Kỹ năng mềm

27 bài học tự cổ vụ bản thân dành cho học sinh thiên tài

27 bai hoc tu co vu ban than danh cho hoc sinh thien tai - Dang cap nhat1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đang cập nhật

Download sách 27 bài học tự cổ vụ bản thân dành cho học sinh thiên tài ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

 

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Để trưởng thành không còn phiền não

“Tại sao các bạn đều không chơi với mình?”, “Mình có phải là đứa trẻ tệ nhất thế giới không?”, “Mình thực sự, thực sự rất ghét cậu ấy!”… Trời ơi! Bao nhiêu là vấn đề! Làm trẻ con thật là khổ! Sao mình mong lớn nhanh đến thế!

Đừng lo lắng! Trốn tránh vấn đề không phải là biện pháp giải quyết tốt nhất. Trên con đường trưởng thành, chúng ta chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, sẽ có lúc cảm thấy bực dọc, buồn bã, lo lắng… Khi đọc cuốn sách này, chúng ta sẽ phát hiện thấy đôi khi mình nghịch ngợm như Văn Long, có lúc lại nhỏ nhen như Hà Dương, rồi có lúc lại là một cô bé hay làm nũng mẹ ở nhà như Trúc Giang…

Vậy là chúng ta hoàn toàn không cô đơn, những người bạn cùng độ tuổi với chúng ta cũng gặp phải những vấn đề khó khăn tương tự. Thế nên đừng buồn nhé! Tất cả những điều chúng ta tưởng chừng là tồi tệ đều không có gì to tát cả. Mỗi biến cố, thử thách đều sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho sự trưởng thành của chúng ta.

Vậy, hãy cùng thưởng thức những câu chuyện thú vị trong cuốn sách này nào. Sự trải nghiệm cùng nhân vật chính có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn những khó khăn trong cuộc sống, từ đó có ý chí rèn luyện và trưởng thành lành mạnh!

Hà Dương là “Vua thông minh” được cả lớp công nhận. Nhưng cậu học sinh thường ngày vẫn tự hào là học sinh ưu tú này lại là học sinh cá biệt trong mắt thầy giáo dạy nhạc.

– Hà Dương, khi hát thì phải hát đúng nhạc, đừng có lạc điệu đi như thế, hiểu không? – Thầy Khang dạy nhạc cau mày nói. Hà Dương luôn khiến thầy lo lắng trong bất cứ tiết dạy nhạc nào.

– Bạn ấy không chỉ là “vua thông minh“ mà còn là cao thủ sai nhạc nữa đấy ạ! – Văn Long không bao giờ bỏ qua cơ hội nào để trêu chọc Hà Dương.

Vừa nghe nói như vậy, các bạn khác trong lớp đều bật cười.

Thầy Khang liếc Văn Long một cái, rồi lại nói với Hà Dương:

– Cuộc thi tốp ca sắp tới rồi, em về nhà phải luyện tập thêm đấy nhé!

Tan học, Văn Long nói lớn:

– Cuộc thi lần này chắc có người phải trốn đi rồi! Để không thành “Tiên sinh Nam Quách”.

Cả lớp đều biết “có người” mà Văn Long nói là ai, bởi vậy ai cũng bụm miệng cười.

Mặt Hà Dương đỏ bừng, cậu nghĩ: “Mình không làm Tiên sinh Nam Quách đâu, mình không tin là không hát được bài này”.

Về nhà, Hà Dương giở vở nhạc ra nghiêm túc tập luyện. Ngoài thời gian học hát trên lớp, hầu như cậu chẳng tự hát bao giờ. Cậu thấy hơi ngượng, chỉ dám cất tiếng khe khẽ:

– Hãy mang tiếng hát của tôi về nhà, hãy để lại nụ cười của bạn… – Hà Dương hát hết lần này tới lần khác, sau khi cậu tin tưởng rằng mình đã hát được thì bất giác cất cao giọng.

– Con trai, con làm ơn đừng hành hạ mẹ nữa! – Cuối cùng mẹ Hà Dương không chịu nổi, bịt tai nói. – Bình thường con toàn làm bài tập, sao hôm nay lại ngồi hát như thế?

Vừa tự tin một chút thì lại bị làm cho mất hứng, Hà Dương lập tức xị mặt xuống, ấm ức nói:

– Con đang tập hát mà! Lần này con không muốn làm “Tiên sinh Nam Quách” trong cuộc thi tốp ca nữa đâu.

Mẹ nghe Hà Dương nói vậy, liền cầm quyển nhạc phổ lên, quả quyết nói:

– Nào, ngày trước mẹ rất giỏi văn nghệ đấy nhé, hôm nay mẹ sẽ giúp con tập hát.

