Kỹ năng mềm

365 Tình Huống Ứng Xử – Bố Vợ Chàng Rể

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đỗ Quyên

Download sách 365 Tình Huống Ứng Xử – Bố Vợ Chàng Rể ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Mối quan hệ giữa bố vợ và chàng rể tuy không đa dạng, phức tạp như mối quan hệ giữa mẹ chồng – nàng dâu nhưng cũng có rất nhiều điều đáng để bàn. Thông qua những ví dụ sinh động về mối quan hệ này trong cuộc sống, cuốn sách 365 tình huống ứng xử bố vợ chàng rể đưa ra các bí quyết để điều hòa mối quan hệ ấy cũng như các bí quyết để lấy lòng bố vợ. Đây cũng là cuốn cẩm nang dành cho những chàng rể mới và cũng là những kinh nghiệm đáng quý dành cho những ông bố vợ trong việc hành động, đối xử với người chồng của con gái mình.

ĐỌC THỬ

Chương INGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN MÂU THUẪN GIỮA BỐ VỢ VÀ CHÀNG RỂ

1. Sự cách biệt tâm lý giữa hai thế hệ

T

rong cuốn Tâm lý xã hội người cao tuổi, tác giả mô tả tâm thức người cao tuổi như sau: “Chúng ta thường nghe thấy một số người cao tuổi phàn nàn rằng tôi già rồi, không làm được gì nữa, không còn là người có vai trò quan trọng nữa rồi. Họ coi sự giảm sút về thể lực và trí lực – quy luật tất yếu của cuộc sống – như hiện tượng ngọn lửa leo lắt trước ngọn gió, từ đó nảy sinh các vấn đề tâm lý không lành mạnh.”

Gia đình không ngừng phân hóa, trưởng thành và thay đổi. Mô hình gia đình truyền thống nhiều thế hệ sống chung dưới một mái nhà không còn là mô hình chính trong xã hội hiện đại, và gia đình hiện đại cũng từng bước thu nhỏ theo bước chân của thời gian. Sau khi kết hôn, từng cặp vợ chồng sẽ hình thành một gia đình mới. Hơn nữa, theo đà chất lượng cuộc sống vật chất không ngừng được nâng cao, gia đình không chỉ là một cộng đồng kinh tế nữa, nó còn phải đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng cao về cuộc sống tình cảm, tâm lý của mỗi thành viên trong gia đình.

Vì vậy, mối quan hệ giữa gia đình mới với các thế hệ trước, nói cách khác là mối quan hệ giữa gia đình mới với gia đình cũ, là sự va chạm giữa quan niệm mới và cũ. Kết quả của sự va chạm này sẽ quyết định gia đình có được hạnh phúc hay không. Một gia đình hài hòa trước tiên là sự hài hòa của mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, tất nhiên bao gồm sự hài hòa của mối quan hệ bố vợ – chàng rể.

Tuy nhiên, sự cách biệt tâm lý giữa hai thế hệ thường là khoảng cách không dễ vượt qua đối với bố vợ và chàng rể. Khác biệt về tuổi tác, tâm lý, sự từng trải… khiến cho quan niệm giá trị, trình độ văn hóa, thị hiếu, chuẩn mực ứng xử, thói quen cuộc sống, nhu cầu tiêu dùng… của bố vợ và chàng rể thường tồn tại sự bất đồng nào đó, người ta gọi đó là “sự khác biệt thế hệ”. Sự khác biệt thế hệ là hàng rào tiềm ẩn, có ảnh hưởng nhất định đến việc giao hòa tình cảm giữa hai thế hệ.

Trong gia đình, hai thế hệ thường nảy sinh một số mâu thuẫn, điều đó là không thể tránh khỏi. Đôi lúc, bố vợ và chàng rể lời qua tiếng lại với nhau chỉ vì những việc lặt vặt, khiến chàng rể tức tối bỏ đi, bố vợ cũng bực mình không kém, nhiều lúc vì thế mà sinh ra buồn phiền, mất ăn mất ngủ, lâu ngày sinh bệnh do nỗi bực bội tích tụ trong lòng. Muốn hóa giải mâu thuẫn đòi hỏi hai bên phải cùng cố gắng.

