Kỹ năng mềm

20 Tuổi Quyết Định Cuộc Đời Người Đàn Ông

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Đỗ Bằng Trình

Download sách 20 Tuổi Quyết Định Cuộc Đời Người Đàn Ông ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : KỸ NĂNG SỐNG

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Download Ebook         

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu


Hãy nắm vững quẻ bói của cuộc đời khi đã 20 tuổi

20tuổi là một quẻ bói của cuộc đời, vào những năm này, có những người dùng đôi tay của chính mình xây dựng lên một mảnh trời riêng, có người lại tay trắng vẫn hoàn trắng tay, tới khi hơn 30 tuổi vẫn không có gì. Trên một thảo nguyên lớn, sư tử mẹ dạy con mình rằng: “con à, con cần phải chạy nhanh hơn nữa, nhanh hơn nữa. Nếu con chạy không bằng một con linh dương chạy chậm nhất, thì con sẽ bị chết đói!” Trên một mảnh đất khác, linh dương mẹ dạy con mình: “Con à, con cần phải chạy nhanh hơn nữa, nhanh hơn nữa, nếu con không thể chạy nhanh hơn con sư tử chạy nhanh nhất, chắc chắn con sẽ bị chúng ăn thịt!” Trong thời đại bon chen kẻ mạnh thì sống, kẻ yếu thì chết này, nếu bạn không nỗ lực, không phấn đấu, có thể chỉ tới ngày thứ 2, bạn sẽ mất việc và thất nghiệp.

Tuổi 20 chính là thời gian thích hợp nhất để xây dựng nên cái móng vững chắc cho cuộc đời, không chỉ có rất nhiều phương hướng lựa chọn, mà cũng không còn bị gia đình kìm kẹp, quản lý. Tuổi 30 quyết định thành bại của cả cuộc đời, muốn có một kết quả nào đó vào tuổi “nhi lập”, cần phải đặt nền móng và tích lũy kinh nghiệm từ những năm 20 tuổi. Nếu có thể thu được những thành tựu của cuộc đời khi 20 hoặc 30 tuổi, không những có thể tăng thêm tự tin, mà những kinh nghiệm này cũng sẽ trở thành hồi ức tươi đẹp nhất trong cuộc đời. Đa phần những người thành công đều có một điểm chung, đó chính là tuyệt đối không để cho số phận dắt mũi mình đi. Ví dụ: có một số người bẩm sinh có chất giọng khàn khàn, sau đó lại trở thành một nhân viên phát thanh của đài truyền hình; có một số người không được học hành tử tế, trong con mắt của người khác chỉ thích hợp làm những công việc như bồi bàn quét dọn, nhưng dau đó lại trở thành CEO của một công ty nào đó; có một số người vì tính cách có phần hướng nội, bị mọi người cho rằng ngay cả một đôi găng tay cũng không thể bán được, nhưng sau này lại trở thành ông trùm trong ngành buôn bán ô tô. Những người đàn ông ở tuổi 20, phải học cách thoát khỏi bàn tay của số phận, trở thành ông chủ của số phận.

Tuổi 20 là khoảng thời gian đẹp nhất. Là một người đàn ông, từ trong xương cốt đã tràn đầy những hoài bão ước mơ, trong lồng ngực là những hào khí ngút trời. Một thứ gọi là “hùng tâm tráng chí” tràn dâng từ trong tim, giống như một con tuấn mã đang muốn vượt thoát khỏi cái chuồng gò bó và lao ra ngoài chạy nhảy. Người đàn ông ở tuổi 20 có những nhận thức về các vấn đề hiện thực xã hội như áp lực, lựa chọn, tiền bạc và tình người càng sớm, càng rõ ràng, sẽ càng có thể nắm vững được lịch trình của cuộc đời mình.

