Kỹ năng mềm

Bí Quyết Dùng Người

bi-quyet-dung-nguoi-ta-ngoc-ai1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Tạ Ngọc Ái

Download sách Bí Quyết Dùng Người ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời dẫn

Một trong những điều quan trọng nhất đối với một người lãnh đạo là nghệ thuật sử dụng con người. Bởi vì, phải có con người thì mới làm nên việc và một doanh nghiệp muốn phát triển phải có được những con người có hoài bão lớn. Chính vì thế mà người lãnh đạo phải có đối sách sử dụng con người một cách khoa học, thực tiễn và hiệu quả.

Với nội dung phong phú, văn phong giản dị, dễ hiểu, giàu tính thông tin tri thức. Cuốn sách “Bí quyết dùng người” của nhà xuất bản Từ điển bách khoa sẽ giúp bạn biết cách chiêu dụng “hiền tài” và có khả năng tổ chức nhân lực tuyệt vời, luôn biết cách sắp xếp nhiệm vụ phù hợp với năng lực và thế mạnh riêng của từng người nhằm phát huy hết tài năng của họ, khiến một người địch lại mười người, mười người bằng cả trăm người, mang lại hiệu quả theo cấp số nhân, tổng hợp và lớn mạnh.

Trên thế giới có vô vàn tài nguyên, nhưng nhân tài mới xứng đáng là thứ tài nguyên quý giá nhất. Học được bất kỳ môn học nào chỉ có thể sử dụng một thứ tài nguyên nào đó, còn học được cách dùng nhân tài mới có thể dùng họ để chinh phục và sử dụng vạn vật. Cách dùng người thực là một vốn vạn lời, một lần mà được mãi. Chúng ta thường than thở rằng: “Hận một nỗi là khi cần dùng lại không có người, chờ khi dùng được lại không dùng được nữa”. Đó chính là kế sách dùng người không tinh. “Tiền bạc dùng mãi sẽ hết, còn dùng nhân tài mới có được cả thiên hạ”, tức là hiệu suất dùng người mới là điều tốt đẹp nhất. Cho dù là người có chút tài mọn, kẻ tiểu nhân, bậc quân tử, người trung, kẻ gian, người ngay thẳng, kẻ vòng vo và các nhân tài, mỗi loại người đều có tác dụng của nó, mỗi vật đều có giá trị riêng, mỗi việc đều có cách sắp xếp riêng, mọi chuyện lớn trong thiên hạ, khi bàn về chuyện dùng người đều do một tay người làm ra cả, há chẳng phải là chuyện vui mừng đó sao!

Phần này giới thiệu cho bạn những điều cơ bản khi bắt đầu dùng người, những điều cấm kỵ khi dùng người, giới thiệu cách dùng người tài trí, người chỉ có tài một mặt, người có tài đột xuất, người có khí chất, người có quyền thế và cả những kẻ tiểu nhân trong thiên hạ. Đọc xong phần này, bạn có thể hiểu được cách dùng người đối với gần trăm loại người khác nhau trong thiên hạ, ví dụ như cách dùng đàn ông, phụ nữ, người dũng cảm, kẻ ác, cấp trên, cấp dưới, người thân, bạn bè, kẻ thù, ân nhân, người già, người trẻ, người trung, kẻ gian. Học được những điều viết trong phần này, bạn sẽ là người của trời đất, nắm chắc được mọi việc; vận dụng nó, bạn sẽ muốn gì được nấy, muốn gió được gió, muốn mưa được mưa, há chẳng phải là điều vui sướng đó sao.

Hận một nỗi khi cần dùng lại có quá ít người – nguyên tắc chung của dùng người.

Nhân tài càng dùng càng rộng, người có tài năng càng ngày càng nhiều, đó là kinh nghiệm của những người lãnh đạo ưu tú từ xưa đến nay. Người luôn than thở hận một nỗi khi cần dùng lại có quá ít người phần lớn đều chỉ vận dụng nhân tài trong một phạm vi rất hẹp, chỉ cần anh cất tiếng kèn tập hợp, “không câu nệ đẳng cấp nhân tài”, thì việc thiếu người tài sẽ được thay đổi ngay. Điều này cần xem bản thân anh có tấm lòng rộng mở để dung nạp họ hay không.