Về phía bố vợ, cần phải hiểu và chấp nhận sự khác biệt thế hệ, thông cảm cho con cái. Nên ứng xử theo nguyên tắc: Nếu chuyện không thuộc vấn đề phải trái, đúng sai lớn thì tốt nhất là bỏ qua, không can dự. Nếu không sẽ chuốc lấy bực mình, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Muốn rút ngắn khoảng cách và sự khác biệt thế hệ, hai bên đều phải cố gắng hết mình. Bố vợ – chàng rể nên thường xuyên trao đổi để hiểu và thông cảm với nhau hơn. Hai cha con nên lượng thứ cho nhau, con rể bày tỏ sự thông cảm đối với thái độ tôn sùng truyền thống, nhất nhất làm theo khuôn vàng thước ngọc của bố vợ, không nên chê cụ “cổ hủ”, cố chấp. Bên cạnh đó, chàng rể nên nhiệt tình giúp bố vợ hòa đồng với xã hội, mở rộng tầm nhìn, tiếp xúc với con người mới, sự việc mới, tiếp cận với văn minh hiện đại, giúp bố vợ từng bước đổi mới quan niệm để theo kịp bước tiến của thời đại. Về phía bố vợ thì nên ủng hộ con rể vừa kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của ông cha, vừa thuận theo trào lưu thời đại; không nên trách mắng con rể nôn nóng xa hoa, vô công rồi nghề.

Về phía con rể, nên chủ động khiêm nhường, gánh vác trách nhiệm nhiều hơn, không nên quá suy bì thiệt hơn, chân thành ứng xử, chan hòa tình cảm cha con, loại bỏ hiểu nhầm thông qua sự hiểu biết lẫn nhau, hòa giải mâu thuẫn thông qua sự chăm sóc. Đồng thời, cần gắn việc thực thi đạo hiếu với việc xây dựng gia đình hài hòa, các thành viên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không nên chỉ thuần túy chăm sóc về vật chất, đó cũng là điều bố vợ mong đợi nhất.

Nếu làm được như vậy, sự khác biệt thế hệ giữa hai người đàn ông sẽ được rút ngắn.

2. Truyền thống – nguồn gốc của mâu thuẫn môn đăng hộ đối

Nhìn lại lịch sử hôn nhân, chúng ta thấy mâu thuẫn giữa hôn nhân tự do và hôn nhân áp đặt đã tồn tại từ khi xuất hiện mô hình gia đình. Thời phong kiến, hôn nhân thường do mai mối hoặc hẹn ước của cha mẹ hai bên trên cơ sở “môn đăng hộ đối” giữa hai nhà. Thanh niên nam nữ hiện đại cho rằng, quan niệm hôn nhân của người xưa thật buồn cười, khi trai gái đã yêu nhau rồi, hà tất phải môn đăng hộ đối! Tuy nhiên, nhân tố gia đình có ảnh hưởng rất lớn tới mỗi thành viên sống trong gia đình đó, quan niệm “môn đăng hộ đối” thực chất là sự đồng nhất về quan niệm cuộc sống và quan niệm giá trị.

Khi hai người trưởng thành trong hai gia đình khác biệt nhau về sống với nhau chắc chắn sẽ cảm thấy có nhiều điều thật khó hòa đồng. Người này coi chuyện này là đương nhiên, là hợp lẽ, nhưng người kia lại cho là trái khoáy, khó xử, từ đó dẫn đến hiểu nhầm nhau, khó thông cảm cho nhau. Cho nên, quan tâm đến hoàn cảnh gia đình của người mình muốn chung sống là điều cần thiết. Hoàn cảnh gia đình khác biệt cũng thường là điểm nảy sinh mâu thuẫn giữa bố vợ và chàng rể.

Nói chung, người bố nào cũng yêu quý con gái, mong con gái lấy được người chồng con nhà gia giáo, nề nếp, có như vậy ông mới yên tâm. Nếu con gái lấy phải người chồng không có tài, hình thức bình thường, gia cảnh lại khó khăn thì ngay từ đầu, mâu thuẫn đã nảy sinh.

Chuyên gia văn hóa hôn nhân cho rằng, hôn nhân gia đình đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của xã hội, vì vậy, xã hội nào cũng đặt ra rất nhiều quy ước nhằm bảo đảm sự tồn tại của gia đình, như nghiêm cấm loạn luân, nguyên tắc phân chia tài sản, nguyên tắc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trẻ em, điều hòa xung đột… Do thực thi những quy ước này một cách máy móc và cứng nhắc nên một số người đã làm nảy sinh vô số vấn đề văn hóa xã hội và quan niệm hôn nhân. Có thể nói, ở một mức độ nào đó, môn đăng hộ đối là nguồn gốc làm nảy sinh mâu thuẫn giữa bố vợ và chàng rể.

3. Khác biệt văn hóa khiến cuộc hôn nhân trở nên chênh vênh

Cuộc sống hiện đại ngày nay, hôn nhân ngày càng trở nên mong manh. Tỷ lệ ly hôn có chiều hướng gia tăng.

