Kỹ năng mềm

Cách làm chủ số phận bạn

coffee_and_books1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : STEVE CHANDLER

Download sách Cách làm chủ số phận bạn ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Trọn bộ ebook :            

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Bạn là chủ nhân hay là nạn nhân?

Khi lược lại quãng đời đã qua, bạn sẽ thấy mình luôn ở hai trạng thái cơ bản. Tại bất kỳ thời điểm xác định này, bạn sẽ ở trạng thái này hoặc trạng thái kia, hoặc bạn làm chủ của tinh thần mình, hoặc bạn là nạn nhân của hoàn cảnh.
Trong khi một trạng thái, trạng thái làm chủ, ngày một tạo dựng bạn tốt hơn lên. Nó cải tạo bạn thành ‘hướng ngoại’, theo một chu trình không ngừng phát triển của tình thương, tầm nhìn và tính can đảm, thì trạng thái kia (trạng thái nạn nhân) lại khiến bạn mau lụi tàn. Cũng giống như cơ bắp bạn teo đi khi không vận động, trái tim và khối óc của bạn cũng sẽ héo hon khi bạn ở trạng thái nạn nhân.

Một cách hình dung cụ thể về con người biết làm chủ tinh thần là xem một đoạn phim trước đây Elvis Presley khi anh ca bài “Heartbreak Hotel” ở tuổi đôi mươi tràn đầy sinh lực. Bạn thấy đó, toàn là vui tươi, mạnh mẽ, nhẹ nhàng làm chủ tâm hồn.

Người làm chủ luôn tập trung hết tất cả cho việc mình làm. Họ dốc hết sức lực vào đúng lúc.

Dave Marsh, trong bài tiểu sử âm nhạc sâu sắc viết về Elvis (1997), đã viết về thời điểm Elvis Prestley xuất hiện trên sân khấu ca nhạc nước Mỹ. “Lần xuất hiện đầu tiên trong chương trình ‘Dorsey Brothers’ (Anh em nhà Dorsey) trên truyền hình, người ca sĩ trẻ đã khiến cả thế giới bùng lên với nhạc rock”, Marsh đã mô tả phần trình bày đầy ấn tượng tác phẩm “Heartbreak Hotel” của Elvis như thế đó và kết luận: “Anh ta đã làm chủ được bài hát và làm chủ được đám đông”.

Khi chúng ta dành trọn vẹn mình cho một việc nào đó thì chúng ta sẽ làm chủ nó. Hiểu theo một chừng mực nào đó, chúng ta đã xoay, xoắn và gói trọn tâm tư mình vào nó rồi.

Sở hữu là một hình thái trách nhiệm sáng tạo, ví dụ như Harry S. Truman đã làm chủ được trọng trách Tổng thống ngay thời điểm ông tuyên bố: “Hãy dừng ngay chuyện khoác lác!”.

Trong phim Ransom (Tiền chuộc), vai diễn do Mel Gibson đóng đã thực hiện một bước chuyển ngoạn mục và đầy kinh ngạc từ vị trí nạn nhân sang vai trò làm chủ. Sau khi con trai bị bọn bất lương bắt cóc, ông đã bị buộc phải làm theo yêu cầu của chúng. Ông đành phải thụ động chịu làm nạn nhân ngoan ngoãn gần trọn nửa đầu của phim. Nhưng rồi ông đột ngột chộp lấy thời cơ, từ chối tiếp tục làm theo lời chúng. Ngay tại thời điểm quyết định của phim truyện, ông đã trở thành người làm chủ.

“Chúng bắt con tôi vì chúng nghĩ tôi sẽ đáp ứng yêu cầu giao hết số tiền này cho chúng, như vậy tôi đã là vấn đề”.

Tại thời điểm ông làm chủ được vấn đề thì ông được tự do để trở thành lời giải cho chính vấn đề đó. Ông ta đã chuyển từ tư thế nạn nhân sang làm chủ.

