Kỹ năng mềm

Bí quyết phát huy nhiệt huyết nhân viên

Bi quyet phat huy nhiet huyet nhan vien - Kenneth Blanchard1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả :  Kenneth Blanchard

Download sách Bí quyết phát huy nhiệt huyết nhân viên ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Kỹ năng

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

 

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

CÂU CHUYỆN GUNG HO VÀ LỜI HỨA CỦA TÔI

Tôi đã hứa với Andy Longclaw là sẽ kể cho các bạn nghe về việc chúng tôi đã vực dậy công ty của mình bên bờ vực phá sản như thế nào. Khi đó, tình hình khó khăn, bế tắc tưởng chừng không thể vượt qua được, vậy mà chúng tôi đã tạo ra lợi nhuận kỷ lục bằng chính sự nỗ lực của tất cả mọi người.

Nhưng trước hết, tôi muốn bạn hiểu vì sao tôi đã hứa với Andy như thế và cơ duyên nào đã khiến cho quyển sách này ra đời. Mọi chuyện bắt đầu tại bệnh viện Walton Memorial vào ngày 7 tháng 6 năm 1994. Lúc đó, Andy đang nằm viện. Cả hai chúng tôi đều biết rõ đó là lần gặp gỡ cuối cùng, nhưng thay vì nói những điều cần nói, tôi lại huyên thuyên những chuyện không đâu về thời tiết, về những trận bóng chày và về nhiều chuyện linh tinh khác nữa…

Thật ra tôi muốn né tránh không khí im lặng giữa hai chúng tôi. Tôi không dám nhìn vào mắt Andy, không dám thú nhận với anh rằng tôi đã yêu anh. Tôi cứ ngồi như thế.

Bàn tay sạm nắng của Andy nhè nhẹ nắm lấy tay tôi:

– Anh yêu em, mãi mãi.

Đôi mắt mệt mỏi của anh nhắm lại, nhưng tôi biết anh không ngủ bởi bàn tay anh vẫn còn đang siết chặt tay tôi. có thể anh đang nâng niu, trân trọng giây phút quý giá này.

Chúng tôi ngồi đó, tay trong tay.

Nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến, Andy nói với tôi bằng một giọng rõ ràng nhưng rất yếu:

– Có lẽ anh sẽ phải xa em.

Tôi không đáp, đơn giản bởi vì mọi câu trả lời lúc này đều không cần thiết nữa.

– Chúng ta đã từng chia sẻ ngọt bùi. – Andy nói chậm rãi nhưng dứt khoát. – Và chúng ta vẫn còn rất nhiều việc quan trọng khác phải làm.

Tôi bóp nhẹ tay Andy, lòng trĩu nặng.

– Em có thể làm giúp anh một việc không? Em có thể giúp anh truyền Gung Ho lại cho mọi người không?

– Em hứa, anh yên tâm.

Có lẽ suốt cuộc đời này, tôi sẽ chẳng bao giờ quên được ánh mắt ấy.

– Gung Ho, bạn thân mến!

– Gung Ho, bạn thân mến! – Tôi đáp.

“Gung Ho” là mật mã trò chuyện riêng giữa hai chúng tôi. Đó vừa là lời chúc, vừa là lời chào tạm biệt mà chỉ có tôi và Andy mới hiểu. Vậy mà lần này, đó lại là lời vĩnh biệt.

Rồi anh thiếp đi. Lần này thì anh ngủ thật sự.

Bàn tay thô ráp của anh dần buông khỏi tay tôi.

Tôi không biết mình đã ngồi bên anh bao lâu, cho đến khi bừng tỉnh khỏi dòng suy nghĩ. Nụ cười vẫn còn phảng phất trên gương mặt Andy. Tôi không nhớ mình đã rời phòng bệnh của anh hay đi gọi cô y tá ra sao. Chỉ biết rằng mình đã lang thang ngoài khu bệnh viện như kẻ mộng du, miên man trong suy nghĩ làm thế nào để thực hiện lời hứa với anh.

Trong tâm trạng buồn đau, tôi chẳng muốn về nhà hay trở lại văn phòng. Sau cùng, tôi quyết định bước vào nhà hàng Denny ở bên kia góc phố và gọi một ly cà phê. Hình ảnh Andy lại hiện ra trước mắt tôi. Bất cứ lúc nào nghĩ đến anh, lòng tôi lại đau thắt. Thật khó mà quên được anh và câu chuyện Gung Ho đặc biệt của hai chúng tôi.