Một người đàn ông ở tuổi 20, cũng dễ dàng đánh mất bản thân. Bạn có thể không hài lòng về công việc mà không ngừng chuyển chỗ làm; bạn có thể vì không tìm được phương châm phấn đấu mà lo lắng, hoang mang; bạn có thể vì không có cách nào tìm được điểm chung giữa hiện thực và lý tưởng mà hận đời, hận người; bạn có thể vì không tìm được tình yêu thật sự mà đùa giỡn với ái tình, hoặc vì tình yêu gặp trắc trở mà từ chối nó; bạn có thể vì bản thân vẫn còn quá nhiều thời gian mà lãng phí thời gian trên bàn mạc chược, trong những trò chơi điện tử vô bổ, hoặc trong phòng hát karaoke…

Là một người đàn ông, bạn phải hiểu rõ, muốn trừ bỏ “lời nguyền trăm năm” “tam thập nhi lập”, như thế, khi còn ở độ tuổi 20, bạn phải tích cực tiến về phía trước. Tuổi 20 không phải là mùa ăn chơi, mà là mùa phấn đấu. Người đàn ông ở tuổi 20, cho dù không có ai thúc ép, bạn cũng nên nhanh chóng bước chân vào xã hội tràn đầy sự gấp gáp này. Tuổi 20, đối với một người đàn ông, chính là mùa “hoàng kim” của cuộc đời. Do đó, người đàn ông khi tới tuổi 20, phải mang theo một “dã tâm” về sự thành công và phải nhanh chóng phấn đấu không ngừng nghỉ, không chờ đợi để tìm ra tương lai. Tuổi 20, đối với một người đàn ông, chính là giai đoạn cất cánh cho sự trưởng thành và những thay đổi về chất. Chỉ khi nắm bắt được thời kỳ hoàng kim then chốt này, cố hết mọi khả năng để hoàn thiện bản thân, để chú ngài biến thành bươm bướm, trở thành một người đàn ông thành công, mới có thể giành được sự tôn trọng tuyệt đối của người khác!

ĐỌC THỬ

Chương 1TUỔI 20 BẮT ĐẦU, XEM AI THẮNG Ở VẠCH XUẤT PHÁT

“Mọi người khi bắt đầu bước chân vào trường đại học cần nắm vững 7 điều sau : Học con đường tự tu sửa bản thân, học kiến thức cơ bản, thực tiễn, học cách nuôi dưỡng sở thích, sắp xếp thời gian, học tính tích cực chủ động, học cách xử lý mọi việc. Chỉ cần làm tốt 7 điều này, thu hoạch lớn nhất từ khi vào đại học cho tới khi tốt nghiệp chắc chắn là “luôn có lòng tự tin và khát vọng với tất cả mọi việc”. Chỉ cần làm tốt 7 điều này, bạn có thể trở thành một sinh viên tốt nghiệp có tiềm lực, có tư tưởng, giá trị, tiền đồ và luôn vui vẻ”.

Lý Khai Phục (Tổng giám đốc công ty Google tại Trung Quốc, Phó Tổng giám đốc Google toàn cầu).

Đại học, điểm khởi đầu tích lũy kiến thức

Đáp đồng học thiếu niên, phong hoa mậu thịnh, thư sinh ý khí, huy xích phương du” (Giải thích: Chính vào lúc ở tuổi thiếu niên là lúc có sức sống tràn trề nhất. Hãy tranh thủ nhiệt tình của độ tuổi này để làm nên sự nghiệp). Rất nhiều năm trước, câu nói này trong bài “Tẩm viên xuân – Trường sa” của Mao Trạch Đông đã được rất nhiều người nhắc tới, hơn nữa, nó đã kích thích hùng tâm tráng chí của nhiều thế hệ thanh niên Trung Quốc.

Là một người đàn ông có hoài bão, đại học chính là khoảng thời gian rất quan trọng, không thể bỏ qua. Bốn năm đại học có rất nhiều việc cần phải chuẩn bị, phải nắm vững để có thể giành được chiến thắng ngay tại vạch xuất phát.

Hãy nhìn xem những người nổi tiếng thu được gì trong trường đại học

Trong cuộc sống, những người nổi tiếng luôn tỏa hào quang lấp lánh, họ dường như vô cùng cao sang, khó có thể với tới, nhưng những thành tựu của họ ngày hôm nay đều được đổi từ biết bao gian khổ và những giọt mồ hôi. Cuộc sống của họ ở trường đại học đã trở thành một quãng thời gian khó quên trong cuộc đời, tại đây, họ phát hiện được những sở thích của bản thân, tìm thấy mục tiêu trong cuộc sống và tạo dựng được một cơ sở vững chắc cho cuộc đời mình sau này.

