Kỹ năng mềm

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Osho

Download sách 365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Kỹ năng sống

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Tại khoảnh khắc bạn được soi sáng, toàn bộ sự sống của bạn được soi sáng. Nếu bạn tồn tại trong bóng tối, toàn bộ sự sống của bạn cũng bị đen tối. Việc này tùy ở bạn.

Trên thế gian có hàng ngàn quan niệm sai lạc về việc chiêm nghiệm. Việc chiêm nghiệm rất đơn giản: Vận dụng hữu thức. Chiêm nghiệm không có nghĩa là tụng kinh, là đọc thần chú hay kinh Rô ze. Những thứ này đều là những hình thức ru ngủ. Chúng có thể giúp bạn có được sự thư thái ở một hình thức nào đó. Sự thư thái đó không có gì là sai lạc. Nếu chúng ta muốn được thư giãn thì việc đó hoàn toàn tốt. Bất kỳ một hình thức ru ngủ nào cũng có ích, nhưng nếu chúng ta muốn tìm hiểu sự thật thì như thế vẫn chưa đủ.

Chiêm nghiệm nghĩa là biến vô thức thành hữu thức. Thường chỉ có một phần mười tâm hồn chúng ta thuộc hữu thức, chín phần còn lại thuộc vô thức. Chỉ một phần nhỏ trong tâm hồn của chúng ta được soi sáng; phần còn lại luôn chìm trong bóng tối. Thách thức được đặt ra ở đây là: chúng ta phải làm sao để toàn bộ đều được chan hòa trong ánh sáng.

Khi toàn bộ được thắp sáng, đời sống trở thành một điều kỳ diệu; nó có sự mầu nhiệm. Khi đó không còn tồn tại những thứ tầm thường nữa – mọi thứ đều phi thường. Sự trần tục biến thành sự thiêng liêng, sự nhỏ bé biến thành sự vĩ đại, những viên đá trở nên đẹp đẽ như những hòn ngọc; toàn bộ sự sống trở nên sáng ngời. Tại khoảnh khắc bạn được soi sáng, toàn bộ sự sống của bạn được soi sáng. Nếu bạn tồn tại trong bóng tối, toàn bộ sự sống của bạn cũng bị đen tối. Việc này tùy ở bạn.

2. CHUYÊN VÀ KHÔNG CHUYÊN

Mọi khám phá vĩ đại đều được thực hiện bởi những người không chuyên.

Thường thì, khi bạn tham gia một công việc mới, khi đó bạn tỏ ra rất sáng tạo. Bạn dồn hết tâm trí, toàn bộ sinh khí của bạn vào công việc mới này. Rồi thì, theo thời gian, khi bạn đã quen thuộc với công việc, bạn không còn sáng tạo nữa, bạn trở thành một cỗ máy chỉ biết lặp đi lặp lại một số thao tác nào đó. Điều này khá tự nhiên, bạn càng thành thạo thì bạn càng máy móc.

Mọi khám phá đều được thực hiện bởi những người không chuyên nghiệp bởi vì một người chuyên nghiệp luôn gặp rủi ro. Nếu một điều gì đó mới mẻ xảy ra, điều gì sẽ xảy ra với những kỹ năng cũ kỹ của họ? Họ đã được đào tạo nhiều năm và giờ đây họ trở thành một chuyên gia. Những chuyên gia không bao giờ khám phá được bất kỳ thứ gì bởi họ chẳng bao giờ vượt ra khỏi chuyên môn của mình. Họ ngày càng thành thạo mặt này nhưng ngày càng trở nên cùn lụt, uể oải, trì chậm trong công việc. Không có gì mới mẻ có thể gây hứng thú cho họ vì họ đã biết được điều gì sẽ xảy ra, biết họ sẽ làm gì. Chẳng có gì gây ngạc nhiên cho họ trong công việc của mình.

