Kỹ năng mềm

Bản Đồ Tư Duy Trong Thuyết Trình

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nguyễn Thụy Khánh Chương

Download sách Bản Đồ Tư Duy Trong Thuyết Trình ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Thuyết trình bằng Bản đồ tư duy thật đơn giản

Bản đồ tư duy được mệnh danh là “công cụ vạn năng”, là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo được hàng tỉ người trên thế giới sử dụng, đã và đang đem lại những hiệu quả tích cực trong nhiều lĩnh vực, chủ yếu là giáo dục và kinh doanh. Lập Bản đồ tư duy là cách thức ghi chú mang lại hiệu quả cao, không chỉ đưa ra cho người xem các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề và mức độ quan trọng của từng phần riêng lẻ cũng như mối quan hệ của chúng, từ đó giúp bạn liên kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác.

Thuyết trình vốn là một hoạt động mà mỗi cá nhân phải sử dụng thường xuyên trong cuộc sống, trong những việc đơn giản như đưa ra ý hiểu của mình về một bài tập nhóm đến các hoạt động phức tạp hơn như trình bày về một đề án kinh doanh trị giá hàng triệu đô-la trước các nhà đầu tư, v.v…

Vậy chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta sử dụng “công cụ vạn năng” kia để hệ thống hóa một hoạt động được coi là vô cùng hữu ích và thiết yếu trong cuộc sống của mỗi người?

Câu trả lời nằm trong cuốn sách mà các bạn đang cầm trên tay. Thông qua Bản đồ tư duy trong thuyết trình, độc giả sẽ có được một bài thuyết trình:

  • Súc tích: Chỉ với 1 trang giấy
  • Mỗi ý kiến đã được thu gọn bằng các từ khóa hay hình ảnh, nhờ đó bạn sẽ không phải “đọc lại” kịch bản thuyết trình như một… bài văn mẫu.
  • Linh hoạt: Nếu như có người đặt câu hỏi về phần trình bày của bạn, bạn có thể tìm ra ngay vị trí liên hệ của câu hỏi đó với sơ đồ tư duy. Như vậy, với tư cách người diễn thuyết, bạn sẽ không bị “lạc” trong quá trình tìm cho ra đáp án cho các câu hỏi.

Giao tiếp và Thuyết trình

Thuyết trình vốn là một hoạt động giao tiếp. Giao tiếp thường được hiểu rộng ra là quá trình trao đổi thông tin bằng lời nói trực tiếp nhưng thật ra bao gồm nhiều hình thái khác nhau: không chỉ là lời nói, giao tiếp còn có thể là một cái gật đầu e lệ của cô gái khi nhận được lời tỏ tình; không chỉ là những tương tác trực tiếp mà giao tiếp còn có thể là các cuộc tán gẫu thâu đêm qua mạng giữa một người ở Việt Nam và một người ở Nhật Bản. Các chủ thể giao tiếp được hiểu rất rộng, gồm giao tiếp giữa người với người, giao tiếp giữa người với vật và giao tiếp giữa vật với vật. Ví dụ, khi gửi cho bạn mình một lá thư là tôi đã thực hiện một hoạt động giao tiếp. Đó là giao tiếp giữa người với người. Tôi búng tay gọi con chó của mình và nó chạy đến, đó là một hoạt động giao tiếp giữa người với vật. Tuy nhiên trong cuốn sách này, tôi sẽ chỉ nhắc đến quá trình giao tiếp giữa người với người.

Người gửi sẽ tạo dựng một thông điệp. Thông điệp sẽ được mã hóa thành ngôn từ, lời nói, hình ảnh, ngôn ngữ cơ thể hoặc những dạng mã hóa khác. Sau đó, thông điệp sẽ được truyền tải qua các kênh giao tiếp khác nhau như gặp mặt trực tiếp, qua điện thoại, qua thư từ hoặc phim ảnh. Cuối cùng, người nhận nhận được thông điệp và giải mã thông điệp. Để giao tiếp hiệu quả, thông điệp phải được người nhận giải mã chính xác. Nếu không, dù thông điệp được mã hóa thành công và truyền tải chính xác tới kênh giao tiếp đến thế nào chăng nữa, quá trình giao tiếp vẫn sẽ không đạt được kết quả như kỳ vọng của người gửi. Trong thực tế, quá trình giao tiếp không chỉ diễn ra một chiều mà người nhận thường phản hồi thông tin của người gửi với cùng một quá trình giao tiếp tương tự trên.

