Kỹ năng mềm

Các Học Thuyết Về Nhân Cách

Lời giới thiệu

Có lẽ, khoa học nghiên cứu về nhân cách và hành vi của con người là nghiên cứu thú vị nhất được thực hiện từ trước đến nay. Tại sao con người lại cư xử như thế? Tại sao bạn lại buồn chán, giận dữ, vui sướng hoặc lo âu? Những chuẩn mực về hành vi được thiết lập như thế nào và chúng thay đổi ra sao? Những kiểu hành vi kỳ quái được con người phát triển như thế nào và làm sao để xử lý chúng một cách hiệu quả?

Tâm lý nhân cách là một môn khoa học hấp dẫn, sẽ cung cấp các câu trả lời cho toàn bộ những vấn đề trên, và trong đó có một số vấn đề chúng ta sẽ được đáp ứng sớm hơn mong đợi. Kiến thức chúng ta về việc hình thành và phát triển nhân cách phần lớn dựa trên những học thuyết nhân cách trọng yếu, cũng như các công trình nghiên cứu đã được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra và mở rộng những học thuyết đó. Thông qua hệ thống học thuyết và công trình nghiên cứu – kể từ khi những quan điểm của Freud lần đầu tiên được công bố – chúng ta sẽ hiểu được nhiều hơn về nhân cách và hành vi con người.

Đối với việc nghiên cứu nhân cách, chúng tôi sẽ cung cấp một tầm nhìn thấu đáo về từng học thuyết trọng yếu, đồng thời so sánh cũng như hợp nhất các cách xử lý khác nhau. Chúng tôi chọn những học thuyết có ảnh hưởng đáng kể nhất trong lĩnh vực này và là học thuyết quan trọng nhất hiện nay, đối với hiểu biết của chúng ta về nhân cách, để thảo luận. Chúng tôi cố gắng viết về mỗi học thuyết với tầm nhìn vừa cơ bản vừa nâng cao. Việc lý giải không chỉ đơn thuần nhằm trình bày kiến thức về học thuyết nhân cách, mà cùng lúc chúng tôi còn cung cấp một tầm nhìn chính xác và toàn diện về các học thuyết, để hỗ trợ cho việc nghiên cứu sâu hơn về học thuyết cũng như những phân nhánh của nó.

Bất kể học thuyết nào, nếu trình bày chi tiết mà không chú ý đến những chủ đề có liên quan sẽ trở thành những bài tập khô cứng, lạnh lùng. Vì thế, mỗi chương của học thuyết sẽ thảo luận về lịch sử bắt nguồn của nó và về thân thế sự nghiệp của các nhà lý luận trọng yếu, xem xét nghiên cứu kết hợp với học thuyết, cung cấp sự đánh giá về cách xử lý, phân tích các áp dụng liên quan và so sánh nó với những học thuyết khác. Ví dụ, chúng ta không chỉ thảo luận thuyết Freud mà còn học cách Freud áp dụng học thuyết của ông trong việc tìm ra nguyên nhân chứng loạn thần kinh và liệu pháp phân tâm học được sử dụng như thế nào. Hơn nữa, chúng ta sẽ so sánh thuyết Freud với những thuyết khác, cả về sự tương đồng cũng như khác biệt của những ý niệm chính. Chương cuối cùng sẽ đi xa hơn bằng cách so sánh tương quan toàn diện hơn nữa về những học thuyết khác nhau.

Tuy mỗi chương học thuyết được sắp xếp tương tự nhưng không giống nhau hoàn toàn, vì chúng tôi cố gắng đi theo một trình tự sắp xếp căn bản khi trình bày mỗi phương pháp giải quyết mà không dựa vào một sườn bài cứng nhắc. Để giúp bạn hiểu, đánh giá và so sánh các học thuyết, trong Chương 1 chúng tôi cung cấp một tập hợp các hướng dẫn cần thiết về những ý niệm chính và những định đề xuất hiện trong các cách xử lý khác nhau.

Lần xuất bản này, chúng tôi cũng đi theo cách bố trí cơ bản ở bản gốc nhưng hoàn thiện hơn khi viết lại theo chiều hướng mở rộng, nâng cấp và thêm vào một số điểm mới. Để giúp bạn điểm lại những gì đã học, chúng tôi hỗ trợ cho bạn những câu hỏi dùng để thảo luận. Chúng tôi hy vọng rằng chúng sẽ kích thích và giúp bạn tăng khả năng tư duy.

Từ các lời nhận xét và phê bình của độc giả trước đây, chúng tôi hy vọng rằng với những thay đổi, bổ sung và hiệu đính mới (ngoài việc đảm bảo cho cuốn sách vẫn hoàn thành những tiêu chí mà chúng tôi đã đề ra trong bản gốc) sẽ làm cho chúng hấp dẫn hơn, với một hình thức dễ đọc hơn.