Cô Lan sinh trưởng trong gia đình trí thức cao cấp, cô làm biên tập cho một nhà xuất bản. Chồng cô – Kiến Quốc lớn lên ở nông thôn, ra thành phố học đại học rồi ở lại làm việc. Từ ngày Quốc lấy Lan, người nhà anh từ quê ra thành phố đều nghỉ lại nhà anh, đến bệnh viện mẹ vợ anh làm bác sĩ khám chữa bệnh. Nhà anh trở thành nhà của họ hàng thân thích và cả làng anh. Thế là mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh giữa hai vợ chồng trẻ, những cuộc cãi cọ xung quanh quan niệm giá trị, thói quen sinh hoạt, cách ứng xử xảy ra thường xuyên.

Đó là hiện tượng điển hình phản ánh thực chất của cuộc hôn nhân kết hợp giữa thành phố với nông thôn. Dó đó, mâu thuẫn giữa bố vợ và chàng rể trở thành hiện tượng thường thấy trong cuộc hôn nhân kết hợp giữa thành phố và nông thôn.

Một người đàn ông nói về quan hệ giữa anh với bố vợ như sau:

“Hồi chúng tôi mua nhà, bố vợ không giúp gì. Ông nói với tôi, con hãy tự lo liệu lấy. Tôi đành quay ra cầu cứu bố mẹ mình, bố mẹ dốc hết tiền tiết kiệm dành để an dưỡng tuổi già cho tôi, cộng với số tiền vay ở ngân hàng, tôi mới mua được một căn hộ nhỏ.

Không ngờ khi bố vợ tới xem nhà mới, ông chê nhà nhỏ như cái chuồng chim, người làm sao ở nổi! Ông chê căn hộ cách xa trung tâm thành phố, ông bảo tôi mua bàn ghế thì hãy mua loại tốt, ngoài ra còn phải mua tivi, tủ lạnh, nhưng không hỗ trợ gì chúng tôi. Đến khi chuẩn bị tiệc cưới, bố vợ lại nói chưa chuẩn bị tiền. Để tổ chức hôn lễ, tôi không những tiêu hết số tiền mình có mà còn nợ nần chồng chất. Tiền chụp ảnh cưới, mua nhẫn cưới đều do bố mẹ tôi cho.

Cuộc sống sau lễ cưới thật là chật vật, hai vợ chồng tôi nai lưng ra trả nợ. Lúc này tôi nhận ra một sự thật nữa là, bố vợ không đi làm, mặc dù ông mới 49 tuổi, sức khỏe rất tốt. Ông suốt ngày ở nhà, xem tivi chán thì đánh bạc, uống chè, hút thuốc lá. Ông còn mua ô tô, hứng lên thì lái xe đưa mẹ vợ tôi đến nhà con gái ăn cơm. Trong khi đó, tôi và vợ tôi phải hàng ngày chen xe buýt đi làm. Bố vợ không đi làm nên chúng tôi phải phụng dưỡng, nhưng khổ nỗi mỗi ngày ông hút vài bao thuốc lá ngon, có lúc đánh bạc thua rất nhiều tiền. Hàng ngày ông mặc comple, thắt caravat, ra dáng ông chủ lắm. Về quê, ông khoe với bà con: “Con gái, con rể tôi kiếm được bạc tỉ, mua nhà cưới xin chúng tự lo hết, chúng không khiến tôi đi làm, bảo tôi cứ an nhàn tận hưởng cuộc đời!”

Xã hội chưa triệt để xóa bỏ sự cách biệt giữa thành phố và nông thôn nên về lý thuyết, cuộc hôn nhân kết hợp giữa người thành phố và người ở nông thôn thuộc dạng kết cấu “không ổn định”.

Khi bình luận về thực chất của cuộc hôn nhân kiểu này, các nhà nghiên cứu nói: “Đối với hôn nhân, điều quan trọng nhất là chọn đúng người và giữ cho đầu óc thật tỉnh táo. Tôi không chủ trương trai gái lấy nhau lúc tình yêu đang ở trên đỉnh cao. Tình yêu là thuần túy, hôn nhân là tổng hòa của nhiều vấn đề, nhiều mối quan hệ, cần phải được suy nghĩ, cân nhắc kỹ lưỡng, tỉnh táo”.

4. Công việc ảnh hưởng tới mối quan hệ bố vợ – chàng rể

Trong quan hệ bố vợ – chàng rể, hai người làm việc cùng ngành hay khác ngành cũng là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới mối quan hệ.

Nói chung, bố vợ và con rể làm cùng một ngành có mối quan hệ tốt hơn là làm khác ngành.

Trong lịch sử, bố vợ và con rể liên kết thành liên minh chính trị hoặc liên minh quân sự không phải là hiếm.

