Kỹ năng mềm

Bất Bạo Động Giải Thích Cho Các Con Gái Tôi

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Jacques Sémelin

Download sách Bất Bạo Động Giải Thích Cho Các Con Gái Tôi ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

“Ba, bất bạo động, một cái chữ kỳ lạ, ba có thể giải thích cho con nghe được không? Gần hai mươi năm nay tôi làm việc về bạo hành và hành vi không bạo hành. Làm sao tôi trả lời một cách đơn giản cho hai cô con gái, một 13, một 8 tuổi rưởi của tôi?

Chúng tôi cùng ngồi xem một cuốn phim hoạt hình nói về cuộc chiến đấu của mục sư Martin Luther King và những người Mỹ da đen. Tôi lắng nghe phản ứng và ghi chú các câu hỏi của các cháu. Đa số bao gồm đời sống hàng ngày của các cháu: nếu có người tấn công mình, mình phải làm gì? Làm sao phản ứng lại với việc tống tiền ở trường? Chống lại tấn công tình dục? Về tệ nạn bạo hành ở các người trẻ? Còn nạn kỳ thị? Để trả lời những câu hỏi này, tôi ngưng các cuộc nghiên cứu thích thú của tôi… Và thế là tôi ngồi xuống viết vài trang, tôi sẽ đưa cho các con đọc: tôi đọc lui đọc tới bản văn của tôi.

Tôi muốn nói với các con không-bạo hành không phải là thụ động: đó là một cách sống và một cách hành động nhằm giải quyết các mâu thuẫn, chống bất công, xây dựng một nền hòa bình vĩnh cửu. Tôi dựa trên rất nhiều tấm gương ở đời sống hàng ngày và ở cả Lịch Sử.

Jacques Sémelin

Jacques Sémelin là giáo sư ở Viện Nghiên Cứu Chính Trị ở Paris và nghiên cứu gia ở Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu Khoa Học
o0o
– Bất bạo động, đó là một chữ kỳ lạ, ba có thể giải thích cho con nghe được không?
– Giải thích bạo hành thì dễ hơn là giải thích không-bạo hành. Người ta thấy ngay lập tức thế nào là bạo hành: đấm một phát, bom nổ, máu chảy… Nhưng không-bạo hành là gì? Là không làm tiếng động. Là vô hình.
Người ta nghĩ không-bạo hành là người luôn luôn từ chối không làm chiến tranh, là người thích hòa bình. Người ta nghĩ họ không can đảm, là người hèn không muốn chiến đấu. Và vì bạo hành ở khắp nơi, người ta tưởng tượng người không-bạo hành đầu để trên mây, chấp nhận để cho người khác dẫm lên chân mình. “Tôi không-bạo hành: bạn có thể làm tất cả những gì bạn muốn.” Peace!
Con sẽ nghĩ bất bạo động không phải là như vậy.
– Vậy là gì?
– Một cách sống và hành động để giải quyết mâu thuẫn và tôn trọng người khác. Đó là một định nghĩa căn bản mà ba muốn giải thích với con qua nhiều ví dụ.
– Một cách hành động! Nhưng đó không phải là thụ động?