Giá trị trong tác phẩm này được tăng thêm rất nhiều qua đóng góp của một số nhân vật quan trọng. Chúng tôi đặc biệt hàm ơn những nhà lý luận mà chúng tôi đang trình bày những tác phẩm của họ. Mỗi nhà lý luận đương thời đã giúp đỡ, xem xét lại cẩn thận những chương mục về tác phẩm của chính họ (như Carl Rogers, Neal Miller, B.F Skinner, Erik Erikson, Albert Bandura, Raymond Cattell và Hans Eysenck). Từng người đã cung cấp những đề nghị cần thiết liên quan đến tầm nhìn trong tác phẩm của họ, và trong một vài trường hợp, cả những tác phẩm mới chưa được xuất bản (song đáng chú ý) cũng được đưa vào quyển sách này. Đồng thời, chúng tôi trân trọng biết ơn những nhà phê bình đã xem xét lại một vài chương và toàn quyển sách này, gồm: Tiến sĩ Dene Berman (Wright State University), Margaret E. Fitch (Hendrix College), Jesse E. Gordon (University of Michigan), Leslie Horst (San Diego State University), Rosina Lao (East Carolim University), Elaine Nocks (Furman University), John P. Lombardo (State University of Newyork at Cortland) và James Uleman (New York University). Họ đã đóng góp rất nhiều trong việc hiệu đính bản thảo và toàn bộ tác phẩm này có giá trị là nhờ sự hỗ trợ vô cùng to lớn đó. Ngoài ra, chúng tôi còn được sự giúp đỡ của vô số các đồng nghiệp, những người đã tận tình trả lời mọi câu hỏi, đọc các chương và góp ý, những sinh viên đã và chưa tốt nghiệp đã đọc, đóng góp ý kiến cho nhiều chương trong sách này. Trong suốt quá trình viết, biên tập và xuất bản cuốn sách này, chúng tôi vô cùng cảm kích nhà biên tập tâm lý học Susan Finnemore, nhà biên tập xuất bản Merrill Peterson và toàn thể nhân viên của nhà xuất bản Prentice-Hall and Matrix. Trình độ nghiệp vụ, khả năng chuyên môn và sự hợp tác nhiệt tình của họ đã khiến cho quá trình hiệu đính rất hứng thú. Chúng tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ đó.

Ebook

NguồnChọn định dạng
SachvuiEPUB
TVEEPUB, MOBI, PDF
Link dự phòngChưa cập nhật

Đọc sách

Phiên bản đọc thử giúp đọc giả tham khảo trước khi mua sách giấy.

Thuật ngữ nhân cách (personality) xuất phát từ tiếng Latin cổ đại là persona (cá tính) và tiếng Latin trung cổ là personalitas. Nghĩa gốc của từ này là mặt nạ, chỉ vẻ bên ngoài của một cá nhân. Carl Jung, người mà chúng ta sẽ thảo luận đến học thuyết của ông, đã dùng thuật ngữ persona để chỉ rõ nhân cách được biết đến của một cá nhân, được tìm thấy trong bài hát “Bài tình ca của J. Alfred Prufrock” do T.S. Eliot sáng tác:

Sẽ có những lúc, sẽ có những lúc
Sửa soạn khuôn mặt để gặp những khuôn mặt…

Tuy nhiên, nghĩa từ này không được sử dụng lâu dài vì nhân cách (persona) bao hàm rất nhiều nghĩa, cả đặc điểm bên trong và những phẩm chất cá nhân cũng như diện mạo bên ngoài của người ấy. Vì thế, Boethius đã đưa ra một định nghĩa kinh điển: “Con người là một thực thể riêng lẻ có một bản chất dựa trên lý trí” (Müller 1888).

Khi chúng ta xem xét những định nghĩa nhân cách gần đây hơn thì rõ ràng những định nghĩa này rất gần với nghĩa gốc.

Ba loại định nghĩa

Nếu tìm trong cách sách nghiên cứu về nhân cách, chúng ta sẽ thấy có hàng trăm định nghĩa về nó, mỗi định nghĩa dựa trên những tính cách cá nhân và thiên về tính lý thuyết của riêng từng tác giả. Allport (1961) đã phân biệt những định nghĩa đó thành ba loại: ấn tượng bên ngoài, cấu trúc nội tại, và quan điểm thực chứng.