Tại sao công việc có thể khiến quan hệ bố vợ – con rể trở nên thân thiết hơn? Có lẽ là do đàn ông đều coi trọng sự nghiệp, coi sự nghiệp là phần quan trọng nhất của cuộc đời. Hai cha con đều có chí hướng lập nghiệp nên coi nhau như tri kỷ. Chúng ta thấy, từ cổ chí kim, chuyện bố vợ nâng đỡ con rể là mối quan hệ thường gặp nhất trong các liên minh gia đình.

5. Thói quen sinh hoạt chi phối cách ứng xử

Lan làm việc ở công ty liên doanh với nước ngoài, cô thường nghe người ta nói quan hệ bố vợ – chàng rể thường bị căng thẳng do thói quen sinh hoạt khác nhau, nên cô quyết định chỉ kén chồng cùng quê để tránh mâu thuẫn.

Rất nhiều người thừa nhận sự thật này: mặc dầu chúng ta rất muốn sống chan hòa với nhau, nhưng do tập quán, thói quen sinh hoạt khác nhau nên ít khi thực hiện được nguyện vọng tốt đẹp này. Hai thế hệ sống bên nhau trong một không gian chật hẹp, tự do, riêng tư trong sinh hoạt hàng ngày khó lòng được đảm bảo, cuộc sống chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt thói quen sinh hoạt và thị hiếu của hai thế hệ.

Trong gia đình có hai thế hệ sinh sống, hiện tượng bằng mặt mà không bằng lòng là khó tránh khỏi. Nó thể hiện rõ nhất trong mối quan hệ bố vợ – chàng rể.

Cô Lan có ấn tượng khá sâu sắc về điểm này. Chồng cô quê. Mấy tháng trước, cô đón bố mẹ ra chơi, nhân tiện nhờ bố mẹ trông cháu. Chỉ vài ngày sau, mâu thuẫn đã nảy sinh. Hôm đó, cô ra chợ mua hai con cá chép về, bỏ vào tủ lạnh rồi vội vàng đi làm. Cá chép là món khoái khẩu của chồng cô. Khi cô đi làm về, thấy trong nhà im ắng lạ thường, nhìn bố thì bố cau có, nhìn chồng thì thấy chồng buồn thiu. Cô liếc nhìn mâm cơm, thấy món cá chép vẫn còn nguyên, thế là hiểu rồi. Quê chồng ăn cá chép không đánh vẩy, cho rằng ăn như vậy mới ngon; nhưng bố mẹ Lan ăn cá chép bao giờ cũng đánh sạch vẩy.

Mâu thuẫn ở nhiều gia đình thường do những chuyện lặt vặt gây nên, ví dụ xem tivi, do sở thích khác nhau mà hai thế hệ không bao giờ ngồi xem chung một kênh. Ngoài ra, do thói quen sinh hoạt của bố vợ và con rể khác nhau nên thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn. Ví dụ, bố vợ sống giản dị, tằn tiện, áo rách vá lại để mặc; con rể lại biết tận hưởng cuộc sống vật chất phong phú. Bố vợ chê con rể xa xỉ; con rể chê bố vợ hà tiện, lạc hậu. Bố vợ thích ăn cơm mềm rau nhừ, con rể thích ăn cơm khô, uống rượu. Bố vợ có thói quen ngủ sớm dậy sớm, thích yên tĩnh, ở trong nhà lâu hơn; con rể thích thức khuya, chủ nhật thường ngủ đến trưa. Với thói quen sinh hoạt khác nhau như thế, hàng ngày lại giáp mặt nhau trong một không gian chật hẹp thì rất khó tránh khỏi việc nảy sinh bất đồng và va chạm.

Các nhà xã hội học sau khi phân tích những hiện tượng này đã kết luận như sau:

Việc xây dựng mối quan hệ gia đình tốt đẹp không thể thiếu các điều kiện vật chất cần thiết. Các gia đình có nhà cửa chật hẹp, lại nặng về quan niệm truyền thống ông bà con cháu sống chung một nhà cho vui thì tần suất tiếp xúc giữa các thành viên trong gia đình càng cao, tính thống nhất về sinh hoạt gia đình cũng quá cao: cả nhà không ngồi nói chuyện phiếm thì ngồi xem tivi, nếu không thì cả nhà tắt đèn đi ngủ. Tại một không gian và thời gian đồng nhất như vậy, các thành viên trong gia đình hầu như không còn sự lựa chọn nào khác ngoài sinh hoạt chung. Người già và thanh niên có thói quen sinh hoạt khác nhau, làm sao tránh khỏi xung khắc? Xung khắc kiểu này rất khó điều hòa. Phạm vi hoạt động xã hội của đàn ông lớn hơn phụ nữ, cách nhìn nhận vấn đề cũng khác phụ nữ, nên đàn ông coi trọng “thể diện”, “sự tôn kính” hơn phụ nữ. Trong quan hệ bố vợ – chàng rể, khi mới nảy sinh vấn đề, hai người đàn ông không ai nói thẳng mà thường ám chỉ. Tình huống này thực chất là sự khởi đầu của mâu thuẫn bố vợ – chàng rể.

