Kỹ năng mềm

Ba Con Búp Bê Vàng

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nhiều tác giả

Download sách Ba Con Búp Bê Vàng ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Nếu bạn nghĩ bạn thua, bạn sẽ thua.

Nếu bạn nghĩ bạn không muốn làm, bạn sẽ không thành công trong bất cứ việc gì.

Nếu bạn muốn chiến thắng, nhưng lại nghĩ mình không thể thắng thì chiến thắng sẽ không thuộc về bạn.

Nếu bạn không quyết tâm làm việc thì bạn sẽ chỉ gặp sự thất bại.

Điều mà chúng ta muốn tìm kiếm trên trái đất này là sự thành công.

Nó xuất phát từ tinh thần của con người.

Những dòng chữ này sẽ là bài học, là động lực cho những ai muốn từ bỏ sự nỗ lực, cố gằng của mình bời những lý do trên thì chúng tôi khuyên những ai đã và đang có những suy nghĩ trên hãy cố gắng vươn lên trong cuộc sống này. Cuốn sách này sẽ là người bạn “đồng hành” hữu ích khích lệ tinh thần các bạn.

Bên cạnh đó, “Ba con búp bê vàng” thuộc Tủ sách “Sống đẹp” là những bài học giản dị về cách đối nhân xử thế, những câu chuyện súc động xoay quanh cuộc sống đời thường gia đình, tình yêu, công việc, trường lớp, bạn bè… Ẩn sâu trong nó là tình yêu thương, lòng bao dung, sự hi sinh, lòng kính trọng, mà đôi khi ta sống vội vã đã vô tình bỏ qua.

Cuộc sống hiện đại đôi khi khiến chúng ta lãng quên đi một cử chỉ nhỏ nhưng vô cùng ý nghĩa, bạn có bao giờ nghĩ rằng mẹ bạn cũng rất cần những bông hồng tuyệt đẹp như những bông hồng bạn dành tặng cho bạn gái của mình. Giữa bộn bề công việc ta quên rằng tình yêu cần có sự lãng mạn. Giữa no đủ, ta lơ đãng không để ý tới một em bé nghèo khổ đang cần giúp đỡ, một người bạn tật nguyền khao khát được đi học, một ông lão cô đơn không nơi nương tựa cần một. Đôi khi ta ghen tỵ với thành công của người bạn thân, đôi khi ta bỏ quên một người tốt đi ngang qua cuộc đời. Mệt mỏi khiến ta dễ đầu hàng và bỏ cuộc mà không nhìn thấy xung quanh bao cuộc đời còn bất hạnh hơn ta. Có lúc ta giận giữ mà không biết mình đang làm tổn thương một người khác…

Hãy song biết yêu thương, lạc quan vươn lên mọi khó khăn thử thách cùng bàn tay giúp đỡ của những người thân xung quanh bạn.

ĐỌC THỬ

NGHỀ NGHIỆP

Một bạn trẻ tìm đến công ty phần mềm máy tính xin một chân dọn dẹp vệ sinh. Sau khi qua phỏng vấn và thử việc (lau dọn khu vệ sinh…), người quản lý nhân sự đồng ý nhận anh vào làm, đồng thời yêu cầu anh để lại địa chỉ email để tiện liên lạc.

Anh nói: “Tôi không có máy vi tính”. Người quản lý nói, đối với công ty phần mềm, một người không có email đồng nghĩa với sự không tồn tại. Vì thế, ông ta lấy làm tiếc là không thể nhận anh được, anh thất vọng rời công ty, trong túi chỉ còn 10 USD.

Đi ngang một cửa hàng thực phẩm, anh chợt nghĩ ra việc mua 10 kg khoai tây, lê la đến từng hộ gia đình bán lại. Hai giờ sau anh đã bán hết và có lời. Anh lại làm như vậy mấy lần nữa, số tiền vốn ban đầu đã tăng lên đáng kể. Anh nhận thấy công việc này có thể nuôi sống bản thân.