Bài học ở đây là: Việc chúng ta đạt được một kỹ năng nào đó là điều tốt; nhưng sẽ không tốt khi chúng ta cứ bám chặt lấy nó. Khi bạn có cảm giác một thứ gì đó trở nên cũ kỹ với mình, bạn hãy thay đổi nó ngay lập tức. Bạn hãy khám phá những điều mới mẻ, xóa bỏ ngay những thứ cũ kỹ. Bạn hãy thoát ra mọi khuôn mẫu – rũ bỏ mọi kỹ năng cũ, trở lại là một người không chuyên như trước đây. Bạn phải có đủ dũng khí để làm việc này, đó là cách để bạn làm cho cuộc sống của mình được tươi đẹp hơn.

3. HÃY CHỌN THIÊN NHIÊN

Khi bạn nhận thấy rằng xã hội đang đi ngược lại với thiên nhiên, chống phá thiên nhiên, bạn hãy chọn thiên nhiên – bằng bất cứ giá nào. Bạn sẽ không bao giờ là người thua cuộc.

Quan niệm hiện nay cho rằng mỗi cá nhân đều phải sống vì xã hội, phải theo đuổi những quy phạm mà xã hội đặt ra. Mỗi cá nhân phải hòa hợp cùng xã hội. Điều này đã trở thành định nghĩa chung về một con người bình thường trong xã hội. Ngay cả khi xã hội trở nên điên cuồng, bạn cũng phải hòa mình cùng nó; chỉ khi đó bạn mới được xem là một người bình thường như bao người.

Vấn đề ở đây là: thiên nhiên đòi hỏi điều này nhưng xã hội lại đòi hỏi nhiều điều trái nghịch khác. Nếu xã hội đòi hỏi cùng một thứ như thiên nhiên thì xung đột đã không xảy ra. Chúng ta vẫn đang sống ở cõi địa đàng. Xung đột xảy ra bởi xã hội có những nhu cầu riêng của nó. Những nhu cầu này không phải lúc nào cũng giống với nhu cầu của từng cá nhân. Cá nhân phải hy sinh vì xã hội. Đây chính là phần nổi mà chúng ta nhìn thấy được. Tuy nhiên sự thật không phải thế. Mỗi cá nhân không tồn tại vì xã hội mà xã hội tồn tại vì mỗi cá nhân. Xã hội chỉ là một tổ chức, nó không có linh hồn. Nhưng mỗi cá nhân đều có linh hồn, đều là trung tâm của ý thức.

4. SỰ DỘI LẠI TIẾNG VANG

Thế giới là một nơi dội lại tiếng vang. Nếu chúng ta ném vào nó sự tức giận, nó sẽ ném trả lại chúng ta sự tức giận. Nếu chúng ta trao cho nó tình yêu, nó sẽ trao lại cho chúng ta tình yêu.

Nếu chúng ta tìm kiếm tình yêu, tình yêu sẽ không còn đôi cánh, nó không thể bay được nữa. Nó sẽ trở nên rất trần tục. Nó là sản phẩm của sự thèm khát nên nó chỉ đem lại những ưu phiền và đau khổ. Tình yêu là một cái gì đó xuất hiện vô điều kiện, chúng ta không thể mong đợi bất kỳ thứ gì từ tình yêu. Tình yêu phải tồn tại chỉ vì tình yêu – không vì bất kỳ một sự tưởng thưởng, bất kỳ một kết quả nào. Nếu tình yêu của bạn xuất hiện vì một động cơ thúc đẩy nào thì tình yêu đó không thể nào bao la như bầu trời xanh. Nó bị gò ép bởi động cơ thúc đẩy này. Động cơ thúc đẩy này trở thành định nghĩa về nó, trở thành cái nhà tù giam hãm nó. Tình yêu không điều kiện không bao giờ có biên giới: Nó là niềm kiêu hãnh thanh khiết, là sự bao la, là hương thơm của con tim.

