Kỹ năng mềm

8 Kỹ Năng Của Người Thành Công

Lời giới thiệu

Công việc lãnh đạo trong “thế giới phẳng” đầy cạnh tranh như ngày nay đặc biệt khó khăn. Thành công của một doanh nghiệp, một tổ chức hầu như phụ thuộc phần lớn vào người lãnh đạo. Trong nhiều năm qua, các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong các tập đoàn lớn luôn thiếu hụt, và việc “săn đầu người” cho biết các vị trí này ngày càng trở nên cấp bách và nan giải.

“Ba quân dễ kiếm, một tướng khó tìm”, nhiều doanh nghiệp cho rằng vị trí khó tuyển nhất là lãnh đạo. Các khoá đào tạo lãnh đạo và nhà quản lý ngày càng trở nên đắt khách; các khoá MBA ngày càng có nhiều người theo học. Nhưng bằng cấp không đủ để đảm bảo thành công cho người lãnh đạo, mà kỹ năng làm việc, ra quyết định mới chính là dấu hiệu phân biệt người lãnh đạo thành công với người không thành công.

Điều gây trở ngại cho việc tìm kiếm người có khả năng thành công là hình thức của người lãnh đạo. Nhiều người được lựa chọn nhờ những đặc điểm cá nhân mang tính hình thức như: Sự lôi cuốn từ vẻ ngoài thông minh, các kỹ năng giao tiếp và thuyết trình, sức mạnh của một tầm nhìn táo báo…, nhưng những đặc điểm này lại không quyết định năng lực điều hành thật sự.

Trong tác phẩm Know-How – 8 kỹ năng của người thành công, Ram Charan đưa ra cách tiếp cận mới và rất mạnh mẽ về nghệ thuật lãnh đạo. Charan cho rằng khi lựa chọn người lãnh đạo doanh nghiệp, chúng ta thường qua tập trung vào vẻ bề ngoài, trí thông minh và phong cách, hơn là những kỹ năng mà người lãnh đạo thật sự cần thiết có. Và ông đưa ra tám kỹ năng mà các nhà lãnh đạo cần phải bồi dưỡng và rèn luyện:

1. Định vị và tái định vị

2. Xác định những thay đổi khách quan

3. Lãnh đạo một hệ thống xã hội

4. Đánh giá các cá nhân

5. Xây dựng đội ngũ…

Ebook

File ebook hiện chưa có . Comment tại trang này email của bạn để Downloadsach gửi link ngay khi tìm kiếm được trên Internet. Gợi ý : Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Đọc sách

Phiên bản đọc thử giúp đọc giả tham khảo trước khi mua sách giấy.

Bí quyết của các nhà lãnh đạo thành công

Kỹ năng chính là dấu hiệu phân biệt các nhà lãnh đạo thành công và những người không thành công. Nó cũng là đặc điểm của những người biết họ đang làm gì, những người xây dựng giá trị nội tại dài hạn và đạt được các mục tiêu ngắn hạn.

Điều gây trở ngại cho việc tìm kiếm người có khả năng thành công là hình thức của người lãnh đạo. Tôi thường thấy người ta lựa chọn lãnh đạo theo những đặc điểm cá nhân mang tính hình thức cao:

  • Sự lôi cuốn từ vẻ ngoài thông minh: “Anh ấy sáng sủa, sắc sảo và có óc phân tích. Tôi cảm thấy anh ấy có thể đảm nhận công việc này”.
  • Các kỹ năng giao tiếp và thuyết trình: “Bài thuyết trình đó thật thú vị. Cô ấy đã tóm tắt tất cả các số liệu trình chiếu trên PowerPoint, việc này nằm ngoài khả năng của tôi. Chắc chắn cô ấy đã thuyết phục được hội đồng. Hãy lưu ý những lời tôi nói, cô ấy sẽ đứng đầu”.
  • Sức mạnh của một tầm nhìn táo bạo: “Anh ta đã vẽ bức tranh về nơi chúng ta sẽ tới, hãy tiến về phía trước”.
  • Ý niệm về một nhà lãnh đạo bẩm sinh: “Mọi người đều quý mến cô ấy. Cô ấy như một người động viên tinh thần”.