6. Kinh tế ảnh hưởng tới quan hệ bố vợ – chàng rể

Một nhà kinh tế học bày tỏ quan điểm như sau: “Định nghĩa về kinh tế gia đình khá rộng rãi, nếu không gắn kết tri thức kinh tế học với mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình một cách hoàn hảo thì định nghĩa về kinh tế gia đình không có ý nghĩa gì hết.”

Như vậy, nói đến kinh tế gia đình là nói đến các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Quan hệ bố vợ – chàng rể là mối quan hệ quan trọng trong gia đình, nó sẽ xâm nhập vào đời sống kinh tế của hai vợ chồng trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự xâm nhập này chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc hôn nhân của con cái mà thôi. Mâu thuẫn bố vợ – chàng rể, phân tích từ góc độ kinh tế học, rốt cuộc cũng chỉ là cuộc tranh giành quyền quản lý kinh tế gia đình giữa hai người đàn ông.

Phụng dưỡng cha mẹ thường là khoản chi quan trọng của nhiều gia đình. Con gái đi lấy chồng gánh vác trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ là lẽ thường tình, nhưng nhiều lúc con gái phải dựa vào một phần thu nhập của chồng, nếu người chồng không thông cảm hoặc từ chối chu cấp thì bố vợ – chàng rể bất hòa là chuyện có thể tiên liệu.

Một người vợ quá mệt mỏi bởi cuộc chiến kinh tế giữa bố vợ và chàng rể kể rằng:

“Bố tôi bị suy thận, tôi muốn dành một khoản tiền cho bố chữa bệnh, nhưng chồng tôi lạnh lùng nói, con gái lấy chồng không nên quá quan tâm đến việc của bố mẹ mình nữa, ý không muốn tôi chu cấp tiền cho bố, việc đó để em trai tôi lo liệu. Chồng tôi làm thế thật thiếu tình người, người ốm là bố tôi cơ mà! Con gái làm sao có thể nhẫn tâm nhìn bố lâm bệnh mà không cứu chữa, huống hồ em trai tôi vừa tốt nghiệp đại học, làm gì có khả năng kinh tế! Tôi với chồng tôi đã xảy ra một trận khẩu chiến. Việc này đến tai bố chồng, ông nói với chồng tôi, phải đối xử với bố mẹ vợ như bố mẹ đẻ. Sau đó chồng tôi nói với tôi, em muốn làm gì thì tùy. Lời nói đó khiến tôi cảm thấy khó chịu. Bố tôi hay chuyện này, ông rất buồn, còn thành kiến với con rể mãi”.

Có nhiều gia đình, mâu thuẫn giữa bố vợ và chàng rể được hòa giải nhanh chóng, tình cảm gia đình không bị ảnh hưởng. Cũng có không ít gia đình không ai chịu nhường ai trong cuộc chiến kinh tế gia đình, khiến gia đình tan vỡ.

Điều đáng nói là, mặc dù thu nhập gia đình có thể tăng lên, nhưng mâu thuẫn do vấn đề kinh tế gây ra trong các gia đình loại này không bao giờ lắng dịu. Bố vợ, chàng rể nảy sinh mâu thuẫn từ vấn đề kinh tế thường là vì quan hệ giữa họ được xây dựng trên nền tảng “người xa lạ”. Thực ra, cảnh giác, không muốn chia sẻ tiền bạc với “người xa lạ” cũng là tâm thức bình thường của con người. Người xưa từng dạy, phải coi bố người như bố mình, coi con người như con mình. Đó là diệu kế để bố vợ, chàng rể coi nhau như ruột thịt, như vậy gia đình mới hòa thuận êm ấm.

7. Tính cách – nguồn gốc gây ra chiến tranh lạnh

Chiến tranh lạnh giữa bố vợ và chàng rể là chiến tranh lạnh giữa hai người đàn ông.

Hai người đàn ông thuộc hai thế hệ khác nhau, tính cách và thói quen sinh hoạt khác nhau. Vì một người phụ nữ mà họ trở thành người thân, nhưng do tính cách của họ khác nhau nên để sống bên nhau vui vẻ quả thật là khó khăn. Không những thế, giữa họ còn thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn và xung khắc.

Thông thường, khi mâu thuẫn, đàn ông hay vận dụng mô hình “chiến tranh lạnh”. Họ thường giấu kín tình cảm trong lòng, đồng thời rất coi trọng thể diện.

