Kỹ năng mềm

Bước Đi Nhỏ Thay Đổi Cuộc Đời

Lời giới thiệu

Một số người may mắn có khả năng vượt qua vấn đề này bằng cách biến nỗi sợ hãi thành một cảm giác khác: Sự hưng phấn. Thử thách càng lớn, họ càng trở nên phấn khích, hiệu quả và sung sướng hơn. Bạn có thể từng gặp vài người như vậy. Họ đương đầu với cuộc sống khi có thách thức.

Nhưng với đa số, mục tiêu lớn tạo nỗi sợ hãi lớn. Giống như tổ tiên của chúng ta trên hoang mạc, não bộ hạn chế hoạt động giúp ta thoát khỏi con sư tử – nhưng bây giờ con sư tử chỉ là một tờ giấy thi hay một mục tiêu nhằm giảm cân, tìm bạn đời, tạo doanh số bán hàng. Sức sáng tạo và mục tiêu hành động của chúng ta bị ghìm giữ khi ta cần chúng nhất!

Nếu bạn muốn thành công nhưng vẫn mãi lông bông ngoài đường hay suốt ngày nằm ngủ trên giường thì xin nói rằng :” Ước mơ bạn sẽ chẳng bao giờ thành hiện thực “.

Nếu muốn thành công tại sao bạn không lao ra cuộc sống. Học nhiều hơn , làm nhiều hơn , trải nghiệm nhiều hơn và nếm vài thất bại. Đừng ngần ngại , đừng sợ sai vì chẳng ai có thể đúng mãi . Hãy sống hết mình và nhiệt tình hơn nữa , đừng để một ngày trôi qua mà phải hối tiếc vì đã để thời gian lãng phí. Nào, hãy bắt tay và bùng cháy ngay từ giây phút này !

Khi bạn đã sẵn sàng bước vào cuộc sống bằng cả hai chân mà lại phân vân vì không biết nên làm gì trước ? Bạn hãy đi những bước nhỏ , hãy thay đổi thói quen , tạo cho mình một phong cách sống tích cực. Những bước đi nhỏ này rất quan trọng , nó ảnh hưởng đến con đường mà bạn chọn. Nếu còn lo lắng hay vẫn băn khoăn về việc thay đổi ra sao thì xin hãy đọc cuốn sách ” Bước đi nhỏ thay đổi cuộc đời “.

Bước đi nhỏ của phương pháp Kaizen là một giải pháp từ từ cho bộ não. Thay vì mất hàng năm trời tìm hiểu tại sao mình lại sợ nhìn thẳng và giành được mục tiêu lớn trong công việc, bạn có thể sử dụng phương pháp Kaizen đi vòng quanh hoặc vượt qua nỗi sợ hãi này. Những mục tiêu nhỏ, dễ làm – như nhặt lên và cất đi một cái kẹp ghim trên bàn bừa bãi – đã làm bạn nhón chân qua vùng hạch hạnh, ru nó ngủ và tắt chuông báo thức. Khi bạn tiếp tục những bước đi nhỏ và vỏ não bắt đầu hoạt động, bộ não sẽ tạo ra “phần mềm” cho nhu cầu muốn thay đổi của mình, thực sự dọn đường cho các nơ-ron thần kinh và xây dựng thói quen mới. Rất nhanh chóng, tư tưởng chống đối lại sự thay đổi sẽ yếu dần đi. Một khi bạn bị ám ảnh bởi sự thay đổi, phần mềm trong não bạn thúc đẩy bạn vươn tới mục đích chính của mình hơn cả mong đợi.

Kaizen giúp bạn đánh bật nỗi sợ hãi theo cách riêng. Khi bạn hoảng sợ, não được lập trình hoặc bỏ chạy hoặc tấn công – điều này không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn thực tế nhất. Ví dụ, bạn là nhà viết nhạc, bạn sẽ không viết được nếu không đứng dậy khỏi bàn phím, thoát ra khỏi sự sợ hãi và bế tắc và thay vào đó. Đi xem tivi. Những việc làm nhỏ bé (chỉ viết vài ba nốt nhạc thôi) sẽ làm thỏa mãn nhu cầu cần viết được cái gì đó và xả bớt áp lực. Khi đồng hồ cảnh báo tắt dần, ta sẽ tiếp cận lại vỏ não, khơi dòng sáng tạo tiếp tục chảy.

Áp lực Hay lo sợ? Thoi gian han chot
Áp lực … … Hay lo sợ?