Chắc chắn rằng thông minh, tự tin, ngoại hình ưa nhìn, có khả năng giao tiếp và có tầm nhìn vô cùng quan trọng. Nhưng người thông minh không có nghĩa là người có tài đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn. Đã bao nhiêu lần bạn thấy những người tự tin đưa ra các quyết định dẫn đến hậu quả tai hại? Bạn có thường nghe thấy tầm nhìn của một người hóa ra chỉ là những lời khoa trương, khoác lác.

Đặc điểm cá nhân chỉ là một lát cắt nhỏ trong “miếng bánh” lãnh đạo, và giá trị của các đặc điểm cá nhân sẽ không còn nữa nếu thiếu bí quyết. Đó chính là tám kỹ năng gắn bó chặt chẽ với nhau quyết định thành bại của nhà lãnh đạo.

Chúng ta cần những người lãnh đạo biết mình đang làm gì. Sự thay đổi là điều bình thường đối với chúng ta nhưng tầm quan trọng, tốc độ, ý nghĩa sâu xa của sự thay đổi không giống như những điều mà hầu hết độc giả của cuốn sách này đã trải qua trong cuộc đời họ. Google đã phát triển gần như từ con số 0, trở thành một doanh nghiệp trị giá hàng tỉ đôla trong vài năm ngắn ngủi, là một trong những doanh nghiệp có giá trị lớn nhất thế giới. Ngày nay, không chỉ tồn tại những cơ hội lớn mà còn cả những cạm bẫy lớn có thể nuốt chửng các công ty cũng như các ngành công nghiệp. Hãy suy nghĩ về cơ hội mà Google mang lại cho các công ty trong ngành quảng cáo, truyền thông và xuất bản, dù chỉ một số ít công ty tạo dựng được tên tuổi.

Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh tầm cỡ thế giới ở bất cứ đâu chứng kiến làn sóng đối thủ đến từ các quốc gia đang phát triển xóa bỏ các lợi thế trong ngành của họ nhờ huy động được nhân tài, vốn và kiến thức.

Bạn sẽ thường xuyên được thử thách kỹ năng lãnh đạo công ty đúng hướng của mình. Bạn có thể làm tốt mọi việc, đưa ra các quyết định đúng đắn, mang lại kết quả tốt, và đưa công ty của bạn cũng như mọi thành viên trong công ty phát triển hơn trước không?

  • Bạn có thể định vị cho công ty của mình bằng cách tìm ra những ý tưởng đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tạo ra lợi nhuận? Và khi những đòi hỏi ngày càng tăng, bạn có thể tái định vị công ty hợp lý không?
  • Bạn có khả năng nhận ra sự thay đổi bên ngoài bằng cách phát hiện các mô hình trước các đối thủ và đặt công ty vào thế tấn công.
  • Bạn có biết làm thế nào để lãnh đạo hệ thống xã hội của công ty bạn thông qua việc kết hợp những nhân viên giỏi với những hành vi tốt để ra những quyết định nhanh chóng hơn, đúng đắn hơn và đạt được kết quả kinh doanh?
  • Bạn có thể đánh giá nhân viên bằng cách phát hiện tài năng của họ dựa trên thực tế, quan sát và bố trí họ vào những vị trí phù hợp không?
  • Bạn có đang tập hợp được một nhóm bằng cách làm cho các nhà lãnh đạo tài năng hạ thấp cái tôi và thường xuyên phối hợp làm việc với nhau không?
  • Bạn có biết làm thế nào để phát triển các mục tiêu bằng việc cân bằng các mục tiêu của công ty với kết quả thực tế công ty có thể đạt được, không chỉ nhìn vào những kết quả đã đạt được và điều chỉnh theo hướng tăng dần?
  • Bạn có thể đưa ra những ưu tiên quan trọng bằng việc xác định những nhiệm vụ đặc biệt gắn với các nguồn lực, các hành động và năng lượng để hoàn thành các mục tiêu?
  • Bạn có thể đối mặt những áp lực bên ngoài thị trường bằng cách chủ động và sáng tạo đáp lại các áp lực xã hội mà bạn không kiểm soát được nhưng tác động lớn đến công ty của bạn không?

Việc thành thạo các kỹ năng này giúp bạn dự đoán được mọi tình huống, có những hành động phù hợp bằng việc phát triển các kỹ năng cần thiết, giúp bạn giải quyết các tình huống, không chỉ bằng sở trường vốn có của bạn.

