Kỹ năng mềm

Bí Quyết Khơi Dậy Đam Mê Làm Thay Đổi Cuộc Sống

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Ken Robinson – Lou Aronica

Download sách Bí Quyết Khơi Dậy Đam Mê Làm Thay Đổi Cuộc Sống ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

LỜI GIỚI THIỆU

Vài năm trước, tôi được nghe một câu chuyện kỳ diệu mà bản thân luôn thích kể lại. Một giáo viên cấp hai đang tổ chức lớp dạy vẽ cho một nhóm trẻ em sáu tuổi. Ở cuối lớp có một cô bé mà ngày thường chẳng hề chú tâm đến việc học nhưng tại lớp vẽ này thì khác. Trong hơn hai mươi phút, em ngồi với cánh tay khép vòng quanh tờ giấy, hoàn toàn chú tâm vào những gì đang làm. Cô giáo bị thu hút bởi điều này và tiến tới hỏi xem em đang vẽ gì. Vẫn không ngẩng lên, cô bé trả lời: “Con đang vẽ một bức tranh về Chúa”. Bị bất ngờ, cô giáo thốt lên: “Nhưng chẳng ai biết Chúa trông như thế nào”.

Và cô bé đáp: “Họ sẽ biết trong một phút nữa thôi”.

Tôi thích câu chuyện này bởi nó nhắc nhở chúng ta rằng trẻ nhỏ luôn cực kì tự tin vào trí tưởng tượng của mình nhưng hầu hết chúng ta đều đánh mất điều đó khi lớn lên. Hãy hỏi các học sinh lớp một xem ai trong số các em nghĩ rằng mình sáng tạo, chắc chắn rằng cả lớp sẽ giơ tay.

Nhưng cũng với câu hỏi đó, hầu hết các sinh viên năm cuối sẽ không làm vậy. Tôi có niềm tin mãnh liệt rằng tất cả chúng ta được sinh ra với những khả năng tự nhiên vĩ đại nhưng lại dần đánh mất sự kết nối với chúng khi lớn lên. Trớ trêu thay, một trong những nguyên do chính lại là từ giáo dục. Hậu quả là quá nhiều người không bao giờ kết nối được với tài năng thực sự của mình và không biết rằng họ thực sự có thể thành công.

Và bởi vậy, họ không hề biết mình thực sự là ai.

Tôi đi lại rất nhiều và làm việc với nhiều người ở khắp nơi trên thế giới, với các hệ thống giáo dục, tập đoàn và các tổ chức phi lợi nhuận. Ở bất cứ đâu, tôi đều gặp những học sinh đang tìm kiếm tương lai của mình nhưng không biết điểm xuất phát, cùng các bậc phụ huynh hay lo lắng và luôn cố gắng giúp con mình nhưng thực ra lại thường hướng những đứa trẻ rời xa khỏi tài năng thực sự của chúng khi cho rằng thành công chỉ tới bằng cách đi theo những con đường phổ biến. Tôi cũng gặp những người chủ doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thấu hiểu và trọng dụng đúng chỗ tài năng của nhân viên trong công ty. Trong hành trình ấy, tôi đã để mất dấu những con người chẳng có chút ý niệm nào về tài năng và đam mê của bản thân. Họ không hứng thú với những gì đang làm nhưng cũng chẳng biết điều gì sẽ mang tới thành công cho mình.

Nhưng mặt khác, tôi cũng gặp những người cực kì thành công trong tất cả các lĩnh vực, những người đam mê công việc họ làm và không thể tượng tượng được mình sẽ làm gì khác. Tôi tin rằng những câu chuyện của họ sẽ tiết lộ cho chúng ta điều gì đó quan trọng về khả năng tự nhiên của con người và quá trình vươn tới thành công. Khi đề cập đến những ví dụ điển hình trên khắp thế giới, tôi nhận ra những câu chuyện với độ xác thực không thua kém gì các số liệu thống kê và ý kiến chuyên gia này đã thuyết phục con người rằng tất cả chúng ta đều cần thay đổi suy nghĩ về chính mình và cách hành xử với cuộc đời; về cách chúng ta giáo dục những đứa trẻ và điều hành các tổ chức.

