Kỹ năng mềm

5 Nhân Tố Phát Triển Tư Duy Hiệu Quả

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Nhiều tác giả

Download sách 5 Nhân Tố Phát Triển Tư Duy Hiệu Quả ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download ebook                      

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu CÁC NHÂN TỐ PHÁT TRIỂN TƯ DUY HỌC HỎI VÀ SÁNG TẠO HIỆU QUẢ

“Tôi tin rằng bản thân mình không có tài năng đặc biệt. Chính sự tìm tòi, tính kiên trì, lòng quyết tâm và nguyên tắc kỷ luật đã giúp tôi thành công” – Albert Einstein

Chúng ta thường tin vào những điều kỳ diệu. Chúng ta cho rằng những sinh viên xuất sắc được sinh ra với tài năng bẩm sinh, còn những nhà khoa học xuất sắc tìm ra các ý tưởng mới nhờ những câu thần chú:‘A+’, bạn sinh viên xuất sắc ghi điểm dễ dàng; ‘bật sáng’, Edison phát minh ra bóng đèn điện; ‘bay lên’, anh em nhà Wright bay lên trời; ‘abracadabra’, J.K. Rowling biến ra Harry Pot- ter; ‘yea’, 5 vị khai quốc công thần của Hoa Kỳ viết ra bản Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1776; ‘vụt bay’, Ralph Lauren nổi bật trên sàn diễn thời trang của thế giới; ‘eureka’, Einstein chơi đùa với bộ tóc nổi tiếng của mình và phát hiện ra thuyết tương đối. Có thể ai trong chúng ta cũng thích nghe những giả thiết kỳ diệu này, nhưng các bạn đừng nên tin là chúng có thật. Những sinh viên tài năng và các nhà khoa học xuất sắc tạo nên kỳ tích là do họ đã sử dụng những thói quen tư duy hợp lý. Không có con đường tắt. Đây cũng không phải kết quả của những câu thần chú kỳ kiệu. Nó là kết quả mà các chiến lược tư duy hợp lý và sự kiên trì đã mang lại. Quan trọng hơn, chính bạn cũng có thể tự lĩnh hội và áp dụng những chiến lược này. Cuốn sách sẽ giới thiệu những phương pháp tư duy và sáng tạo thực tế, đã được kiểm chứng để giúp bạn thành công.

Chúng tôi, tác giả của cuốn sách này, là những giảng viên. Chúng tôi đã giảng dạy cho hàng trăm nghìn sinh viên và học viên về cách thức tư duy hiệu quả. Chúng tôi đã làm việc rất nhiều lần với những cá nhân đầy tiềm năng và có cơ hội quan sát sự phát triển của họ. Có những người như Anne và Adam, luôn đặt ra câu hỏi, làm việc với những ý tưởng mới, hiểu rõ những kiến thức cơ bản, học hỏi từ sai lầm và rất thành công. Nhưng cũng có những người như Fiona và Frank. Họ có cùng xuất phát điểm như Anne và Adam, nhưng lại ghi nhớ máy móc, sợ mắc sai lầm, sợ rủi ro và vì vậy đã không thành công. Cuốn sách này sẽ làm rõ điều gì làm nên sự khác biệt giữa những câu chuyện thành công và thất bại.

Quá trình học hỏi không dừng lại khi các bạn rời ghế nhà trường. Kể cả khi đã tốt nghiệp rất lâu rồi, các bạn vẫn tiếp tục phải học hỏi trong trường đời, và chúng tôi mong rằng các bạn sẽ luôn như vậy. Các bạn có thể học và rèn luyện các thói quen tư duy để trở nên thành công hơn – trong cuộc sống cá nhân, sự nghiệp và khi ra ngoài xã hội.