Tuy nhiên, những kỹ năng đó không thể tồn tại độc lập. Chúng ta thường gặp nhiều trở ngại khi muốn đưa ra các quyết định hợp lý. Những trở ngại đó có thể là yếu tố cá nhân, tâm lý, cảm xúc. Nhưng thay vì cố gắng xác định và chấp nhận những ý nghĩ cá nhân, bạn nên chú ý đến câu hỏi: Khả năng nhận thức và yếu tố tâm lý cá nhân của bạn tác động như thế nào trong quá trình áp dụng và phát triển những kỹ năng đó? Ví dụ kỹ năng xác định những mô hình của sự thay đổi khách quan bị tác động bởi khả năng liên kết các vấn đề của bạn và bạn là một người bi quan hay lạc quan?

Kỹ năng là những điều bạn vừa phải biết và thực hiện để lãnh đạo công ty của mình trước những khó khăn, thách thức trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt. Nó góp phần tích cực đào tạo những nhà lãnh đạo trực tiếp từ những công việc như sử dụng vốn, phân bổ nhân lực, sản xuất, chăm sóc khách hàng trong khi không bao giờ được phép quên một thực tế rằng các nhà lãnh đạo cũng là những con người.

KẾT NỐI CÁC KỸ NĂNG VỚI TOÀN BỘ CON NGƯỜI

Từ lâu đã có cuộc tranh luận về việc những đặc điểm cá nhân liên quan đến khả năng lãnh đạo là do di truyền hay do của quá trình học tập, đào tạo. Khi bạn 25 tuổi hoặc hơn, và tham gia vào lực lượng lao động, những đặc điểm cá nhân, quá trình hình thành tâm lý và cách nghĩ cơ bản được hình thành, không kể đến việc những yếu tố là bẩm sinh ở bạn. Bạn có thể thành công hay thất bại ngay cả khi những đặc điểm đó có vẻ như rất phù hợp với những phẩm chất của một nhà lãnh đạo. Từ quan điểm đó, khả năng thành công của bạn về cơ bản phụ thuộc vào việc trau dồi và thực hành các kỹ năng cần thiết, kết hợp với việc chọn lọc những đặc điểm cá nhân của bạn. Kỹ năng sẽ hoàn thiện yếu tố cá nhân và ngược lại, đặc điểm cá nhân cũng góp phần củng cố những kỹ năng đó. Ví dụ, việc xác định thành công sự thay đổi của môi trường khách quan và tái định vị một công ty sẽ làm cho bạn tự tin hơn và quyết đoán hơn. Khi bạn cảm thấy tự tin hơn, bạn sẽ thấy dễ dàng tiếp nhận và tỉnh táo hơn trước những ý kiến trái ngược nhau, từ đó, kiến thức và sự hiểu biết của bạn càng được phát triển. Sự hiểu biết sẽ giúp bạn nhận ra các xu hướng khách quan. Đó là lý do tại sao việc thực hành các kỹ năng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt ở những khó khăn khi phân công công việc với sự phản ánh những đặc điểm cá nhân. Đó là những yếu tố góp phần tạo nên một nhà lãnh đạo.

Tôi sẽ chứng minh những điều trên qua câu chuyện của Liz, hiện đang là nhân viên điều hành của một công ty trong danh sách Fortune 500. Tuy chỉ mới bắt đầu sự nghiệp, cô đã chịu trách nhiệm về một dòng sản phẩm và trực tiếp báo cáo cho tổng giám đốc của một công ty nhỏ. Cô sớm tạo ấn tượng tốt với người quản lý bằng kỹ năng tổng hợp, dự đoán và phân tích. Nhưng Liz cũng có những hạn chế trong quản lý, điều hành công ty do thiếu sự nhiệt tình tiếp cận và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Sau khi người quản lý yêu cầu cô tham gia nhiều hơn vào các công việc của bộ phận Kinh doanh, Liz nhận ra những hạn chế chính của mình: Có một điều tưởng như mơ hồ nhưng thực ra rất rõ ràng rằng khách hàng sẽ có những phản ứng tiêu cực với vẻ ngoài của một người còn trẻ và sự thiếu kinh nghiệm của cô, hoặc những câu hỏi cô không thể trả lời.