Con người sống trong một xã hội được cho là văn minh hơn của loài vật. Khả năng ngôn ngữ chính là một trong những đặc điểm khiến con người khác biệt với các loài động vật khác. Ngôn ngữ không chỉ giúp con người giao tiếp mà còn tác động ngược trở lại để giúp hoàn thiện tư duy. Nhờ ngôn ngữ, giao tiếp giữa con người trở nên hiệu quả và phong phú hơn. Tuy nhiên, như mô tả ở trên, có nhiều chướng ngại vật ngăn cản con người giao tiếp hiệu quả. Và những chướng ngại vật này có xu hướng gia tăng cùng với những tiến bộ của nhân loại.

Nhiều người cho rằng chúng ta đang tạo ra nhiều phương thức giao tiếp hiệu quả hơn. Mạng xã hội, những chiếc điện thoại thông minh đa chức năng hay thư điện tử giúp tăng tần suất giao tiếp giữa người với người. Xu hướng toàn cầu hóa giúp chúng ta có thể dễ dàng giao tiếp với những cư dân ở các quốc gia khác bởi khác biệt văn hóa không còn là một rào cản lớn. Tuy nhiên, theo quan sát của tôi, những phát kiến mới của con người cũng khiến môi trường giao tiếp và hệ thống mã hóa thông điệp mà chúng ta đang sử dụng thêm phần phức tạp. Ví dụ điển hình là sự giao thoa văn hóa tạo ra một hệ thống ngôn ngữ mới được giới trẻ ưa chuộng (Ví dụ: “Này! Tớ mới up ảnh chụp kỷ yếu lên facebook và tag cậu vào rồi đấy! Nhớ like nhé!”). Lượng thông tin khổng lồ, sẵn có khiến chúng ta bị quá tải và từ đó khiến việc sắp xếp thông tin khi truyền tải thông điệp đôi lúc trở nên lộn xộn.

Vì giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người trong khi môi trường giao tiếp lại ngày càng phức tạp, nên một trong những chủ đề đáng quan tâm ngày nay là làm sao cải thiện được kỹ năng giao tiếp. Trong cuốn sách này, tôi sẽ không đưa ra những hướng dẫn chung chung về giao tiếp mà tập trung vào một hình thái giao tiếp quan trọng – thuyết trình. Hình thái này được sử dụng rộng rãi trong công việc và cuộc sống, do đó đáng được chúng ta quan tâm.

Tự bản thân thuyết trình đã là một hình thái giao tiếp giữa người với người (tôi chưa tìm ra lý do tại sao phải thuyết trình trước các vật, trừ phi bạn phải tập thuyết trình trước gương hay trước con mèo của bạn). Khi nghe nói đến thuật ngữ “thuyết trình”, có thể bạn liên tưởng ngay đến một bài trình bày trước nhiều người hay diễn thuyết. Thực tế, nghệ thuật diễn thuyết và nói chuyện với một người có chung nguyên tắc cơ bản. Bởi thuyết trình vốn là một hoạt động giao tiếp nên nó cũng phải tuân thủ các quy tắc của quá trình giao tiếp. Tuy nhiên, vì sở hữu những đặc tính riêng, nên quá trình thuyết trình sẽ có chút ít khác biệt. Quá trình này sẽ được tôi trình bày trong phần sau của cuốn sách.

ĐỌC THỬ

Bản đồ tư duy trong thuyết trình

Thuyết trình là quá trình truyền tải những suy nghĩ của bạn đến mọi người. Suy nghĩ càng thông suốt, rõ ràng thì người nghe càng dễ nắm bắt. Vì thế, Bản đồ tư duy chính là một trong những công cụ hỗ trợ thuyết trình đắc lực nhất. Thông qua cuốn sách này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những hướng dẫn chi tiết về cách thức vận dụng Bản đồ tư duy để nâng cao hiệu quả thuyết trình.

Bản đồ tư duy là một công cụ được thể hiện dưới dạng sơ đồ. Mục đích của nó là sắp xếp thông tin hay ý tưởng một cách trực quan sinh động. Bản đồ tư duy thường được bắt đầu bằng một khái niệm gốc được đặt ở tâm bản đồ. Từ tâm, những thông tin hay ý tưởng khác sẽ được phát triển thêm bằng các nhánh chính của bản đồ và từ các nhánh chính này, các nhánh nhỏ hơn có thể được hình thành nhằm phân tích vấn đề ở cấp độ sâu hơn, tùy theo mục đích sử dụng của người vẽ.

Albert Einstein không chỉ là một nhà bác học thiên tài, người phát minh ra Thuyết tương đối mà còn là một nghệ sĩ violin, một họa sĩ tài năng. Ông chính là điển hình của một bậc vĩ nhân biết sử dụng được cả hai bán cầu não để tạo nên những công trình khoa học đáng kinh ngạc cho nhân loại.