Không phải vì tình yêu xuất hiện vô điều kiện nên không có một kết quả nào xảy ra. Ngược lại, kêt quả xuất hiện to lớn gấn ngàn lần. Những gì chúng ta cho đi sẽ được trả ngược lại với cường độ mạnh hơn. Thế giới là một nơi dội lại tiếng vang. Nếu chúng ta ném vào nó sự tức giận, nó sẽ ném trả lại chúng ta sự tức giận. Nếu chúng ta trao cho nó tình yêu, nó sẽ trao lại cho chúng ta tình yêu. Đó là một hiện tượng tự nhiên; chúng ta không cần phải suy nghĩ về nó. Chúng ta có thể tin tưởng rằng: Tự nó sẽ xảy ra. Đây là luật Nhân quả: Gieo gì thì gặt nấy, cho gì thì nhận nấy. Thế nên chúng ta không cần phải suy nghĩ về nó, nó là một quá trình vận hành một cách tự nhiên. Bạn căm thù, bạn sẽ bị căm thù. Bạn yêu thương, bạn sẽ được yêu thương.

5. SỰ SÁNG SUỐT MUỘN MÀNG

Mọi người thật vô trách nhiệm. Bạn quan sát bạn sẽ thấy. Nếu bạn sáng suốt đúng lúc, bạn sẽ chẳng gặp rắc rối gì. Nhưng vấn đề ở đây là: mọi người thường sáng suốt khi mọi việc đã qua đi. Sự sáng suốt muộn màng và vô ích.

Bạn hành xử ác ý với một ai đó, sau đó bạn nhận thấy rõ sai lầm của mình, sự sáng suốt muộn màng này của bạn cũng thành vô nghĩa vì bạn đã gây hại cho người khác. Sự sáng suốt này chỉ là sự sáng suốt giả tạo. Nó cho bạn cảm giác chẳng đem lại ích lợi nào cả. Ngay tại khoảnh khắc bạn hành động, bạn cần vận dụng ý thức song song, bạn phải nhìn nhận rõ những sai lạc của mình.

Nếu bạn nhận thấy rõ sai lạc ngay khi nó xuất hiện, bạn lập tức ngưng hành động. Người ta không thể chống lại ý thức của mình. Nếu họ chống lại ý thức của mình, đó không phải là ý thức.

Rắc rối này phá hoại chính bạn. Tình yêu là thứ rất dễ vỡ. Nếu bạn quá cuồng nhiệt, nó có thể biến mất.

ĐỌC THỬ

6. BIẾT ƠN

Bạn hãy biết ơn sự sống này (sự hàm ơn dành cho cả những điều lớn lao lẫn những điều nho nhỏ), biết ơn hơi thở của mình. Chúng ta không đòi hỏi gì ở sự sống này nên tất cả mọi thứ đều là quà tặng mà sự sống ban cho ta.
Bạn hãy phát triển lòng biết ơn của mình. Hãy để nó trở thành phong cách của mình. Bạn hãy tỏ lòng biết ơn với mọi người. Chỉ khi bạn có được lòng biết ơn bạn mới có thể cảm nhận được những điều tốt đẹp. Bạn cảm thấy biết ơn khi một ai đó giúp bạn – đây chỉ là bước khởi đầu. Sau đó bạn bắt đầu cảm thấy biết ơn vì một ai đó đã không gây hại cho bạn – lẽ ra họ có thể đã gây hại cho bạn.
Khi bạn đã thấm nhuần được cảm xúc biết ơn và cho phép nó tỏa khắp trong tâm hồn bạn sẽ có được lòng biết ơn dành cho mọi đối tượng quanh mình. Khi những lời phàn nàn biến mất, mọi ưu phiền cũng biến mất. Sự ưu phiền chỉ có thể tồn tại khi những lời ca thán xuất hiện. Sự ưu phiền không thể tồn tại cùng với lòng biết ơn. Đây là một trong số những bí quyết để sống hạnh phúc mà chúng ta cần phải học tập.