Cuốn sách này bao gồm một lượng lớn các câu chuyện về những cuộc hành trình sáng tạo của rất nhiều người; trong số đó có những người được phỏng vấn riêng. Họ nói về lần đầu tiên nhận ra tài năng độc đáo của riêng mình và cách thức để tạo nên một cuộc đời thành công khi làm những gì mình yêu thích. Điều thách thức tôi là những cuộc hành trình này không hề phổ biến mà tràn đầy những vòng xoáy, ngã rẽ và bất ngờ. Thường thì những người được phỏng vấn nói rằng cuộc trò chuyện của chúng tôi cho cuốn sách hé lộ những ý tưởng và kinh nghiệm mà họ chưa bao giờ thảo luận trước đây. Đó là khoảnh khắc của sự thức tỉnh, sự khai mở tài năng của họ. Sự động viên hay ngăn cản của gia đình, bạn bè và giáo viên. Đó là những gì giúp họ vươn lên dẫn đầu trong quá trình đối mặt với vô vàn trở ngại.

Mặc dù vậy, những câu chuyện của họ không phải là cổ tích. Tất cả các nhân vật này đều đang hướng tới một cuộc sống phức tạp và đầy thử thách với những cuộc hành trình cá nhân không hề dễ dàng và bằng phẳng. Họ đã trải qua cả những tai họa lẫn niềm vui chiến thắng. Không ai trong số họ có một cuộc sống “hoàn hảo”. Đổi lại, tất cả đều trải nghiệm sự hoàn hảo của từng khoảnh khắc. Mỗi câu chuyện của họ đều chứa đựng sự kì diệu bất ngờ.

Thế nhưng cuốn sách này không hẳn viết về họ. Mà là về bạn.

Mục đích tôi viết sách là để cung cấp một tầm nhìn rộng lớn hơn về khả năng và sự sáng tạo của con người và về những lợi ích mà chúng ta có được khi kết nối chính xác với tài năng và đam mê cá nhân. Cuốn sách này viết về những vấn đề có tầm quan trọng thiết yếu trong cuộc sống của mỗi người, cũng như của những đứa trẻ, học sinh và đồng nghiệp của chúng ta. Tôi dùng thuật ngữ “Môi trường lý tưởng” để miêu tả nơi giao nhau của những gì chúng ta muốn làm và tài năng của chúng ta. Tôi tin rằng việc mỗi chúng ta tìm ra Môi trường lý tưởng của riêng mình là vô cùng thiết yếu, không đơn giản vì thành công cá nhân mà bởi khi thế giới phát triển, tương lai của cộng đồng và các cơ quan của chúng ta sẽ phụ thuộc cả vào đó.

Thế giới đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết. Những hy vọng tốt đẹp nhất của chúng ta về tương lai là phát triển một hình mẫu mới về khả năng của con người sao cho phù hợp với kỉ nguyên tiếp theo của nhân loại. Chúng ta cần phát triển nhận thức về tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng tài năng con người, bên cạnh việc hiểu rằng tài năng được thể hiện ở mỗi cá nhân theo những cách rất khác nhau. Chúng ta cần tạo ra những môi trường – ở trong trường học, nơi làm việc và cả các văn phòng công cộng – nơi mỗi người được truyền cảm hứng để trưởng thành một cách sáng tạo. Chúng ta phải chắc chắn rằng tất cả mọi người đều có cơ hội để làm những gì nên làm, để khám phá Môi trường lý tưởng trong chính họ và theo cách riêng của họ.