Trên thế giới này, nhiều khi người ta muốn dùng người nhưng lại tìm không ra nhân tài, lúc đó ta mới hận sao người tài quanh ta ít như vậy. Ví dụ thời nhà Thanh, vị danh thần Lục Lùng (mất năm 1692), nhưng sang năm thứ hai, triều đình cử hai quan văn có tiếng đi quản lý thư viện ở Trực Lê. Giang Nam muốn Lý Quang đi Trực Lê, Lục Lùng đã bị bệnh chết rồi, Khang Hy im lặng hồi lâu mới nói: “Lục Lùng là một nhân tài khó kiếm của bản triều”. Mong rằng mỗi người chúng ta và cả xã hội không còn những lời than thở như vậy nữa.

Sáu năng lực dùng người

  1. Có thể dùng người: Lấy cái hiền tài để dùng họ, biết người biết việc.
  2. Biết lắng nghe: Nghe lời nói và quan sát hành vi để bổ nhiệm họ.
  3. Biết thưởng phạt: Biết thưởng phạt phân minh, không vì thân tình mà giảm nhẹ hình phạt.
  4. Biết tự chịu trách nhiệm: Tận tâm tận lực, mang hết tài năng, vì nước lập công.
  5. Biết ăn nói: Mỗi lời nói có tác dụng riêng, biết để dùng cho phù hợp.
  6. Biết hành động: Lời nói có trọng lượng, nói ra là làm được.

Năm nguyên nhân dùng người

1.Dùng người vì mục đích nào đó: Tức là phải nhằm đúng vào một mặt nào đó của nhân tài, nhất là phải dám nhìn thẳng vào khuyết điểm. Phải quy định cho các nhân tài trong một thời kì hoặc một mặt nào đó phải đạt tới một mục đích nào đó. Ví dụ, xây dựng cho một người cách đối nhân xử thế, nội dung gồm: Tâm đầu ý hợp, đồng cam cộng khổ, hoạn nạn cùng chia sẻ, cần có một số người thực sự tình nguyện giúp mình. Cần phải lấy cái chính trực, khiêm tốn, chịu khó chịu khổ của mình để tạo dư luận về mặt đạo nghĩa. Ý tưởng dùng người này vô cùng quan trọng đối với sự trưởng thành của một con người và rất có ích cho xã hội và các doanh nghiệp.

2.Dùng người theo các cấp độ: Dùng để chỉ bản thân nhân tài căn cứ vào sở trường và các tố chất khác để tính toán mức độ mà mình có thể đạt được và thứ tự đạt được ra sao. Việc đánh giá chính xác đối với nhân tài trong việc xây dựng các bước đó vô cùng quan trọng, thường mang tính quyết định thành bại. Ví dụ, người ở vùng xa xôi hẻo lánh thường có cảm giác thần bí đối với những đô thị lớn nên dễ ảnh hưởng tới tính toán chính xác của mình và thường cho rằng những người có năng lực thường tập trung hết cả ở thành thị, bản thân không thể cạnh tranh nổi, nên rất sai lầm đặt mình xuống vị trí thấp. Còn một loại người ở thành phố lớn lại cho mình nhiều kiến thức nên tự kiêu, thường mang hưng phấn của mình biểu hiện ở các mặt mà bản thân cho là hiểu biết, thiếu tinh thần đi sâu thực tế, họ thường cho mình thuộc tầng lớp trên, nhưng thực tế, về căn bản không có độ sâu, họ rất sai lầm khi đặt mình ở một tầng lớp rất cao.

Từ đó có thể thấy rằng, phải có tinh thần tỉnh táo sâu sắc và năng lực đánh giá khách quan khi dùng người theo cấp độ, mà khi thi hành công việc này, yêu cầu bản thân phải cố gắng lớn nhất để đạt được tới giới hạn cao nhất của lý tưởng, làm cho giá trị của nó được phát huy lớn nhất.

3. Dùng người theo bản tính của họ: Tục ngữ có câu: “Giang sơn dễ thay đổi, bẩm tính khó thay đổi”. Do sự khó thay đổi đó nên dùng người theo dạng này vừa có tính tàn khốc vừa có tính cưỡng chế, dù họ có thiên tài về mặt nào, khi dùng họ đều phải phân tích bẩm tính của họ xem có thích hợp với sự phát triển theo mặt đó không.

4. Dùng người từ hiện thực: Sự thành công của bất kỳ ai đều có quan hệ chặt chẽ với môi trường của nó, trong tình huống bình thường, hoàn cảnh hiện thực đó có thể trở thành điều kiện và cũng có thể trở thành vật cản cho sự thành công của nhân tài. Do đó, dẫn dắt nhân tài xây dựng con đường phát triển thành tài năng căn cứ vào hoàn cảnh thực tế là điều có ý nghĩa rất quan trọng.