Đúng là mẹ Hà Dương hát rất hay. Cứ hát xong một câu là mẹ lại bảo Hà Dương hát theo ngay. Cho dù như vậy thì Hà Dương vẫn bị sai nhạc một cách nghiêm trọng.

– Hà Dương, con phải nắm chuẩn các nốt nhạc chứ! Đừng sai nhạc như thế.

Hà Dương ra sức gật đầu, chăm chỉ hát theo mẹ, nhưng vẫn sai nhạc.

– Nhạc ơi là nhạc, sao lại làm cho mình mệt đến thế này! – Hà Dương vò đầu bứt tai, mồ hôi túa ra như tắm, trong lòng thầm kêu khổ.

– Đúng rồi! Mình phải tìm ra một thứ giúp mình nắm chuẩn được âm. Cậu chạy vào nhà kho, lôi cây đàn điện tử mà hồi nhỏ từng dùng ra.

Hà Dương bảo mẹ đánh đàn điện tử, còn cậu thì hát theo. Chà! Lần này thì cậu nắm đúng được các nốt rồi, không còn sai nhạc rõ ràng như trước nữa.

Tối hôm đó, Hà Dương hát cả trăm lần, nếu mẹ không yêu cầu cậu dừng lại để tránh làm phiền hàng xóm thì chưa chắc Hà Dương đã nghỉ ngơi! Cậu vui vẻ nằm trên giường, cảm thấy mình đã tiến bộ rất nhiều, trong lòng thầm nghĩ: “Ngày mai mình phải tập hát tiếp, nhất định không được trở thành Tiên sinh Nam Quách”.

Mấy ngày sau đó, cho dù là đi học, nghỉ giải lao hay tan học, cứ có cơ hội là Hà Dương lại ngâm nga hát. Các bạn đều ngạc nhiên hỏi:

– Hà Dương trở thành cái loa phát nhạc từ khi nào ấy nhỉ?

Thầy Khang rất kinh ngạc trước sự tiến bộ của Hà Dương. Thầy nói, một người hát sai nhạc trầm trọng như Hà Dương còn không sợ thất bại, sau nhiều lần luyện tập đã có thể hát được như thế, thì tin rằng tất cả mọi người đều có thể giành được thành công bằng sự nỗ lực của mình.

Cuộc thi hát tốp ca lần này, Hà Dương đã có thể vui vẻ và tự tin đứng lên sân khấu cùng các bạn.

ĐỌC THỬ

Sức mạnh của sự tôn trọng

Chuyện xung quanh ta

Tết vừa qua, bố của Nhất Đạt mở một cửa hàng ở quảng trường trung tâm.

Bố của Nhất Đạt là một nhà điêu khắc nổi tiếng. Nhìn các tác phẩm của bố được bày lên giá và được mọi người trầm trồ khen ngợi, Nhất Đạt ngưỡng mộ bố lắm. Tài năng điêu khắc của cậu ở trường cũng khá nổi tiếng, nếu các tác phẩm của cậu cũng được bày trong cửa hàng như của bố thì hạnh phúc biết bao.

Thế là cậu nói với bố:

– Tác phẩm điêu khắc của con ở trường cũng có chút tiếng tăm. Con muốn mang một số tác phẩm đạt giải thưởng tới bày ở cửa hàng của bố. Một mặt có thể nghe những lời đánh giá về tác phẩm của con, mặt khác, cũng giúp con nâng cao kỹ thuật điêu khắc. Bố thấy thế nào?

– Ý của con rất hay, bố ủng hộ!

– Yeah! Bố thật tuyệt vời! – Nhất Đạt hào hứng khoa chân múa tay.

– Nhưng bố có một yêu cầu. Tác phẩm của con đã bày trong cửa hàng bố thì mỗi ngày sau khi tan học, con đều phải đến cửa hàng.

– Vâng ạ! – Nhất Đạt đồng ý ngay.

Ngày hôm sau, vừa tan học là cậu đến cửa hàng ngay.

Trước cửa hàng là quảng trường trung tâm vô cùng náo nhiệt, có người trượt patin, có người thả diều… Nhất Đạt ngồi trong cửa hàng cảm thấy thật vô vị.

Lúc này, ở một góc của quảng trường có một người thu hút sự chú ý của Nhất Đạt. Người đó ăn mặc rất rách rưới, dựa sát vào tường. Trước mặt ông là một mảnh nilon nhàu nhĩ, trên đó bày mấy cái bút. Bên cạnh ông bày một bảng giấy dày, trên đó viết mấy chữ “10 nghìn ba cái”. Bên cạnh là một cái bát để đựng tiền, trong đó đã có một ít tiền lẻ.

Nhất Đạt không hiểu người đó là ăn mày hay là người bán bút. Nhìn kỹ lại, Nhất Đạt giật nảy mình, người đó không có hai chân.