Cuốn sách này là một bản thánh ca dành cho sự đa dạng đáng ngưỡng mộ của tài năng và đam mê của con người, cũng như tiềm năng trưởng thành và phát triển to lớn của chúng ta. Nó cũng viết về việc thấu hiểu những điều kiện làm cho tài năng được phát triển hay lụi tàn; về cách thức tất cả chúng ta có thể tận dụng hết những phút giây hiện tại và chuẩn bị một cách hợp lý cho tương lai sắp tới.

Để tạo nên con người tốt nhất của chính mình và của những người xung quanh, chúng ta cần khẩn trương chấp nhận một nhận thức phong phú hơn về khả năng con người. Chúng ta cần chấp nhận Môi trường lý tưởng.

ĐỌC THỬ

MÔI TRƯỜNG LÝ TƯỞNG

Gillian mới chỉ tám tuổi nhưng tương lai của cô bé dường như chẳng có chút tươi sáng nào. Việc học hành của em trong con mắt của các giáo viên quả là một thảm họa. Gillian nộp bài tập muộn, chữ viết xấu thậm tệ, còn điểm số thì luôn lẹt đẹt. Không chỉ thế, cô bé còn luôn là nguyên do của mọi sự gián đoạn trong lớp học: lúc thì em gây ồn ào, tiếp đến lại mơ màng nhìn ra cửa sổ khiến giáo viên phải dừng bài giảng để nhắc nhở; liền sau đó, em tiếp tục trêu chọc các bạn ngồi xung quanh. Gillian chẳng mảy may lo lắng gì về những điều đó – em đã quen với việc bị chấn chỉnh bởi các điều lệ và thực sự chưa từng nghĩ mình là một đứa trẻ cá biệt – nhưng nhà trường thì tỏ ra rất quan ngại. Mọi chuyện lên đến đỉnh điểm khi trường học gửi thư về cho bố mẹ cô bé.

Nhà trường cho rằng Gillian mắc một loại rối loạn học tập và có lẽ sẽ hợp lí hơn nếu em học ở một ngôi trường dành cho đối tượng “trẻ em có những nhu cầu đặc biệt”. Mọi chuyện xảy ra vào những năm 1930. Tôi nghĩ nếu là bây giờ, họ sẽ kết luận rằng cô bé mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD1 ) và cho em dùng thuốc Ritalin2 hay thứ gì đó tương tự. Nhưng ADHD còn chưa được biết tới ở thời điểm đó. Không có bất cứ phương pháp điều trị khả dĩ nào. Người ta không biết rằng mình có thể được chữa khỏi bệnh và buộc phải xoay xở với điều đó.

1 ADHD (Attention-deficit hyperactivity disorder): một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em với những hành vi hiếu động quá mức đi kèm sự suy giảm khả năng chú ý. (Chú thích do người biên tập)

2 Ritalin: có thành phần là Methylphenidate thường được kê đơn cho những người rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). (Chú thích do người biên tập)

Bố mẹ Gillian nhận thư từ nhà trường với sự hoang mang tột độ, họ không thể ngồi yên được nữa. Người mẹ mặc cho cô con gái yêu chiếc váy và đôi giày đẹp nhất, cột tóc đuôi ngựa rồi đưa em tới một nhà tâm lý học để kiểm tra, trong lòng bà đầy ắp nỗi lo sợ về điều tồi tệ nhất.

Gillian kể với tôi rằng cô nhớ mình đã được mời vào một căn phòng rộng ốp gỗ sồi với những cuốn sách bọc da nằm đầy trên các giá. Một người đàn ông cao lớn trong chiếc áo jacket bằng vải tuýt đứng kế bên chiếc bàn lớn trong phòng. Ông ta dẫn Gillian đến cuối phòng và đặt cô ngồi trên chiếc ghế sôpha da khổng lồ. Chân cô bé gần như không chạm đất và sự sắp xếp khiến cô có phần dè chừng. Vì lo ngại mình có thể gây ra ấn tượng gì, cô ngồi lên hai tay để không thấy bồn chồn.

