Kỹ năng mềm

Bạn Trai Tháo Vát

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Martin Oliver – Simon Ecob

Download sách Bạn Trai Tháo Vát ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

CHUẨN BỊ… VÀO VỊ TRÍ…

Bạn đã chuẩn bị cho cuộc hóa thân ngoạn mục, trở thành một chàng trai đa tài chưa? Cuốn sách này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các tuyệt chiêu hữu ích, cũng như giúp củng cố niềm tự tin trong bạn khi bạn đối diện với các khó khăn lớn bé hằng ngày.

Nội dung sách được trình bày thành các bước đơn giản, dễ hiểu và dễ áp dụng. Bên cạnh đó, những hình ảnh minh họa rõ ràng sẽ giúp bạn nắm được những gì mình cần làm khi… bế tắc.

Cuốn sách chỉ ra sáu nhóm tuyệt chiêu: Những tuyệt chiêu dùng trong sơ cấp cứu, Những tuyệt chiêu dùng trong cuộc sống thường nhật, Những tuyệt chiêu của các siêu đầu bếp, Những tuyệt chiêu của Chàng Trai Số 1, Những tuyệt chiêu đầy trí tuệ, và cuối cùng là Những tuyệt chiêu để xử lý công việc nhà. Hãy đọc và khám phá sự tuyệt vời khi đến mức “thượng thừa” chỉ trong một thời gian ngắn.

MÁCH NHỎ

Xuyên suốt cuốn cẩm nang này, thỉnh thoảng bạn sẽ gặp những khung nội dung Mách nhỏ. Đừng bỏ qua mà hãy đọc kỹ những thông tin ở đây rồi làm thử theo những lời khuyên vì biết đâu, chúng sẽ giúp bạn phát triển các tuyệt chiêu lên có thể tự mình làm được biết bao việc nhé (ít nhất là 80 việc trong sách)!

CẢNH BÁO

Nội dung trong các khung Cảnh báo này thường là những lời khuyên quan trọng, hướng đến việc đảm bảo sự an toàn cho chính bạn trong quá trình rèn luyện để nắm vững mỗi tuyệt chiêu. Phải luôn đọc phần này thật kỹ lưỡng!

NHỮNG TUYỆT CHIÊU DÙNG TRONG SƠ CẤP CỨU

TÌM CÁCH THOÁT KHỎI NHÀ BỊ CHÁY
Nếu chẳng may bị mắc kẹt trong một đám cháy, bạn phải lập tức tìm cách thoát khỏi nơi đó một cách an toàn nhất. Hãy làm theo hướng dẫn sau:

1. Giữ bình tĩnh. Nhất thiết phải giữ bình tĩnh. Nếu hốt hoảng, bạn sẽ hành động khinh suất, liều lĩnh và tự ẩy mình vào thế nguy hiểm.

2. Tìm cách thoát ra khỏi nhà. Bước đi nhanh nhưng đừng chạy vì hành động này có thể khiến bạn bị trượt chân ngã, sau đó mắc kẹt lại trong đám cháy. Đừng mang theo thứ gì vì chúng có thể làm bạn di chuyển chậm lại. Đừng sử dụng thang máy (nếu đang ở trong một tòa nhà) vì lửa cháy có thể làm đứt dây cáp và làm rớt thang, cũng như khói có thể len vào trong hộp thang máy làm bạn ngạt thở.

3. Lửa thường rất khó lường. Vì thế, trong khi di chuyển, hãy cẩn thận kiểm tra nhiệt độ các cánh cửa trước khi mở chúng ra. Nếu cánh cửa nào ấm nóng, đó có thể là do ở phía bên kia đang có một đám lửa, vì thế đừng mở ra. Hãy chọn hướng khác để ra ngoài.

4. Hạ thấp cơ thể. Nếu có nhiều khói, hãy bò trên sàn nhà vì phần không khí ở bên dưới chứa ít khí cacbonic hơn, dễ hô hấp hơn, giúp bạn không bị ngộp. Bạn có thể dùng một chiếc khăn ướt để che mũi và miệng để không khí vào phổi được lọc sạch hơn.

5. Gọi cứu hỏa, xe cứu thương và cảnh sát ngay khi đã thoát được ra ngoài. Cho dù ám cháy đã được dập tắt thì trước khi lực lượng cứu hỏa cho phép, bạn tuyệt đối không được lần vào bên trong.

LÀM GÌ KHI BỊ LẠC ĐƯỜNG?
Khi đi chơi với bạn bè hoặc gia đình, nếu chẳng may bị lạc nhóm, bạn hãy làm theo những hướng dẫn sau:

1. Quan trọng nhất là đừng hốt hoảng – đừng cuống quýt đâm bổ đi tìm mọi người vì như vậy, có thể bạn sẽ càng đi xa mọi người hơn.

2. Kiểm tra trong túi xem có mang theo điện thoại di động hay tiền không. Nếu có, hãy gọi cho người có thể giúp đỡ bạn.

MÁCH NHỎ

Hãy ghi lại số điện thoại di động, điện thoại cơ quan, điện thoại nhà của bố mẹ, anh chị, hay của một số bạn bè,… vào sổ tay và luôn mang theo trong người để đề phòng sự cố.

3. Hãy nghĩ thật kỹ. Trước khi đi, mọi người có cùng định ra sẵn một chỗ hẹn không? Từ vị trí hiện tại, bạn có thể nhìn thấy nơi đó hay có thể dễ dàng đi đến đó không?