Đoạn cuối con đường cô đơn

Những nhận xét của tôi với tư cách một nhà tư vấn và một chuyên gia tâm lý về đề tài gia tăng năng suất lao động trong nhiều năm qua đã chứng minh rằng chỉ có hai dạng người trong từng tình huống nhất định: nạn nhân và chủ nhân.

Nạn nhân là dạng người xem quyền lực là một thứ vượt quá khả năng kiểm soát của họ. Nạn nhân thường có một nhân sinh quan bi quan và thường xuyên cảm thấy cô đơn. Và mặc dù tình trạng nạn nhân này có thể kéo dài trọn đời người, nhưng đó cũng chỉ là một thói quen. Khi ta hiểu thấu đáo về nó thì có thể thay đổi nó thật nhanh chóng. Và quyển sách này viết về cách để thay thế nó.

Nạn nhân thường không mắc phải thói quen này thông qua di truyền, mà do tư tưởng. Và điều đáng nói ở đây là tư tưởng này dựa vào một nhầm lẫn cơ bản tựa như tin tưởng rằng thế giới này là bằng phẳng. Nạn nhân thường nghĩ quyền lực nằm bên ngoài họ. Họ nghĩ rằng quyền lực nằm trong tay kẻ khác hoặc phụ thuộc vào tình huống. Và rồi trước những khó khăn thách thức, các nạn nhân vẫn tiếp tục nhận thức sai lầm, thể hiện qua lối suy nghĩ và phát biểu đầy bi quan. Họ dễ chán nản và thường dùng những thành ngữ, như ‘số phận con người’ và ‘bi kịch đời người’. Những mẩu chuyện về họ mang nặng âm điệu của người luôn núp trong cái bóng của chính họ, và họ sống như người gần kiệt sức. Khuynh hướng thụ động rơi vào nỗi thất vọng chán chường của họ gợi ta nhớ lại nhận xét của André Gide “Nỗi buồn hầu như lúc nào cũng khiến ta mỏi mệt”. Nỗi buồn này làm cho ta đau lòng vì nó thật sự không cần thiết.

Sau xì-căn-đan Enron và những vụ khác tiếp theo khiến không ít quan chức đứng đầu doanh nghiệp phải vào tù thì nhiều người đã vội kết luận có điều gì không ổn với ‘Kinh tế thị trường’ hoặc ‘Chủ nghĩa tư bản’. Đây là một ví dụ điển hình về phản ứng của nạn nhân: chộp lấy một vụ việc thuộc về trách nhiệm cá nhân rồi gán ghép nó vào một điều mơ hồ và đe dọa việc đó sẽ biến hết chúng ta thành nạn nhân. Nhưng điều thật sự đáng trách trong các vụ xì-căn-đan kia chỉ là hành động của những tên tội phạm riêng lẻ và các doanh nhân không tính người. Đó là những con người đặc trưng. Chúng ta càng khái quát hóa từ những cá nhân cụ thể này và coi đó là khuyết điểm của ‘hệ thống’ thì các cá nhân tương lai lại càng không thể lý giải được.

Các luật sư tập sự đã cố gắng bào chữa (thành công) vụ án OJ. Simpson giết hai người theo hướng nguyên nhân là do nạn kỳ thị chủng tộc hơn là tranh luận OJ. Simpson có tội hoặc vô tội. Họ biết rằng Hội đồng xử án sẽ chịu tác động bởi một cảm quan chung về nạn nhân hóa hơn là làm chủ được trách nhiệm công dân của họ. ‘Nạn nhân hóa’ luôn là cách dễ dàng nhất.

Ngược lại, chủ nhân luôn chịu trách nhiệm về cuộc đời họ. Họ cũng chịu trách nhiệm cả về trình độ năng lực của mình, bất chấp nó như thế nào. Họ liên tục đánh động vào sức mạnh nơi tinh thần con người. Họ dùng tinh thần như một ngọn lửa để sáng tạo rồi tái tạo lại chính họ. Họ không trông chờ vào các nguồn lực bên ngoài để tạo động lực cho bản thân họ. Họ không trông chờ người khác chu cấp. Họ không cầu mong được ở một hoàn cảnh khác. Những người làm chủ đồng quan điểm với nhà tâm lý học Nathaniel Branden: “Trái Đất này là một ngôi sao xa xăm mà chúng ta phải tìm cách đến đó”.