Nhà tâm lý học trở lại bàn làm việc và trong suốt hai mươi phút sau đó, ông hỏi mẹ Gillian về những khó khăn mà cô bé gặp ở trường và những vấn đề mà nhà trường nói cô bé đã gây ra. Trong khi không hề trực tiếp hỏi Gil- lian bất cứ câu nào, ông vẫn quan sát cô bé một cách cẩn thận suốt khoảng thời gian đó. Điều này làm Gillian băn khoăn và bối rối cực độ. Thậm chí ở lứa tuổi còn nhỏ như vậy, cô bé đã biết rằng người đàn ông này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời mình. Cô biết rằng theo học một “trường học đặc biệt” có nghĩa là gì và không hề muốn điều đó một chút nào. Thành thực mà nói, cô bé không hề thấy mình có vấn đề gì nhưng những người khác dường như tin là có. Theo cái cách mà mẹ cô trả lời những câu hỏi, rất có thể đến bà cũng đang nghĩ như vậy.

Có thể, Gillian nghĩ, rằng họ đã đúng.

Cuối cùng mẹ Gillian và nhà tâm lý học cũng dừng nói chuyện. Ông đứng dậy khỏi bàn, bước tới ghế sôpha và ngồi cạnh cô gái bé nhỏ.

“Gillian, cháu đã rất kiên nhẫn và bác cảm ơn cháu vì điều đó”, ông nói.“ Nhưng bác e là cháu sẽ phải kiên nhẫn thêm một chút nữa. Bác cần nói chuyện riêng với mẹ cháu ngay bây giờ. Chúng ta sẽ ra khỏi phòng trong vài phút. Đừng lo, sẽ không mất nhiều thời gian đâu.”

Gillian gật đầu một cách e dè và hai người lớn rời đi, để cô bé lại một mình trong phòng. Nhưng trước khi ra khỏi phòng, nhà tâm lý học nghiêng người qua bàn làm việc và bật đài lên.

Ngay khi họ đã ở ngoài hành lang, vị bác sĩ nói với mẹ Gillian: “Hãy đứng ở đây một lúc và xem cô bé làm gì”. Có một cái cửa sổ trong phòng và họ đứng về một phía của nó, chỗ mà Gillian không thể nhìn thấy họ. Gần như ngay lập tức, Gillian đứng dậy và di chuyển quanh phòng theo tiếng nhạc. Hai người đứng lặng yên theo dõi, họ thật sự bị cử động duyên dáng của cô gái nhỏ làm cho sững sờ. Bất cứ ai cũng có thể nhận ra có điều gì đó rất tự nhiên – thậm chí bản năng – trong từng động tác của Gillian. Chỉ bởi họ chắc hẳn đã nhìn thấy nét hạnh phúc tuyệt diệu trên gương mặt cô bé.

Cuối cùng, nhà tâm lý học quay sang mẹ Gillian và nói : “Bà biết đấy, bà Lynne, Gillian không bị bệnh. Cô bé là vũ công. Hãy cho cháu tới trường dạy nhảy.”

Tôi hỏi Gillian chuyện gì xảy ra sau đó. Cô nói mẹ đã làm đúng theo những gì vị bác sĩ đã khuyên. “Tôi không thể diễn tả nổi điều đó tuyệt vời như thế nào”, cô kể. “Tôi bước vào căn phòng và ở đó đầy những người giống như tôi. Những người không thể ngồi yên. Những người chuyển động để nghĩ.”

Cô bé bắt đầu đến trường dạy nhảy hàng tuần, và luyện tập ở nhà hàng ngày. Cuối cùng, cô đã diễn thử cho trường Royal Ballet tại GhitaLondon và họ đã nhận cô vào học. Cô tiếp tục gia nhập Royal Ballet Company và trở thành diễn viên múa solo và trình diễn trên toàn thế giới. Khi kết thúc giai đoạn đó trong sự nghiệp, cô tự thành lập nhà hát và sản xuất hàng hoạt chương trình thành công rực rỡ tại Ghita London và New York. Sau cùng, cô gặp Andrew Lloyd Webber và cùng sáng tạo ra những kiệt tác nhạc kịch xuất sắc nhất trong lịch sử, bao gồm Những chú mèo (Cats) và Bóng ma trong nhà hát ( The Phantom of the Opera) .