LỜI GIỚI THIỆU

Kể từ khi cùng nhau viết quyển Raving Fans: A Revolutionary Approach to Customer Service (Bí Quyết Xây Dựng Khách Hàng Cuồng Nhiệt: Giải Pháp Đột Phá Cho Công Nghệ Dịch Vụ Khách Hàng), chúng tôi phát hiện ra rằng trong cuộc sống hiện tại, có khá nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với những vấn nạn lớn trong điều hành nhân sự. Đó là tâm trạng mệt mỏi, thiếu cảm hứng và có khi là sự bất mãn của các nhân viên. Đối với những nhân viên này, việc có mặt tại công sở chỉ là hình thức và tám tiếng đồng hồ vàng ngọc đối với họ chẳng có ý nghĩa gì. Và nhu cầu bức thiết nhất của các công ty hiện nay là cần có một công cụ quản lý có thể giúp chuyển biến các nhân viên thành những khách hàng nhiệt huyết nhất.

Hôm đó, chúng tôi háo hức đến thị trấn Walton, nơi có nhà máy Walton số 2 đã và đang trở nên nổi tiếng khắp nước Mỹ. Nhưng thật đáng tiếc, cuộc hẹn với Peggy Sinclair – Giám đốc nhà máy, đã không thành. Một người bạn thân và là đồng nghiệp của cô đang lâm bệnh nặng. Peggy Sinclair đã gửi thư xin lỗi vì sự việc ngoài ý muốn đó.

Peggy Sinclair đã trở thành một huyền thoại tại nhà máy Walton số 2 này. Ngày đầu nhận nhiệm sở nơi đây, cô đã từng ngán ngẩm trước cung cách làm việc trì trệ của toàn bộ ê kíp lãnh đạo, công nhân. Vậy mà giờ đây, nhà máy Walton số 2 đang là tấm gương sáng về doanh thu, về cung cách quản lý cũng như môi trường làm việc. Năng suất, lợi nhuận, ý tưởng sáng tạo, chất lượng dịch vụ khách hàng,.. tất cả đều được xây dựng trên cơ sở lòng nhiệt tình, sự đam mê và tinh thần dũng cảm dám thay đổi của nhân viên – những người đang cùng nhau làm việc và phấn đấu cho mục đích chung. Nói ngắn gọn, họ là những Nhân Viên Nhiệt Huyết nhất của nhà máy.

Vừa đi bộ đến nhà hàng Denny, chúng tôi vừa bàn luận về công việc của mình. Nếu không gặp Sinclair, liệu đến bao giờ chúng tôi mới có thể quay trở lại Walton khi lịch làm việc sắp tới đã kín mít?

“Đức Phật đã dạy rằng, khi học trò đã sẵn sàng, người Thầy sẽ xuất hiện”, một trong hai chúng tôi triết lý như thế khi đợi đèn xanh để băng sang góc nhà hàng Denny mà không hề chú ý đến người phụ nữ phía trước cũng đang đi vào nhà hàng. Mãi đến khi ăn xong, chúng tôi mới nhìn đến cô. Khuôn mặt cô đẫm nước mắt, và chúng tôi đã nhận ra ngay đó chính là Peggy Sinclair, trông cô không khác gì so với các bức ảnh tại lễ trao giải thưởng cho nhà máy Walton số 2 đăng trên báo.

Vừa lúc đó, Peggy Sinclair cũng nhận ra hai chúng tôi. Cô lau vội nước mắt:

– Tôi là Peggy Sinclair. Tôi xin lỗi đã không thể tham dự cuộc hẹn hôm nay. Hôm nay, hôm nay thật là một ngày chẳng vui đối với tôi.

Bối rối vì không biết phải làm gì trong tình cảnh này, chúng tôi đánh bạo xin phép được phỏng vấn cô dù trong lòng đã đinh ninh rằng Sinclair sẽ lịch sự cám ơn và từ chối. Nhưng không, sau một chút do dự, cô chấp nhận lời đề nghị của chúng tôi.

Và câu chuyện mà bạn sắp được đọc sau đây là những gì mà chúng tôi đã viết lại sau ba giờ phỏng vấn Peggy Sinclair tại nhà hàng Denny.