– Không phải một chút nào. Đúng là cấu trúc của chữ “bất bạo động” làm mình tưởng như vậy. Đó là chiều kích thứ nhất của không-bạo hành. Chiều kích hiển nhiên: không đấm người khác, không đối xử xấu với họ, lại còn không được hiếp hay giết họ. Điều đó ai cũng hiểu. Tuy nhiên khi người ta nói bất bạo động trên báo chí thì lúc nào nó cũng mang ý nghĩa: không được bạo hành. Có lần ba thấy có một quảng cáo thuốc giặt… “bất bạo động” thật khôi hài… “Bạn hãy mua thuốc giặt loại này vì nó không làm hư áo quần!” Củng như bây giờ người ta nói đến những trò chơi vi-đê-ô không-bạo hành vì trong đó không có cảnh giết kẻ thù để thắng.
Nhưng không-bạo hành mang một chiều kích thứ nhì, chiều kích hành động. Bởi vì để chống đối bạo hành một cách hiệu quả thì phải hoạt động tích cực, ngay cả phải rất tích cực! Như thế khái niệm “không-bạo hành” không nói lên điều này. Vậy thì mình nên nói đến “hành động không bạo hành” hay “không-bạo hành một cách tích cực”.
Tóm lại, không-bạo hành là hành động không bạo hành để chống lại bạo hành. Bằng cách nào? Có ngàn lẽ một cách để thực hành không-bạo hành, đôi khi rất buồn, đôi khi rất khôi hài. Bởi vì phải có óc hài hước trong không-bạo hành. Không-bạo hành là dùng sự sống để thắng trong khi với bạo hành thì lúc nào con cũng đe dọa người khác để cho họ chết.
– Nhưng làm sao mình có thể chiến đấu mà không bạo hành? Đối với con coi bộ khó!
– Khi con người muốn chiến đấu thật sự thì thường thường họ phải dùng đến bạo lực. Bạo lực và chiến tranh là trọng tâm lịch sử của chúng ta. Trong các phim, trong các tranh hoạt hình người ta thường cho thấy bạo hành là phương tiện để thống trị người khác. Người ta giải thích cho con bạo hành mua được tất cả: nếu con có nhiều vũ khí hơn người khác, con có thể nói với họ: “Hãy vâng lời tôi”, bởi vì con làm cho họ sợ. Luật của kẻ mạnh thường thường là luật của bạo hành.
Dù vậy có những trường hợp trong Lịch Sử điều đó không áp dụng được, con không còn muốn vâng lời dù họ làm cho con sợ; những trường hợp mà những người yếu nhất, những người nghèo nhất cố gắng tự vệ… không có vũ khí. Nghe có vẽ như không tưởng tượng được. Họ không có gì hết: không vũ khí, không xe tăng. Họ biết nếu họ kiếm được vũ khí thì đối phương sẽ có nhiều hơn. Vì vậy bắt buộc họ phải tự bảo vệ một cách khác. Họ phải học cách nào để mạnh lên mà không dùng đến phương tiện bạo hành. Đó là sức mạnh của kẻ yếu. Ba đã nghiên cứu để đục thủng bí mật cái sức mạnh của những người yếu.