Gillian bé nhỏ, cô gái với tương lai mờ mịt đã được biết đến trên toàn thế giới là Gillian Lynne, một trong những biên đạo múa toàn diện nhất của thời đại chúng ta, người đã mang đến sự hài lòng cho hàng triệu người và kiếm được hàng triệu đô la. Thành công ấy có được là bởi đã có người đã nhìn sâu vào đôi mắt của cô – một người đã gặp những đứa trẻ giống cô trước đó và biết cách giải mã được những dấu hiệu. Ai đó khác có thể cho cô uống thuốc và yêu cầu phải điềm tĩnh nhưng Gillian không phải đứa trẻ có vấn đề. Cô không cần phải đến trường học đặc biệt.

Cô chỉ cần được là chính mình.

Khác với Gillian, Ma luôn là học sinh giỏi ở trường với điểm số khả quan và vượt qua tất cả các bài kiểm tra quan trọng. Tuy nhiên, cậu cảm thấy cực kì chán chường . Để có thể cảm thấy dễ chịu, cậu bắt đầu vẽ trong các giờ học. “Tôi có thể vẽ liên tục”, Ma nói. “Và tôi vẽ tốt đến nỗi có thể vẽ mà không cần nhìn, nhờ đó mà giáo viên nghĩ rằng tôi vẫn đang tập trung vào bài giảng”. Đối với cậu, lớp học vẽ là cơ hội để theo đuổi đam mê của mình một cách…. nửa vời. “Chúng tôi đang tô màu trong các cuốn tập tô và tôi nghĩ, tôi sẽ không bao giờ có thể tô trong đường kẻ được. Ôi, không, tôi không thể cố nổi nữa!”. Chuyện này thay đổi hoàn toàn khi cậu học trung học. “Có một lớp dạy vẽ và tất cả những người khác chỉ ngồi yên, giáo viên chán nản, và tất cả các dụng cụ vẽ chỉ để đó: không có ai sử dụng chúng cả. Và thế là tôi vẽ nhiều nhất có thể – ba mươi bức cho mỗi buổi học. Tôi nhìn các bức tranh xem chúng như thế nào, rồi đặt tên cho chúng. ‘Cá heo vùng Seaweed’, được ! Bức tiếp theo ! Tôi nhớ đã vẽ hàng đống tranh cho đến khi họ cuối cùng cũng nhận ra tôi đã sử dụng hết quá nhiều giấy và ngăn tôi lại.

“Có một sự thích thú đến rợn người khi làm những thứ chưa từng tồn tại từ trước đến giờ như thế. Nhưng bởi kĩ năng của tôi đã khá hơn, thật là mừng khi có thể rời đi.

‘Điều đó thật sự, một cách mơ hồ, như là nó đáng ra phải như vậy’. Nhưng rồi tôi nhận ra việc vẽ của tôi chẳng có nhiều tiến triển vì thế tôi bắt đầu tập trung vào các câu chuyện và truyện cười. Tôi thấy những thứ đó có tính giải trí hơn.”

Ma Groening được biết đến trên khắp thế giới là người sáng tạo ra The Simpsons, đã tìm thấy nguồn cảm hứng thật sự của mình trong công việc của những nghệ sĩ khác, những người thiếu kĩ năng hoàn hảo nhưng biết kết hợp phong cách nghệ thuật đặc biệt với những câu chuyện sâu sắc. “Điều làm tôi thấy như được truyền lửa chính là quan sát những người không thể vẽ đang làm việc, ví dụ như James Thurber. John Lennon cũng vô cùng quan trọng đối với tôi. Những cuốn sách của ông ấy, Lời của riêng anh (In His Own Write) và Người Tây Ban Nha làm việc ( A Spaniard in the Works) với những bức vẽ nguệch ngoạc cùng những bài thơ theo lối tùy bút hài hước và những mẩu chuyện lạ lùng. Có thời kì tôi đã cố gắng bắt chước John Lennon. Robert Crumb cũng là một người có sức ảnh hưởng lớn.”