ĐỌC THỬ

CUỘC GẶP GỠ ĐỊNH MỆNH

Thế là tôi, Peggy Sinclair, ngôi sao đang lên của văn phòng chính nhà máy Walton số 2, hôm nay chính thức được bổ nhiệm vào chức vụ Giám đốc nhà máy.

Quản lý cả một nhà máy! Sự kiện long trọng này khiến tôi như bị hoa cả mắt. Dù đã tìm hiểu rất nhiều về lý thuyết quản trị nhưng tôi vẫn chưa có cơ hội thực hành bao giờ cũng như chưa từng tham gia khóa huấn luyện quản lý nhà máy nào, chứ đừng nói đến việc quản lý một nhà máy đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như nhà máy Walton số 2 này.

Một lần, tôi đã chỉ ra sai lầm nghiêm trọng trong chiến lược mới của Già Morris. Tuy có bực bội và khó chịu, ông đã phải công nhận sự thật mà tôi đã nêu trong bản báo cáo. Và việc làm đó của tôi, tuy có gây khó chịu cho một đồng nghiệp, đã góp phần tiết kiệm cho nhà máy đến một triệu đô-la. Do đó, tôi nghĩ mọi người đã rất tin tưởng và hy vọng một điều khi giao cho tôi công việc quản lý này.

Hôm đó là ngày thứ Ba, mồng 4 tháng 9. Đó là ngày đầu tiên tôi đến nhà máy kể từ khi được bổ nhiệm công việc mới. Cảm giác thật phấn chấn và đầy hứng khởi. Và cũng chỉ trong ngày làm việc đầu tiên đó, tôi phát hiện ra rằng so với tất cả các nhà máy khác trong hệ thống công ty, đây chính là đơn vị rệu rã nhất. Trước đây, chưa bao giờ tôi hình dung nó tệ đến thế. Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Và chuyện nhà máy này tồn tại được cho đến ngày hôm nay quả thật là một điều khó tin!

Tôi biết mình đang đứng trước những thách thức rất lớn. Tận đáy lòng, tôi biết chắc rằng trong vòng từ sáu tháng đến một năm nữa, nhà máy này hẳn sẽ phải đóng cửa. Thế là chấm hết! Và rất có thể tôi cũng phải ra đi. Suy cho cùng, tôi cũng chỉ là một kẻ giơ đầu chịu báng hoàn hảo cho nhà máy Walton số 2 này mà thôi.

Không cần phải là thánh cũng có thể hiểu được vì sao nhà máy này lại hoạt động ì ạch như thế. Ban lãnh đạo nơi đây đã đối xử theo kiểu cạn tàu ráo máng với nhân viên, coi các nguyên vật liệu thô thậm chí còn đáng giá hơn sức người. Và để đáp trả lại thái độ đó của ban quản lý, đám công nhân đã liên kết với nhau và làm việc với một thái độ tiêu cực, ngấm ngầm nhưng hết sức nguy hiểm.

Khi gặp gỡ, trò chuyện với các thành viên của ban quản lý, tôi nhận thấy trong guồng máy rệu rã đó vẫn còn một mắt xích khá tốt, đó là bộ phận quản lý chất lượng thành phẩm với đội ngũ 150 nhân sự. Mặc dù nhà máy đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng tôi dám chắc rằng không có bộ phận nào trong toàn bộ hệ thống ba mươi hai nhà máy của chúng tôi lại có năng suất cao đến thế! Nghĩa là khoảng 10% lực lượng lao động của nhà máy này là những viên ngọc quý! Và 90% còn lại chỉ là những đống than xỉ tự hủy không hơn.

Thế nhưng, chính người giám đốc bộ phận quản lý chất lượng thành phẩm đã khẳng khái bác lại nhận định của tôi bằng một câu chắc nịch rằng:

– Rồi chị cũng phải nhanh chóng thay tay trưởng phòng thành phẩm đó thôi!

– Tại sao? – Tôi hỏi lại và cảm thấy hơi ngạc nhiên khi thấy việc sa thải một ai đó trong bộ phận của viên giám đốc này lại là trách nhiệm của tôi chứ không phải của ông ta. Tuy nhiên, ngay lúc đó tôi chỉ tò mò muốn biết vì sao người trưởng phòng thành phẩm lại là đối tượng chính của việc sa thải.