Hãy tưởng tượng thời đi học của Marie Curie, Albert Einstein hay William Shakespeare. Ngày nay, chúng ta biết đến họ như những thiên tài. Nhưng khi còn mài đũng quần trên ghế nhà trường, họ không hề được “đeo biển THIÊN TÀI XUẤT CHÚNG TRONG TƯƠNG LAI”. Họ chỉ áp dụng những thói quen tư duy hiệu quả, quan sát và đánh giá thế giới theo một cách khác để tìm ra những ý tưởng mới. Chúng ta đều rất kính trọng những danh nhân này và được truyền cảm hứng từ những câu chuyện của họ. Nhưng cuốn sách này là về bản thân bạn – một con người bình thường với đầy đủ ưu và nhược điểm chứ không phải là một vị anh hùng huyền bí nào cả. Hãy nhìn vào chính mình. Nếu bạn không thấy bản thân có đặc điểm nào đặc biệt của ‘thiên tài tương lai’ thì bạn sẽ có tiềm năng để phát triển. Sáng tạo không phải là một năng lực kỳ diệu. Cuốn sách sẽ mô tả những thói quen tư duy giúp bạn thường xuyên khám phá thêm những kiến thức và ý tưởng mới. Hãy nhớ rằng, những người phi thường chính là những người bình thường với cách nghĩ khác biệt. Và người đó có thể là bạn.

Những sinh viên bình thường có thể đạt được nhiều kỳ tích bất ngờ. Mark là một sinh viên của chúng tôi. Thời gian đầu của kỳ, việc học đối với cậu ấy là rất khó khăn. Cậu ấy bị rối trí đến mức tất cả những bài làm của cậu đều vô nghĩa, không đúng cũng chẳng sai. Mark chỉ máy móc làm theo những công thức toán học cậu được dạy trên lớp mà không hiểu ý nghĩa của chúng, cứ như là cậu ta đang viết một bài thơ bằng thứ ngôn ngữ mà chính mình cũng không hiểu. Mặc dù rất chăm chỉ và cố gắng, nhưng “sự nghiệp học hành” của Mark là một thất bại điển hình.

Tuy nhiên, đến cuối kỳ, Mark đã hoàn toàn thay đổi. Cậu ta có thể tư duy các vấn đề toán học hết sức rõ ràng và sáng tạo. Cậu thậm chí còn giải quyết được một bài toán khó mà cả lớp không ai làm được. Vào một thời điểm nào đó trong kỳ học, Mark đã nhận ra rằng các công thức toán học đều có ý nghĩa và cậu ta có thể hiểu được ý nghĩa đó. Cậu ta bắt đầu lại từ những khái niệm cơ bản nhất, những khái niệm mà cậu đã học từ rất nhiều năm nhưng không thực sự hiểu chúng. Cậu gặp khó khăn khi học thuộc máy móc các công thức và khái niệm toán học. Nhưng khi đã hiểu được sâu sắc những khái niệm nền tảng, cậu ta lại vượt qua được nó. Với cách tư duy mới này, Mark xây dựng được hiểu biết chắc chắn về toán và cậu đã rất thành công trong khóa học.

Cuộc sống của Mark thay đổi nhờ áp dụng nguyên tắc luôn tìm hiểu bản chất sâu sắc của vấn đề. Nguyên tắc này có thể học và áp dụng được trên mọi lĩnh vực và trong mọi ngành nghề. Chúng tôi đã chứng kiến nhiều người bình thường trở thành những nhà lãnh đạo, nhà văn, nghệ sĩ, chuyên gia tài chính, giáo viên, nhà sản xuất phim, nhà khoa học, và trong một số trường hợp, trở thành những nhà tỷ phú nhờ áp dụng những phương pháp này.

“Giáo dục là những gì còn lại sau khi quên đi tất cả mọi điều bạn được học”. -B.F. Skinner