Giáo viên và gia đình Ma , thậm chí cả cha anh, một nhà làm phim và họa sĩ vẽ tranh biếm họa đã cố khuyến khích anh làm gì đó khác đi. Họ gợi ý rằng anh có thể học đại học và tìm một công việc có tính ổn định hơn. Thực tế cho đến khi anh học đại học (một trường không chính thống và không yêu cầu điểm số hay các lớp học bắt buộc), chỉ có duy nhất một giáo viên thật sự tạo cảm hứng cho anh. “Giáo viên năm nhất của tôi giữ lại các bức tranh tôi vẽ tại lớp. Ý tôi là, cô thực sự đã giữ chúng lại trong rất nhiều năm. Tôi thật sự cảm thấy xúc động bởi bạn biết đấy, có hàng trăm đứa trẻ đến rồi đi khỏi nơi này. Tên cô ấy là Elizabeth Hoover. Tôi đặt tên cho một nhân vật trong The Simpsons theo tên cô.”

Sự phản đối của những người xung quanh không khiến anh nản lòng, bởi từ sâu trong trái tin, Ma biết điều gì thật sự tác động đến mình.

“Tôi biết, ngay từ khi còn là một đứa trẻ, khi chúng tôi vui đùa và tưởng tượng ra những câu chuyện với các bức tượng nhỏ – khủng long và những loài tương tự – tôi sẽ tiếp tục làm thế trong suốt phần đời còn lại của mình. Tôi nhìn thấy những người trưởng thành với tập hồ sơ đi vào các tòa nhà công sở và tự nhủ, ‘Mình không thể như vậy. Đây mới chính xác là điều mình muốn.’ Xung quanh tôi là những đứa trẻ khác có cùng cảm nhận nhưng rốt cuộc chúng từ từ tách ra và trở nên nghiêm túc. Đối với tôi, thế giới vẫn xoay quanh những trò chơi và những câu chuyện kể.

“Tôi hiểu những bước tôi buộc phải trải qua – bạn học trung học, bạn vào đại học, được tốt nghiệp và sau đó ra trường và tìm một công việc tốt. Tôi biết điều ấy chẳng có ý nghĩa gì với mình cả. Tôi luôn tự nhủ sẽ tiếp tục vẽ suốt cuộc đời.

“Tôi tìm được vài người bạn có cùng sở thích ở trường.

Chúng tôi cùng đi chơi, vẽ truyện tranh rồi mang tới trường cho nhau xem. Khi đã lớn hơn và có hoài bão hơn, chúng tôi bắt đầu làm phim. Thật tuyệt vời. Điều ấy phần nào đã bù đắp cho thực tế rằng chúng tôi cảm thấy vô cùng xa cách với xã hội. Thay vì ở nhà vào cuối tuần, chúng tôi ra ngoài và quay phim. Thay vì chơi bóng đá vào tối thứ sáu, chúng tôi sẽ đến trường đại học của địa phương và xem các bộ phim nghiệp dư.

“Tôi quyết định sẽ sống theo mong muốn của mình. Và nhân tiện, tôi đã không nghĩ rằng điều này sẽ thành công. Tôi nghĩ rồi mình sẽ làm một công việc nhảm nhí nào đó mà mình ghét. Tôi tưởng tượng ra viễn cảnh mình đang làm việc trong một kho chứa lốp xe. Tôi không lí giải được tại sao lại là một cái kho chứa lốp. Tôi nghĩ mình sẽ lăn các lốp xe và vào giờ nghỉ , tôi sẽ vẽ phim hoạt hình.”

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button