Từ đó anh chăm chỉ làm việc. Nỗ lực cộng với một chút may mắn, công việc của anh ngày càng phát đạt. Trong 5 năm, anh lập được một công ty lớn chuyên giao hàng tận nhà. Mọi người chỉ cần đứng ở cửa nhà mình cũng có thể mua được các loại thực phẩm tươi sống của anh. Một hôm chợt nghĩ đến tương lai, đến gia đình, anh quyết định đi mua bảo hiểm.

Lúc ký hợp đồng, nhân viên bảo hiểm hỏi địa chỉ email của anh. Anh lại nói: “Tôi không có máy vi tính!”. Người nhân viên ngạc nhiên: “Ngài có cả một công ty lớn như thế nhưng lại không có máy vi tính và địa chỉ email sao? Ngài thử nghĩ xem nếu ngài có máy tính, ngài đã có thể làm được bao nhiêu thứ nữa!”.

Anh nói: “Khi đó tôi sẽ trở thành nhân viên vệ sinh của công ty phần mềm máy tính”.

BA CON BÚP BÊ VÀNG

Ngày xửa ngày xưa, có một tên tể tướng của nước láng giềng nọ đem tặng cho triều đình ba con búp bê làm bằng vàng giống hệt nhau cùng lời thách thức: Ba con búp bê này tuy giống nhau như đúc nhưng giá trị của nó lại rất khác nhau, nếu quý quốc tìm ra lời giải thì sẽ được cấp vàng bạc, còn nếu không thì phải giao đất nước cho chúng ta.

Vị vua ra lệnh trong toàn dân, ai giải được câu đố sẽ được chia nửa giang sơn.

Thời gian đã gần kề, nhưng không ai tìm ra lời giải. Tưởng đã thua, nhưng từ xa, một anh thanh niên đã đánh trống xin giải câu đố.

Sau một hồi ngắm nghía ba con búp bê, anh thấy ở mỗi tai của mỗi con búp bê đều có một lỗ nhỏ. Anh thanh niên dùng ba cọng rơm đưa vào thì…

– Thưa đức vua, tôi đã có lời giải. Cả ba con búp bê này tuy rất giống nhau nhưng con thứ nhất có giá trị cao nhất vì khi ta cho cọng rơm vào tai, cọng rơm nằm gọn trong bụng. Con thứ hai, khi ta cho cọng rơm vào tai, thì cọng rơm lại thẳng sang bên kia, đây là hạng người đểnh đoảng nên có giá trị trung bình; còn con búp bê thứ ba là con có giá trị rẻ nhất, khi đưa cọng rơm vào tai thì cọng rơm lại ra đằng miệng, đây chính là loại người ba hoa nhiều chuyện.

Mọi người ai nấy đều trầm trồ thán phục anh thanh niên. Và sau này, với trí thông minh, anh đã giúp vua được nhiều việc lớn.

TRỞ NGẠI Ư? MẶC. CỨ XÔNG TỚI

Edward Touhey là một trong những người mà tôi mến. Ông ta ở gần nhà tôi và lái một chiếc xe hơi nhỏ, chở thuê cho mọi người. Ông có một tinh-thần hiểu biết và hăng-hái, biết nghe chuyện và khéo nói chuyện. Một hôm ông ta và tôi bàn với nhau về những nhân-vật đã giúp cho nhân loại được nhiều, mặc dầu gặp những hoàn-cảnh khó-khăn. Ông ta hỏi tôi: — Có bao giờ bà nghe tên Nathaniel Bowditch chưa? Tôi đáp là có được nghe một tên là Bowditch trong thuật hàng hải. Ông Edward nói:

Chính ông ta! Nathaniel Bowditch. Sanh năm 1973 và thọ sáu mươi lăm tuổi. Được đi học ở trường tới mười tuổi, rồi phải tự học, tự học tiếng La-tinh mà đọc được cuốn Pricipia của Newton. Hồi hai mươi mốt tuổi Bowditch đã là một nhà toán-học có tài. Ông ấy ra biển, nghiên-cứu vè hàng-hải; trong một chuyến đi, ông dạy cách tính trăng, và cách định vị-trí của tàu trên biển, cho hết thảy mọi người đưới tàu, cả cho người làm bếp. Sau ông viết một cuốn về thuật hàng-hải, một cuốn sách vào hàng cổ điển. Mộg anh chàng được đi học có ít năm, mà như vậy, cừ thật chứ?

