Kỹ năng mềm

7 Loại Hình Thông Minh

Lời giới thiệu

Nội dung cuốn sách “7 loại hình thông minh” gồm có:

  • Những hiểu biết căn bản làm nền tảng về quá trình diễn ra hoạt động nhận thức của bạn.
  • Danh sách kiểm tra để xách định khả năng nhận thức nào của bạn là mạnh nhất và khả năng nào là yếu nhất.
  • Các bài tập thực hành nhằm khảo sát và làm quen với những phương pháp giúp trở nên thông minh, khôn ngoan hơn.
  • Các mẹo thực hành và những ý kiến đề nghị nhằm mục đích phát triển từng loại tài năng, trí thông minh khác nhau.
  • Các ý tưởng và nguồn động lực để áp dụng trực tiếp được học thuyết về nhiều loại trí thông minh này vào cuộc sống của bạn.

Thêm vào đó, quyển sách này đưa ra những ví dụ cụ thể về những phương pháp ứng xử thông minh, tài năng đã giành được điểm cao trong các cuộc thi nghề nghiệp, được lấy từ vô số những nền văn hoá khác nhau trên thế giới. Bạn cũng có cơ hội để thực tập những kỹ năng quan sát của Klahari Bushman, khả năng giao cảm, hiểu người của vị quan Manhatan, phương pháp thiền của vị sư Phật giáo Theravadan, năng lực sáng tạo hình tượng âm nhạc của một nhà soạn nhạc châu Âu và nhiều trường hợp khác nữa.

Quyển sách này chính là thứ dành cho bạn nếu bạn thực sự là người muốn mở rộng và phát triển được những năng khiếu tự nhiên của mình trong suốt cả cuộc đời.

Ebook

NguồnChọn định dạng
SachvuiEPUB
TVEEPUB, MOBI, PDF
Link dự phòngChưa cập nhật

Đọc sách

Phiên bản đọc thử giúp đọc giả tham khảo trước khi mua sách giấy.

Nếu câu hỏi “Bạn thông minh như thế nào?”được đặt ra thì nhiều khả năng, câu trả lời của bạn trong tình huống này chỉ tập trung dựa vào kết quả các bài kiểm tra và các kỹ năng ở trong lớp học, từ khi bạn còn cắp sách tới trường. Có thể bạn vừa giải được một câu đố vui trên một tờ báo phổ thông nào đó, liên quan đến việc giải quyết vấn đề theo kiểu như “x có thể là y vì b có thể là …”, hoặc đó là một câu đố yêu cầu bạn đưa ra định nghĩa về những từ chẳng hạn như “người bủn xỉn” và matafacient (kẻ lá mặt lá trái). Rất có thể trước đây bạn đã từng làm một bài kiểm tra trí thông minh khi còn đi học hoặc khi bạn đang đi xin việc.

Những khái niệm về chỉ số IQ và trí thông minh có ảnh hưởng cực kỳ to lớn đến sức sáng tạo của hàng triệu người dân nước Mỹ. Việc có một chỉ số IQ thấp hay thiếu sự khôn ngoan trong xã hội chúng ta rất có nguy cơ bị gán cho nhãn hiệu là “trí tuệ chậm phát triển” hoặc còn tồi tệ hơn nữa. Trên thực tế, nhiều từ ngữ có tính bôi nhọ nhất trong văn hoá của chúng ta, gồm có các từ như: Người đần độn, kẻ ngu si và thằng ngốc, trước kia đã từng được coi là những cách gọi chính xác, thậm chí là khoa học để mô tả cá nhân nào chỉ đạt điểm thấp, nằm ở phần dưới cùng của đường cong đồ thị kết quả kiểm tra trí tuệ. Mặt khác, khi được coi là một tài năng hay thiên tài (những người nào đạt điểm IQ vào khoảng 140 hoặc hơn nữa) thì sẽ nhận được những ưu đãi và sự tưởng thưởng của xã hội. Chính xã hội là nơi cung cấp lương bổng hậu hĩnh và nhiều bổng lộc khác cho những cá nhân nào thể hiện được sự chói sáng và ưu tú nhất trong số mọi người chúng ta.

Sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học trong hội IVY, ngoài việc bằng cấp của họ được xã hội trọng dụng, họ còn có thu nhập cao và được hưởng nhiễu lợi ích khác nữa. Vì vậy cũng không có gì phải ngạc nhiên khi có rất nhiều người trong số chúng ta, hằng đêm vẫn nằm thao thức và băn khoăn tự hỏi: Chỉ số IQ thực sự của mình là bao nhiêu?

Quyển sách này không giúp bạn nâng cao được chỉ số IQ vốn có của bạn. Nó cũng không hỗ trợ được bạn trong việc chuẩn bị cho các kỳ thi như SAT, LSAT, ACT hay bất kỳ một cuộc kiểm tra đánh giá trí tuệ nào trong vô số các cuộc thi có tính chất như vậy, vẫn hàng ngày diễn ra trong xã hội chúng ta. Mặc dù một vài mục trong cuốn sách này là thực hiện các tình huống ở những bài kiểm tra học thuật và kiểm tra trí thông minh, nhưng có vô vàn những cuốn sách khác đang bày bán trên thị trường sẽ giúp bạn tốt hơn rất nhiều so với cuốn sách này, trong việc dạy và hướng dẫn bạn các kỹ năng cần thiết để vượt qua được một cuộc kiểm tra chỉ số IQ điển hình hay một cuộc thi vào đại học.

Đây cũng không phải là cuốn sách dạy cách học và tiếp thu nhanh. Thậm chí trên thực tế, cuốn sách này còn có một thông điệp ngầm là: Những hành động thông minh, trí tuệ cần phải có thời gian để bộc lộ được kết quả. Bạn hãy nhớ rằng, phải trả qua nhiều năm thì Michelangelo mới vẽ được lên tác phẩm hội hoạ SISTINE CHAPEL và rằng GOETHE đã mất gần 60 năm trời để viết được tác phẩm chính của ông là FAUST. Chắc bạn đã hiểu: Những thứ tốt thì phải mất thời gian.

Cuối cùng cũng cần phải nói thêm là cuốn sách “7 loại trí thông minh” không phải là thứ có thể làm tăng năng lực bộ não của bạn. Thực sự tôi cảm thấy trí óc của bạn không cần phải được lớn mạnh hơn nữa, thậm chí những điều gì đã có sẵn ở con người của bạn còn cần được ngợi ca. Trong bạn đã có đủ các tế bào não tích cực cần thiết đối với bạn, đủ để đưa bạn vươn tới được những điều tốt đẹp, tuyệt vời trong cuộc đời của mình.

Tôi mong bạn sẽ thấy cuốn sách “7 loại trí thông minh” như là một công cụ, phương tiện giúp bạn tự đổi mới khả năng nhận thức cá nhân của chính bản thân bạn. Quyển sách này sẽ cho bạn thấy được và phải công nhận một sự thật rằng bạn là một người có tài năng lớn, thậm chí ngay cả khi tất cả mọi người bạn đã gặp từ trước đến nay đều nói với bạn rằng bạn không phải như vậy. Tôi hy vọng quyển sách này sẽ thuyết phục được bạn là bạn không thiếu tài năng. ở thời cổ đại, người ta quan niệm rằng trong bản thân của mỗi con người đều có một vị thần. Đó là một loại thần linh bảo vệ và đi cùng mỗi con người trong suốt cả cuộc đời họ, giúp mỗi người vượt qua những khó khăn, bất lợi gặp phải trong cuộc sống và làm con người lớn lên được như mọi người khác. Ngày nay chúng ta đã đánh mất đi sự cảm nhận được ý nghĩa nguyên thuỷ của khái niệm vị thần (có liên quan trên phương diện nguồn gốc từ vựng với Vị thần trong cây đèn của truyền thuyết ả Rập) do những lo lắng của chính chúng ta đối với việc kiểm tra chỉ số IQ cùng những điều vô nghĩa tương tự khác.