Liz có nhiều tham vọng, đặc biệt trong việc thúc đẩy năng suất lao động, nhưng cô có những quyết định nhân sự hơi vội vàng. Cô sẵn sàng sa thải nhân viên nếu anh ta không hoàn thành công việc. Cách hành động của cô tạo ra một bầu không khí sợ hãi, cản trở các luồng thông tin, đặc biệt là các tin xấu. Một lần nữa, sếp của cô phải đóng vai trò người hướng dẫn, chỉ cho cô cách tìm ra nguyên nhân của vấn đề bằng cách đặt những câu hỏi thăm dò. Đâu là những yếu tố khiến các hoạt động không hiệu quả? Nhân viên đó đã mắc sai lầm hoặc vội vàng hoặc thị trường đã có những biến động nhất định? Có thể nhân viên đó đã chọn nhầm nghề và anh ta sẽ phù hợp, phát huy tốt khả năng của mình hơn ở một vị trí khác, công việc khác của công ty.

Trong suốt quá trình phấn đấu, cô được giao những công việc đòi hỏi thực hiện việc tái định vị. Vượt qua những thử thách đó, suy nghĩ của cô được mở rộng. Cô có thể thấy được tình hình sản xuất của cả công ty, nhận ra sự thay đổi của môi trường khách quan. Cô tự tin hơn sau những lần như thế. Sau rất nhiều công việc với những thử thách khác nhau ở một công ty lớn hơn, hoạt động được hơn 10 năm, hiện tại Liz đang quản lý sáu công ty trong danh sách Fortune 500. Những kinh nghiệm mà cô sớm tích lũy được không chỉ gia tăng kiến thức mà còn tăng cường nhận thức của cô về những yếu tố, đặc điểm cá nhân để có thể nhận ra điểm mạnh của mình.

Hiện tại, Liz không còn tỏ ra lo ngại về phản ứng của mọi người khi cô đưa ra những câu hỏi sắc sảo cho thành viên ban giám đốc – những người được mở tầm hiểu biết qua khả năng thăm dò của cô. Năng lực của cô, và sự sẵn sàng giải quyết các vấn đề giúp cô hiểu hơn về công ty, tạo động lực thúc đẩy việc đề ra các mục tiêu và kỹ năng quản lý. Cô có khả năng nhìn nhận, đánh giá những đặc điểm, tính cách cá nhân như xu hướng chấp nhận mạo hiểm, tận dụng cơ hội nhằm mục tiêu tăng trưởng. Cô có thể kiểm tra kiến thức, năng lực của họ – thấy cách họ xâu chuỗi các vấn đề nhỏ rồi tìm ra nguyên nhân, tác động của yếu tố ngoại cảnh để định hướng, cơ cấu và quản lý công ty tốt hơn.

Cũng giống như các nhà lãnh đạo thành công khác, cô vẫn tiếp tục tìm hiểu, tự trau dồi, thể hiện qua kinh nghiệm và khả năng quan sát. Do đó, cô đã lựa chọn áp dụng những điều đã phát hiện, đã học hỏi được vào thực tế công việc. Làm việc cho sáu công ty, cô có nhiều cơ hội xây dựng cho mình cách nhìn, cách quan sát phong phú qua các hoạt động liên tục của các nhóm trong các công ty của mình. Quyết định của cô về vấn đề nhân sự, quản lý và lựa chọn các mục tiêu được cải thiện rất nhiều theo những hướng và phương thức rõ ràng, tạo ra một nền tảng tốt, vững chắc để trở thành một nhà lãnh đạo thành công.

Có rất nhiều yếu tố, đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến khả năng lãnh đạo và các yếu tố khác như sự nhất quán và quyết tâm. Nhưng trong thời gian làm việc, tích lũy kinh nghiệm tôi thấy rằng những con đường, cách thức mà các nhà lãnh đạo đi theo, áp dụng triển khai tám kỹ năng hoàn toàn không suôn sẻ, không bằng phẳng và bị tác động các yếu tố như: Tham vọng, sự quyết tâm, kiên định, có chí hướng, sự tự tin, cởi mở về mặt tâm lý, chủ nghĩa thực dụng và nhu cầu tìm hiểu lớn.