Chúng tôi là những giáo sư đại học. Vì vậy, rất nhiều câu chuyện được kể trong cuốn sách này diễn ra trong môi trường học thuật. Nhưng chúng tôi cũng đã giảng dạy hàng chục nghìn học viên lớn tuổi. Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng các bạn sẽ hiểu những câu chuyện của chúng tôi hoặc theo đúng ngữ cảnh đối với các bạn sinh viên/ giảng viên; hoặc theo nghĩa ẩn dụ đối với những người đã trải nghiệm cuộc sống. Khi Aesop viết câu chuyện ngụ ngôn “Rùa và Thỏ”, ông không chỉ nói về rùa và thỏ. Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thường phải đối mặt với những thử thách tương tự như việc thi cử, ghi điểm và hiểu được nội dung bài học. Thay vì thi cử, chúng ta thường xuyên phải vượt qua những câu hỏi khó của các nhà tuyển dụng, gia đình hay bạn bè; thay vì ghi điểm cao, chúng ta vẫn thường xuyên bị đánh giá trong công việc cũng như xã hội; thay vì phải hiểu được nội dung bài học, chúng ta vẫn luôn phải cập nhật các kỹ năng, kiến thức mới để có thể theo kịp sự thay đổi chóng mặt của thế giới. Những câu chuyện của chúng tôi đều có liên quan đến cuộc sống hàng ngày của bạn. năm nhân tố phát triển tư duy và năng lực học hỏi

Thật đáng ngạc nhiên, bạn chỉ cần sử dụng một vài chiến lược tư duy để học tập và làm việc hiệu quả hơn, dù là trong lớp học, phòng họp hay phòng khách. Chính bạn có thể lựa chọn việc trở nên thành công hơn nhờ áp dụng 5 thói quen tư duy được đề cập chi tiết, cụ thể và có tính ứng dụng thực tế cao trong cuốn sách này. 5 thói quen sẽ được chúng tôi giới thiệu sơ qua dưới đây.

Tìm hiểu vấn đề thấu đáo:

Đừng cố gắng đâm đầu vào những vấn đề phức tạp ngay từ đầu; hãy dành thời gian tìm hiểu trước. Hãy bình tĩnh tìm ra những điểm chính yếu của vấn đề. Tiếp đó, thẳng thắn nhìn nhận những điều mình đã biết và còn chưa biết, rồi tìm cách khắc phục lỗ hổng. Hãy bỏ qua thành kiến và quan điểm cá nhân. Có nhiều mức độ hiểu biết khác nhau giữa 2 thái cực ‘hiểu’ hay ‘không hiểu’. Các bạn luôn có thể đào sâu thêm hiểu biết của mình. Có hiểu biết chắc chắn, sâu sắc và toàn diện về những vấn đề liên quan là nền tảng cho thành công.

Mắc sai lầm:

Hãy chấp nhận thất bại để thành công. Chủ động phạm sai lầm để biết cách làm đúng. Sai lầm là những người thầy xuất sắc. Chúng giúp chúng ta nhận ra được những cơ hội đã bị bỏ qua và những lỗ hổng trong nhận thức. Chúng cũng giúp ta định hướng bước đi tiếp theo và phát huy trí tưởng tượng của mình.

Đặt câu hỏi:

Liên tục đặt ra những câu hỏi để mở rộng tầm hiểu biết của bản thân. Hãy chú ý đặt ra câu hỏi đúng. Trả lời những câu hỏi không liên quan tới vấn đề là rất lãng phí thời gian. Ý tưởng luôn lẩn khuất xung quanh bạn. Những câu hỏi đúng đắn sẽ giúp phát huy và kết nối ý tưởng dường như vô hình đó.

Đi theo dòng ý tưởng:

Hãy đi theo dòng ý tưởng, theo dõi từ nơi ý tưởng xuất phát cho đến những cơ hội phát triển của ý tưởng. Một ý tưởng là điểm khởi đầu chứ không phải là điểm kết thúc. Các ý tưởng sẽ tự sinh sôi. Đi theo chuỗi những ý tưởng nhỏ sẽ có thể đưa lại kết quả bất ngờ.

4 chiến lược này là những nhân tố cơ bản của tư duy hiệu quả. Và chúng tôi đã tìm ra cách giúp các bạn dễ dàng ghi nhớ chúng. Các bạn chỉ cần ghi nhớ 4 nhân tố cơ bản từng được người Hy Lạp cổ đại coi là thành phần tạo nên vũ trụ và tự nhiên – Đất, Lửa, Khí và Nước. Quan niệm về những nhân tố tự nhiên này đã tồn tại từ trước thời kỳ của nhà triết học Hy Lạp cổ đại Socrates và có ảnh hưởng lớn đến văn hóa và tư duy của thời kỳ Phục Hưng. Để giúp các bạn dễ ghi nhớ và áp dụng những phương pháp tư duy này, chúng tôi đã đặt tên cho 4 chiến lược tư duy này theo 4 nhân tố kinh điển của vũ trụ:

Đất : Tìm hiểu vấn đề thấu đáo

Lửa : Mắc sai lầm

Khí: Đặt ra câu hỏi

Nước : Đi theo dòng ý tưởng

Khi đã sử dụng thành thục những chiến lược này, các bạn có thể thay đổi. Nhân tố đặc biệt trong tự nhiên– nhân tố thứ 5 – là nhân tố hoàn thiện tạo lập nên mọi thiên đường. Nhưng trong chủ đề phát triển tư duy và năng lực học hỏi của cuốn sách, nhân tố thứ 5 là sự thay đổi.

Nhân tố thứ 5: Sự thay đổi

Sự thay đổi:

Nhân tố thứ 5 là sự thay đổi. Khi đã thành thạo 4 thói quen tư duy chính, cách nghĩ và cách học của các bạn sẽ thay đổi. Các bạn luôn có thể nâng cao năng lực học hỏi của mình trong mọi vấn đề, từ học tập đến cuộc sống. Thay đổi luôn là nhân tố giúp bạn phát huy tối đa năng lực học hỏi của mình.

Trong bất kỳ một bộ phim, vở kịch hay tác phẩm văn học nào, chúng ta đều có thể dễ dàng nhận ra nhân vật chính của tác phẩm là người có số lần thay đổi nhiều nhất trong cả câu chuyện. Cuộc sống của chúng ta là một chuyến phiêu lưu kỳ thú. Khi bạn chấp nhận thay đổi, đó cũng là lúc bạn chủ động lựa chọn đường hướng đến thành công, cũng như để trở thành “anh hùng” trong câu chuyện cuộc đời của chính mình.

Những phần tiếp theo của cuốn sách sẽ mô tả kỹ hơn 5 nhân tố tư duy này. Các bài tập, ví dụ minh họa và câu chuyện trong từng chương sẽ giúp các bạn dễ dàng nắm bắt, từ đó mang lại sự thay đổi cho bản thân và cho tập thể xung quanh.

Các nhân tố và bài tập giúp các bạn có được một trực giác định hướng tự nhiên để thành công trong cuộc sống. Chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều người phát huy được năng lực sáng tạo ngoài sức tưởng tượng của chính họ. Chính những câu chuyện này càng làm chúng tôi tin tưởng rằng mọi người đều có thể tạo ra một cuộc sống thành công vượt ra ngoài các tiêu chuẩn thành đạt thông thường. Chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ có ích cho tất cả mọi người: các sinh viên sẽ áp dụng những phương pháp độc đáo này trong học tập; các giảng viên có thể sử dụng những câu chuyện trong cuốn sách cho bài giảng của mình; các nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp, khoa học, chính trị hay nghệ thuật có thể sử dụng để phát triển năng lực sáng tạo nhiều hơn; và tất cả mọi người có thể áp dụng cuốn sách để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính mình.

ĐỌC THỬ

NỀN MÓNG ĐỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY: TÌM HIỂU VẤN ĐỀ THẤU ĐÁO

“Anh ta chưa bao giờ làm hỏng việc.

Nhưng cũng chẳng biết tại sao mình chưa bao giờ làm tốt.

Bằng những người khác”

-Trích từ “Cái chết của kẻ làm thuê”, Robert Frost

Như mọi sinh viên khác, Silas đang rất phấn khởi pha chút hồi hộp khi chờ nhận kết quả bài kiểm tra. “58%”. Con số 58% đỏ chót phía trên cùng tờ giấy thi làm Silas cảm thấy bất ngờ và thất vọng. “Mình biết rất rõ những vấn đề trong bài thi mà. Mình bị điểm thấp chẳng qua là vì mấy lỗi sai vớ vẩn thôi. Chứ mình thật sự hiểu bài mà”. Cậu ấy thực sự tin rằng mình đã hiểu hết vấn đề. Rất tiếc là những sự bất ngờ không mấy vui vẻ đó vẫn có thể tiếp tục xảy ra trong nhiều năm sau khi chúng ta đã rời ghế nhà trường. Rất nhiều người tự tin (một cách sai lầm) dành cả những năm tháng sự nghiệp của mình chỉ để ôm ghì lấy lối suy nghĩ rằng họ biết nhiều hơn và xứng đáng nhận được nhiều lời ngợi khen hơn là những gì ghi trong bảng đánh giá hàng năm hay những gì thể hiện bên ngoài mức lương và độ thành công có thể quan sát được.