Và đây là lúc chúng ta mang điều đó quay trở lại. Đó cũng là những gì mà cuốn sách này định làm, thông qua việc quyển sách sẽ chỉ ra cho bạn thấy rằng, có nhiều cách để trở nên thông minh và khôn ngoan. Cuốn sách “7 loại trí thông minh” gồm có:

  • Những hiểu biết cơ sở làm nền tảng về quá trình diễn ra hoạt động nhận thức của bạn.
  • Danh sách kiểm tra để xác định khả năng nhận thức nào của bạn là mạnh nhất và khả năng nào là yếu nhất.
  • Các bài tập thực hành nhằm khảo sát và làm quen với những phương pháp giúp trở lên thông minh, khôn ngoan hơn.
  • Các mẹo thực hành và những ý kiến đề nghị nhằm mục đích phát triển từng loại tài năng, trí thông minh khác nhau.
  • Các ý tưởng và nguồn động lực để áp dụng trực tiếp được học thuyết về nhiều loại trí thông minh này vào cuộc sống của bạn.

Thêm vào đó, quyển sách này đưa ra những ví dụ cụ thể về những phương pháp ứng xử thông minh, tài năng đã giành được điểm cao trong các cuộc thi nghề nghiệp, được lấy từ vô số những nền văn hoá khác nhau trên thế giới. Bạn cũng có cơ hội để thực tập những kỹ năng quan sát của Kalahari Bushman, khả năng giao cảm, hiểu người của vị quan Manhatan, phương pháp thiền của vị sư Phật giáo Theravadan, năng lực sáng tạo hình tượng âm nhạc của một nhà soạn nhạc châu Âu và nhiều trường hợp khác nữa.

Sau khi đọc xong quyển sách này, tôi đảm bảo rằng bạn sẽ thu được nhiều hiểu biết và cảm nhận mới mẻ về những con đường nhận thức khác nhau, những điều đã được thực hành và sử dụng trong thực tế từ hàng nghìn năm nay, ở tất cả các vùng, miền trên trái đất của chúng ta.

Quyển sách này mở đầu bằng những thông tin, dẫn luận cơ bản về học thuyết nhiều loại tài năng trí tuệ. Nội dung của Chương 1 là khái quát lại các kết quả dựa trên thành tựu nghiên cứu của trường Đại học HAVARD, cho rằng thực tế có ít nhất 7 loại tài năng, trí tuệ chính trong tư duy và khả năng của con người. Nội dung của các Chương 1 đến Chương 8 sẽ quay lại và tập trung xem xét kỹ từng loại trí tuệ trong số 7 loại trí thông minh, đó là: Trí thông minh về ngôn ngữ (Chương 2); trí thông minh về không gian (Chương 3); trí thông minh về âm nhạc (Chương 4); Trí thông minh về khả năng vận động của thân thể (Chương 5); Trí thông minh về tư duy logic -toán học (Chương 6); Trí thông minh về khả năng giao cảm giữa người với người (Chương 7) và trí thông minh về khả năng tự tri giác, nhận biết bản thân (Chương 8). Bốn chương còn lại cuối cùng nêu ra cho bạn những cơ hội, thời điểm để áp dụng hiểu biết về 7 loại trí thông minh, nhằm làm phát triển nở rộ những tiềm năng quý báu còn ẩn giấu trong con người của bạn (ở Chương 9); vượt qua được những khó khăn trong việc học tập và nhận thức (ở Chương 10); Tăng cường hiệu suất, chất lượng của công việc mà bạn làm (ở Chương 11) và cách nuôi dưỡng, duy trì những mối quan hệ giữa con người với nhau (ở Chương 12). Đoạn kết cuốn sách sẽ đi tìm hiểu xem trong tương lai, quan niệm và các giá trị tiêu chuẩn về kiểu trí tuệ, tài năng khác nhau có thể sẽ thay đổi như thế nào. Quyển “7 loại trí thông minh” kết thúc bằng phần giới thiệu các tư liệu, tài liệu tham khảo phổ biến của cuốn sách, giới thiệu các tổ chức, các phần mềm máy tính và các trò chơi mà bạn có thể sử dụng chúng để giúp bạn rèn luyện, phát triển được từng loại năng lực đã có sẵn trong con người bạn trong số 7 loại tài năng trí tuệ kể trên.