5. Dùng người do có học thức: Nói ví dụ, trong nhà có hai đứa em trai đều đang đi học, đứa bé rất thông minh, đứa lớn kém hơn một chút. Những bài toán khó không giải được đứa em đều hỏi anh, nhưng đứa anh lại không làm được. Đứa nhỏ phải hỏi chị gái và chị gái đã giải được. Đứa em trai liền nói: “Em chỉ phục chị chứ không phục anh”. Chị gái nói: “Vài năm nữa em học cao lên, chắc chị không thể giải bài cho em được, vậy lúc đấy em cũng không phục chị? Kiểu dùng người này được xây dựng trên cơ sở lượng kiến thức nắm được, vậy một người muốn được người khác dùng mình thì cần phải không ngừng tăng cường tri thức nắm chắc kinh nghiệm học tập.

ĐỌC THỬ

Bốn điều quan trọng khi dùng người

1. Dùng người phải gắn với chức vụ: Cách dùng người cần phải căn cứ vào năng lực để cho họ một chức vụ, căn cứ vào những điều họ nói để yêu cầu hiệu quả thực tế. Một ông chủ thông minh phải biết căn cứ vào tài năng cao thấp của họ để cất nhắc vào những chức vụ thích hợp, căn cứ vào đạo đức, phẩm chất để xác định vị trí của họ. Vật dụng không chỉ nhìn bề ngoài để đánh giá tác dụng, nếu không giành cho người tài một chức vụ phù hợp, sẽ không thể có được họ.

Trước kia, Tống Thành bốn lần đi nhậm chức Tri Châu ở Kinh Châu, tổng cộng chừng 30 năm và rất có uy tín ở đó. Minh Thành tổ cho rằng Tống Thành là đại thần của triều trước, là một vị đại tướng đầy tài năng nên luôn ủy thác cho ông phòng thủ biên giới, tất cả những lời thỉnh cầu của ông nhà vua đều phê chuẩn.

Có một lần, quan Ngự sử tố cáo Tống Thành chuyên quyền độc đoán. Thành Tổ nói: “Người nào không chuyên quyền không thể thành công được, huống hồ là một đại tướng quân trấn ải một phương thì làm sao mà việc gì cũng phải báo cáo thỉnh thị một cách giáo điều cứng nhắc?”. Sau đó ông truyền chỉ cho Tống Thành làm thế nào thuận tiện thì cứ làm. Tống Thành đã từng xin phép về kinh thành báo cáo, thành tổ cho người đưa thư trả lời rằng: “Công việc ở biên giới phía Tây hoàn toàn ủy thác cho Đại tướng, không có chỉ của Trẫm, không cần báo cáo”.

2. Dùng người không cầu toàn: “Âm sát” chỉ rõ ràng: “Giặt không phải chỉ có nước sông, lúc cần có thể dùng cả nước bẩn; Ngựa hà tất phải là ngựa hay, chỉ cần không bị bệnh là được; Kẻ hiền sĩ hà tất phải là thánh nhân, chỉ cần họ tài trí thông minh”.

Khang Hy tâm đắc nhất đạo lý: “Người không thể cầu toàn”, năm Khang Hy thứ 34 (năm 1696), Cận Phụ là Tổng đốc đường sông, ông ta đã làm công việc đó nhiều năm, đã bị Bộ công tham tấu, bị cửu khanh nghị tội, vậy mà Khang Hy vẫn cho rằng, “người này rất phi thường, tất sẽ thành công”. Quả nhiên, Cận Phụ đã có được thành tích rất tốt trong công việc của mình. Sự tin dùng Thi Lang – một quân thần bị hạ bệ đời Minh của Khang Hy cũng là một ví dụ. Thi Lang rất có tài thuỷ chiến, là một võ tướng quả cảm, ông ta đã từng lập chiến công trong việc thống nhất Đài Loan. Khang Hy rất coi trọng ông ta, nhưng do sau đó ông ta kiêu ngạo nên làm cho một số đại thần bất mãn. Khang Hy nghĩ Thi Lang là võ tướng, hàng ngày thường rất ít học, nay lại lập công lớn, việc kiêu hãnh vì công lao to lớn là có thể hiểu được. Sau đó, Khang Hy đã vài lần phê bình Thi Lang, có lúc nói rất gay gắt, nhưng điều đó không hề ảnh hưởng tới sự tin cậy và sử dụng của Khang Hy.

3. Dùng người phải coi trọng tài đức: Năm thứ 13 Minh Thái Tổ Hồng Vũ, có một lần, Dương Thịnh thuộc bộ Hình gọi xét hỏi một võ tướng. Khi lính gác cửa kiểm tra đã phát hiện một viên ngọc lớn trong người võ tướng nọ. Các thuộc hạ rất ngạc nhiên, nhưng Dương Thịnh lại thủng thẳng nói: “Viên ngọc này là ngọc giả, làm gì có viên ngọc to như vậy?” Rồi ông lệnh đập vỡ viên ngọc, quả nhiên viên ngọc vỡ nát.