Đối với một người làm chủ, trẻ con là đối tượng đáng để quan sát vì chúng yêu mến và thích thú với hành tinh nơi chúng đang sống. Trẻ con luôn tự sáng tạo ra chính chúng. Chúng ta có thể nghe thấy tinh thần của chúng bay bổng trong không trung. Chỉ cần hé cánh cửa sổ đã nghe thấy tiếng la hét vui tươi của chúng vọng đến từ sân trường. Chúng hét thật to: “Này! Ông không phải là chủ của tôi đâu nhé!”.

Trong một môi trường kinh doanh đang phát triển, không tìm đâu ra nổi một tiếng cười. Họ đi đâu cả rồi? Chuyện gì đã xảy ra?

Đối với một số người trong chúng ta, tinh thần đã ẩn hẳn đi một nơi nào đó, chỉ chờ một sự kiện bên ngoài (như một biến cố chẳng hạn) để lại bùng lên. Nhưng chúng ta chẳng cần phải đợi một sự cố như vậy đâu! Chúng ta có thể cảm nhận tinh thần ấy nếu ta muốn thổi sức sống vào nó. Đó là một ngọn lửa bất diệt. Chúng ta có thể khiến nó cháy sáng hơn nếu chúng ta quyết tâm tìm hiểu việc đó. Đó chẳng qua là do cách chúng ta nhận định về người và về mình. Chúng ta có thể cấp cho tinh thần dưỡng khí (oxygen) cần thiết bằng những từ để nghĩ, những từ để nói, thậm chí những từ để hát. Chúng ta thử bắt đầu hát như thế này: “Ánh sáng nhỏ bé của tôi. Ta sẽ làm cho nó cháy sáng”.

Một hành động “nạn nhân” là một hình thức tấn công thụ động. Nó tìm cách đạt kết quả không phải bằng việc làm chân chính hoặc đóng góp kinh nghiệm, sự hiểu biết, lòng say mê, mà bằng cách đe dọa êm thắm (và không thật sự êm thắm) để sai khiến người khác. Để kêu gọi người khác đến hỗ trợ hoặc hành động theo ý chúng, những kẻ ‘những’ thường dùng cách bắt buộc những người này làm nô lệ cho căn bệnh về sau / sự yếu đuối / suy sụp tinh thần của chúng, hoặc đơn giản hơn thì chúng dùng cách đe dọa làm cho cuộc sống họ khốn khó hơn. Thử sắm vai ‘nạn nhân’ là một điều trái ngược với công việc bạn đang làm. Đừng làm như thế. Nhưng nếu đã trót làm thì phải dừng lại ngay.

– Steven Pressfield The War of Art

ĐỌC THỬ

Chương I – HÃY THÁO BỎ GÔNG CÙM CỦA BẠN!

Để có thể học được cách làm chủ lương tri, thật hữu ích nếu chúng ta biết được khi làm chủ thì trông thế nào và có cảm giác ra sao. Nó giúp chúng ta có được một hình ảnh.

Tôi còn nhớ cách đây vài năm, tôi đã gợi cho hai con gái tôi một hình tượng.

Margie và Stéphanie cả hai đứa con tôi đều đang diễn tập một chương trình ca nhạc tại trường. Margie đang học lớp 6 và phải hát cho một đội đồng ca của trường với một bài hát trích trong “Beauty and the Beast” (Người đẹp và con quái vật), còn Stephanie thì phải tập diễn cho một chương trình năng khiếu cấp phổ thông cơ sở với một bài hát của Mariah Carey có tựa đề “Hero”.