Quyển sách này chính là thứ dành cho bạn nếu bạn thực sự là người muốn mở rộng và phát triển được những năng khiếu tự nhiên của mình trong suốt cả cuộc đời. Nó cũng đặc biệt hữu ích đối với bạn nếu bạn đang ở trong một trong những hoàn cảnh như sau:

  • Bạn vừa trải qua một trong những cuộc kiểm tra trí thông minh hay kiểm tra sự hiểu biết nào đó, nhưng bạn cảm thấy kết quả của cuộc kiểm tra đã không nói lên đứng được giá trị thực của con người bạn.
  • Bạn cần có thêm thông tin về đặc điểm sở thích, nét tài năng riêng của bạn để chuẩn bị cho một công việc mới hoặc làm một nhiệm vụ mới trong công việc hiện tại của bạn.
  • Bạn đang thích thú được tìm hiểu tiềm năng sáng tạo của mình và để cho điều đó giúp làm tăng thêm sự trưởng thành của bản thân bạn.
  • Bạn muốn khám phá xem bạn suy nghĩ và học tập đạt được đến mức độ nào theo cách tự nhiên nhất.
  • Bạn muốn biết được kiểu suy nghĩ của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa bạn với vợ (chồng), con trai hay con gái, bạn bè, họ hàng hay bạn học cùng đại học với bạn.
  • Bạn đang là một nghệ sĩ, một vận động viên, nhà soạn nhạc hay là một người nào đó có nghề nghiệp mang tính sáng tạo, bạn đang cần tìm lấy một khuôn mẫu trí tuệ để tôn vinh và ca ngợi những thành quả công việc mà bạn đã sáng tạo được cho cuộc sống, đồng thời làm cho chúng (những thành quả công việc của bạn) trở nên đáng giá hơn với xã hội.
  • Bạn nghĩ là bạn thiếu một khả năng nào đó trong học tập và bạn muốn làm rõ hơn để hiểu được những điều đó trong con người bạn.
  • Bạn dạy hoặc hướng dẫn cho một người nào đó mà họ cần có sự đánh giá trí tuệ, cần xây dựng lòng tự trọng hoặc những khả năng khác trong cuộc sống thực tế.

 

Đối với tôi, niềm ham thích khám phá và nghiên cứu về 7 loại tài năng đã bắt đầu sau quá trình nhiều năm làm việc trong nhà trường và ở cương vị một thầy giáo tiểu học. Tôi đã trở nên thất vọng với cách mà tất cả thầy cô giáo và các bậc phụ huynh đã dạy con em họ, đã cướp đi tiềm năng học tập từ những em nhỏ đang phát triển rực rỡ chỉ vì tập trung chú ý quá nhiều vào từ ngữ và con số, trong khi lãng phí mất những tài năng và năng khiếu bẩm sinh khác. Có lẽ bạn đã giống như một trong những đứa trẻ này, một cá nhân thể hiện khả năng về âm nhạc, nghệ thuật; năng khiếu quan sát, xã hội, cơ khí, vật lý và thậm chí cả khả năng tâm linh, những khả năng đó vẫn còn thiếu sự chăm chút của gia đình cũng như của trường học. Quyển sách này sẽ giúp bạn phục hồi lại những khả năng trí tuệ đó và hỗ trợ bạn trong việc tìm con đường đưa những năng khiếu khác của bạn trở thành hiện thực một cách tốt nhất. Như một lần, Ben Franklin đã nói “Đừng che lấp đi mất tài năng của bạn. Trong bóng râm thì làm sao còn là chiếc đồng hồ mặt trời”. Hãy học cách sẵn sàng để đi ra dưới ánh sáng mặt trời, và sau đó là làm thế nào để bạn thực sự nổi bật như những gì vốn có của bạn nhé.