Giám đốc điều hành công ty Sohu (Trung Quốc) Trương Triều Dương học tại khoa vật lí trường đại học Thanh Hoa từ năm 1981 – 1986. Nói về những năm tháng đại học của mình, Trương Triều Dương tỏ ra rất phấn khích, “ngày nào cũng dậy sớm chạy bộ, tới lớp thật sớm để tìm chỗ và luôn luôn ngồi ở hàng ghế đầu; sau khi nghỉ trưa lại tiếp tục lên lớp, khi đó, tôi không nghĩ tới việc cực khổ mà có khuynh hướng “tự ngược đãi” bản thân, theo đuổi những lý tưởng cao đẹp hơn”.

Việc học tập ở đại học Thanh Hoa vô cùng gian khổ, điều này đều được mọi người công nhận, các sinh viên “học điên cuồng”, theo cách nói của Trương Triều Dương, gần giống như sự sùng bái tôn giáo. Sinh viên lúc đó rất ít khi xem phim, tivi, gần như cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài, buổi tối ở trong phòng mọi người luôn tự học.

Cũng giống rất nhiều người vào thời đó, năm năm ở đại học Thanh Hoa đối với Trương Triều Dương là 5 năm gian khổ và tràn đầy thách thức. “Xã hội luôn xếp những người tuổi trẻ tài cao vào cùng một nơi, suốt hai tư tiếng đồng hồ là những cuộc cạnh tranh kịch liệt, bất kỳ ai cũng có tư tưởng “tiến công”, không hề có một biện pháp phòng vệ nào. Cũng chính cách cạnh tranh này đã làm hao tổn của tôi rất nhiều tinh lực, từ đó cũng gây cho tôi sức ép tâm lí rất lớn”.

Trương Triều Dương không bao giờ quên những thành công có được từ cách “luyện ngục” này. “Năm năm này đã giúp tôi học cách làm sao để tồn tại dưới những áp lực cực đoan”. Sau khi du học trở về, Trương Triều Dương bắt đầu từ mạng Internet, dồn hết tâm trí vào việc kinh doanh, áp lực lúc đó còn lớn hơn rất nhiều so với hồi ở đại học Thanh Hoa, nhưng anh vẫn coi đó là chuyện bình thường. Anh cảm thán nói: “Những trải nghiệm hồi ở Thanh Hoa là một cuộc khảo nghiệm khả năng chịu đựng tâm lí của tôi, sở dĩ tôi có thể duy trì nhiệt tình chiến đấu trong các cuộc cạnh tranh chính là nhờ có nó”.

Trong mắt một ngàn người thì có một ngàn Hamlet. Tương tự, những ngư ời nổi tiếng khác nhau cũng có cuộc sống ở đại học khác nhau: Từ Tiểu Bình, người sáng lập ra Tân Đông Phương (tập đoàn khoa học kỹ thuật giáo dục Tân Đông Phương, thành lập năm 1993 tại Bắc Kinh – Trung Quốc) nói, những kinh nghiệm thu được trong những buổi nghe giảng khi còn học tại đại học Bắc Kinh đã tạo cho ông một nền móng vững chắc về kiến thức văn hóa và lối tư duy; Giám đốc điều hành công ty Eachnet (một công ty mạng của Trung Quốc) Đàm Hải Âm đã tìm thấy không gian học tập và phát triển của mình tại trường đại học Giao thông Thượng Hải, xây dựng nên một mạng lưới quan hệ rất có lợi cho sự nghiệp của mình sau này; người dẫn chương trình Đậu Văn Đào đã bồi dưỡng thẩm mĩ quan độc đáo của mình tại khoa tin tức đại học Vũ Hán; Tổng giám đốc công ty hữu hạn Võng Đại (netbig, Trung Quốc) Tưởng Kế Ninh cho rằng những kiến thức ông học được, ý chí kiên cường mà ông rèn luyện được, tinh thần chịu thương chịu khó mà ông đã được bồi đắp tại đại học Khoa Học chính là những tài sản quý giá nhất, không bao giờ vơi trong suốt cuộc đời ông.