ĐỌC THỬ

– Ba cho con một ví dụ.
– Một trong những ví dụ được nhiều người biết nhiều nhất là gương chiến đấu cho người Da Đen của Martin Luther King ở Mỹ. Có một truyện hoạt hình rất hay nói về ông. Nếu con muốn, mình có thể nói về chuyện này.
Khởi đầu là năm 1955, ở miền Nam nước Mỹ nạn kỳ thị chủng tộc và nạn tách biệt chủng tộc rất thịnh hành. Có nghĩa là người Da Đen không được quyền lẫn lộn với người Da Trắng. Chẳng hạn khi lên xe buýt, họ phải ngồi đàng sau, nhường chỗ đàng trước cho người Da Trắng. Họ không được vào trong một vài tiệm ăn hay tiệm cà-phê. Đôi khi có những tiệm có đề bảng: “Cấm người Da Đen và chó vào”. Những người Da Trắng cực đoan còn tấn công người Da Đen, đánh họ và có khi giết họ.
Nhưng có một ngày, trong thành phố Montgomery ở Alabama, một thành phố đặc biệt kỳ thị đã xảy ra một biến cố phi thường. Biến cố khởi đầu bằng một cái gì rất đơn giản. Ngày 1-12-1955, Rosa Parks, một cô thợ may da đen đi làm về, cô rất mệt, cô lên xe buýt và thay vì đi ra đàng sau ngồi, cô ngồi đàng trước. Đương nhiên một người Da Trắng muốn ngồi vào chỗ của cô và than phiền với tài xế: “Tại sao con mọi đen này ngồi chỗ của người Da Trắng?” Cô bị cảnh sát bắt. Một người khách da đen thấy vậy vội trả tiền phạt để cảnh sát khỏi bắt cô đi tù. Nhưng Rosa Parks rất giận. Con sẽ nói: “Bà ấy hận thù.” Bà không chịu đựng được sự tách biệt như thế. Cùng với người đàn ông đã giúp bà, hai người đến gặp vị mục sư trẻ vừa mới dọn về thành phố, mục sư Martin Luther King. Ông mới 26 tuổi, ông đã lập gia đình và có đứa con đầu tiên.
Ông cũng vậy, ông không chịu đựng được nạn tách biệt chủng tộc. Ông muốn thay đổi. Đúng, người Da Đen không còn là nô lệ như cách đây một thế kỷ. Người ta đã cho họ tự do. Nhưng trên thực tế, hàng ngày họ bị người Da Trắng sỉ nhục; mỗi ngày họ bị đối xử như con chó. Martin Luther King có năng lực để chiến đấu nhưng ông không muốn dùng phương tiện bạo lực. Vậy thì ông làm bằng cách nào?
Chiều hôm sau, Martin Luther King họp với các bạn khác. Tất cả đều đồng ý: không thể để chuyện này kéo dài. Bỗng nhiên có một người đưa ra một ý kiến thần sầu: “Chúng ta tổ chức một cuộc tẩy chay. Tất cả chúng ta từ chối không đi xe buýt! Khi công ty xe buýt (đương nhiên được điều khiển bởi người Da Trắng) bị mất tiền, họ sẽ đối xử với chúng ta tốt hơn.” Ngay ngày hôm sau, họ kêu gọi tất cả người Da Đen trong thành phố không dùng xe buýt: “Quý vị không nên dùng xe buýt để đi làm, đi học, đi ra thành phố.” Kết quả? Thành công vĩ đại: xe buýt chạy xe trống hoặc gần như trống. Nhưng muốn được như vậy người Da Đen phải tổ chức một hệ thống di chuyển: họ đi chung xe; họ đi ta-xi. Nhiều người đi bộ dù phải đi hàng cây số.
Người Da Trắng không nhượng bộ: “Mấy người Da Đen này muốn chơi cho chơi: họ sẽ bị đau chân, họ sẽ chịu không nổi!” Những người kỳ thị cực đoan thì dùng phương tiện tấn công; Martin Luther King nhận những lời đe dọa qua điện thoại: “Thằng da đen bẩn thỉu, đồ thùng rác, tao sẽ lột da mày!” Các lời mắng nhiếc này gần như xảy ra thường xuyên. Một quả bom nổ trước mặt nhà ông ngày 30-01-1956; may là không có ai bị thương. Người Da Đen muốn báo thù và tấn công người Da Trắng bằng vũ khí. Nhưng Martin Luther King ngăn cản họ: “Vũ khí của chúng ta là không-bạo động. Chúng ta muốn người Da Trắng tôn trọng chúng ta. Nếu mình muốn giết họ thì mình sẽ không được tôn trọng. Hơn nữa có những người Da Trắng không kỳ thị ủng hộ chúng ta.” Nhưng rất là khó khăn. Martin Luther King bị cảnh sát bắt nhiều lần, bị tù rồi được thả ra. Những người kỳ thị muốn quật ngã ông nhưng họ không có gì để trách cứ ông vì ông từ chối bạo động.

Cuộc tẩy chay kéo dài mấy tháng, các công ty xe buýt không nhượng bộ. Nhưng cuộc tẩy chay bắt đầu được tất cả các tiểu bang và nước ngoài biết đến. Không những chỉ mục sư King mà tất cả người Da Đen ở Montgomery đều trở nên anh hùng nổi tiếng, họ không phá hoại gì hết! Các ký giả bắt đầu để ý đến họ! Nói giùm tiếng nói cho họ: “Chúng tôi muốn được các quyền như người Da Trắng.” Cuối cùng, ngày 10-11-1956, Tòa Án Tối Cao nước Mỹ tuyên bố nạn kỳ thị chủng tộc trên xe buýt là trái luật bởi vì tất cả công dân đều bình đẳng. Người Da Đen được quyền ngồi bên cạnh người Da Trắng. Cuộc tẩy chay kéo dài 328 ngày.