Những đặc điểm cá nhân này được thể hiện bằng rất nhiều cách. Bạn có băn khoăn về một quyết định duy nhất của mình hoặc bạn đưa ra những lời cố vấn có thể tin tưởng trong các cuộc thảo luận thẳng thắn? Bạn có để cho người khác tác động, cản trở mình; đổi vị trí một người quản lý có óc phân tích cho một nhân viên dưới quyền? Bạn có phải là người hay do dự, muốn có thêm thông tin chắc chắn trước khi đưa ra một quyết định? Hoặc bạn là một người hay đưa ra các quyết định vội vàng dựa vào cảm tính? Bạn có muốn được mọi người yêu mến? Yếu tố cá nhân và tâm lý đóng vai trò quan trọng để bạn có thể tác động qua lại với công ty, bạn có quyết tâm liên kết các mục tiêu của bạn với của công ty.

Tham vọng –  Không dễ thành công trong một số việc, do đó, các nhà lãnh đạo cũng như cả công ty phải cố gắng giành lấy các cơ hội. Các nhà lãnh đạo cần một phương pháp đúng đắn để thúc đẩy và tác động đến mọi người. Nhưng tham vọng đôi khi dẫn đến sự mất tỉnh táo. Đó là khi bạn thấy các nhà lãnh đạo đưa ra các vấn đề vĩ mô, đặt ra các mục tiêu lớn, đưa ra những ưu tiên mà công ty có thể thực hiện để đáp ứng các nhu cầu, giải quyết các vấn đề. Tham vọng quá lớn cộng với sự thiếu quyết đoán, thống nhất có thể dẫn đến những hành vi bất ngờ, không mong muốn, thậm chí lệch lạc.

Sự quyết tâm và kiên định – Một số nhà lãnh đạo có động cơ bên trong khiến họ có thể nhận ra bản chất vấn đề và tìm ra giải pháp cho vấn đề đó. Họ muốn tìm ra câu trả lời cụ thể và sẽ không từ bỏ cho đến khi họ tìm ra. Họ có khả năng tác động đến mọi người. Họ thường hướng những ưu tiên xuyên suốt tổ chức của họ. Họ quyết tâm tìm ra những thông tin mà họ đã bỏ lỡ, lưu giữ đến khi việc định vị mang lại hiệu quả. Nhưng sự quyết tâm và kiên định cũng có thể khiến nhà lãnh đạo tỏ ra cứng nhắc với một kế hoạch đôi khi không hiệu quả, không hợp lý hoặc một kế hoạch đầu tư không triển vọng.

Tự tin  – Bạn phải biết lắng nghe tiếng nói bên trong của chính mình và chịu đựng những giây phút cô đơn khi một quyết định quan trọng đè nặng trên đôi vai của bạn. Bạn phải nói ra được những suy nghĩ của mình và hành động dứt khoát và đảm bảo bạn có thể chấp nhận hậu quả. Đó không phải là vấn đề hành động cứng rắn. Đó là sự cứng rắn trong cách nghĩ cứng rắn trong cảm xúc. Sự lo lắng, thiếu tự tin có thể là điều bất lợi, tác động đến các kỹ năng của bạn, như việc tự tin thái quá giống như chủ nghĩa cá nhân, kiêu ngạo.

Một số lãnh đạo muốn được người khác yêu mến. Vì thế, họ có xu hướng dễ dãi với mọi người. Họ cảm thấy thật sự khó xử khi phải sa thải những người mà họ từng gắn bó. Những lãnh đạo đó thường thấy sự phát triển (trong công việc) của bản thân bị kìm hãm vì những quyết định thăng chức thiếu thính toán.

Sự e ngại khi phản ứng (sự cả nể) cũng rất phổ biến. Những người lãnh đạo đó thường có xu hướng né tránh những bất đồng và cảm thấy khó khăn khi phải đối mặt với mọi người về việc làm hoặc quan điểm của họ. Họ do dự khi cần thẳng thắn, dứt khoát, trong vài trường hợp, có một bên thứ ba giúp họ làm việc đó.