Cho dù cuộc sống của sinh viên khó khăn, khô khan hay nhẹ nhàng, vui vẻ thì đối với những người nổi tiếng mà nói, đại học chính là điểm cất cánh trong cuộc đời họ. Đại học mang tới cho họ sự giàu có, giúp họ thu được lợi ích suốt cả một đời!

Hãy nghĩ xem cuộc sống ở đại học của mình sẽ trôi qua như thế nào

Đại học là một khoảng thời gian quan trọng trong cuộc đời. Cuộc sống ở trường đại học có nghĩa là thể nghiệm mới, hy vọng mới, theo đuổi mới, đồng thời cũng có nghĩa là kết thúc. Bởi vậy, nhất định phải hiểu, đại học chính là cơ hội cuối cùng trong cuộc đời giúp chúng ta nhận được sự giáo dục có hệ thống và hoàn thiện hệ thống kiến thức của bản thân, đại học cũng là nơi lần cuối cùng giúp chúng ta học tập con đường đối nhân xử thế trong một môi trường đầy tính bao dung, nhân ái.

Mặc dù đại học là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời, nhưng không phải là một khu vườn lý tưởng mà là một điểm dừng để chuyển đổi khi chúng ta hòa nhập với xã hội. Đại học là dãy núi rẽ nước trong cuộc đời, có người tích lũy được rất nhiều kiến thức, thắng lợi ngay từ vạch xuất phát, sau khi bước chân vào xã hội giống như cá gặp nước; có người lại để lạc mất chính mình, không thu được thành quả gì, làm những việc sai lầm; có người lại giống Mã Gia Tước, vì không tìm được lối thoát trong tình cảm nên hoặc kề dao vào cổ bạn học, hoặc đi vào con đường tự hủy diệt; đa số những người không “kinh doanh” tốt thời gian trong trường đại học, sau khi tốt nghiệp sẽ phải đối diện với thị trường nghề nghiệp có sức cạnh tranh khốc liệt, hết lần này tới lần khác đi tìm kiếm công việc, cuối cùng chỉ có thể “đóng đinh” với một công việc có mức thu nhập trên dưới 1000 tệ (tương đương 2.5 triệu VNĐ), cả đời chỉ sống ở mức thu nhập tạm đủ.

Trong trường đại học, chúng ta phải nhận biết chính xác, định vị được bản thân, không đối đãi với bản thân quá nghiêm khắc. Nếu việc học tập không tốt cũng không nên quá đau lòng, có người thích hợp với việc học, có người thì không, cũng không phải chỉ có các viện nghiên cứu, các trường học mớ i là nơi để làm việc. Có thể sở trườn g của bạn không phải là những công việc nghiên cứu liên quan tới giáo dục mà là ở lĩnh vực khác, “360 nghề, nghề nào cũng có trạng nguyên”. Tất nhiên, nếu thành tích học tập xuất sắc đồng thời năng lực lại ưu tú thì rất tốt, nhưng những người này cũng chỉ là thiểu số, bởi vậy không cần ép buộc bản thân phải giỏi trong tất cả các lĩnh vực, phải hiểu biết tất cả các vấn đề. Tốt nhất bạn hãy chuyên tâm vào một lĩnh vực.

– Đối mặt với tương lai, bạn đã sẵn sàng chưa?

Thế giới không lạc quan và tốt đẹp như bạn vẫn tưởng tượng

“Tháng này nhất định mình phải thành công”. Đi trên con đường của thành phố Thâm Quyến, Nhậm Ứng Hoa nhắc đi nhac lại với bản thân mình như vậy. Số tiền 3000 tệ mẹ đưa cho anh trước khi lên tàu giờ đã sắp dùng hết.