Trong thuật ngữ y học hiện đại, người ta gọi cảm giác được tạo ra bởi một cách thức mới hay một mục tiêu mới là áp lực (Stress). Trong quá khứ, nó được gọi bằng cái tên rất cũ và quen thuộc: nỗi lo sợ (fear). Kể cả bây giờ, tôi nhận thấy những người thành công nhất lại là những người dám nhìn thẳng vào nỗi sợ. Thay vì nói những từ như: lo lắng, áp lực hay khủng hoảng, họ chỉ sợ nhận trách nhiệm và thách thức. Jack Welch, một cựu giám đốc điều hành của tập đoàn điện tử General Electric: “Những người lãnh đạo ai cũng phải về nhà vào buổi tối và vật lộn với một nỗi sợ: Có phải mình sắp thổi tung cái nơi này lên không?” Chuck Jones, người sáng lập hãng Pepe le Pew và Wile E. Coyote, nhấn mạnh rằng: “Sợ hãi là một yếu tố quan trọng đối với bất cứ công việc sáng tạo nào.” Và Sally Ride, nhà du hành vũ trụ, đã không ngần ngại mô tả chân thực nỗi sợ hãi: “Tất cả những cuộc phiêu lưu, nhất là tới vùng đất mới đều đáng sợ.”

Làm thế nào để những bước đi nhỏ trở thành bước nhảy lớn?

Não chúng ta được lập trình để chống lại sự thay đổi. Bằng những bước đi nhỏ, ta có thể nối lại hệ thống thần kinh một cách hiệu quả để làm được những điều sau:

– Thoát khỏi lá chắn của sự sáng tạo
– Vượt qua phản xạ chống trả, hoặc trốn chạy.
– Tạo sự liên kết mới giữa các nơ-ron, vì vậy não có thể hăng hái nhận nhiệm vụ đổi mới nhanh chóng đạt tới mục tiêu.

Thay đổi lớn được tạo thành những bước đi nhỏ. Phương pháp này rất dễ dàng nhưng được tóm tắt ngắn gọn như sau:
– Đặt những câu hỏi nhỏ
– Đề ra những suy nghĩ nhỏ
– Tạo những hành động nhỏ
– Giải quyết những vấn đề nhỏ

Rất khó có thể phủ nhận lý thuyết mang tính khoa học này: những bước đi nhỏ phá vỡ sự chống đối ăn sâu trong trí não con người mỗi khi phải thay đổi thói quen.

Ebook

NguồnChọn định dạng
SachvuiEPUB
TVEEPUB, MOBI, PDF
Link dự phòngChưa cập nhật

Đọc sách

Phiên bản đọc thử giúp đọc giả tham khảo trước khi mua sách giấy.

Các tập đoàn Nhật Bản từ lâu đã sử dụng phương thức Kaizen nhẹ nhàng để đạt được mục đích công việc, và kết quả thật tuyệt vời. Ngày nay, phương thức này có thể giúp bạn thực hiện ước mơ của chính mình.

Hầu hết các ngành tâm lý học và y khoa đều tập trung nghiên cứu tại sao con người lại bị bệnh tật và không thể phát huy hết chức năng trong cuộc sống. Nhưng trong suốt cuộc đời nghiên cứu tâm lý, tôi luôn ngạc nhiên bởi khả năng đánh bật sự thất bại của con người. Khi một người ăn kiêng giảm được 4,5 kg và giữ được thể trạng đó, tôi muốn biết tại sao. Nếu một người tìm được tình yêu sau những năm tháng thất vọng, tôi tò mò để xem bằng cách nào hạnh phúc có thể đến được với họ. Khi một công ty luôn dẫn đầu trong suốt năm mươi năm, tôi muốn tìm hiểu những quyết định nào đã dẫn đến thành công đó. Và chính vì vậy, hai câu hỏi luôn theo suốt cuộc đời nghiên cứu của tôi:

Làm thế nào người ta thành công ?
Làm thế nào những người thành đạt giữ được thành công đó ?