– Trong quyển sách hoạt hình ba đưa cho con xem, con thích cái bà trong truyện nói: “trước, chân tôi không mỏi nhưng lòng trí tôi mỏi mệt. Bây giờ, chân tôi mỏi nhưng lòng trí tôi khỏe khoắn!” Mỗi ngày bà đi bộ rất nhiều cây số nhưng không sao: bà có nhân phẩm của bà.
Con cũng thích cái đoạn khi họ thắng và khi Martin Luther King nói với họ: “Chiến thắng của chúng ta không loại bỏ được nạn kỳ thị. Cần phải chú ý hơn để đừng làm tổn thương người Da Trắng và đừng chế nhạo họ trên xe buýt. Chúng ta phải tôn trọng họ. Như thế họ sẽ học để tôn trọng chúng ta.”
– Tại sao?
– Bởi vì người ta thấy họ không muốn quyền lực mà chỉ muốn được tôn trọng.
– Đúng rồi: mục đích của cuộc chiến đấu chống không bạo lực như cuộc chiến đấu này là để được tôn trọng. Chứ không phải chỉ chiến đấu để được quyền, quyền tự do ngồi đâu tùy ý trên xe buýt; đây là tranh thủ lòng tôn trọng của người khác. Martin Luther King còn nói thêm: “Hãy tôn trọng người Da Trắng và họ sẽ học để tôn trọng chúng ta. Không-bạo hành tiến hành ở cả hai nghĩa: đồng ý là bạn yêu cầu người khác tôn trọng bạn nhưng bạn, bạn cũng phải tôn trọng người khác.” Có lý chứ? Ở Pháp, năm 1997 có một phong trào của các học sinh đã nêu ra khẩu hiệu: “Còn mạnh hơn bạo hành, đó là lòng tôn trọng.”
Con còn nhớ chứ, trong định nghĩa căn bản mà ba đã nói cho con về không-bạo hành, đó là một lối sống. Đúng, một trạng thái tinh thần, lòng tôn trọng. Mà tôn trọng không phải là chuyện dễ làm. Lòng tôn trọng bắt đầu từ trong gia đình, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau. Ngay cả người lớn không phải lúc nào họ cũng làm được. Đôi khi họ cũng mắng người khác đủ thứ tên, cũng tìm cách đè bẹp nhau,  nhất là trong công việc. Mình còn làm chuyện xấu để tỏ ra mình là người mạnh nhất, người tiên phong, người lúc nào cũng kiếm nhiều tiền nhất. Mình không làm gương cho người trẻ.
Tuy vậy cũng có những người vừa chiến đấu vừa tôn trọng đối phương. Họ tin ở con người hay tin ở Chúa và từ chối làm một số việc nhân danh các nguyên tắc hay lòng tin của họ. Rất hiếm nhưng vẫn có. Thường thường, người ta nói những người này là những người “giữ lời”, có nghĩa là mình có thể tin tưởng họ. Họ nghĩ họ không có quyền đối xử người khác như hàng hóa hay đồ vật. Tuy vậy nhưng họ không ngây thơ: họ biết bảo vệ họ và họ cũng có thể thành công trong cuộc sống. Những người đó có một tinh thần không-bạo hành dù họ chẳng bao giờ nghe đến chữ này.
– Tóm lại, sứ điệp căn bản của không-bạo hành là: “Bảo vệ mình nhưng tôn trọng người khác” phải không?
– Hoàn toàn đúng.

*
*     *

– Ba nói không-bạo hành là từ chối không làm bạo hành. Nhưng bạo hành là gì?
– Để nói về không-bạo hành trước hết phải nhận biết cái bạo hành riêng của mình. Mỗi người trong chúng ta ai cũng có thể trở nên bạo hành, thậm chí rất bạo hành. Con trai cũng như con gái. Đồng ý là con trai thường đấm đánh hơn con gái. Nhưng con gái cũng có thể rất bạo hành: chẳng hạn các cô có thể nói những câu rất dữ để làm tổn thương hay sỉ nhục người khác. Còn trẻ con thì đôi khi chúng còn có thể bẻ từng phần cơ thể con vật ra để xem coi nó ra sao.
Ba không cần phải giải thích thêm để con hiểu là con người có thể tấn công và giết chết đồng loại. Cái tội ác ghê gớm nhất trong lãnh vực này do nhà độc tài người Đức, Adolf Hitler, các người đức quốc xã và cộng sự của họ làm. Hitler đã ra lệnh giết hàng triệu người Do thái, người du mục – Tsigane, người khuyết tật, người đồng tình luyến ái trong các phòng hơi ngạt.
– Ba nghĩ là mình có thể loại bỏ bạo hành được không?

– Ba không lạc quan lắm về bản chất con người. Sau các trại tập trung thời đức quốc xã, sau khi đã chứng kiến cảnh thiêu người trong các lò thiêu như lò thiêu Auschwitz ở Ba Lan, mọi người đều nói: “Không bao giờ còn cảnh như thế!” Nhưng dù vậy, gần đây thôi và cũng không xa chúng ta lắm ở Tiệp, ở Bosnie, ở Kosovo người ta lại cưỡng bức di dân, giết hàng ngàn người không tự vệ, đàn bà, trẻ con và người già. Giống như người ta chẳng học được bài học nào từ quá khứ.