Nhậm Ứng Hoa đuổi kịp ba trào lưu lớn: Sinh năm 1980, vào thơi kỳ cuối của trào lưu sinh con tại Trung Quốc; năm 2000 thi đỗ vào Đại học Địa chất Trung Quốc, thời kỳ đầu của trào lưu khai thác khoáng sản; và năm 2004, khi anh tốt nghiệp thì cũng là lúc diễn ra trào lưu cạnh tranh khốc liệt giữa các sinh viên mới ra trường trong tìm kiếm việc làm.

Từ tháng 3 năm 2004, anh đi khắp các tỉnh Vũ Hán, Quảng Châu, Thâm Quyến, Trung Sơn, Phật Sơn để bắt đầu cuộc hành trình tìm việc dài tới 800 ngày, trở thành lớp sinh viên “bay về phương Nam” tìm việc. Anh sống trong những nhà trọ rẻ tiền, chìm lấp trong chợ lao động, vượt qua cơn đói bằng những chiếc bánh bao 2 tệ sáu cái; đã từng làm “cán bộ trù bị” tại xưởng sản xuất quần áo, đứng làm việc suốt 11 tiếng một ngày; từng bị trung tâm giới thiệu việc làm lừa đảo, bị cướp khi đi trên đường, còn phải làm nhân viên tiếp thị. Điều mà mọi người không biết là, so sánh với số lượng lớn mọi người trôi dạt về Bắc Kinh tìm việc, số người trôi dạt tới phương Nam như Nhậm Ứng Hoa cũng nhiều không kém.

Nhìn vào câu chuyện tìm việc đau lòng ở trên, những người như bạn đang hưởng thụ cuộc sống ngắn hạn trọng trường học có phải vẫn điềm nhiên chìm đắm trong thế giới của Internet, sống những ngày mơ mộng hão huyền? Sau khi đọc vô số các bài báo như “Sinh viên đại học Bắc Kinh đi bán thịt”, “Sinh viên đại học Bắc Kinh đi bán kẹo hồ lô”, bạn vẫn điềm nhiên không có động tĩnh gì? Lẽ nào bạn vẫn muốn ngồi chờ cơ hội tới đánh thức bạn? Đối mặt với một tương lai không cho phép người ta lạc quan này, bạn đã chuẩn bị sẵn sàng chưa?

“Báo cáo điều tra mức lương của các sinh viên đại học, cao đẳng tại Bắc Kinh tốt nghiệp năm 2006 chỉ rõ, mức lương khởi điểm bình quân của các sinh viên tốt nghiệp năm 2006 tại Bắc Kinh là 226231 tệ, gần 2/3 số sinh viên có mức lương khởi điểm dưới 2000 tệ, gần 1/4 sinh viên có mức lương khởi điểm dưới 1000 tệ; mức lương cao nhất là 22500 tệ, thấp nhất là 150 tệ, sự chênh lệch lên tới 150 lần.

Các con số có lẽ thật khô khan, nhưng sự thực mà những con số trên phản ánh lại khiến người ta kinh ngạc. Tin rằng phần lớn mọi người khi nhìn thấy kết quả của cuộc điều tra này đều muốn tìm hiểu một việc là, rốt cuộc những sinh viên tốt nghiệp đại học có mức lương khởi điểm 150 tệ là ai, họ tốt nghiệp ở trường nào, học chuyên ngành gì, và cơ quan nào tuyển dụng họ. Sau khi một sinh viên đại học tiêu hết số tiền tiết kiệm của bố mẹ, tốt nghiệp ra trường mà lại chỉ nhận được 150 tệ tiền lương hàng tháng, hiện trạng việc làm như vậy rốt cuộc nên hình dung như thế nào?

Hiện thực khắc nghiệt như vậy nhưng rất nhiều người trong chúng ta vẫn thiếu đi ý chí phấn đấu và tiến thủ. Hãy xem phần lớn mọi người trong chúng ta làm thế nào: Vào kỳ thi cuối kỳ, mọi người lao vào học vì muốn có một bảng thành tích thật đẹp và mấy trăm tệ tới mấy nghìn tệ tiền học bổng; kỳ kiểm tra cấp ba, mọi người chỉ thích mua đáp án; thà nằm trong chăn ngủ nướng, không đi học, thà tiêu tốn thời gian vào trò chơi điện tử và những cuộc hẹn hò chứ không muốn ngồi đọc một cuốn sách