Nhưng hiểu biết không phải chỉ nằm ở ranh giới giữa ‘có’ và ‘không’; nó không như công tắc tắt bật của bóng đèn. Silas đã dành hàng giờ để ôn thi. Nhưng thay vì đào sâu suy nghĩ tìm ra mấu chốt thì cậu ta lại dành thời gian để học thuộc lòng. Cậu ta đã có thể đạt điểm cao hơn nếu biết sử dụng thời gian đó để ôn tập thật kỹ kiến thức cơ bản, tìm hiểu dàn ý tổng thể, kết nối các chi tiết vào dàn ý lớn và suy nghĩ về những vấn đề rộng hơn, bên ngoài những gì cậu được dạy trên lớp. Cách ôn thi của Silas rất giống như cách tư duy của một đứa trẻ tiểu học đang cố ghi nhớ phép cộng tổng các số có 2 chữ số nhưng lại không hiểu cơ chế hoạt động của phép tính cộng như thế nào và do đó, chúng không biết cách cộng các số hạng có 3 chữ số. Silas còn hiểu rất nông và thiếu chắc chắn về vấn đề cậu được học. Một thay đổi nhỏ trong bài thi cũng khiến Silas gặp khó khăn bởi cậu ta chỉ tập trung vào những con số và thông tin riêng lẻ, rời rạc chứ không tìm hiểu ý nghĩa và sự liên kết của các khái niệm.

Khi bạn học bất kỳ điều gì, hãy cố gắng đào sâu và nắm chắc. Nếu bạn học đánh đàn piano, thay vì cố ghi nhớ cách đánh, hãy học cách lắng nghe từng nốt nhạc và tìm hiểu cấu trúc của giai điệu. Bạn nên tự hỏi: “Liệu mình có thể chơi nhạc chỉ bằng tay phải không?”. Nếu bạn đang học về Nội chiến Mỹ, thay vì chỉ học thuộc lòng các sự kiện – Lincoln là tổng thổng, tướng Lee là người đứng đầu quân đội miền Nam, chính sách nô lệ là một trong những nguyên nhân dẫn đến Nội chiến…, bạn hãy cố gắng hiểu hoàn cảnh lịch sử cũng như các mâu thuẫn xã hội và phe phái đã dẫn đến cuộc chiến đẫm máu này. Nếu bạn cần đưa ra các quyết định bầu cử, đừng chú ý vào bề ngoài và những bài diễn thuyết của các ứng viên. Hãy tìm hiểu các ứng cử viên thật toàn diện, khách quan và đưa ra nhận xét của riêng bạn về các ứng viên đó.

Trong bất cứ vấn đề gì, các bạn luôn có thể hiểu vấn đề sâu hơn rất nhiều so với những gì đang tồn tại trong nhận thức của bạn. Đặt ra tiêu chuẩn cao cho mức độ hiểu biết trong mọi vấn đề có thể thay đổi hoàn toàn nhận thức của bạn về thế giới bên ngoài. Những lý giải tiếp theo đây sẽ giải thích tại sao xây dựng hiểu biết sâu sắc về các vấn đề lại là nền tảng quan trọng để có được tư duy hiệu quả.

Tìm hiểu những vấn đề cơ bản một cách kỹ lưỡng

Những vấn đề cơ bản nhất của bất kỳ lĩnh vực nào đều có thể được tìm hiểu ở mức độ sâu hơn. Hãy xem cách các vận động viên tennis chuyên nghiệp phán đoán đường đi của trái bóng; cách các nhà toán học hiểu về các con số; cách những sinh viên xuất sắc hiểu kỹ hơn các khái niệm cơ bản đã được dạy khi càng học lên cao; hay cách những người thành công liên tục suy nghĩ về mục tiêu nghề nghiệp và mục tiêu cuộc sống. Những người xuất sắc trong mọi lĩnh vực luôn luôn củng cố và mở rộng hiểu biết của họ về những vấn đề cơ bản.