Cả hai đều đều nghị tôi nghe chúng hát thử. Tôi đã nghe và bảo rằng thuần về âm nhạc thì chúng hát khá hay. Cả hai đều có chất giọng tốt và ca rất đúng tiết tấu; nhưng vẫn còn thiếu một thứ gì đó; đó là cái hồn – cái tố chất – một thứ động lực kích hoạt.

Tôi bảo chúng cứ thả lỏng một tí, không sao cả, sao cho hòa mình vào trong bản nhạc. Tôi khuyên chúng nên hát đi hát lại, tập đi tập lại nhiều lần cho đến một lúc nào đó sẽ “làm chủ” được bài hát. Lúc đó, chúng sẽ có cảm giác bài hát hoàn toàn thuộc về chúng, từng lời từng lời tuôn ra một cách mạnh mẽ và tự nhiên.

Margie ghim lên tường phòng nó một mảnh giấy rồi đánh dấu lên đó mỗi khi nó tập hát bài đó. Nó cứ tập đi, tập lại nhiều lần.

Stephanie cũng tập đi tập lại nhiều lần, nhưng sao bài hát vẫn nghe thật khó chịu và chưa chắc chắn lắm, không hề thấy khá hơn.

Nhưng cả hai đứa con tôi vẫn tiếp tục tập.

Cuối cùng đến ngày hòa nhạc của Margie thì nó thật tuyệt. Nó nổi bật hẳn với phần lĩnh xướng solo vì nó hát như có sức lửa trong người, trong khi các cô cậu khác trong buổi tối đó hát như các rô bô bé nhỏ rụt rè. Các buổi tập thêm liên tục của Margie đã giúp nó làm chủ được bài hát.

Sau đó tới ngày hội diễn năng khiếu của Stephanie, nhưng nó hát vẫn không đạt. Các buổi tập dượt thêm của nó cũng không thấy nâng cao khả năng biểu diễn của nó lên thêm tí nào.

Và tôi có một sáng kiến. Tôi đến một cửa tiệm video và tìm được một cuộn băng cũ sao chép tư liệu âm nhạc về cuộc đời của Janis Joplin. Cuộn băng ghi lại một buổi trình diễn hòa nhạc của cô ấy mà tôi may mắn có mặt tối đó – buổi biểu diễn ca nhạc tại Liên hoan nhạc pop Monterey cùng với ban nhạc “Big Brother and the Holding Company”.

Tại thời điểm của buổi hòa nhạc, tôi dừng chận tại Đồn Monterey của quân đội Hoa Kỳ. Vào cuối buổi chiều hôm đó, tôi ngồi một mình ở hàng ghế thứ tư khi Janis “chọc thủng” thế giới âm nhạc với màn trình diễn tác phẩm “Gông cùm”. Thời điểm đó cũng được ghi lại trong phim “Monterey Pop” (Nhạc pop tại Monterey) với hình ảnh Mẹ Cass Elliot cùng dự buổi ca nhạc đó há hốc miệng kinh hoàng khi nhìn Janis Joplin biểu diễn.

Janis Joplin hôm ấy như đang bốc lửa. Tôi chưa bao giờ thấy một cảnh tượng như vậy. Không một nữ ca sĩ nhạc rock hăng say, cuồng nhiệt nào hiện nay có được một tinh thần y như vậy, bởi vì Janis chưa bao giờ cuồng nhiệt như đang cơn bốc lên như thế.

Tôi nạp cuộn băng video vào cho Stephanie và Margie xem, và tôi đã quay băng đến đoạn trình diễn bài “Gông cùm”. Chúng tôi cùng xem, và như thường lệ, tôi cảm thấy cay sè và ứa nước mắt khi xem.