Sau đó nghe xong câu chuyện này, Chu Nguyên Chương ngợi ca rằng “Hành động của Dương Thịnh có bốn ưu điểm: Một là không dâng hiến ta để lấy lòng ta; Thứ hai, tỏ rõ năng lực không cần truy tới cùng mà giả xưng là vụ án lớn; Thứ ba, không phải thưởng cho lính canh, lấy cái đó để có được khí chất của cá nhân; Thứ tư, viên ngọc giá ngàn vàng đột nhiên phát hiện nhưng vẫn không hề động lòng, thật là người có trí tuệ và tài ứng biến hơn người.

4. Dùng người phải lấy chữ tín làm gốc: Sự nghiệp thành đạt không phải là việc khó nhất mà có được, một nhân tài có đức, tài trọn vẹn mới là việc không dễ; có được nhân tài cũng không là việc khó nhất, mà việc có thể tận dụng tài năng của họ mới là điều khó làm nhất; trọng dụng nhân tài cũng không phải là việc khó nhất mà tin tưởng họ một cách đầy đủ mới là điều khó nhất.

Bốn chỗ dựa để dùng người

Dựa vào việc lựa chọn nhân tài: Nhân tài là do rèn luyện mà thành cho nên chớ có nhìn bằng con mắt quá cao, động một chút là quả quyết không có nhân tài để sử dụng. Đừng chỉ vì một mảnh gỗ lõi mà phá cả một khúc cây to, vì một con cá nhỏ mà thả mất một con cá to quí hiếm, cho nên, không yêu cầu quá khắt khe là mấu chốt của việc tuyển chọn nhân tài.

Dựa vào việc dùng tài năng: Một người nào đó có được con ngựa hay mà không biết, hoặc sau khi biết lại không có khả năng sử dụng nó, thậm chí có người chỉ thích cưỡi những con ngựa ngoan, đã thuần phục, ổn định, còn chê bai ngựa thiên lý chạy quá nhanh, quá đẹp mã, như vậy thì thà đừng có nó còn hơn. Chỉ có tài năng mới điều khiển được ngựa hay, mới làm cho càng khỏe hơn, được nuôi dưỡng tốt, lâu dài, sẽ trở thành ngựa tốt. Nhân tài càng được phát huy tài năng khi sử dụng, mà không thể ngồi chờ họ có tài mới sử dụng. Bồi dưỡng trong khi sử dụng là biện pháp tốt nhất.

Dựa vào tài năng thích hợp: Tuy đã có người hiền tài, nhưng nếu không đặt họ vào đúng vị trí thích đáng thì chẳng khác gì dùng người bình thường. Nó cũng giống như một bài thuốc hay nhưng lại không trị đúng bệnh thì chẳng khác gì mớ cỏ cây vô giá trị. Những ví dụ loại này từ xưa đã rất nhiều, ví dụ như: “Con trâu đực không thể bắt được chuột”, “thanh kiếm đáng giá ngàn vàng, nhưng bổ củi lại không bằng chiếc búa, chiếc đinh quý ba đời nhưng không thể cày ruộng được”… Cho nên chớ sợ thế gian thiếu người tài, mà chỉ sợ có được người tài lại không biết sử dụng hoặc không đặt được vào vị trí thích đáng.

Dựa vào yêu quý tài năng: Phương pháp căn bản nhất để yêu quý nhân tài là ở chỗ không ngừng giáo dục, bồi dưỡng họ. Thời Tống, danh tướng Vương An Thạch đã từng viết một thiên tiểu thuyết “Thương Trọng Vĩnh”, trong đó có một người nông dân Giang Tây, lúc nhỏ xuất khẩu thành thơ, được nhiều người gọi là Thần đồng. Người cha rất đắc ý, dắt con đi hết nhà này tới nhà nọ khoe khoang con mình, kết quả là làm lỡ cả việc học hành của đứa con. Tới năm 11, 12 tuổi, khi Vương An Thạch phát hiện ra đứa trẻ, tuy nó vẫn có tài thơ văn nhưng chỉ là một tài năng bình thường; Khi gặp lại đứa trẻ lúc nó đã 18, 19 tuổi thì nó cũng chỉ như một thanh niên bình thường. Câu chuyện cảnh báo cho chúng ta, chỉ có không ngừng bồi dưỡng nhân tài mới có thể phục vụ xã hội được tốt hơn.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button