Nhiều người cho rằng, do có tính cách khác nhau, bố vợ và chàng rể thường nảy sinh xung đột rồi diễn biến thành chiến tranh lạnh, không có gì phải lo ngại. Trên thực tế, khi hai người xung khắc vì một chuyện nào đó, lúc này vận dụng mô hình “xử lý lạnh” tốt hơn là tranh luận, lời qua tiếng lại. Vì trong lúc bực tức, muốn phân biệt ai đúng ai sai là vô cùng khó khăn, làm như thế chẳng khác gì đổ thêm dầu vào lửa, khiến tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.

Chúng ta có thể xem xét một cách biện chứng vai trò của “chiến tranh lạnh” trong việc giải tỏa xung khắc. “Chiến tranh lạnh” xảy ra vào thời điểm thích hợp, ở mức độ thích hợp sẽ có lợi cho việc làm lắng dịu cường độ xung khắc. Ngược lại, nếu xảy ra vào thời điểm không thích hợp thì sẽ làm cho sự hiểu nhầm sâu sắc thêm, thậm chí để lại hậu quả không tốt.

Mặc dù chiến tranh lạnh có mặt có lợi đối với tình cảm và hôn nhân nhưng trong thực tế, chiến tranh lạnh để lại hậu quả tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Mâu thuẫn thường nhật giữa bố vợ và chàng rể cuối cùng sẽ ảnh hưởng xấu tới tình cảm của các thành viên trong gia đình. Nếu hai bên thường xuyên giải quyết mâu thuẫn bằng chiến tranh lạnh, lâu ngày sẽ khiến quan hệ giữa bố vợ và chàng rể trở nên xa cách.

Bố vợ, chàng rể khi xảy ra mâu thuẫn nên bình tĩnh, để thời gian lắng dịu cảm xúc rồi hãy tìm cách giải quyết, khi nỗi tức giận tiêu tan, với một cái cớ thích hợp, hai người sẽ xuống thang trong danh dự, quan hệ sẽ trở về trạng thái tốt đẹp ban đầu. Người ta gọi đó là phương pháp xử lý lạnh. Nếu cứ nhất quyết đòi giải quyết xung khắc trong thời điểm tức giận, kết quả sẽ trái với mong đợi.

Nhà khí tượng học nổi tiếng Edward Lorenz phát hiện, khí hậu trái đất là một hệ thống phức tạp, hết sức nhạy cảm, một thay đổi rất nhỏ ở khu vực này có thể dẫn đến sự thay đổi rất lớn ở khu vực khác. Ví dụ, một con bướm ở Brazil vẫy cánh, sức gió do nó sinh ra có thể dẫn đến một trận gió xoáy ở bang Texas (Mỹ). Chuyên gia hôn nhân cho rằng, hiệu ứng con bướm cũng tồn tại trong quan hệ bố vợ – chàng rể. Bố vợ, chàng rể giống nhau, đều vận dụng mô hình chiến tranh lạnh. Lúc này, một trong hai người cần vận dụng mô hình ngược để cải thiện quan hệ giữa hai người. Mỗi sự thay đổi rất nhỏ ở bạn đều có thể làm cho mối quan hệ bố vợ – chàng rể xuất hiện sự thay đổi.

Vì vậy, khi xảy ra xung khắc và diễn biến thành chiến tranh lạnh, bạn hãy kiềm chế bản thân, cố nguôi ngoai nỗi bực tức, sau đó làm động tác nhỏ có dụng ý, ví dụ, vờ như vô tình chạm vào đối phương; hoặc chủ động bày tỏ ý định hòa giải của mình. Để hóa giải chiến tranh lạnh giữa bố vợ và chàng rể, ngoài những “chiêu” nói trên, yếu tố quan trọng nhất là thái độ chân thành ứng xử.

8. Chàng rể và bố vợ, ai yêu nàng hơn?

Các ông bố chỉ mong con gái vui, khi con gái vui ông mới vui. Người chồng cũng thế, chỉ mong vợ vui, chỉ khi nào vợ vui, người chồng mới vui. Con gái đón nhận tình cảm của bố và của chồng, điều đó khiến hai người đàn ông đồng thời cảm thấy hạnh phúc, bản thân việc đó không có gì mâu thuẫn. Đáng tiếc là, hai niềm vui đó có thể xung khắc với nhau, mà sự nhường nhịn của bất cứ bên nào, suy cho cùng, đều gây ra nỗi buồn cho người đó. Nói cách khác, đó là cuộc chiến giành tình yêu giữa bố vợ và chàng rể.

Quan hệ hôn nhân được duy trì bởi luật pháp, luân lý và đạo đức, điều này có thể thay đổi; quan hệ ruột thịt là thứ không thể thay đổi. Tình yêu bắt nguồn từ quan hệ huyết thống và tình yêu bắt nguồn từ tình cảm nam nữ khác nhau hoàn toàn, không nên đem ra so sánh. Cho nên, mâu thuẫn giữa bố vợ và chàng rể nảy sinh từ tâm lý ghen tị, về bản chất nó thuộc vấn đề tâm thức.