Tôi đồng ý với Edward rằng Bowditch là một người bất chấp trở ngại. Có lẽ không ai bảo cho Bowditch rằng muốn thành một nhà khoa học thì điều-kiển thứ nhất là phải có một bằng- cấp đại-học, cho nên ông mới nhắm mắt tự học lấy những điều cần biết. Ðối với Nathaniel Bowditch, người đã phiêu lưu trên bãi biển, cũng nhưng đối với Edward Touhev, người đương lái xe trong châu thành Nưu Ước, trởi-ngại là một tiếng vô nghĩa.

Những tiếng đó vẫn còn được hạng người dùng, hàng người trách trách-nhiệm khi thất- bại. Hàng chục người bảo bạn rằng vì không được học trường đại-học, nên bị trở ngại trong đời; song tôi dám đánh cá với bạn rằng nếu họ có bằng-cấp đại học thì họ cũng kiếm được một lý lẽ khác để tự bào chữa khi họ thất bại. Người tinh thần già-giặn quyết chí vượt mọi trở ngại, thành thử không bao giờ nghĩ cách dùng nó để tự bào chữa cho mình.

Alexander Graham Bell có lần phàn-nàn với bạn thân và Joseph Henry, giác-đốc trường Simthsonian Institution ở Hoa-Thịnh-Ðốn, rằng do thiếu sự hiểu biết về điện mà bị trở ngại trong công việc. Henry nghe vậy không hề an ủi Bell, hoặc nói:

Buồn thật. Buồn thật. Anh chưa được cái may mắn học nhiều về điện.

Mà cũng không bảo rằng nếu Bell được cha mẹ cho ăn học lâu hơn thì công việc có phần dễ-dàng hơn. Chỉ bảo.

Thì học nó đi.

Và Alexnader Graham Bell học về điện, sau thành một nhà khoa-học có công nhất trong lịch-sử về môn truyền tin (sau này ông là người chế ra máy điện thoại)

Nghèo nàm phải là một trở ngại, một lý-do đích đáng để tránh trách nhiệm và bỏ cuộc không? Cựu thổng-đống Herbert Hoover hồi hỏi còi-cút, cha làm thợ rèn ở Iowa. Thomas J Walson, Giám đốc ủy ban “Máy kết toán vạn quốc” có hồi làm kết-toán-viên trong một hãng nhỏ không dùng máy kết toán, nương hai Mỹ- kim một tuần.

Những người thành công rực rỡ đó không hề cho rằng mình bỉ trở ngại vi cảnh nghèo. Họ bận công việc quá, có thì giờ đầu để mà phí vào sự than thân trách phận. Robert Louis Stevension, thể chất bạc nhược tới nỗi gần thành một phế nhân suốt đời, mà không chịu để cho bệnh tật làm hại đời hoặc công việc của ông. Mỗi hàng ông viết đều rực rỡ ánh sáng, đều chứa chan tinh lực thanh khiết, mạnh mẽ của ông. Và nhờ ông thắng nổi cái trởi ngại là bệnh tật, mà nền văn học được phong phú lên vô cùng.

Biết bao vĩ nhân trên thế giới đã nổi danh mặc dầu gặp trở ngại, đôi khi là nhờ trở ngại nữa. Byron có tật trẹo chân, Jules César bị chứng phong thấp, Beethoven hóa điếc, Nã Phá Luân lùn tịt, Mozart bị bệnh lao, Franklin D. Roosevelt bị bệnh tê liệt, Helen Keller mù và điếc từ hồi nhỏ.