Người qua lại quảng trường, ai cũng nhìn ông bằng ánh mắt thương hại, và ném vào bát của ông một ít tiền, nhưng chẳng ai mua bút của ông cả.

Đúng lúc này, Nhất Đạt nhìn thấy một bóng người rất quen đang đi về phía người đàn ông, cậu nhìn kĩ thì ra là bố. Khi đi tới trước mặt người đàn ông, bố dừng lại, móc tiền ra đặt vào bát rồi quay người bỏ đi.

Bất ngờ, bố lại quay lại.

– Sao bố lại quay lại nhỉ?

Nhất Đạt thấy bố quay về trước mặt người đàn ông, nói với ông ấy điều gì đó, sau đó cúi xuống cầm mấy chiếc bút.

– Bố! Vừa nãy bố nói gì với ông ấy thế? – Khi bố đã vào trong cửa hàng, Nhất Đạt vội vàng hỏi bằng giọng tò mò.

– Bố nói: “Xin lỗi, tôi với anh cũng giống nhau, đều là người làm chủ cửa hàng, nhưng tôi lại tưởng anh là ăn xin”.

– Thật không hổ danh là bố của con, tuyệt thật! – Nhất Đạt giơ ngón cái tỏ vẻ khâm phục bố.

Sau hôm ấy, người đàn ông đó không còn xuất hiện ở quảng trường nữa. Nhất Đạt luôn tự hỏi, ông ấy đi đâu rồi nhỉ…

Chớp mắt, mấy tháng đã trôi qua, Nhất Đạt và bố đến ga tàu hỏa đón ông nội. Lúc đi qua một cửa hàng nhỏ, trong đó bỗng vang lên tiếng gọi rối rít:

– Anh ơi, xin dừng bước. Anh ơi, xin dừng bước.

Nhất Đạt và bố dừng chân, hỏi người trong cửa hàng:

– Xin hỏi, anh vừa gọi tôi sao?

– Đúng vậy, đúng vậy. – Chủ cửa hàng vừa nói vừa đi ra từ cái cửa hàng nhỏ bé. Ông ta ngồi trên một cái xe lăn bằng gỗ, hai tay đẩy bánh xe lăn tiến về phía trước.

Ông chủ khó khăn lắm mới tới được trước mặt bố, ông ngẩng đầu lên mỉm cười nói với bố:

– Tôi vẫn mong có ngày được gặp lại anh, tôi là người bán bút ở quảng trường.

– Trời ơi! – Bố vô cùng xúc động đưa tay ra nắm chặt lấy tay người đàn ông.

– Anh là người đầu tiên coi tôi là người làm chủ. – Người đàn ông cảm kích nói, quay đầu chỉ vào cái cửa tiệm nhỏ của mình. – Anh xem đi, giờ tôi thực sự là một ông chủ rồi.

Một năm, Tiền Chung Thư bị bệnh phải nằm viện, ông mời một người chăm sóc. Người hộ lý này chỉ học hết lớp 2, nhưng Tiền Chung Thư lại đối xử rất lịch sự với chị ta, rất tôn trọng chị ta.

Một lần, có người tặng Tiền Chung Thư một túi hoa quả. Người hộ lý rửa sạch rồi mời ông ăn, ông cắn một miếng ngon lành, rồi dừng lại, không ăn nữa. Ông nói với người hộ lý:

– Hoa quả ngon lắm! Cô ăn thử xem sao.

Người hộ lý đương nhiên không dám ăn, Tiền Chung Thư thì kiên quyết bắt chị ăn. Người hộ lý không nỡ từ chối đành phải nói:

– Ngài đừng khách sáo. Còn nhiều hoa quả chưa rửa lắm.

 

Sau đó, mỗi lần cho dù ăn cái gì, Tiền Chung Thư đều khách sáo với người hộ lý như vậy.

Một hôm, Tiền Chung Thư nằm trên giường bệnh nghỉ ngơi, y tá và hộ lý ngồi cạnh nói chuyện.

Người y tá tò mò hỏi hộ lý:

– Vì sao chị lại đến tận Bắc Kinh làm hộ lý?

Người hộ lý nói:

– Vì nhà tôi nghèo, đang xây nhà nên cần tiền.

Hôm sau, bà Dương Giáng, vợ của Tiền Chung Thư tới bệnh viện chăm sóc chồng, đột nhiên lấy ra 3.000 tệ đưa cho người hộ lý. Người hộ lý kinh ngạc hỏi:

– Sao lại cho tôi tiền?

Dương Giáng chỉ vào Tiền Chung Thư, cười nói:

– Ông ấy nghe nói nhà chị đang xây nhà, sợ chị thiếu tiền nên bảo tôi mang cho chị.

Mỗi khi nhớ lại việc này, trong lòng người hộ lý lại tràn đầy cảm kích.

Tiền Chung Thư
(1910 – 1998)

Nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại Trung Quốc.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button