Loại đầu tiên, ấn tượng bên ngoài, về cơ bản là sử dụng những ý nghĩa rộng hơn của phần ngụy trang bên ngoài. Nhân cách được xem như gồm có những đặc tính nào đó của từng cá nhân khi chúng được nhận ra từ người quan sát; nhân cách là ấn tượng mà một cá nhân đã tạo ra được đối với những người khác và thường liên quan đến năng lực xã hội hoặc sức thu hút của cá nhân đó. Ví dụ, chúng ta có thể định nghĩa nhân cách là toàn bộ n hững ấn tượng mà một cá nhân có được trên người khác. Allport chỉ ra rằng chúng ta có nguy cơ lẫn lộn giữa nhân cách và danh tiếng. Cái khó với những định nghĩa ấn tượng bên ngoài này dĩ nhiên là chúng không thể được nhận dạng hoặc áp dụng với những người hướng nội, vì tiên đoán về hành vi của từng cá nhân chỉ được thực hiện trọn vẹn thông qua việc tìm hiểu ấn tượng xã hội mà cá nhân đó đã tạo ra.

Loại định nghĩa thứ hai xem nhân cách như là một cấu trúc nội tại – một thực thể khách quan, hiện hữu. Đây là những định nghĩa mang tính bản chất; khẳng định rằng nhân cách không chỉ là phần ngụy trang bên ngoài mà còn là cấu trúc tâm lý hoặc cấu trúc tâm lý hiện hữu. Những định nghĩa như thế xem nhân cách là một tổng thể của những đặc tính, những quá trình, những hệ thống, hay là những nét tiêu biểu mang tính bẩm sinh, hoặc do rèn luyện, hoặc có tính tâm lý, hoặc có tính lý học, hoặc có cả hai, và được tổ chức thành một tổng thể động lực nào đó. Ví dụ, định nghĩa của Linton (1945, tr.84): “Nhân cách là một tập hợp được hình thành từ những quá trình và trạng thái tâm lý thuộc về một cá nhân”.

Mặc dù loại định nghĩa về nhân cách dựa trên loại hình cấu trúc nội tại có thể chiếm tổng số lớn nhất, nhưng trong nội bộ, nhiều nhà tâm lý học đã phản đối cách định nghĩa này, họ cho rằng nhân cách không thể được quan sát một cách trực tiếp và vì thế các nghiên cứu khoa học không thể sử dụng được. Đây chính là nguyên nhân ra đời của loại hình thứ ba, quan điểm thực chứng. Theo các nhà ủng hộ quan điểm này, chỉ có những hành vi biểu hiện dưới dạng những thao tác rõ ràng có thể quan sát được mới được sự thừa nhận của khoa học (từ quan điểm này ta có thuật ngữ chủ nghĩa thao tác – operationalism). Vì thế, nhân cách chỉ có thể định nghĩa được khi liên quan đến những thao tác thật sự, chẳng hạn như điểm số có được từ các bài kiểm tra nhân cách hoặc những báo cáo từ các quan sát viên được huấn luyện. Từ đó, ta có thể định nghĩa nhân cách là: “việc hình thành ý niệm về hành vi của một người một cách thỏa đáng nhất cùng với toàn bộ những thao tác của nó mà các nhà khoa học có thể chỉ ra đúng ngay thời điểm” (Mc Clelland 1951, trang 69). Không một dạng nào của nhân cách lại là một thực thể tách ra những thao tác rõ rang được sử dụng trong các cuộc điều tra nghiên cứu khoa học. Chúng ta sẽ thảo luận về những vấn đề này và những phân nhánh của chủ nghĩa thao tác trong chương này.

Nhân cách là hệ thống của những ý niệm

Quan sát những cuộc thảo luận trên về định nghĩa nhân cách từ góc độ nhìn xa có phần thực chứng, chúng ta có thể kết luận rằng nhân cách là một ý niệm và là một phức hợp của những ý niệm. Khi được xem như la một thực thể, một cấu trúc nội tại hiện hữu, bản thân nhân cách là một ý niệm vì nó có thể suy ra từ việc quan sát những hành vi. Cùng lúc, từ các nhà lý luận, nhân cách thường bao gồm một số phần phụ đặc trưng, mỗi phần thể hiện như một ý niệm độc lập. Vì thế, chúng ta sẽ thấy rằng Freud đề cập đến xung động bản năng, bản ngã và siêu ngã, tất cả hợp lại để hình thành cấu trúc của nhân cách. Jung nói đến những nguyên mẫu, những phức cảm tồn tại trong vô thức xã hội và vô thức các nhân. Và Allport sử dụng một cấu tạo động lực của hệ thống tâm lý, bao gồm những nét tính tình và điệu bộ. Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết về những thuật ngữ này khi đi vào những học thuyết cá nhân. Điểm quan trọng được nhấn mạnh ở đây là, mỗi một thành tố của nhân cách phải được suy ra từ việc quan sát những hành vi, và vì thế, mỗi thành tố là một ý niệm.