Ba nghĩ mình chẳng bao giờ nói cho xong vấn đề bạo hành. Nhưng mình có thể đẩy lui nó! May thay, đôi khi mình cũng có thể sống trong hòa bình! Dù vậy mình cũng có thể chế ngự được bạo hành cũng giống như một kỵ sĩ rồi thì ông ta cũng cầm cương được con ngựa chứng. Để làm được như vậy, đầu tiên hết phải biết thế nào là bạo hành.
– Như một loại sức mạnh phát xuất từ con người của mình: mình không làm gì được.
– Đúng là có một vài người nghĩ bạo hành là một loại năng lực như một dòng điện bật ra từ cơ thể mình và mình không bao giờ có thể chận nó lại được. Như thế, bạo hành đồng nghĩa với sức sống! Và tất cả trở nên bạo hành! Là một sai lầm lớn khi lẫn lộn sức mạnh với bạo hành. Chính trẻ con chúng phân biệt được. Khi người ta nói về một người: “Ông ấy mạnh!”, bởi vì ông có bắp thịt, một mình ông có thể nâng lên được cả cái đàn dương cầm, nhưng mạnh như thế không có nghĩa là bạo hành. Bạo hành là một hình thức đặc biệt dùng sức mạnh để làm điều xấu, làm tổn thương hay giết người khác: ví dụ một người uống rượu và bắt đầu đánh vợ.
Cũng vậy, hiếu thắng không phải là bạo hành. Tính hiếu thắng cần thiết để vươn lên trước, để khẳng định mình trước mặt người khác, trong lãnh vụ thể thao cũng như trong công việc. Nhưng hiếu thắng không có nghĩa là mình phải hạ người khác, hiếu thắng là mình muốn thành công cho mình. Người ta có thể nói có một tính hiếu thắng không-bạo hành. Martin Luther King nói suốt đời: “Vai trò của tôi là làm thức dậy tính hiếu thắng của người Da Đen.”
– Nếu mình nổi cơn giận với một người nào thì đó có phải là bạo hành không?
– Đúng hơn là hung hăng. Nhưng một vài người cũng gọi đó là hung bạo. Ba không đồng ý, đối với họ, một người trẻ hay một người lớn nói một cái gì ngược ý: đó là hung bạo. Không! Hung bạo sẽ nói ra tất cả những gì mình không chịu đựng được nữa. Nhưng nếu người ta cho chữ này một nghĩa rộng hơn thì cuối cùng nó không chỉ định một cái gì chính xác hết.
Hung hăng, ai cũng có thể hung hăng. Nổi giận, nói năng thô tục, đôi khi nó cũng làm được chuyện tốt. Cũng là một cách để nói mình không chịu đựng được nữa. Chán ngấy rồi! Ai biết? Nhiều lúc nổi giận lên cũng giúp để nối lại cuộc đối thoại.
– Vậy ba gọi hung bạo thật sự là như thế nào?
– Đó là đưa đến việc loại bỏ người khác và cuối cùng là làm cho họ chết. Không những chỉ làm chết thể xác mà chết cả con người sâu xa của họ. Con không còn thấy mình là một con người, một nhân vị mà là một con vật, một đồ vật mà người ta dùng để khai thác, để cưỡng bức và cuối cùng làm cho chết.
Chính vì vậy mà không có một hung bạo nhưng có nhiều hung bạo. Thường thường người ta nghĩ đến cái hung bạo bằng thể xác, những phát súng trên phim ảnh. Nhưng khi có nhiều hình thức hung bạo thì người ta ít thấy hơn: khi một người bị sỉ nhục, khi không còn một phương tiện nào để sinh sống, không còn nhà, khi không còn ai chào hỏi họ ngoài đường. Cái hung bạo đó có thể rất đau khổ: trong thinh lặng. Và một ngày, người đó bùng nổ và họ có thể tự tử. Lúc đó người ta ngạc nhiên: “Chuyện gì xảy ra vậy? Vậy hả… tôi không biết.” Chiến đấu chống hung bạo không những chỉ chiến đấu cái phần rõ ràng ai cũng thấy như tảng băng nhưng còn là chiến đấu về chiều sâu: cái khốn cùng và cái kỳ thị, các bất công và các bất bình đẳng.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button