Sự mộng tưởng trong tư duy

Hãy nhắm mắt lại và để trí não suy nghĩ mông lung. Chú ý vào bất cứ hình ảnh thị giác nào vụt qua tâm trí bạn. Hãy dần nhận thức tất cả những ý nghĩ trong nội tâm. Chú ý đến chất lượng của hình ảnh như thể lúc bạn đang mộng mơ. Bạn sẽ đánh giá chúng theo tỉ lệ được liệt kê ở trên như thế nào? Bạn sử dụng khả năng nhận biết gì trong quá trình mộng tưởng của bạn (động lực, âm nhạc, ngôn ngữ v.v..). Hãy mộng tưởng nhiều như bạn muốn trước khi tiếp tục với cái bạn biết. Trong tương lai hãy tập trung chú ý hơn nữa thời gian khi bạn bắt đầu rơi vào trạng thái mộng tưởng trong khi làm việc và nghỉ ngơi, thư giãn.

Tuy nhiên một số khác lại tưởng tượng tốt hơn khi họ đang nghĩ về một vật cụ thể hoặc một vấn đề nào đó. Thợ máy thường tưởng tượng khi họ làm việc với một động cơ xe hơi. Bác sĩ phẫu thuật sử dụng khả năng tưởng tượng khi họ chữa trị, làm lành một động mạch chủ bị vỡ. Bài tập sau sẽ cho bạn một dịp thuận lợi để vận dụng tư duy ba chiều của bạn trong mối quan hệ với môi trường hàng ngày xung quanh bạn.

Luyện tập cách nhìn và quan sát

Hãy tưởng tượng bạn có một “con ngươi đi lang thang, có thể nhìn mọi phía”, nó có thể rời khỏi thân thể của bạn bất cứ vào lúc nào và xem xét mọi vật từ tất cả các góc nhìn. Chọn một vật thông thường như ghế tựa, cái bàn, một bộ salon hay một vật để quan sát. Sau đó, trong khi ngồi cách xa vật thể quan sát vài bước chân, dùng con mắt thứ ba của mình để khám phá nó ở mọi góc độ có thể nghĩ tới: từ trên nhìn xuống, từ dưới nhìn lên, từ mọi phía, từ các góc độ kỳ quái, lại gần, ra xa, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong. Nếu bạn muốn, nhanh chóng phác hoạ các điểm nhìn ấy lên một tờ giấy. Sau khi hoàn tất việc đó, đứng dậy và đặt người ở các hướng khác nhau để bạn có thể thực sự nhìn thấy vật thể từ các góc nhìn này. Hãy so sánh những gì bạn nhìn trong tưởng tượng với những gì bạn thực sự trông thấy. Độ chính xác là như nào? Hãy làm tương tự với một số vật khác.

Tư duy trực quan

Một trong những kết quả của sự tưởng tượng trí óc là sự kích thích khả năng sáng tạo và sự trau dồi các quá trình tư duy cấp cao. Theo Rudolf Arnheim, giáo sư danh dự về tâm lý và nghệ thuật ở đại học Harvard, thực tế tất cả mọi tư duy – thậm chí viển vông và trừu tượng nhất – đều nhìn được về bản chất. Chẳng hạn ông nhận xét quá trình tư duy của nhà tâm lý học thế kỷ 19 E B Titchener, người đã từng tuyên bố hình dung khái niệm của “ý nghĩa” như một cái đầu xanh xám của một loại xẻng, thứ có một chút vàng phía trên (có lẽ là một phần của cái cán), và vừa xúc vào một đống tối tăm của những thứ có vẻ như là làm bằng nhựa.”