7. NỤ CƯỜI

Tại sao chúng ta phải chờ có lý do mới mỉm cười? Cuộc sống này có nhiều điều tốt đẹp để chúng ta có thể mỉm cười. Cuộc sống này quá đẹp đẽ, quá tuyệt vời!
Nếu bạn muốn, nụ cười là thứ bạn dễ dàng có được nhất. Thế nhưng bạn đã không cười. Người ta rất hiếm khi cười, thậm chí ngay cả khi họ bật cười thì nụ cười của họ cũng chưa chắc đã là thật. Mọi người mỉm cười cứ như thể họ đang gia ơn, đang cố gắng hoàn tất một nghĩa vụ nào đó. Nụ cười đem lại cho bạn niềm vui. Bạn cười không có nghĩa là bạn đang gia ơn cho một ai đó.
Bạn không nên cười để giúp người khác vui bởi nếu bạn không vui bạn sẽ chẳng bao giờ có thể làm cho người khác vui. Bạn hãy mỉm cười một cách tự nhiên theo ý thích, đừng bao giờ chờ đợi có lý do mới mỉm cười. Nếu bạn quan sát mọi thứ, bạn có thể dễ dàng bật cười (nhưng bạn lại không cho phép mình cười). Chúng ta rất hà tiện tiếng cười, tình yêu và sự sống. Khi vứt bỏ được tính hà tiện này bạn sẽ đến được với một thế giới hoàn toàn mới mẻ. Nụ cười là thứ tín ngưỡng đáng tôn sùng nhất mọi thứ khác chỉ là lời nói suông.

8. KHÔNG PHÁN XÉT

Khi bạn phán xét, sự phân chia xuất hiện.
Có thể lúc bạn đang trò chuyện với một người bạn thì đột nhiên bạn cảm thấy muốn câm lặng. Bạn muốn ngưng cuộc trò chuyện ngay ở giữa câu nói. Bạn nên ngừng lại ngay ở đó (thậm chí không nói hết câu nói dở dang) vì điều đó sẽ đi ngược với lẽ tự nhiên.
Nhưng có thể bạn cảm thấy bối rối về những gì người khác suy nghĩ về bạn nếu bạn đột nhiên ngừng nói như thế. Nếu bạn đột nhiên im lặng họ sẽ không hiểu, bạn tìm cách nói hết câu nói. Bạn giả vờ như mình đang rất quan tâm đến vấn đề, cuối cùng bạn rút lui khỏi câu chuyện. Việc đó chỉ khiến bạn tốn thời gian, bạn không cần phải làm thế. Bạn hãy nói rằng bạn đột nhiên quên bẵng đi vấn đề đang nói. Bạn có thể xin lỗi người đối diện và im lặng.
Có thể lúc đầu mọi người cảm thấy khó chịu về thái độ của bạn nhưng họ sẽ dần dần thông cảm. Đừng tự phán xét mình, tự cho rằng việc cắt ngang câu chuyện như thế là điều không tốt. Mọi việc đều tốt! Khi bạn chấp nhận mọi việc theo đúng sự thật về nó, mọi việc đều trở nên tốt.

9. KẺ CƯỚP THỰC SỰ

Chẳng có gì đáng lo sợ vì chúng ta chẳng có gì để mất. Tất cả những gì người khác có thể cướp đi từ bạn đều chẳng đáng giá gì. Tại sao bạn phải lo sợ, hoài nghi, do dự?
Đây chính là những kẻ cướp thực sự: sự do dự, sự hoài nghi, sự lo sợ. Chúng hủy hoại sự vui tươi của bạn. Khi bạn còn ở trên trái đất, bạn hãy nâng niu trái đất này. Khi bạn còn tồn tại trong khoảnh khắc này, bạn hãy sống cho hiện tại. Lo sợ làm chúng ta không nhận thấy được vẻ đẹp của cuộc sống này. Lo sợ làm chúng ta không thể yêu thương, ngay cả khi chúng ta yêu thương thì tình yêu của chúng ta cũng chỉ là miễn cưỡng, nửa vời, không thanh khiết. Chúng ta luôn bị đè nặng bởi những lo sợ. Lo sợ làm chúng ta không thể phát triển được tình bạn. Lo sợ làm chúng ta không thể cầu nguyện một cách toàn tâm.
Hãy lưu tâm nhưng đừng quá cẩn thận. Ranh giới giữa sự lưu tâm và sự cẩn thận thường khó thấy. Sự lưu tâm của chúng ta không bắt nguồn từ những lo sợ. Nhưng sự cẩn thận của chúng ta lại bắt nguồn từ những lo sợ. Người ta cẩn thận để không bị sai lạc, nhưng người ta sẽ chẳng đi xa được. Chính sự lo sợ không cho phép bạn khám phá một đời sống, một sinh lự, một hướng đi, một vùng đất mới. Bạn luôn bước đi trên con đường cũ. Ngày lại ngày, bạn tiến rồi lại lui như một con tàu cũ kỹ!