Đương nhiên, những người thành công có rất nhiều cách để đạt được như vậy. Tuy nhiên, trong hơn hai mươi năm nghiên cứu thực tiễn, tôi đã quan sát vô số khách hàng chỉ sử dụng một phương pháp phổ biến để tạo ra sự thay đổi. Họ đều dùng một nguyên tắc chung nhằm cải thiện cuộc sống của họ bằng mọi cách. Họ giảm cân (và giữ được như vậy); bắt đầu luyện tập (và tuân thủ theo nó); tránh xa cám dỗ (vì lợi ích của họ); tạo mối quan hệ bền chặt (mối quan hệ tốt đẹp lâu dài); trở nên nề nếp (mà không bị quá đà); và cải thiện công việc của mình (và cứ tiếp tục như vậy rất lâu sau khi mọi thứ đã vào guồng).

Nếu bạn muốn tạo một sự thay đổi – sự thay đổi bền vững – tôi hy vọng bạn sẽ đọc tiếp. Đây là một phương pháp phổ biến, được lưu hành rộng rãi giữa các doanh nhân Nhật Bản hàng chục năm nay và được sử dụng bởi các cá nhân khác nhau trên toàn thế giới. Một bí quyết tự nhiên và tuyệt hảo để đạt và giữ gìn mục tiêu của bạn. Nó len lỏi vào từng kế hoạch chặt chẽ nhất. Và trong cuốn sách này, tôi muốn chia sẻ bí quyết đó với bạn.

Nhưng trước tiên tôi muốn bạn gặp Julie.
JULIE NGỒI TRONG PHÒNG KHÁM, đôi mắt cụp xuống. Cô phải đến trung tâm y khoa UCLIA để chữa bệnh cao huyết áp và mệt mỏi, nhưng nhân viên điều trị và tôi nhận thấy rằng còn có nhiều điều khác nữa đang xảy ra. Julie là một bà mẹ hai con, đã ly dị chồng, chính cô cũng thú nhận rằng bệnh trầm cảm đang đè nặng lên cô.

Vị bác sĩ trẻ và tôi rất lưu tâm đến sức khoẻ lâu dài của cô. Trọng lượng (Julie nặng hơn mức cho phép khoảng 13 kg) và mức độ stress cao đã làm tăng nguy cơ bị tiểu đường, cao huyết áp, trầm cảm. Rõ ràng là Julie không hề thay đổi, cô đang dính thêm bệnh về đốt sống và tuyệt vọng.

Chúng tôi biết có một cách chi phí thấp, đã được thực tế chứng minh để giúp Julie, không nhất thiết phải dùng thuốc hay mất hàng năm trời trị liệu tâm lí. Nếu bạn hay xem báo hoặc theo dõi tin tức, bạn sẽ đoán được đó là gì: tập thể dục. Các hoạt động cơ thể thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức khoẻ Julie, khiến cô linh hoạt hơn, vượt qua những ngày đau buồn và làm phấn chấn tinh thần.

Tôi từng có lần đưa ra phương pháp trị bệnh không tốn kém mà hiệu quả đối với những người quyết tâm thay đổi. Tập chạy! Đạp xe! Thuê băng video tập thể dục! Từ bỏ thói quen ngủ trưa, dậy sớm trước một tiếng đồng hồ, tuân theo những cam kết vì sức khoẻ của mình năm lần một tuần! Nhưng khi nhìn thấy quầng đen dưới vành mắt Julie, trái tim tôi quặn lại. Chúng tôi có lẽ đã từng khuyên hàng trăm bệnh nhân tập thể dục, nhưng chỉ có vài người trong số họ thực hiện đều đặn. Họ cho điều đó quá tốn thời gian, mồ hôi và mất nhiều công sức. Tôi biết hầu hết mọi người đều ngại phá bỏ những thói quen tiện lợi đã ăn sâu trong họ, dù không phải tất cả họ đều ý thức như vậy. Và Julie đã phải ở đây, khi trước đó, cô liên tục phải làm những việc như giữ trẻ, dọn dẹp nhà cửa và cho con ăn. Khoảng khắc thư giãn duy nhất của cô chỉ có nửa tiếng đồng hồ nằm trên đi-văng vào buổi tối. Tôi có thể hiểu chuyện gì đã xảy ra: bác sĩ khuyên cô nên tập thể dục, nhưng Julie cảm thấy cô ta không biết thông cảm. (Làm sao tôi có đủ thời gian để làm việc đó cơ chứ? Cô chẳng hiểu tôi chút nào cả!) Vị bác sĩ này tức giận khi lời khuyên của cô ta lại bị dẹp qua một bên – và có lẽ thêm cả bi quan như nhiều bác sĩ trẻ đầy triển vọng khác. Làm sao ta có thể phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này?

