong ban giảng huấn hay không trong suốt quá trình học tập của mình. Các sinh viên tốt nghiệp từ cuối thập niên 1980 rất nhiều khả năng sẽ cho biết rằng họ đã nhận được sự quan tâm đặc biệt, nhiều hơn so với những người đã tốt nghiệp vào giữa thập niên 60 hay giữa thập niên 70. Xu thế chính là hướng đến sự giảng dạy tốt hơn và quan tâm cá nhân nhiều hơn, nhất là đối với những ai muốn tìm kiếm điều đó.

Liệu xu thế này có làm giảm đi năng suất nghiên cứu hay không? Không hề. Các giáo sư thời nay có năng suất cao hơn so với trước đây (và có nhiều người hơn trong số chúng tôi đang làm nghiên cứu). Lý do là họ đang làm việc nhiều giờ hơn trước đây – ít ra đó cũng là cảm giác của tôi với tất cả sự kính trọng thích đáng đối với các đồng nghiệp cao niên của mình – và họ đang có những công nghệ tốt hơn để thực hiện công việc nghiên cứu. Họ không còn phải tạo ra các thẻ bấm lỗ và xếp hàng chờ để sử dụng một máy điện toán hay gửi bản thảo tư liệu đến các cộng tác viên qua đường bưu điện vốn chậm như rùa.

Tôi sẽ tắc trách nếu không đề cập rằng hầu hết các giáo sư đều ý thức về công việc giảng dạy của mình, mặc dù họ thiếu các khích lệ mạnh mẽ để có được sự ý thức như vậy. Họ cảm thấy có bổn phận đối với các sinh viên của mình. Thêm nữa, công việc giảng dạy mang đến sự hài lòng từ bên trong. Nó khiến chúng tôi thấy vui khi các sinh viên thích giảng khóa của mình và khiến chúng tôi thấy buồn khi họ không yêu thích. Hầu hết chúng tôi đều xem việc giảng dạy cho sinh viên là một dịch vụ công ích mà chúng tôi vui vẻ phục vụ, nhất là khi các sinh viên muốn học.

Nói tóm lại, đại học Mỹ hiện đại được xây dựng để tối đa hóa danh tiếng của mình, điều này xuất phát từ việc tuyển dụng những học giả có công trình nghiên cứu độc sáng. Các đại học cạnh tranh với nhau để có được những nhà nghiên cứu này và chi dụng hầu hết nguồn tài lực có sẵn trong tay của mình để cố gắng lôi kéo họ, cũng như thuyết phục họ thực hiện nghiên cứu nhiều hơn, tốt hơn. Công việc giáo dục sinh viên xếp hàng thứ hai sau động lực này, không nhất thiết bởi vì các đại học muốn như vậy – tất nhiên họ muốn cung cấp sự giảng dạy tốt nhất – mà bởi vì họ sẽ bị mất danh tiếng khi đặt điều này lên hàng thứ nhất. Nhưng mọi việc đang trở nên tốt hơn khi các trường đại học ngày càng thấy mình đang chịu áp lực phải cải thiện chất lượng giảng dạy, và nhiều trường có vẻ như đang làm như vậy. Những thủ thuật sau đây sẽ chỉ cho bạn cách tận dụng những thay đổi này.

[1] Đa số những phân tích ở đây đều dựa trên “The Decline in Undergraduate Teaching: Moral Failure or Market Pressures” của Gordon C. Winston; dự án của Williams về Kinh tế của Giáo dục Đại học, DP-24, May 1994.

[2] Một số vấn đề khác sẽ nảy sinh khi đề cập đến các đại học cộng đồng. Chẳng hạn, sinh viên đại học cộng đồng thường không biết đến những buổi thi xếp lớp khi họ đăng ký nhập học. Vì không coi trọng kỳ thi này, họ sẽ thấy rốt cuộc họ cũng phải học thêm các khóa học để hoàn tất bằng cấp của mình. Xem “What Do We Know about Succeeding in College? Questioning Our Assumptions about College Requirements” của James E. Rosenbaum vđ Lisbeth J. Goble trong College Success: What It Means and How to Make It Happen, ed. Michael McPherson vđ Morton Schapiro (New York: College Board, 2008).

[3] Princeton Review, The Best 371 Colleges, 2010 Edition (New York: Princeton Review, 2009).

[4] Xem Burton A. Weisbrod, Jeffrey P. Ballou, và Evelyn D. Asch, Mission and Money: Understanding the University (Cambridge: Cambridge University Press, 2008), tr.64

[5] Về vấn đề này, xem sách đã dẫn (sđd)

[6] Một đồng nghiệp của tôi nói đùa rằng anh hay gặp các giáo sư từ đại học nước ngoài, và đa số họ đều cho rằng trường đại học của họ là Harvard của nước họ. Anh cũng đã nhận diện được bốn trường Harvard của Canada.

[7] Điều này không có nghĩa là không thể có những tiến bộ tuyệt đối trong mọi trường đại học. Có thể có và đã có. Nhưng uy tín là trò chơi tương quan. Để có một mô tả rõ ràng hơn về cách thức một đại học cố gắng vươn lên trên bậc thang, xem Gaye Tuchman, Wannabe U: Inside the Corporate University(Chicago: University of Chicago Press, 2009)

[8] Về sự ra đời của mô hình đại học này, xem William Clark, Academic Charisma and the Origins of Research University (Chicago: University of Chicago Press, 2006)

[9] Lương khởi điểm trung bình cho một trợ giảng vào khoảng từ 50.000 đến 60.000 USD. Lương của giáo sư thực thụ khoảng từ 80.000 đến 100.000 USD. Mức lương này sẽ cao hơn ở các đại học nghiên cứu và thấp hơn ở các trường ít danh tiếng. Để biết thêm chi tiết, xem Annual Report on the Economic Status of the Profession, do American Association of University Professors xuất bản, tại www.aaup.org. Mức lương cao nhất của các thành viên giảng dạy – tức là không phải hiệu trưởng, nhà vật lý ngôi sao – ở vào khoảng 300.000USD.

[10] Derek Bok, Our Underachieving Colleges: A Candid Look at How Much Students Learn and Why They Should Be Learning More (Princeton, NJ: Princeton University Press, 2006), tr. 50

[11] Xem Charles Sykes, Profscam: Professors and the Demise of Higher Education (New York: St. Martinís Press, 1988), và Richard M. Huber, How Professors Play the Cat Guarding the Cream: Why We’re Paying More


 

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button