10. TÂM HỒN KHẮT KHE

Tôi không có ý nói rằng một thái độ khắt khe là điều nguy hại. Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực khoa học, đó là phương cách duy nhất để bạn có thể làm được việc.
Một tâm hồn khắt khe là yếu tố thiết yếu nếu bạn làm việc trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Nhưng một tâm hồn khắt khe sẽ trở thành rào cản nếu bạn muốn phát triển thế giới nội quan của mình. Nếu không có nó, khoa học không thể phát triển. Nếu có nó, mọi tín ngưỡng không thể phát triển. Chúng ta phải hiểu rõ điều này. Nếu chúng ta làm việc một cách khách quan, chúng ta phải có nó. Nếu chúng ta làm việc một cách chủ quan, chúng ta phải đặt nó sang một bên. Chúng ta phải biết cách vận dụng nó ở những nơi hợp lý. Bạn đừng bao giờ để nó trở thành một định kiến. Bạn phải là người vận dụng nó. Bạn phải tự do trong việc ứng dụng nó.
Bạn không thể phát huy được thế giới nội quan với một tâm hồn khắt khe như thế. Sự hoài nghi là một rào cản, cũng giống như sự tin tưởng là một rào cản trong lĩnh vực khoa học. Một người luôn bám chặt lấy những định kiến sẽ chẳng bao giờ có thể tiến xa trong khoa học. Đó là lý do tại sao vào những ngày niềm tin tín ngưỡng còn thống trị thế giới nó vẫn luôn mang tính phản khoa học. Cuộc xung đột giữa tín ngưỡng và khoa học không phải ngẫu nhiên xuất hiện. Thực ra, đó không phải là cuộc xung đột giữa tín ngưỡng và khoa học, đó là cuộc xung đột giữa chiều hướng khác nhau trong nhân loại, khách quan và chủ quan. Sự vận hành của chúng luôn đối nghịch nhau.

11. TRẠNG THÁI MÊ LY

Có những khoảnh khắc, những lúc bản ngã biến mất trong bạn vì bạn đang ở trong trạng thái say khướt. Việc này cũng xảy ra khi bạn đang sống trong tình yêu hoặc khi bạn đang ở trong trạng thái cực khoái.
Trong trạng thái cực khoái, toàn bộ quá khứ của bạn lùi dần, lùi dần, rồi biến mất. Trong trạng thái cực khoái, bạn không còn quá khứ nữa. Khi đó bạn hoàn toàn sống cho hiện tại. Bạn không còn biết bạn là ai. Trong khoảnh khắc đó bản ngã của bạn không còn vận hành nữa. Đó là lý do tại sao bạn lại im lặng, thanh thản, mãn nguyện ngay tại khoảnh khắc cực khoái. Nhưng rồi bản ngã lại xuất hiện, quá khứ lại xuất hiện và đan xen vào hiện tại. Rồi thì, quá khứ vận hành và bạn không còn vận hành. Bản ngã chính là quá khứ của bạn, nó là một cái gì đó không thật. Nó chính là kẻ thù của bạn.

Mọi người đều quanh quẩn tại một xó xỉnh nào đó trong cuộc đời của mình bởi cuộc đời luôn vận hành theo đường tròn. Nhưng vì sợ hãi nên chúng ta tìm cách trốn chạy khỏi nó. Thực ra, việc đẩy lùi bản ngã là việc dễ dàng nhất. Việc giữ cho bản ngã được sống động là việc khó khăn nhất. Chúng ta luôn giữ cho nó sống động và nghĩ rằng đó là việc dễ dàng hơn.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button