Danh ca Jane Froman bị một tai nạn máy bay ghế gớm, mà cô chiến đấu với bệnh tật để lấy lại sức khỏe và danh tiếng. Ðào hát bóng Suzan Ball bị cưa một chân mà vẫn tìm được hạnh phúc trong hôn nhân và thành công trên màn bạc cho tới khi chết.

Nhân nói về đào hát, tôi nhớ đến Sarah Bernahardt, đến “tiên nữ Sarah”. Hồi nhỏ cô xấu xí lại là một đứa con hoang, ai cũng ghét bỏ, có cách nào mà ngóc đầu khỏi cảnh hạ tiện, nhớp nhúa ở chung quanh được. Vậy mà cô đã thành một đào hát tuyệt đẹp và bất thủ trên sân khấu.

Một bà bạn thân của tôi có một người con trai cao lớn đẹp trai, nhưng phải cái tật cà lăm tứ hồi nhỏ. Nhờ học rất giởi, cậu được chúng bạn mến, và tấn tới rất mau ở ban tiểu học. Trong thời gian đó, song thân cậu nhờ các nhà chuyên mon chữa tật cà lăm cho cậu mà vô công hiệu.

Một buổi chiều, cậu ở trường về, báo tin rằng bạn bè giáo sư cho cậu việc đọc diễn vẵn từ biệt trường.

Bồi cậu leo cầu thanh lên phòng ngủ để soạn bài diễn văn. Song thân cậu giúp cậu tìm ý, nhưng khôn khéo không nhắc chút gì về những nỗi khó khăn khi nên diễn đàn.

Đêm phải lên diễn đàn, cậu đứng thẳng người, uy nghi vì vóc lớn, vai vuông, và bắt đầu nói. Thính giả imi phăng phắc vì nhiều người ngại cho lật cà lăm của cậu.

Cấu mới đầu nói chậm chạp, được thính giả tín nhiệm rôì nói hết mười lăm phút không hề lắp bắp hoặc ngập ngừng một lần nào, nhờ trong khi soạn bài diễn văn, cậu đã quyết thắng mọi trở ngại. Tiếng vỗ tay vang lên trong đám thính giả để thưởng công lao của cậu.

Roy L. Smith đã viết một truyện hay, một tiểu sử nhan đề là: Một đời sống đầy đủ — ở ngưỡng cửa Âm-ti. Cuốn đó kể đời của Elmer Helms, một người mà hồi mới sanh ở Huntersville, xứa Ohia, bác sĩ đã phải chê:

Không có hy vọng gì em nhỏ nầy sống được. Nhưng Elmer Helms vẫn sống, mặc dầu bán thân bên phải bị tật nặng, và luôn trong chín chục nam, bị đau đớn dày vò thể xác không lúc nào ngớit. Vì không làm được việc gì năng nhọc, ông xoay ra đọc sách. Năm 1891, hồi hai mươi tám tuổi, ông thành một mục sư đạo tin lành. Hai lần thất bại xuýt làm giảm nghị lực của ông; nhưng John S. Huyler đề ý tới ông, giúp tiền cho ông, và chỉ trong ít tháng, ông thoái được tử thần, ra khỏi bệnh viện.

Sau Elmer Helms bất đầu xây cất nhà thờ, quyên tiền cho tôi tin lành, giúp đỡ các trường đại học và các dưỡng đường. Ông mục sư “một lá phổi” đó đã quyên được trên ba triệu Mỹ kim cho những công việc hữu ích. Năm sáu mưới chín tuổi, ông mới “về vườn” mà còn thuyết giáo trên một ngàn lần nữa, viết hai cuối sách, quyên 500.000 Mỹ kim cho tôn giáo và các việc từ thiện, giúp trong bạn quản trị của hai chục hội và bỏ ra năm vạn Mỹ kim tiền riêng của ông để cất một nhà thờ gần trường đại học Califonia.