Buổi học đáng nhớ với nghệ sĩ kèn trumpet(1)

(1) Kèn trumpet có xuất xứ ở Ai Cập từ thời xa xưa và được sử dụng trong quân đội như là tù và. Ngày nay, kèn trumpet được sử dụng trong nhiều mục đích và nhiều loại nhạc như: nhạc cổ điển, nhạc jazz, nhạc rock, blues, nhạc pop và nhạc đồng quê. Trumpet là loại kèn đồng có tiếng cao nhất.

Tony Plog là một nghệ sĩ kèn trumpet nổi tiếng thế giới. Ông đồng thời cũng là nhà soạn nhạc và giảng viên dạy loại nhạc cụ này. Một vài năm trước, chúng tôi có dịp được dự thính một buổi dạy của ông cho những nghệ sĩ đã thành danh. Trong suốt buổi học, từng học viên trình bày những đoạn nhạc do mình tự chọn. Họ chơi rất xuất sắc. Tony lắng nghe từng người và luôn bắt đầu nhận xét của ông bằng một lời khen: “Rất tốt, rất tốt. Đoạn nhạc này khá là khó phải không?”. Tiếp đó, ông tiếp tục đưa ra lời khuyên cho từng học viên để họ có thể trình diễn xuất sắc hơn, tập trung vào kỹ năng chơi nhạc và độ nhạy cảm với âm thanh. Chúng tôi không lấy gì làm ngạc nhiên về phương pháp dạy này. Nhưng rồi ông thay đổi bài học.

Ông đề nghị các học viên chơi một đoạn nhạc rất đơn giản dành cho những người mới tập trumpet. So với những màn trình diễn đầy kỹ thuật trước đó, đoạn nhạc này giống như trò chơi của trẻ con vậy. Sau khi mọi người đều đã trình bày xong, lần đầu tiên trong buổi học, Tony trực tiếp cầm kèn lên chơi. Ông chơi đúng đoạn nhạc cho người mới “vào nghề” đó, nhưng màn trình diễn của ông cực kỳ tinh tế, khác hẳn những bài trình bày đơn giản của các học viên lúc trước. Từng nốt nhạc đều rất sâu lắng, rất tinh tế và đầy cảm xúc. Chúng tôi như hiểu được ý nghĩa và sắc thái sâu sắc của từng nốt nhạc đơn giản. Kể cả những học viên giỏi nhất cũng không thể thực hiện màn trình diễn tuyệt vời được như vậy. Sự khác biệt giữa bậc thầy về kèn trumpet và những học viên tài năng nhất không phải được thể hiện qua những bản nhạc diễn phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao. Sự khác biệt ấy được thể hiện trong những đoạn nhạc đơn giản nhất. Tony nhấn mạnh với các học viên của mình về tầm quan trọng của việc thành thục nốt nhạc đơn giản nhất trước khi họ có thể trở thành bậc thầy trong bộ môn nghệ thuật này.

Bài học ở đây rất rõ ràng. Người thầy thiên tài đề nghị các học viên tài năng hãy tập trung luyện tập những đoạn nhạc đơn giản với kỹ thuật và cảm xúc hoàn hảo nhất. Đào sâu tìm hiểu các vấn đề cơ bản một cách thấu đáo là bí quyết để tạo nên thành công trong mọi lĩnh vực.

Vậy như thế nào là hiểu biết vấn đề một cách thấu đáo? Làm thế nào các bạn biết được mình có hiểu kỹ vấn đề hay không? Khi được yêu cầu chơi đoạn nhạc đơn giản dành cho người mới học, các học viên đều thực hiện đầy đủ và họ nghĩ rằng họ đã chơi rất tốt rồi. Trước khi được chứng kiến màn trình diễn của người nghệ sĩ bậc thầy, hẳn là họ không thể hình dung được bản nhạc đơn giản lại có thể được thể hiện hay đến như vậy.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button