Xác thực hơn là những bức tranh tưởng tượng của một người tư duy xuất sắc, người đã dùng hình ảnh trực quan để làm ra công trình của cuộc đời họ. Ba cá nhân mà có lẽ đã có ảnh hưởng lớn nhất tới tư tưởng của thế kỷ 20 – Albert Einstein, Charles Darwin và Sigmund Freud – cả ba người đã dùng hình ảnh trực quan để phát triển các học thuyết vĩ đại của họ. Những ghi chép của Darwin phản ánh một niềm đam mê không mệt mỏi của ông với hình ảnh của cây cối. Biểu tượng này có vẻ như quan trọng trong việc giúp ông hình tượng hoá thuyết tiến hoá. ở một trong những ghi chép của ông (cùng với những phác hoạ của một cái cây), Darwin đã viết: “những sinh vật có tổ chức đại diện cho một cái cây, chia cành một cách bất thường… như những cành khô đâm chồi rồi chết trong khi chồi non sinh ra”. Tương tự, Albert Einstein nhận được một trong những cảm hứng cơ bản cho thuyết tương đối của ông ở tuổi mười sáu, khi ông tưởng tượng ra cái dường như giống đường đi của những tia sáng. Và Sigmund Freud chứng minh những học thuyết của ông tự bản thân một phần là nhờ vào hình ảnh của một hòn đảo nhô lên từ mặt biển – một phép ẩn dụ của mối quan hệ của cái tôi tới tiềm thức.

Những hình ảnh này tượng trưng cho giản đồ kinh nghiệm hoặc “bản đồ trí não” cái giúp định hướng cho sự phát triển suy nghĩ của những thiên tài trong khoảng thời gian nhiều năm. Nhà tâm lý học Howard Gruber gọi những bức hoạ nội tâm này là: “hình ảnh của một tầm kiến thức rộng” và đưa ra giả thuyết rằng những nhà tư tưởng lớn có thể có bốn hay năm những hình ảnh này trong đời, so với xấp xỉ 600 hình ảnh cụ thể mà một nhà tư duy tốt sẽ làm được trong một giờ làm việc nghiêm túc. Hầu hết chúng ta đều nhớ được những tấm bản đồ tư duy trực quan ở đâu đó với một mức độ bé hơn đáng kể so với mức nói trên, tuy nhiên rất quan trọng đối với cá nhân chúng ta trong việc giúp ta định hướng được thế giới bên ngoài. Những giản đồ tưởng tượng được tiếp thu này cho chúng ta biết làm thế nào để đi từ nhà đến nơi làm việc, cái nút điều chỉnh nào để vặn lại khi hệ thống ống nước cần phải sửa chữa, và làm thế nào để chơi một trò chơi đơn giản như cờ vua và cờ đam.

Các giản đồ trực quan chúng ta nhớ được trong đầu thường rất sơ sài, rất giống những tấm bản đồ thời Trung cổ miêu tả những con rồng lẩn quất đâu đó bên lề một thế giới đã biết. Các bản vẽ nổi tiếng của Saul Steinberg cho thấy quan điểm về thế giới của người New York, với việc Mahattan chiếm hầu hết bức tranh và phần còn lại của thế giới được minh hoạ một cách rời rạc, cho thấy bản đồ kinh nghiệm thường xuyên phản ánh quan điểm cá nhân. Bài tập tiếp theo sẽ giúp bạn thực hành một số bản đồ trực quan không gian, bạn có thể nhớ trong đầu mà thậm chí không cần biết chúng.

Những tấm Bản đồ của trí tuệ

Hãy tạo lên một bản phác hoạ cho mỗi sự vật, sự việc nêu sau đây. Đừng quan tâm tới sự rõ ràng hay làm gì đó để những người khác biết. Nhưng hãy thu nạp càng nhiều thông tin càng tốt trong bản vẽ của bạn (tránh nhìn vào những thứ liên quan cho đến khi bạn kết thúc).