Bạn hãy hỏi lại bản thân: Đi học đại học để làm gì? Mặc dù vấn đề này rất đơn giản nhưng có nhiều người lại không thể trả lời. Trên thực tế, đi học đại học chính là học bản lĩnh, chuẩn bị cho một tương lai ổn định và vững chắc. Đây là đạo lý mà mọi người đều hiểu, vậy tại sao chúng ta lại không thể nhìn nhận nó một cách nghiêm túc? Sự thành công trong tương lai không được quyết định bởi tấm bằng đại học mà là dựa vào bản lĩnh của bản thân trong xã hội thực tế.

Bạn dựa vào cái gì để đối mặt với tương lai?

Đây là một xã hội cạnh tranh khốc liệt, nếu trong những năm đại học bạn không học hành cẩn thận, thiếu đi ý thức cạnh tranh và ý thức sinh tồn thì thời khắc tốt nghiệp cũng đồng nghĩa với thất nghiệp. Quan sát thế giới tự nhiên, bạn sẽ nhận được rất nhiều gợi ý: Những chú mèo, chú chó ở vùng nông thôn sau khi sinh ra thường lao vào đánh nhau, đó là vì sao? Là vì bồi dưỡng và rèn luyện khả năng sinh tồn của bản thân, chỉ vài tháng sau, chúng có thể tự đi tìm thức ăn để duy trì cuộc sống của mình. Chó và mèo có thể sống khoảng 20 năm, nhưng thời gian để chúng học được những kỹ năng cần thiết lại chưa đầy 1 năm, chỉ chiếm 1/20 thời gian tuổi thọ của chúng, còn chúng ta, nếu tính từ khi sinh ra cho tới hết cuộc đời lại cần tới 1/3 thời gian của cuộc đời để làm công tác chuẩn bị. Bốn năm đại học là bốn năm cuối cùng để chúng ta học các kỹ năng và bản lĩnh cần thiết, hãy nghĩ xem, vào thời khắc rời xa trường đại học, chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng để biểu hiện mình trước thế giới tự nhiên chưa?

Nếu bạn không muốn chạy đôn chạy đáo khắp nơi sau khi tốt nghiệp, nếu bạn muốn ung dung đối mặt với tương lai của bản than thì hãy sử dụng thật tốt thời gian bốn năm ở đại học, bồi dưỡng cho mình khả năng sinh tồn và năng lực cạnh tranh. Tới khi tốt nghiệp, bạn nên có đầy đủ những khả năng và tố chất sau đây:

1. Khả năng tự quyết định

Khả năng tự quyết định của một người là khả năng độc lập suy nghĩ, quyết đoán khi làm việc và tự mình hoàn thành một công việc nào đó. Đối với những sinh viên sắp tốt nghiệp đại học và bước chân vào xã hội, khi đối mặt với các cơ hội việc làm, trước những ý kiến và lời khuyên của người khác, cần biết tự quyết định hướng đi cho mình. Khác với đại học, khi sinh viên gặp vấn đề khó sẽ được thầy cô giáo hướng dẫn, trong công việc tương lai, mỗi một sự việc, mỗi một vấn đề đều có sự thay đổi, biến hóa đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng đưa ra quyết định, kịp thời giải quyết.

Bởi vậy, khả năng tự quyết định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với một sinh viên.

2. Khả năng thích ứng với xã hội

Từ trường phổ thông bước chân vào đại học, từ đại học bước chân và xã hội, cuộc sống của chúng ta không ngừng thay đổi; cần phải không ngừng thích ứng và thay đổi theo sự biến đổi của cuộc sống và xã hội thì chúng ta mới có thể trở thành người mạnh mẽ. Thích ứng với xã hội và môi trường chính là sự chủ động, tích cực chứ không phải chờ đợi một cách tiêu cực. Chỉ khi các sinh viên có khả năng thích ứng nhanh với xã hội thì khi bước chân vào xã hội mới có thể thu ngắn thời gian hòa nhập, phát huy đầy đủ trí thông minh và khả năng của bản thân.