Đương đầu khó khăn: Quá trình đổi mới

Khi người ta muốn thay đổi, thoạt tiên họ thường sử dụng chiến lược đổi mới (innovation). Mặc dù nhiều người nghĩ rằng đổi mối là một bước đột phá sáng tạo, nhưng tôi muốn dùng chính định nghĩa của các trường dạy kinh doanh, nơi những từ như thành công và thay đổi được nhấn mạnh đặc biệt. Theo định nghĩa này, đổi mới là quá trình thay đổi mạnh mẽ. Nói một cách lý tưởng, nó chỉ xuất hiện trong thời gian rất ngắn và đem lại bước đột phá. Đổi mới thường diễn ra nhanh chóng, vĩ đại và hào nhoáng; nó cho kết quả tuyệt vời nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Mặc dù thuật ngữ này có vẻ mới mẻ với bạn, nhưng ý tưởng đằng sau đó lại rất quen thuộc. Trong thế giới hợp tác này, nhiều sự đổi mới phải bao gồm cả những chiến lược cứng rắn, chẳng hạn như sa thải hàng loạt công nhân nhằm củng cố cơ sở hay những biện pháp tích cực hơn như đầu tư lớn vào công nghệ mới đắt tiền. Bước thay đổi thiết yếu của quá trình đổi mới còn được xem như một chiến lược thay đổi con người vốn rất phổ biến. Nếu Julie muốn cải thiện cân nặng của mình, cô ấy sẽ phải bắt tay vào tập những bài tập nặng mà tôi đã đề cập. Bài tập này đòi hỏi sự thay đổi cuộc sống mạnh mẽ. Julie cần tập nặng năm ngày một tuần, mỗi lần nửa tiếng. Cô cần sắp xếp lại thời gian biểu của mình nghiêm túc, đối mặt với những cơn đau cơ ban đầu, chuẩn bị ngân sách mua quần áo, giầy dép mới – và quan trọng hơn hết – cô phải tuân theo chương trình luyện tập nặng trong những tuần đầu hoặc tháng đầu.

Một vài thay đổi cá nhân bao gồm:

• Chế độ ăn kiêng buộc bạn phải vứt bỏ những đồ ãn ưa thích của mình ngay lập tức.
• Cai nghiện ma tuý.
• Có những chính sách khắc khổ để thoát khỏi nợ nần.
• Dám bước vào những tình huống xã hội mạo hiểm để thoát khỏi bệnh e thẹn.

Đôi khi sự đổi mới tạo kết quả bất ngờ. Đa số chúng ta từng thành công với một trong những thay đổi lớn kể trên. Bạn có thể tự hào mô tả vài ví dụ đổi mới thành công của mình trong cuộc sống như cai và bỏ hẳn thuốc lá.

Tôi ủng hộ sự cách tân như một bước tạo chuyển biến… Cuộc sống của chúng ta xoay quanh những điều nhỏ bé, nhưng đáng tự hào và tôn trọng. Tôi thấy nhiều người sai lầm vì cho rằng thay đổi là cách duy nhất để tạo ra cuộc cách mạng. Chúng ta né tránh khó khăn và thách thức, và rồi khi bị ép buộc bởi hoàn cảnh, ta lại cố tạo bước nhảy cải thiện lớn. Nếu bước nhảy đó đưa ta đến vùng có xanh, ta tự tung hô bản thân mình. Nhưng nếu ta trượt ngã, hậu quả đớn đau đem lại thật khủng khiếp.

Kể cả nếu bạn là người có kỷ luật chặt chẽ và thành đạt, tôi cá rằng bạn vẫn còn nhớ không biết bao nhiêu lần bạn đã thử thay đổi và thất bại, đôi khi chỉ là chế độ ăn kiêng để tăng cường hay cứu vớt mối quan hệ sắp sụp đổ và làm khổ cả bạn tình. Đó chính là vấn để của sự đổi mới. Bạn thường xuyên có được thành công trong thời gian ngắn, rốt cuộc lại thấy mình quay trở về điểm xuất phát khi lòng nhiệt tình của mình nguội dần đi. Thay đổi mạnh mẽ giống như leo dốc – bạn có thể kiệt sức trước khi lên đến đỉnh, hay những suy nghĩ về công việc sắp tới làm bạn từ bỏ ý định ngay khi bắt tay vào việc.