– Andy Longclaw vốn là dân da đỏ, mà bản chất của dân da đỏ thì chị cũng biết rồi đấy. À, mà chị chớ có nghĩ tôi có tư tuởng phân biệt chủng tộc đấy. Thành thật mà nói, gã này chuyên môn cũng khá. Thậm chí hắn còn có cả bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh cơ đấy. Nhưng về tính cách, hắn là một tay chuyên gây rắc rối và thực sự là một cái gai trong mắt mọi người. Bộ phận này sẽ trở nên tốt hơn nếu không có gã. Tôi ngán gã này đến cổ rồi. – Và ông ta còn bồi thêm bằng thái độ bực bội và hậm hực.

Tôi không biết Andy Longclaw có phải là một người hay gây rắc rối như lời vị giám đốc bộ phận quản lý chất lượng thành phẩm hay không, nhưng tôi biết chắc chắn một điều rằng, vị giám đốc này sẽ khó có thể trụ lại khi tôi còn đương nhiệm ở đây. Bản thân tôi cũng có thể bị sa thải trong một tương lai gần, nhưng tôi không thích làm việc với những kẻ hẹp hòi như ông ta.

Vào cuối giờ làm việc, khi các nhân viên đã về hết, tôi nấn ná ngồi lại thêm nửa giờ. Sau một lúc lâu đi đi lại lại trong phòng, tôi quyết định đóng cửa ra về.

Trời vẫn còn sáng, tôi thả bộ dọc theo con đường Main, lang thang vô định với những suy nghĩ mông lung. Thị trấn này có hai siêu thị, hai nhà thuốc và một tượng đài trước thư viện trung tâm. Khi đọc hàng chữ dưới chân tượng, tôi phát hiện ra rằng không như hầu hết các thị trấn khác, tượng đài này là để tôn vinh một nghệ sĩ thay vì một chiến binh hay một chính trị gia lỗi lạc. Rõ ràng, Walton chính là quê hương của Andrew Payton, nhà điêu khắc gỗ gốc da đỏ Bắc Mỹ, người đã giành nhiều giải thưởng quốc tế với các tác phẩm điêu khắc miêu tả cuộc sống hoang dã.

Tôi lang thang đến đường số Bảy và băng qua cầu. Một thảm cỏ xanh mướt trải dọc theo bờ sông, một băng ghế dài quay mặt ra bờ sông. Phía bên kia sông là ống khói sừng sững của nhà máy. Phải, đó là nhà máy Walton số 2 đang đứng trơ trọi, vô hồn giữa khung cảnh hữu tình này. Quả là một sự đối lập khá thú vị giữa vẻ yên bình của thiên nhiên và những bão giông đang xảy ra bên trong nhà máy.

Tôi tiến về phía chiếc ghế trong tâm trạng vô cùng chán nản. Tôi cảm giác mình khó có thể đảm đương nhiệm vụ đầy thử thách này. Vực dậy một nhà máy đang trên bờ phá sản không phải là một chuyện dễ, cho dù tôi có là người nhạy bén đến mấy. Vấn đề mấu chốt nằm ở đâu? Tôi cứ loay hoay mãi với câu hỏi đó mà không biết mình phải bắt đầu từ đâu.

Chợt, tôi nhìn thấy một người đàn ông tóc đen cao lớn đang đi về phía tôi. Đầu ông hơi cúi xuống, tay đút túi quần. Rồi ông ngồi xuống phía đầu kia của chiếc ghế. Bình thường, tôi không có thói quen ngồi cạnh một người lạ, nhưng riêng hôm nay cảnh vật nơi đây lại mang đến cho tôi một cảm giác an toàn dễ chịu.

– Xin lỗi, tôi có thể ngồi đây được không?

– Anh cứ tự nhiên.

Tôi nhìn bâng quơ một lúc và để ý thấy từ khi ngồi xuống đến giờ, người đàn ông chỉ nhìn vào cõi xa xăm.

– Hình như anh đang gặp điều gì rắc rối? – Tôi hỏi, vì lịch sự hơn là quan tâm.

– Tôi sắp phải nghỉ việc. – Người đàn ông trả lời bằng một sự thẳng thắn dễ mến.

– Sao lại thế? – Tôi mạo muội hỏi, lòng cảm thấy đỡ phiền muộn hơn về chuyện của mình.