Hiện tại, Bản đồ tư duy được sử dụng khá rộng rãi vì tính hiệu quả của nó trong ứng dụng thực tế. Lợi ích đầu tiên của Bản đồ tư duy là giúp bạn sử dụng tối đa khả năng của bộ não của mình. Với những vấn đề đơn giản, mọi chuyện sẽ không quá khó khăn với bạn. Tuy nhiên, khi phải xử lý những vấn đề phức tạp, nếu chỉ tưởng tượng, bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối trong việc liên kết, hệ thống lại khối lượng thông tin khổng lồ cần ghi nhớ hay giải quyết. Từ đó, bạn có thể cảm thấy bộ não bị quá tải (tương tự với trường hợp các ứng dụng chiếm hết RAM máy tính). Trong khi đó, nếu sử dụng Bản đồ tư duy, bạn lại có thể dễ dàng liệt kê cũng như liên kết toàn bộ vấn đề bằng các nhánh chính, phụ trên bản đồ. Ngoài ra, vì Bản đồ tư duy không chỉ sử dụng chữ, số như những bản danh sách nhàm chán mà còn đặc biệt chú trọng vào việc sử dụng màu sắc, hình ảnh sinh động, nên có thể kích hoạt cả hai bán cầu não trái-phải của bạn cùng hoạt động. Tại sao ư? Bởi bán cầu não trái chính là chuyên gia xử lý thông tin dạng chữ cái, con số, ký tự, v.v…; trong khi bán cầu não phải lại là chuyên gia xử lý thông tin dạng màu sắc, hình ảnh, nhịp điệu, v.v… – những thứ giúp bạn phát triển trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo. Và bạn biết không, những bậc thiên tài trong lịch sử nhân loại đều là những người biết tận dụng tối đa tiềm năng của cả hai bán cầu não đấy.

Lợi ích thứ hai của Bản đồ Tư duy là tăng tính hiệu quả trong việc sắp xếp thông tin. Bạn hoàn toàn có thể vẽ ra một Bản đồ tư duy và giữa chừng bỏ nó qua một bên để làm lại một phiên bản mới khi thấy cách sắp xếp thông tin của phiên bản đầu chưa hiệu quả. Dù vậy, phiên bản cũ vẫn còn tồn tại dưới dạng nào đó (tùy vào việc bạn vẽ Bản đồ tư duy lên giấy, lên bảng hay bằng phần mềm máy tính, v.v…) để dùng làm tài liệu tham khảo khi phát triển phiên bản mới. Nếu làm điều tương tự mà không sử dụng Bản đồ tư duy, bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Liệu bạn có nhớ hết được những gì mình mới nghĩ ra cũng như những vấn đề cần khắc phục hay không?

Cuối cùng, Bản đồ tư duy không chỉ giúp bạn suy nghĩ thông suốt mà còn hỗ trợ bạn trình bày thông tin mạch lạc hơn. Nó giúp bạn tái cấu trúc các ý trong bài thuyết trình một cách trực quan, dễ theo dõi, góp phần rất lớn vào thành công chung của bài thuyết trình. Ngoài ra, khán giả sẽ dễ dàng thấy được cấu trúc bài thuyết trình cũng như sự liên kết giữa các ý bạn muốn triển khai, nếu bạn sử dụng công cụ hỗ trợ là Bản đồ tư duy.

Dưới đây là một số ví dụ rất điển hình của những bậc danh nhân đã làm chủ tư duy, phương pháp hoạch định kế hoạch cũng như nghệ thuật thuyết trình nhờ Bản đồ tư duy:

Tiến sĩ Den Blanchard, đồng tác giả cuốn The One-minute Manager (Vị giám đốc một phút) từng nói về Bản đồ tư duy: “Nếu tôi có quá nhiều thứ cần nói hoặc cần nhắc đến trong bài phát biểu của mình, tôi sẽ hệ thống lại chúng bằng Bản đồ tư duy.”

Trong cuốn sách nổi tiếng Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, tác giả Adam Khoo cũng đã khẳng định Bản đồ tư duy chính là một trong những chìa khóa đem lại thành công cho mình. Chính Bản đồ tư duy đã góp phần biến cậu học sinh cá biệt, học dốt nhất lớp trở thành học sinh xuất sắc nhất trường và sau này trở thành một triệu phú ở tuổi 26.

“Tôi dùng Bản đồ tư duy!”

– Anthony Robbins,
tác giả cuốn Awaken the Giant Within

Còn Anthony Robbins, tác giả của cuốn sách nổi tiếng Awaken the Giant Within (tạm dịch: Đánh thức gã khổng lồ bên trong mỗi người) đã tôn vinh giá trị của Bản đồ tư duy chỉ bằng một câu nói đơn giản, ngắn gọn nhưng đầy thuyết phục, “Tôi dùng Bản đồ tư duy!”