3. Khả năng thực hành

Khả năng thực hành là con đường để con người biến những tri thức đã học được thành sức mạnh vật chất, là phẩm chất mà những người làm việc chuyên nghiệp buộc phải có. Trong hiện thực cuộc sống, nhất là trong giáo dục, nghiên cứu khoa học, dây chuyền sản xuất, khả năng thực hành của sinh viên mạnh hay yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc họ có phát huy được vai trò của bản thân hay không. Ví dụ, để làm một giáo viên, chỉ có kiến thức phong phú thôi chưa đủ, bạn cần có khả năng truyền đạt những kiến thức của mình tới học sinh. Bởi vậy, các sinh viên cần chú ý khắc phục khuynh hướng coi trọng lý thuyết mà quên đi các kỹ năng thực hành. Nếu một sinh viên mới tốt nghiệp nhưng lại có kinh nghiệm thực tiễn thì chắc chắn sẽ thu hút được sự chú ý của các nhà tuyển dụng.

4. Khả năng diễn đạt

Khả năng diễn đạt là khả năng vận dụng ngôn ngữ để làm rõ ý kiến, quan điểm hoặc tình cảm của bản thân, chủ yếu bao gồm khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Nếu bạn muốn người khác hiểu và tôn trọng mình hay muốn phát huy tài năng thì trước tiên bạn cần có khả năng biểu hiện bản thân. Muốn biểu hiện mình một cách chính xác, không thể không nhắc tới khả năng diễn đạt xuất sắc. Không chỉ khi làm việc mà trong quá trình tìm kiếm việc làm, bạn cũng cần ý thức mạnh mẽ về vấn đề này. Ví dụ, khi viết đơn xin việc, viết lý lịch cá nhân, trả lời các câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng bạn đều cần có khả năng diễn đạt tốt.

5. Khả năng giao tiếp xã hội

Trên thực tế, khả năng giao tiếp xã hội chính là khả năng giao tiếp giữa người với người. Các mối quan hệ giao tiếp trong xã hội không thể giản đơn và thân mật như mối quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo trong trường. Khi các sinh viên bước vào xã hội, sẽ có nhiều mối quan hệ không đơn thuần là bạn bè với đủ mọi loại người. Có thể xử lý chính xác, có hiệu quả, điều chỉnh cuộc sống, công việc và các mối quan hệ giữa người với người hay không, điều đó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình thích ứng với môi trường của một người mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả công việc, sức khỏe tâm lí, niềm vui trong cuộc sống và sự thành công của người đó. Bởi vậy, tự giác bồi dưỡng khả năng giao tiếp xã hội là một việc vô cùng quan trọng.

6. Khả năng tổ chức quản lý

Không phải mọi sinh viên sau khi ra trường đều làm công tác quan lý, nhưng trong thực tế công việc, mỗi người làm việc đều phải có khả năng tổ chức quản lý, nghề nghiệp trong xã hội hiện đại đã chứng minh, không chỉ các cán bộ lãnh đạo, nhân viên quản lý mà các nhân viên chuyên môn khác cũng cần phải có khả năng quản lý. Cùng với sự phát triển của thời đại, những người “mọt sách” đã không còn thích hợp với yêu cầu của xã hội. Mấy năm trở lại đây, rất nhiều đơn vị khi tuyển chọn các sinh viên mới ra trường, với những yêu cầu ngang nhau, họ thường ưu tiên những người đã từng làm cán bộ lớp, có khả năng tổ chức quản lý nhất định, điều này đã phản ánh yêu cầu khách quan của thời đại.