Ông Tào 60 tuổi phàn nàn với bạn bè như nhau: Tôi chỉ có một đứa con gái, hai chục năm qua tôi như một chiếc ô che mưa che nắng cho nó, không để nó chịu khổ một giờ. Trong mắt con gái, tôi không những rất vĩ đại mà còn hoàn mĩ vô cùng. Từ ngày nó đi lấy chồng, trật tự đã bị đảo lộn. Nó theo chồng làm nghề vận tải, chịu khổ trăm bề. Bây giờ hai, ba tháng không về nhà, việc lớn việc bé đều nghe theo chồng, quan hệ bố con trở nên xa cách. Con rể giải thích, sự nghiệp tiền bạc là trên hết, ít về nhà có sao đâu. Nghe thật chối tai. Tôi thương yêu con gái hết mực như thế, sao bây giờ cái gì nó cũng nghe theo chồng!”

Thắc mắc của ông Tào thực ra không liên quan đến mâu thuẫn bố vợ – chàng rể, ông chỉ mong con gái sống hạnh phúc, vui vẻ, ngoài ra ông còn mong con gái hiểu rằng, vị trí của bố trong mắt con phải cực kỳ quan trọng, không ai có thể thay thế. Nhưng bố vợ ít nhiều có thành kiến khi nhìn nhận con rể, nếu không thì cũng thiên lệch. Khi con gái có người yêu, nhìn con rể tương lai, ông bố thường cảm thấy không hài lòng, không chê anh ta xuất thân thấpkém thì chê anh ta trình độ văn hóa thấp hoặc chưa có sự nghiệp… Khi kén rể, các ông bố thường đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe. Họ cảm thấy không yên tâm khi gửi gắm con gái yêu quý của mình cho một người đàn ông khác, không thoải mái khi phải chia sẻ tình cảm của con gái với con rể tương lai.

Thực ra, tình yêu không những cần vun đắp và bảo vệ mà còn cần chia sẻ. Nếu bố vợ và chàng rể nảy sinh mâu thuẫn và tranh cãi xung quanh vấn đề “ai yêu nàng hơn”, thì về bản chất, đó là một sự tranh chấp ngọt ngào.

9. Mâu thuẫn về quyền lợi – quyền quyết định và quyền đề nghị

Trong một gia đình, nếu ý kiến của người chồng không được chấp nhận, anh ta sẽ cảm thấy chán nản. Nếu không bao giờ được tham gia bàn luận và quyết định việc gia đình, anh ta sẽ dần mất đi vai trò trong gia đình, cuối cùng sẽ cho rằng mình không có vị trí trong gia đình. Các chuyên gia tâm lý khuyến cáo “nên tranh thủ ý kiến của người chồng, tránh không ra lệnh cho anh ta”.

Nếu trong một gia đình có hai người đàn ông đều muốn nắm lấy quyền lực này, đòi thực hiện quyền đề nghị và quyền quyết định của mình thì mâu thuẫn có thể nảy sinh.

Một người cha có con gái bốn tuổi phàn nàn: “Trước kia, mọi việc liên quan đến con gái đều do tôi quyết định. Tôi cho rằng tôi hiểu nhu cầu của con gái hơn. Tất nhiên, tôi không phản đối ông ngoại cũng tham gia vào việc dạy bảo cháu, nhưng mỗi lần có mặt ông ngoại, con gái không nghe lời tôi nữa. Bất cứ việc gì nó cũng làm theo quyết định của ông ngoại, tôi bực lắm, nhưng không biết làm thế nào”.

Chúng ta có thể đặt câu hỏi, vậy cháu nên nghe lời bố hay nghe lời ông ngoại? Một nhà xã hội học gia đình phân tích, bố mẹ bao giờ cũng đinh ninh rằng mình có khả năng giải quyết tốt nhất các vấn đề của con, quan niệm đó tạo ra rào cản nhất định đối với người khác. Luôn nhìn nhận vấn đề từ góc độ của bản thân nên họ tưởng rằng họ đã mất đi quyền lực, đồng thời, họ tìm cách lập lại vai trò của mình.

Bố vợ và chàng rể cần xác định, trong tình huống nào thì họ có thể độc lập đưa ra quyết định, trong lĩnh vực nào họ cần phải bàn bạc với nhau. Khi thực hiện vai trò của mình trong gia đình, bạn không nên nhấn mạnh vị trí đặc biệt của mình, trong xã hội hiện đại, không ai có thể tự quyết định mọi vấn đề của gia đình. Khi cần chi một khoản tiền lớn hoặc giải quyết một vấn đề quan trọng, mọi người nên bàn bạc với nhau nhằm tìm ra phương thức giải quyết thích hợp nhất.