Có nhiều cách sử dụng Bản đồ tư duy. Theo Tony Buzan, để bắt đầu một Bản đồ tư duy, bạn cần bốn yếu tố sau:

Một tờ giấy trắng
Bút chì màu
Bộ não
Trí tưởng tượng
Tiếp đó, Tony Buzan đưa ra bảy bước vẽ Bản đồ tư duy:

1. Bắt đầu bằng một khái niệm gốc ở giữa tờ giấy.

2. Vẽ hình ảnh đại diện cho khái niệm gốc bởi hình ảnh thú vị hơn con chữ, nó sẽ giúp bạn tập trung và kích thích trí tưởng tượng.

3. Sử dụng bút chì màu vì màu sắc sẽ tạo sự sống động và kích thích bộ não tư duy sáng tạo.

4. Bắt đầu vẽ các nhánh chính sau đó vẽ các nhánh cấp hai và cấp ba bởi bộ não hoạt động theo cơ chế liên kết các mẫu thông tin. Bằng cách liên kết, bạn sẽ hiểu thấu đáo và ghi nhớ dễ dàng hơn.

5. Hãy vẽ các nhánh theo đường cong thay vì đường thẳng bởi bộ não của chúng ta có xu hướng nhàm chán với toàn các đường thẳng.

6. Chỉ viết một từ khóa trên mỗi nhánh bởi Bản đồ tư duy của bạn sẽ linh hoạt và giàu sức nặng hơn nếu chỉ chứa những từ khóa đơn.

7. Hãy sử dụng hình ảnh xuyên suốt Bản đồ tư duy của bạn vì theo Tony Buzan, một hình ảnh bằng cả triệu ngôn từ. Nếu bạn dùng mười hình ảnh trong Bản đồ Từ duy, nó có giá trị tương đương một bản ghi chú mười triệu từ.

Bạn có thể tham khảo Bản đồ tư duy sau đây về hồ sơ lý lịch của Albert Einstein, nhà khoa học thiên tài người Đức.

Để mô tả một hồ sơ lý lịch vừa khái quát vừa thú vị về Einstein, tôi chọn sáu yếu tố mà tôi cho là nổi trội và thú vị nhất. Sáu yếu tố đó được chia thành sáu nhánh chính như bạn thấy trong hình. Tiếp theo đó, tôi vẽ các nhánh cấp hai để trình bày thông tin chi tiết về các nhánh chính. Ví dụ, Einstein nổi tiếng thế giới nhờ những thành tựu khoa học và được tôn vinh là người tìm ra Thuyết tương đối, đoạt giải Nobel khoa học năm 1921, tác giả của phương trình nổi tiếng E=mc2 và được tạp chí Times vinh danh là nhân vật thế kỷ. Khá đơn giản phải không nào?

Như bạn vừa thấy, cách lập Bản đồ tư duy rất đơn giản. Tuy nhiên, như đã nói, Bản đồ tư duy chỉ là một công cụ. Để sử dụng Bản đồ tư duy hiệu quả, bạn phải có một mục đích rõ ràng cho nó. Như ở trên, mục đích của tôi là trình bày hồ sơ lý lịch sơ bộ về nhà khoa học Albert Einstein theo hướng thú vị. Bên cạnh mục đích trình bày thông tin, Bản đồ tư duy còn được ứng dụng trong nhiều hoạt động khác như sáng tạo, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, thuyết trình, v.v… Với mục đích đó, bạn sẽ vẽ nên những nhánh chính và các sợi dây kết nối tương ứng.

Bản thân Bản đồ tư duy không thể thay thế phương pháp thuyết trình hay đóng vai bạn trong buổi thuyết trình. Tuy nhiên, công cụ này có thể được ứng dụng trong nhiều bước nhằm giúp bài thuyết trình trở nên hiệu quả. Ví dụ, Bản đồ tư duy sẽ giúp bạn xác định được mục tiêu của buổi thuyết trình hay cấu trúc nội dung thuyết trình. Bản đồ tư duy cũng giúp chúng ta sẵn sàng đương đầu với những rào cản hay vấn đề xảy ra trong quá trình thuyết trình hữu hiệu hơn.

Thuyết trình là một trong những kỹ năng quan trọng trong công việc và cuộc sống. Rất nhiều người luôn đầy ắp ý tưởng hay trong đầu nhưng không bao giờ có thể trình bày chúng hiệu quả. Vài người khác dù chẳng tài giỏi bằng nhưng có thể thuyết phục rất nhiều người. Trong các phần tiếp theo của cuốn sách này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nâng cao hiệu quả thuyết trình bằng Bản đồ tư duy qua bốn bước.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button