Ông không bao giờ biết trở ngại là cái quái gì. Ông chỉ biết rằng ông có một đời để sống và một mục đích để đeo đuổi. Ông tận dụng quãng đời chín chục năm kỳ dị của ông, và nhắc tới tên ông, ai cũng nhớ ngay đến đức can đảm.

Ở các thời mà sự trẻ trung được quá ca tụng nầy, nhiều người già cho tuổi tác của mình là một trở ngại. Họ thường cảm thấy rằng mình bị xã hội cho ra rìa. Tôi còn nhớ một bà già bé nhỏ, bảy mươi tư tuổi hồi trước theo học lớp của tôi ở Nưu Ước. Cự không biết phải làm gì cho hết đời.

Củ đã dạy học cho tới ngày bị về hưu. Cụ dành dụm không được bao nhiêu, nên rất cần kiếm việc làm cho khỏi ngồi không và có thê tiền chi tiêu. Cụ nói rằng nhớ các trường dạy học, nên khi về hưu có hồi cụ lại các trường mẫu giáo kể chuyện cho trẻ nghe để kiếm tiền.

Tôi cho rằng việc đó hợp với cụ, và cụ có thể hoạt động hơn đển thành một người chuyên môn kể chuyện.

Tôi khuyến kích cụ và cụ hăng hái bước vào một nghề mới. Cụ đã nhận thấy rằng tuổi tác không phải là một trở ngại; trái lại, bây giờ cụ còn có nhiều khả năng hơn hồi trẻ nữa, và những kinh nghiệm của cụ làm cho truyện cụ kể say mê hơn.

Cụ có sáng kiến lại viện văn hoá Ford vạch chương trình cụ dự định kể chuyện cho trẻ em nghe. Những người trong viện đều thực tế muốn thấy rõ kết quả rồi mới quyết định. Vậy mà cụ đã thuyết phục phục được họ; họ chịu mướn cụ vì những chuyện của cụ hấp dẫn.

Bây giờ thì cụ hăng hái và tự tin như một thiếu nữ dưới hai chục tuổi, cụ tiếp tục đi khắp nơi đem niêm vui vẻ cho hàng ngàn trẻ em. Cụ không chịu để cho tuổi tác thành một trở ngại, cũng không việc nó làm cớ dể ngồi không. Cụ không nói: “Tôi già rồi, kiếm ăn gì nhữa”. mà cụ bồi bổ tài năng cùng kinh nghiệm để hoạt động. Tuy bảy mươi tư tuổi, mà cu chưa già. Tuổi tác mà người khác cho là một trở ngại thì cụ cho là một kích thích.

Goerge Bernard Shaw không chịu được hạng người phàn nàn bị trở ngại vi hoàn cảnh. Ông viết:

“Người ta luôn luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh. Tôi không tin ở hoàn cảnh. Ở trên đời, kẻ thành công là những kẻ kiếm ra hoàn cảnh lợi cho mình, mà nếu kiếm không ra thì tạo nó ra”.

Sự thực, nếu nghĩ đến trở ngại thì ai cũng có thể kiếm được một trở ngại nầy hay một trở ngại khác. Hồi trẻ, tôi buồn rầu lắm vì cao lớn hơn những bạn học của tôi. Phải sống nhiều năm rồi tôi mới thấy được điều này là; vóc người cao lớn, cũng như mọi cái khác, có thể bất lợi, mà cũng có thể lợi, tuỳ theo thái độ của ta.

Dù ta có một chân mà người láng giềng có hai chân; dù ta nghèo hơn, hoặc giàu hơn người đó; dù ta mập, hoặc ốm, xuấu hoặc đẹp, trắng hoặc đem, e lệ hoặc dạn dĩ; bất kỳ cái gì làm cho ta khác người cũng có thể làm một trở ngại cho ta được, nếu ta nghĩ nó là một trở ngại.

Hạng người tinh thần không già dặn luôn luôn sẵn sàng cho những cái khác người của họ là những trở ngại, còn hạng người già dặn thi cũng thấy những chỗ kém người của mình, nhưng vui vẻ nhận nó để cải thiện nó.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button