10. Giáo dục – sự cách biệt thế hệ gây ra xung đột giữa bố vợ và chàng rể

Nói đến vấn đề giáo dục, đại đa số chúng ta có chung quan niệm là trách nhiệm giáo dục con cái phải do bố mẹ và ông bà cùng đảm nhiệm, thậm chí các bên còn phải tạo điều kiện cho nhau thực hiện trách nhiệm. Chỉ khi nào ông bà, bố mẹ cùng gánh vác trách nhiệm giáo dục con trẻ thì mới có thể phát huy đầy đủ chức năng giáo dục gia đình, sức mạnh giáo dục con trẻ đạt tới sự hài hòa, bổ khuyết cho nhau.

Cạnh tranh xã hội ngày một gay gắt, sức ép công việc đè nặng lên vai bố mẹ trẻ, nhiều cặp vợ chồng trẻ buộc phải gửi con cho ông bà trông nom giáo dục. Hiện tượng giáo dục cách thế hệ này có chiều hướng gia tăng. Ngày càng nhiều bố mẹ trẻ phát hiện, trong vấn đề giáo dục con trẻ, quan niệm và cách thức giáo dục của họ khác xa ông bà, thậm chí đối kháng nhau. Quả thật, giáo dục cách thế hệ là một vấn đề gây đau đầu ở nhiều nước, xung khắc giữa bố vợ và chàng rể cũng nảy sinh từ đó.

Hiện tượng bố mẹ, ông bà – hai thế hệ cùng chăm sóc một đứa trẻ trở nên hết sức phổ biến, rất nhiều gia đình phải đối mặt với khó khăn “bố mẹ dạy bảo, ông bà nuông chiều”, tình cảnh bố mẹ phàn nàn, trách móc ông bà “làm hư cháu” không còn hiếm thấy.

Con gái anh Hùng năm nay 5 tuổi, răng bị sâu hết. Hễ nói đến răng con gái, anh lại bực mình vô cùng: “Ông bà ngoại hay cho cháu ăn quà vặt khi tôi không có nhà, làm cho răng cháu sâu hết”. Hùng phàn nàn: “Từ ngày cháu ra đời, tôi và bố vợ đã nảy sinh bất đồng trong việc giáo dục con. Ví dụ, hồi cháu mới biết bò, tôi có ý định rèn luyện khả năng vận động của cháu, nhưng bố vợ lại cho rằng cháu bò dưới đất vừa bẩn vừa mệt. Cháu vào học trường mẫu giáo, tôi có ý thức rèn luyện thói quen tự lập cho cháu, để cháu tự ăn cơm, tự mặc quần áo, nhưng ông ngoại lấy cớ cháu còn nhỏ, mọi việc đều làm thay cháu”. Anh Hùng thấy vậy bèn đón cháu về nhà, không nhờ ông bà trông hộ nữa.

Trong việc giáo dục con trẻ, hai thế hệ áp dụng phương pháp giáo dục khác nhau, bố vợ truyền thống, chàng rể hiện đại, nảy sinh mâu thuẫn là việc khó tránh khỏi. Tiêu điểm của mâu thuẫn thường tập trung ở một vấn đề, đó là phương pháp giáo dục. Nguyên nhân chủ yếu làm nảy sinh mâu thuẫn là, con rể cho rằng bố vợ không nắm chắc về quy luật cũng như phương pháp giáo dục, nuông chiều cháu, không thể tạo cho cháu thói quen tự lập; còn bố vợ cho rằng con rể tự phụ quá, yêu cầu khắt khe với cháu mình quá, sợ cháu khổ.

Hai cha con mâu thuẫn trong phương pháp giáo dục trẻ, lại không bàn bạc với nhau để đi đến nhận thức chung, vì thế không tránh khỏi xung khắc, ai cũng cho rằng phương pháp của mình là đúng, thậm chí tranh luận trước mặt trẻ. Nếu tình cảnh này không ngừng tái diễn thì sẽ dẫn đến đúng sai mập mờ, mỗi người làm theo một kiểu, quan hệ bố vợ – chàng rể trở nên căng thẳng. Tệ hơn là, một số trẻ lợi dụng mâu thuẫn giữa bố và ông ngoại khiến việc giáo dục mất đi tác dụng vốn có.

Trong vấn đề giáo dục trẻ, các thế hệ cần phải chung sức, phải trao đổi bàn bạc với nhau, có như vậy việc giáo dục trẻ mới mang lại hiệu quả tốt, đồng thời sự hòa hợp này cũng góp phần củng cố hạnh phúc gia đình.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button