– Tôi làm việc ở nhà máy đằng kia. – Người đàn ông chỉ tay về phía nhà máy Walton số 2 bên kia sông. – Ít ra là cho đến hôm nay, tôi đã gắn bó với nó mười lăm năm. Còn ngày mai thế nào, ai mà biết được?

– Nhưng tại sao lại thế cơ chứ? – Tôi tò mò hỏi.

– Lão sếp muốn đuổi tôi, nhưng lại không đủ can đảm để nói chuyện phải trái với tôi. Tôi đoán là lão ta sợ phản ứng cực đoan từ đám công nhân chúng tôi.

– Phản ứng cực đoan ư? – Tôi ngạc nhiên hỏi lại.

– Phải. Nhưng thực lòng mà nói, tôi nghĩ công nhân cũng sẽ chẳng phản ứng làm gì. Chúng tôi ai mà không biết tình trạng bê bết của nhà máy. Nó chỉ có thể tồn tại được trong vòng từ sáu tháng đến một năm nữa thôi. Bởi vậy, việc tôi hay một ai đó bị tống khỏi nhà máy lúc này cũng có quan trọng gì đâu. Nhưng ở đây, chúng tôi nổi tiếng là nóng tính, có thể vì thế mà ông ta thấy gờm.

Tôi thích thú ngắm nhìn người bạn mới. Theo diện mạo đặc trưng của anh ta, tôi đoán đó là một người da đỏ (*), thậm chí tôi còn đoán biết được anh ta là ai. Nhưng anh ta thì không hề biết tôi.

– Có một quý bà nào đó vừa mới về nắm quyền. Một Mụ Phù Thủy Độc Ác Miền Tây, tôi nghe người ta đồn như vậy. Lão sếp của tôi nói rằng bà ta sắp đuổi tôi, và tôi cũng đã tính đến khả năng đó. Đã mười lăm năm gắn bó với nhà máy này mà thôi, tôi cũng chẳng muốn quan tâm nữa. Kiểu gì thì tôi cũng chẳng thể tồn tại ở đây lâu, nhất là trong tình trạng làm ăn thất bát này. Không biết điều gì sẽ xảy ra với hàng trăm, hàng nghìn công nhân nơi đây khi nhà máy này đóng cửa. Đối với tôi, sáu tháng hay ngay ngày mai cũng chẳng có gì khác biệt. Tôi chỉ muốn cùng các đồng nghiệp của mình làm việc cho đến giây phút cuối cùng, bởi chúng tôi có chung một mục tiêu.

– Có chung một mục tiêu? – Tôi ngạc nhiên hỏi.

– Đúng vậy. – Andy mỉm cười. – Chúng tôi làm việc vì mục tiêu đó. Dù có ra đi, chúng tôi cũng sẽ rời khỏi nhà máy trong tư thế ngẩng cao đầu.

Đến đây thì tôi đã biết chắc người ngồi đối diện với mình là ai. Và tôi thích cái ý nghĩ kết thúc công việc “trong tư thế ngẩng cao đầu” của anh ta. Ngày cuối cùng vẫn sẽ là một ngày làm việc hiệu quả nhất, đạt năng suất cao nhất. Ngay chính khoảnh khắc ấy, tôi quyết định sẽ tiếp tục theo đuổi công việc đến cùng, tiếp tục chiến đấu đến cùng!

– Hình như chị cũng đang gặp rắc rối phải không? – Anh ta dò hỏi.

– Tôi cũng như anh thôi. Tôi sắp bị sa thải rồi.

– Chị có nói đùa không đấy?

– Tôi không quen đùa những việc quan trọng như thế! Sếp đang muốn tống khứ tôi, và tôi cũng đang chờ quyết định của ông ấy.

– Hóa ra chúng ta cùng chung hoàn cảnh. À, mà chị làm việc ở đâu nhỉ?

– Ở nhà máy đằng kia kìa. – Tôi chỉ tay về phía bên kia sông.

– Thật ư? Vậy sao tôi lại chưa gặp chị lần nào nhỉ? Nhà máy có một ngàn năm trăm nhân viên, và tôi thuộc tên biết mặt hầu hết mọi người. Tại sao tôi lại không thể nhớ ra chị nhỉ? Thế chị làm gì ở đó vậy?

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button