Quan điểm xem nhân cách và những thành tố của nó như là một ý niệm, khiến chúng ta phải đi đến một kết luận được nhiều người đồng tình (Bischof 1970; Hall and Lindzey 1978; Sarason 1972): Nhân cách không phải là một thực thể thực sự hiện hữu được thăm dò mà nó là những ý niệm phức hợp được phát triển và định nghĩa từ người quan sát. Do đó, sẽ không bao giờ có một định nghĩa đơn độc được tán thành chung. Và nhân cách phải được định nghĩa từ người quan sát với sự quan tâm đến định hướng lý luận đặc thù và thể hiện bằng những khái niệm đặc thù, những định đề và ngôn ngữ dữ liệu cấu thành một học thuyết đã định. Vì thế, bạn sẽ tìm thấy trong những chương sau vô số định nghĩa về nhân cách mà mỗi định nghĩa được ngụ ý và phù hợp với định hướng lý luận đặc thù.

NHÂN CÁCH LÀ MỘT LĨNH VỰC TÌM HIỂU

Ngoài những cố gắng nhằm triển khai các định nghĩa có tính học thuyết của nhân cách, chúng ta có thể xem nhân cách là lĩnh vực của việc điều tra nghiên cứu. Quan điểm này thừa nhận hai dạng tìm hiểu: lý thuyết và nghiên cứu. Dù dạng nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến các học thuyết có tầm quan trọng đáng kể nhưng mối quan tâm chính của những chương sau là phân tích và tổng hợp các học thuyết. Từ đó, học thuyết được sử dụng như một phương pháp của sự tìm hiểu, sẽ được trình bày chi tiết trong chương này và từ đầu đến cuối cuốn sách. Chúng ta hãy xem xét vai trò của nghiên cứu một cách ngắn gọn.

Theo mục đích thảo luận hiện nay, chúng ta có thể phân biệt rõ rang hai dạng nghiên cứu. Đầu tiên là, nghiên cứu dựa trên học thuyết, liên quan đến các cuộc nghiên cứu được tiến hành để kiểm tra các giả thuyết đặc trưng suy ra từ một học thuyết chuẩn mực. Thứ hai là, nghiên cứu dựa trên thực nghiệm, là nghiên cứu có tính khám phá, trong đó không có học thuyết chuẩn mực nào đưa ra những giả thuyết để có thể kiểm tra. Nghiên cứu có tính khám phá thường được thực hiện khi không có một học thuyết hiện hữu nào có khả năng giải quyết một cách thỏa đáng những biến số đặc thù về sự chú ý đối với các nhà điều tra nghiên cứu. Cả hai dạng nghiên cứu đều có những thuận lợi và khó khăn. Nghiên cứu dựa trên học thuyết có thuận lợi là được tiến hành trong một khuôn khổ nhất quán, hợp lý. Từ đó cho thấy, những cuộc điều tra nghiên cứu liên quan đến kinh nghiệm có thể mở rộng một cách có hệ thống kiến thức của khoa học và cùng lúc quyết định sự đúng đắn của học thuyết. Nói một cách khác, những nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm có một giá trị to lớn, vì có thể cung cấp những dữ liệu và trên nền tảng đó một chọ thuyết chuẩn mực có thể được tạo lập. Tuy nhiên, những đóng góp về khoa học của nghiên cứu dựa trên thực nghiệm thường hay làm nản lòng do sự thiếu cân đối trong tổ chức và thiếu tính thống nhất trong lĩnh vực nghiên cứu.

CẤU TRÚC CỦA MỘT HỌC THUYẾT

Mục đích chính của chúng tôi không chỉ là đưa ra thảo luận chi tiết về các thuyết nhân cách trọng yếu mà còn đánh giá các học thuyết và so sánh những điểm trọng tâm của chúng. Đầu tiên, chúng ta chỉ quan tâm đến học thuyết có tính khoa học là gì và không phải là gì. Khi trong đầu đã xuất hiện ý niệm về những đặc tính của cấu trúc, chúng ta sẽ được chuẩn bị tốt hơn để thảo luận và tìm hiểu những học thuyết đặc trưng.

Mỗi ngành khoa học đều có nhiều học thuyết khác nhau. Vì không có một định nghĩa nào xác định rõ lĩnh vực của sự nỗ lực nghiên cứu, để trở thành một ngành khoa học, phải có những học thuyết, cho nên chúng ta có thể hỏi tại sao các hiện tượng xây dựng trên học thuyết lại tràn ngập tất cả các ngành khoa học. Câu trả lời có thể nằm trong định nghĩa của học thuyết khoa học: là một tập hợp những ý niệm có tổ chức được thiết kế để liên kết sự tiên đoán và giảng nghĩa trong một lĩnh vực đặc biệt là quan sát thực nghiệm. Vì thế, học thuyết đáp ứng đồng thời những chức năng của việc tổ chức và liên kết; mục đích này là nền tảng hữu ích và cần thiết đối với học thuyết trong khoa học.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button