Tôi có cảm giác đó, cái cảm giác mà tôi vẫn thường có khi chứng kiến cảnh “làm chủ” được tinh thần. Tôi đã cảm nhận nó khi thấy anh chàng trai trẻ Elvis lúc ban đầu. Tôi cũng thường có cảm giác đó khi xem cầu thủ điên cuồng, theo cách nói trữ tình, tên Chuck Cecil đá bóng. Tôi cảm nhận nó khi xem Michael Jordan chơi bóng rổ dù đang sốt vẫn nổi bật trên sân. Hay là khi đang xem Alvin Lee trong “Ten Years After anh ta Woodstock” (Mười năm sau tại Woodstock). Tôi cảm nhận nó khi xem Pavarotti hát bài “Nessum Dorma” và gần như muốn nổ tung với không khí vui tươi và náo nhiệt của bài hát. Tôi cảm nhận nó khi xem Marlon Brando trong phim One-Eyed Jacks (Jacks độc nhãn) và Jack Nicholson trong phim A Few Good Men (Một vài đàn ông tốt). Tôi cảm nhận nó khi nghe Buffy Ste. Marie hát bài “God is Alive, Magic is Afoot” (Chúa còn sống, phép mầu còn đó) trong tuyển tập Beautiful Losers (Những người thua thiệt cao cả) của Leonard Cohen. Khi bạn chứng kiến một người làm chủ được tinh thần thì bạn cũng sẽ có được cảm giác đó.

Những người làm chủ được tinh thần là những người chịu thiệt cao cả. Họ có thể chấp nhận mất tất cả. Họ là những người chịu mất mát vì họ quên hết nỗi sợ sệt bối rối. Họ mất đi tất cả ức chế. Họ cũng bỏ qua mối bận tâm về suy nghĩ của kẻ khác.

Đôi mắt của Stephanie cứ mở rộng dần khi nghe Janis Joplin hát. Niềm đam mê, sự hiến thân, xen lẫn cuồng nhiệt trong con người đàn bà bé nhỏ đó là một thứ mà chỉ có xác chết mới không biết rung động. Khi màn trình diễn kết thúc, trên màn hình hiện lên hình ảnh Mẹ Cass thốt lên chữ “Wow”, giống y như Stephanie đang thốt lên bây giờ.

Và người hiệp sĩ đã đến…

Tôi vừa cất cuộn băng vừa nói với Stephanie rằng: “Trong đời người, có những lúc con sẽ thấy con có dịp để sống hết mình. Con là một ca sĩ giỏi. Ba biết con sẽ hát tốt bài hát đó trong đêm biểu diễn. Con phải quyết định vì quyền lợi của con là sẽ tập trung như thế nào cho bài hát đó. Con không bao giờ là mẫu người con nghĩ đâu. Con có thể trở thành bất cứ ai con muốn. Khi con hát, con có thể nhớ đến Janis Joplin”.

Đêm biểu diễn năng khiếu thật vui và hồn nhiên. Tôi gần như quên hẳn bài thuyết giảng của tôi cho Stephanie về Janis Joplin, tôi có mặt ở đó để xem biểu diễn và nghe con tôi hát.

Sau một vài màn biểu diễn mà diễn viên trổ tài khéo và mức độ tập trung ở nhiều cấp độ khác nhau thì tới lượt của Stephanie. Cầm trong tay một đĩa CD ghi phần nhạc nền và hát phụ họa cho bài “Hero”, con tôi bước ra sân khấu trong trang phục màu đen rồi cất tiếng hát trong khi các bạn nó ngồi trong khán phòng reo hò, vỗ tay cổ vũ.
Mở đầu, giọng nó có phần yếu và run run dù đang lúc lên giọng để hát đoạn đầu của bài hát, mắt nó nhìn về phía khán giả và thỉnh thoảng chủ động mỉm cười với đám đông. Khi nó tiếp tục hát các đoạn sau, đột nhiên tôi thấy có gì đó chuyển biến trong người Stephanie. Nó nện đôi giày cao gót tiến về phía trước khi bài hát chuyển sang đoạn chót và tôi không thấy nó mỉm cười nữa. Giọng nó mỗi lúc một cất cao lên và có thể nói khán giả không còn là gì đối với nữa. Giờ chỉ còn là bài hát. Nước mắt căng đầy trong mắt tôi và tôi có thể nhận rõ tim mình đập nhanh và cổ họng đang se lại, và tôi luôn nghĩ: “Nó đã hòa nhập vào bài hát, nó đã nhập vào bài hát đó”.