4. Nếu không tìm ra được nơi đã hẹn, hãy đến một nơi công cộng, có nhiều người qua lại để đảm bảo an toàn như nhà sách, quán cà phê, công viên trung tâm, quảng trường,… Sau đó, tìm các chú công an hay một người chủ cửa hàng nào đó,… kể lại cho họ rõ sự việc và nhờ liên lạc giúp với người lớn trong nhà.

CẢNH BÁO

Không bao giờ được vào xe hơi hay leo lên xe máy của người lạ. Bạn cũng không được rời khỏi nơi công cộng và có nhiều người qua lại để đi theo một người mà bạn chưa từng biết, bất kể họ có nói là họ được bố mẹ bạn nhờ đến ón bạn đi chăng nữa.

ĐỌC THỬ

CÁCH BĂNG QUA ĐƯỜNG
Đừng tưởng băng qua đường là chuyện đơn giản như đang giỡn. Đó là một trong những kỹ năng sinh tồn ấy! Dẫu là đang ở một thành phố xe cộ vun vút hay ở một vùng thôn quê vắng lặng, hãy làm đúng theo những chỉ dẫn sau:

1. Tìm một vị trí an toàn cho việc băng qua đường. Vị trí này chính là nơi có các vạch trắng, nằm ở giữa đường hay ở đầu đường, chạy dài từ lề đường bên này sang lề đường bên kia.

2. Nếu đã tìm được các vạch dành cho người băng qua đường thì… KHOAN HẴNG! Không có gì phải vội vàng cả. Bạn không được cứ thế chạy ào qua đường bất kể con đường trông có vắng xe đến thế nào. Hãy đứng chờ trên lề đường một lúc để cho các tài xế có cơ hội trông thấy bạn.

3. Quan sát đường sá và lắng nghe tiếng xe thật kỹ. Hãy tự cho bản thân mình chút thời gian để “ngắm nghía” tình hình xe cộ ở cả hai chiều đường.

4. Chờ cho đến khi lượng xe cộ trên đường đã vãn, vừa đủ để bạn có thời gian băng qua đường.

5. Khi đường đã vắng, hãy băng sang đường nhưng nhớ là không được băng chéo qua đường. Cẩn thận để ý kỹ cả hai phía đường để đề phòng có xe bất ngờ lao tới.

CÁCH XỬ LÝ NHỮNG VẾT TRẦY, VẾT ĐỨT TAY
Trong cuộc sống hàng ngày, có những lúc bạn sẽ bị trầy, bị đứt tay cho dù bạn có cẩn thận bao nhiêu. Những lúc như thế, nếu biết xử lý đúng cách, bạn sẽ không lo bị nhiễm trùng và vẫn có thể tiếp tục vui chơi, học tập, vận động,… một cách thật thoải mái.

CẢNH BÁO

Nếu vết thương dài hay sâu hơn 1 cm, hãy báo cho người lớn biết để họ đưa bạn đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.

1. Dùng nước xà phòng rửa vết thương thật kỹ rồi lau khô bằng khăn sạch để giảm thiểu khả năng nhiễm trùng.

2. Đặt vị trí bị đứt, bị trầy dưới vòi nước và mở nước ấm để làm sạch vết thương. Nếu trong vết thương còn dính bất cứ mẩu đất, bụi nào, nhờ người lớn giúp gột sạch chúng đi. Có thể nhờ người lớn giúp bạn ở bước này (như trong trường hợp cần đun nước sôi để pha nước ấm, rửa vết thương,…).

3. Nếu vết đứt vẫn còn chảy máu, dùng khăn sạch đắp lên vết thương rồi ấn nhẹ để máu chảy chậm lại.

4. Dùng một miếng vải sạch hay băng gạc để thấm khô hết nước quanh khu vực vết thương. Đừng dùng những món đồ có lông để lau khô vì phần lông có thể bị vướng vào vết thương.

5. Nhẹ nhàng bôi thuốc sát trùng lên vết trầy/vết đứt cũng như vùng da quanh đó.

6. Chọn miếng gạc hay băng cá nhân có phần bông thấm vừa đủ lớn để che toàn bộ vùng bị thương.

7. Nếu máu bị thấm qua lớp băng, hãy ặt thêm một lớp nữa lên trên.

CẢNH BÁO

Nếu máu tiếp tục thấm qua lớp băng thứ hai thì hãy tháo cả hai lớp băng ra và dùng băng sạch băng lại vết thương. Sau đó, bạn nên đến bệnh viện khám để xem liệu có cần phải khâu vết thương lại hay không.

LÀM GÌ KHI BỊ CHẢY MÁU MŨI?
Nếu bất thình lình, bạn hay một người bên cạnh bị chảy máu mũi, hãy thực hiện theo những bước sau:

1. Tìm một chỗ thoải mái và ngồi xuống.

2. Hơi nghiêng đầu về phía trước nhưng không nên cúi hẳn đầu. Đối với nhiều người, đây có vẻ là một lời khuyên hơi bất thường, bởi họ nghĩ phải ngửa đầu ra sau để máu không chảy ra nữa. Tuy nhiên, nếu bạn làm vậy thì máu sẽ chảy ngược vào trong họng, gây nôn mửa và không làm đông máu, cũng như khiến bạn không nhận biết được mức độ chảy máu của mình.

3. Dùng ngón trỏ và ngón cái, bóp phần cánh mũi lại. Nếu có một vật lạnh như viên nước đá đặt vào cạnh gốc mũi thì càng tốt. Trong lúc này, hãy hít vào và thở ra qua đường miệng.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button