Những lãnh đạo không tự tin, lo bị thất bại thường thiếu kiên quyết, bảo thủ và ít có khả năng nhận ra cơ hội vì họ không ưa mạo hiểm. Họ thấy lựa chọn mục tiêu là khó khăn vì lo lựa chọn đó sai lầm và mất quá nhiều thời gian để xâu chuỗi các điểm trong môi trường khách quan hoặc để tái định vị doanh nghiệp.

Sự tự tin cũng ảnh hưởng tới việc sử dụng hoặc lạm dụng quyền lực. Đôi khi, các nhà lãnh đạo đều sử dụng quyền lực để phân công công việc, phân bổ nguồn lực, lựa chọn và thăng chức cho nhân viên, khen thưởng các cá nhân hoặc định hướng cho các cuộc thảo luận, đối thoại. Quá lo sợ thất bại hoặc ngại phản ứng khiến người lãnh đạo không tự tin khi sử dụng quyền lực, và sử dụng bất hợp lý dẫn đến bị suy giảm quyền lực. Ví dụ sự thất bại khi xử lý những nhân viên (cứng đầu) sẽ làm giảm quyền uy của người lãnh đạo. Mặt khác, những nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa cá nhân thường có xu hướng lạm dụng quyền lực, sử dụng quyền lực bất hợp lý hoặc đi ngược lại lợi ích của tổ chức.

Sự cởi mở – Sẵn sàng cho phép bản thân bị ảnh hưởng bởi người khác và thẳng thắn chia sẻ những ý kiến để củng cố những kỹ năng của bạn, còn khép kín sẽ gây nên những bất cập. Người lãnh đạo cởi mở thường có được nhiều ý kiến, do đó, họ có thể thấy được nhiều vấn đề, nghe được nhiều nhiều thông tin, giúp họ ra quyết định tốt hơn. Sự cởi mở của họ tác động đến cả tập thể, tăng cường sự tiếp xúc, trao đổi thẳng thắn trong nhóm. Người khép kín thường giấu giếm và e ngại khi kiểm tra các ý kiến, coi đó như một sự cẩn mật. Họ xa cách nhân viên, không ai đưa ra các thông tin trái ngược với điều lãnh đạo muốn. Trong môi trường đầy phức tạp, sự khép kín sẽ gây nên những khó khăn lớn trong việc tái định vị doanh nghiệp, quy tắc, nhiệm vụ và văn hhóa.

Chủ nghĩa hiện thực – Là trường phái ở giữa chủ nghĩa lạc quan và chủ nghĩa bi quan, mức độ tùy thuộc vào việc bạn hướng tới một người hoặc bất cứ ai có thể tác động đến việc sử dụng các kỹ năng của bạn. Ví dụ, chủ nghĩa lạc quan có thể dẫn đến các mục tiêu lạc quan, vượt xa khả năng của công ty đạt được các mục tiêu đó, hoặc có thể ảnh hưởng đến việc phán xét người khác của bạn: “Tôi biết cái tôi của anh ấy là không giới hạn nhưng tôi có thể đào tạo anh ấy trở thành một người đứng đầu trong nhóm”. Nhưng người bi quan không muốn nghe những kế hoạch, sáng kiến lạc quan hoặc có thể thấy những sai lầm và rủi ro khi thực hiện công việc. Họ có thể bỏ lỡ các cơ hội. Người theo chủ nghĩa hiện thực muốn nhận những thông tin chưa chọn lọc – những thông tin có thể cân, đo, đánh giá và kiểm tra để rồi quyết định việc tiếp theo nên làm. Họ dành thời gian tiếp xúc khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp để thu thập thông tin.

Sự ham học hỏi – Các kỹ năng được hoàn thiện thông qua các tình huống ngày càng khó khăn, phức tạp, do đó, sự mong chờ những thách thức mới vô cùng quan trọng. Lãnh đạo tìm kiếm những kinh nghiệm để học hỏi, điều đó giúp họ tích lũy kỹ năng nhanh hơn những người khác.

Chúng ta phải hiểu một điều quan trọng rằng, những đặc điểm cá nhân tương tác lẫn nhau, cùng các kỹ năng nhằm làm cho mọi chuyện tốt lên hay xấu đi hay vượt giới hạn đều có mặt tiêu cực. Ví như sự quá tự tin cộng với quyết tâm thái quá có thể dẫn tới những hành động cá nhân, cạnh tranh không lành mạnh và sự nghi ngờ của mọi người. Những đặc điểm đó cộng với sự khép kín về mặt tâm lý cũng như sự lạc quan thái quá sẽ khiến bạn không bao giờ biết được những tin xấu, hoặc ý kiến rằng kế hoạch của bạn sẽ gặp phải những khó khăn trên thực tế.