Stephanie quay đầu tại góc tường và hát điệp khúc cuối trong tinh thần hoàn toàn làm chủ được bài hát, nó gửi bài hát đi qua tâm hồn và vào khán phòng theo một phong cách mà tôi chưa từng nghe nó hát bao giờ. Lũ nhóc trong số khán giả nhảy cẫng lên huơ tay và bắt đầu la hét, nhưng giọng hát của Stephanie vút cao hơn tiếng la của chúng, cao hơn tất cả và dường như chỉ có nó khi bài hát kết thúc giữa tiếng reo hò kéo dài náo nhiệt nhất của buổi tối hôm ấy.

Cuối cùng, ngay cả những người trưởng thành cũng phải đứng dậy, biết rằng mình vừa trải qua những giây phút mà có thể sẽ không thấy được về lâu dài – những giây phút mà tinh thần con người vùng dậy.

Tôi quay về phía bạn bè, thâm quyến và nói: “Wow”. Tôi đã được truyền cảm hứng. Tôi đã chỉ cho Stephanie thấy Janis Joplin ra sao, và rồi Stephanie chỉ cho tôi thấy thế nào là Stephanie.

Bài ca người anh hùng đã có trong bạn

Oliver Wendell Holmes nhận xét, “Đa số người ta xuống mồ còn mang theo âm nhạc bên mình”. Ông ấy nói đúng, đa số người ta làm như thế. Nhưng đó là vì họ chưa từng nghe loại nhạc đó. Đơn giản là họ không biết loại âm nhạc đó hiện hữu.

Không có gì trong bối cảnh tối hôm đó khiến Stephanie tìm được tinh thần của mình. Việc xem băng video về Janis Joplin đã chỉ cho Stephanie thấy tinh thần có thể được tạo ra.

Bạn có thể khơi dậy cái tinh thần tiềm ẩn bên trong bạn. Bất cứ lúc nào bạn muốn. Nó luôn tồn tại trong bạn. Stephanie có gì thì bạn cũng có thứ ấy. Janis Joplin đã có thứ gì thì Stephanie cũng đã có thứ gì.

Sắp tới, khi thấy tinh thần bừng lên trong ai đó, bạn không nên chỉ thán phục; hãy suy nghĩ cách bạn có thể làm tương tự. Không nên chỉ đứng trầm trồ khát khao nó mà hãy tìm cách nhân bản nó ra.

Bạn hãy tự thoại với chính mình. Hãy bắt đầu suy nghĩ về nó. Hãy tập nói, “Ta có thể làm điều đó!” mỗi khi thấy ai đó làm nên điều phi thường. Đa số người ta đều nói, “Wow, tôi không bao giờ làm được điều đó”. Với câu nói phủ định đó, họ đã tự tạo một lối mòn sâu thẳm trong suy nghĩ. Khi thốt lên “Tôi không bao giờ làm được điều đó”, họ đã khắc sâu thêm ám ảnh mình bị gắn kết vào một thứ gì đó tầm thường, vào một người nào đó xoàng xĩnh.
Bạn có thể tự giải thoát mình bằng việc thay đổi cách tư vấn mình về khả năng của bạn. Cái phi thường bạn thấy ở người khác cũng tồn tại trong chính bạn. Tôi có thể đoan chắc là bạn có thể tìm thấy nó ngay bên trong con người bạn, bất kể bạn là ai, bất chấp bạn muốn trở thành người như thế nào.

Stephanie đã tìm thấy nó trong Janis. Bạn sẽ tìm ra bạn trong Stephanie. Một ngày nào đó, tôi sẽ thấy tôi trong chính bạn. Vấn đề là phải thử nghiệm nó.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button