Có một cách để tạo sự thay đổi tuy con đường có khác một chút; bạn nhẹ nhàng leo dốc đến nỗi không nhận ra mình đang leo. Cách này rất dễ chịu và đơn giản. Điều kiện duy nhất là bạn phải đặt một bước chân đầu tiên lên trước đã.

Chào mừng bạn đến với phương pháp Kaizen

Kaizen là tên gọi của phương pháp thay đổi này.
Nó được thâu tóm bằng một câu châm ngôn quen thuộc nhưng đầy uy lực:

“Ngàn dặm hành trình phải từ bước đi đầu tiên.”
Lão Tử

Mặc dù nghe tên Kaizen có vẻ lạ lẫm nhưng những bước đi nhỏ tạo sự cải thiện liên tục lần đầu tiên được áp dụng ở Mỹ sau thời kỳ Đại suy thoái kinh tế. Khi nước Pháp rơi vào tay phát xít Đức năm 1940, các nhà lãnh đạo Mỹ nhận thấy quân đội Đồng Minh cần vận chuyển những thiết bị quân sự khẩn cấp. Họ miễn cưỡng hiểu rằng phải gửi cả những quân nhân Mỹ, kèm theo xe tăng, vũ khí và các đồ quân dụng. Các nhà máy ở Mỹ phải nhanh chóng thúc đẩy năng suất và chất lượng sản xuất của các thiết bị. Vấn đề này càng trầm trọng hơn vì thiếu người giám sát chất lượng ở các nhà máy do họ bị xung vào lực lượng quân đội vũ trang Hoa Kỳ, nơi đang bận rộn chuẩn bị chiến tranh.

Để khắc phục những khó khăn về thời gian cũng như nhân lực, Chính phủ Mỹ đã có những khoá học quản lý gọi là đào tạo kết hợp công việc (TWI) và đề nghị hợp tác trên khắp nước Mỹ. Ở một thời gian và địa điểm khác, những khoá học này tạo tiền đê cho phương pháp Kaizen. Thay vì hối thúc tạo sự thay đổi lớn để đạt đạt được kết quả theo yêu cầu, các khoá TWI động viên các nhà quản lí từng bước cải thiện liên tục. Họ yêu cầu các giám sát “tìm kiếm hàng trăm phương pháp nhỏ để cải tiến, không cần những kế hoạch lớn cho những dự án lớn, hoặc chạy theo sau việc lắp đặt một trang thiết bị mới. Không có đủ thời gian cho những kế hoạch lớn. Hãy tìm cách cải tiến ngay chính công việc cùa mình với những thiết bị hiện có.”

Một trong những người cất tiếng nói ủng hộ sự cải thiện liên tục này là tiến sĩ W. Edward Deming, một nhà thống kê làm việc cho ban kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm giúp đỡ các nhà sản xuất Hoa Kỳ khi họ được đặt trong tình trạng chiến tranh. Tiến sĩ Deming đã hướng dẫn, lôi kéo từng nhân công tham gia vào quá trình cải tiến. Chính áp lực về thời gian đã biến sự tinh tướng và thói hợm hĩnh thành những thứ xa xỉ không chấp nhận được. Tất cả mọi người, từ những người có mức lương thấp nhất đến những người ở vị trí cao, đều được khuyến khích ít nhiều nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Những hòm thư cải tiến được đặt ngạy tại công nhà máy để các công, nhân tố thể đưa ra phương pháp nâng cao năng suất, và mỗi nhà quản lí buộc phải tốn trọng những sáng kiến này.

Thoạt tiên, lý thuyết này có vẻ gây sốc vì không tương thích trong hoàn cảnh đó – nhưng những bước đi nhỏ này phần nào đã góp phần nâng cao công suất sản xuất của toàn nước Mỹ. Chất lượng của thiết bị và tốc độ sản xuất của nước Mỹ là hai yếu tố chính cho chiến thắng của quân Đồng Minh.
“Khi mỗi ngày bạn tự cải thiện một chút, cuối cùng những điều vĩ đại sẽ đến. Khi mỗi ngày bạn tự hoàn thiện mình một chút, cuối cùng sự hoàn thiện lớn sẽ đến. Không phải ngày mai hay ngày kia nhưng rốt cuộc, bạn sẽ đạt được kết quả lớn. Đừng tìm sự hoàn thiện to lớn, mà hãy từ từ tìm sự hoàn thiện nhỏ. Đó là cách duy nhất có thể đạt được — và thành quả cũng bền lâu hơn.”

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button