Chúng ta phải công nhận một thực tế rằng việc phát triển các kỹ năng đòi hỏi sự thông minh bẩm sinh. Nhưng khả năng nhận thức của nhà lãnh đạo xuất sắc nhất còn đi xa hơn, chứ không chỉ đơn thuần là người thông minh. Tư duy của họ hàm chứa hiểu biết sâu rộng từ những vấn đề lớn, vĩ mô đến những vấn đề cụ thể, chi tiết trong công việc. Với tầm hiểu biết sâu rộng, họ nhìn nhận vấn đề ở tầm cao hơn từ nhiều quan điểm khác nhau.

Ngay khi bắt đầu sự nghiệp, bạn phải chú ý đến những vấn đề chi tiết, cụ thể trong công việc. Khi bạn tiến bộ hơn, bạn sẽ có thể tham gia và chú ý đến những vấn đề lớn hơn và những khái niệm phức tạp hơn. Việc áp dụng các kỹ năng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn khi bạn thực hiện cả hai việc: Suy nghĩ các khái niệm, đồng thời đi sâu vào các vấn đề cụ thể. Bạn thấy khả năng này ở giới lãnh đạo khi họ đặt ra các câu hỏi thăm dò sát với vấn đề chính, khám phá những giả định quan trọng nhưng chưa được nhắc đến, phân tích những vấn đề phức tạp… Rất nhiều nhà lãnh đạo muốn một thế giới với nhiều ý tưởng lớn nhưng không thể liên kết, kết nối chúng tới những vấn đề cụ thể để thực hiện ý tưởng đó hoặc không biết cách thu được lợi nhuận nhờ ý tưởng đó… Những câu hỏi của họ rất rộng, chung chung thay vì cụ thể, rõ ràng và hiệu quả. Mặt khác, một số lãnh đạo lại tập trung vào các vấn đề chi tiết mà quên đi vấn đề cơ bản, khái quát.

Sự hiểu biết sâu rộng cho phép bạn tiếp cận với thế giới thông tin đa dạng và nhìn nhận các sự việc, vấn đề trong bối cảnh rộng lớn hơn. Bạn có thể tiếp cận các vấn đề phức tạp hơn và thấy được các mối liên hệ hữu cơ giữa chúng. Bạn cũng có khả năng lựa chọn các xu thế khách quan có thể ảnh hưởng tới việc định vị doanh nghiệp của bạn và tạo ra những cơ hội phát triển mới, bạn cũng có thể nhìn nhận về doanh nghiệp mình cũng như hệ thống xã hội của nó, thay vì từng bộ phận, từng công việc và từng cá nhân.

Tiếp tục cải thiện các kỹ năng bằng việc tạo ra một bức tranh chung, tổng thể, khái quát hơn về những vấn đề, những cá nhân, thực tế và hàng loạt lựa chọn. Bằng cách đó, bạn sẽ tìm ra rất nhiều cách để xác định các vấn đề và đưa ra các giải pháp cho những vấn đề đó. Ví dụ, giúp những nhân viên lười biếng trở nên chăm chỉ, mẫu mực bằng cách thay đổi cách nhìn của bạn về người đó, tìm ra vị trí phù hợp để người đó có thể phát huy hết khả năng. Thay đổi cách nhìn, quan điểm sẽ giúp bạn hiểu các nhóm có lợi ích đặc biệt nhìn nhận công việc của bạn, của công ty nơi bạn đang làm như thế nào, dự đoán được thị trường chứng khoán sẽ phản ứng như thế nào trước những lựa chọn mục tiêu của bạn.

Dĩ nhiên, vấn đề cơ bản là ý thức được những đặc điểm cá nhân hạn chế bạn nhận được những thông tin chính xác, có những đánh giá hợp lý, triển khai những hành động giúp doanh nghiệp trở nên hiệu quả. Giải quyết khó khăn, trở ngại, mở rộng tầm hiểu biết là điều vô cùng quan trọng để cải thiện, phát triển các kỹ năng.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button