  • sơ đồ hàng xóm ngay sát nhà bạn (trong bán kính 3 nhà)
  • sàn ngôi nhà hay căn hộ của bạn
  • bức tranh về khái niệm sự dân chủ
  • sơ đồ bên trong cơ thể con người
  • bản đồ thế giới với tất cả các châu lục
  • sơ đồ bên trong chiếc máy giặt

Bạn có thể kiểm tra ý tưởng trực giác của bạn bằng việc nhìn vào bản đồ thành phố của bạn, một quả địa cầu, sàn nhà của bạn, một cuốn sách giải phẫu, cuốn sách Tư duy trực giác, những thứ bao gồm cách thể hiện các mặt khác của một nền “dân chủ”, và/hoặc một cuốn sách chẳng hạn như “Cách vận hành của sự vật”, miêu tả sự làm việc bên trong của các cỗ máy. Bức vẽ của bạn mách bảo cho bạn điều gì về thế giới? Chúng có cho bạn biết trí não của bạn làm việc như nào không? Hãy bảo bạn bè làm bài tập này và so sánh kết quả.

Các phác thảo giúp ích cho hoạt động tư duy, sáng tạo

Những loại bản vẽ bạn đã thực hiện ở trên là những bản vẽ về bản chất dưới dạng biểu đồ – các phác hoạ nhanh cái mở ra bức tranh bên trong của sự vật. Rất nhiều nhà sáng tạo, gồm Leonardo de Vinci, Thomas Edison và Henry Ford giữ những quyển sổ ghi chép hoặc những quyển nhật ký, phác hoạ lại những tư duy, suy nghĩ trực quan đến với họ từ trong cuộc sống hàng ngày. Các “Phác thảo ban đầu” trong sổ tay của Leonardo đang được coi như là bức tranh hoàn hảo, nhưng đối với ông các bức phác thảo đó mang ý nghĩa là những công cụ mà nhờ chúng, ông có thể giải quyết được vấn đề khó khăn gặp phải trong khi vẽ thiết kế hoặc sáng tạo ra một cái gì mới.

Robert McKim chuyên gia thiết kế cho hãng Former Stanford khuyên rằng tất cả những nhà tư tưởng mong muốn thiết tha nhìn thấy một điều gì đó, điều đó giúp họ lưu giữ một vài phác hoạ diễn ra hàng ngày hoặc các ý tưởng chợt xuất hiện được ghi lại qua những cảm nhận về không gian của họ. Ông ta đưa ra đề nghị về nguyên tắc trong việc miêu tả cảm nhận rõ ràng về không gian riêng thường được lưu lại trong trí nhớ của mỗi người: “Những nhà tư tưởng sử dụng bức vẽ để bộc lộ và phát triển những ý tưởng bằng cách vẽ thật nhiều, tìm kiếm ý tưởng và hình thành ý tưởng không phải là một quá trình tĩnh để tạo ra một bức tranh. Họ đồng thời vẽ rất nhanh (hiếm khi những ý tưởng tồn tại lâu, họ sẵn sàng cho việc thay đổi kiểu cách và kể cả cách thức xuất hiện). Trong cả hai trường hợp khám phá và phát triển kiểu ý tưởng, hình dáng của ý tưởng đồng thời phải sử dụng rất nhiều cách biểu diễn bằng các hình tượng.” McKim khuyên rằng hãy sử dụng một số hình tượng được phác hoạ trong sổ tay như là: các đồ thị, các biểu đồ, các đồ thị dạng cột, các hình ảnh theo khối trực giao, các nhân vật hoạt hình, các biểu đồ dạng cây, các bản đồ, các bức vẽ nguệch ngoạc, các thiết kế, các bức ảnh và bất cứ cách ký hiệu nào mà bạn có thể để nhằm lưu giữ được ý tưởng của mình. Như một quyển nhật ký có thể lưu giữ các công việc thường nhật hàng ngày hoặc quên sổ tay hoặc một cái gì đó có thể lưu giữ như bên lề những tấm các vi dít hoặc những vòng trong tờ giấy nháp để thể hiện được những ý tưởng đang dâng trào.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button