– Bạn dựa vào cái gì để nâng cao “học lực” mà nhà tuyển dụng yêu cầu

Kiến thức cơ bản vững chắc của học sinh Trung Quốc đã từng nhận được những lời khen ngợi và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế, nhưng mấy năm trở lại đây, tâm lí của các sinh viên Trung Quốc ngày càng bấp bênh, họ coi nhẹ việc học tập các kiến thức cơ bản. Ví dụ về những người nhanh chóng đạt được thành công trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đinh Lỗi, Trầ n Thiê n Kiều đã làm ảnh hưởng tới các sinh viên, khiến họ không đủ kiên nhẫn mà chỉ mơ mộng tới ngày mình thành công, họ không muốn phải leo núi, chỉ muốn ngồi cáp treo để có thể nhanh chóng lên tới đỉnh. Có rất nhiều sinh viên mơ mộng rằng sau khi tốt nghiệp có thể làm “giám đốc”, “ông chủ”, thậm chí rất nhiều sinh viên khi nhập học đã không ngần ngại chọn chuyên ngành “quản lý”. Họ cho rằng sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này thì sẽ lập tức đươc làm nhà quản lý của một doanh nghiệp.

Một người phụ trách tuyển dụng từng nói những câu như thế này: “Vì yêu cầu công việc, khi tuyển dụng tôi sẽ hỏi một số kiến thức cơ bản trong giáo trình đại học, ví dụ, đối với các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành máy tính, tôi sẽ hỏi cách tính chuỗi Bubble, các mục cần chú ý khi thiết lập kho dữ liệu, nhưng rất nhiều người dự tuyển đều không thể trả lời được, tôi không biết là do chúng tôi yêu cầu quá cao hay là khả năng của các sinh viên tốt nghiệp đại học bây giờ chỉ có vậy?”.

Thật đáng tiếc, sự chú trọng tới “học lực” của các cơ quan tuyển dụng không khiến các sinh viên nhận thức chính xác hơn được vấn đề – có không ít sinh viên vì không muốn sau này khi tìm việc bị nhà tuyển dụng coi là một tờ giấy mà cố gắng tham gia các hoạt động xã hội, thậm chí còn hy sinh thời gian và trả giá bằng kết quả học tập thấp. Nhưng họ không biết, hy sinh thành tích học tập sẽ khiến họ tổn thất nhiều hơn.

Con đường tìm việc của Lý Minh Lang chính là một ví dụ rất điển hình.

Có lẽ nằm mơ Lý Minh Lang cũng không ngờ được rằng, việc Tư Không Kiếm Quan từng thi trượt khi học đại học lại trở thành cơ hội để anh ta bước vào một doanh nghiệp có tiếng; còn những kiến thức cơ bản bị Lý Minh Lang coi thường lại khiến anh phải đỏ mặt khi đi phỏng vấn Lý Minh Lang vốn rất tự tin khi tham gia phỏng vấn tại công ty quảng cáo 4A: Anh từng là hội trưởng Hiệp hội quảng cáo trường; từng chỉ nhờ vào khả năng giao tiếp của mình mà thành công trong việc thu hút một số tiền tài trợ quảng cáo rất lớn; từ năm thứ nhất, anh đã sử dụng khoảng thời gian nghỉ hè, nghỉ đông để tới thực tập tại các công ty quảng cáo, tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc phong phú; ngoại hình ưa nhìn, nói năng lưu loát.

Tất cả đều được tiến hành rất thuận lợi, màn giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh vốn khiến anh sợ hãi cũng được chuẩn bị kỹ và thông qua dễ dàng. Nhìn nụ cười hài lòng của người phỏng vấn, Lý Minh Lang gần như đã nhìn thấy tương lai đang vẫy tay gọi mình. Nhưng sự việc sau đó lại có những thay đổi bất ngờ: Người tuyển dung nhìn vào bảng thành tích của Lý Minh Lang, sắc mặt chợt thay đổi. Thì ra trong bảng thành tích này, kết quả kết quả tiếng anh từng ở mức báo động đỏ. Nhưng Lý Minh Lang không chú ý tới việc đó, nghĩ rằng công việc mình cần làm sau này không liên quan nhiều tới tiếng Anh, chỉ cần thành tích chuyên môn tốt là được.

Sau đó, người tuyển dụng hỏi: “Xin hỏi, chữ “4A” trong quảng cáo 4A là chữ viết tắt của từ đơn nào trong tiếng Anh?”. Lý Minh Lang cố gắng nhớ lại vốn tiếng Anh ít ỏi trong đầu mình để tìm đáp án, nhưng thật đáng tiếc, anh không trả lời được! Bản thân mình tới công ty quảng cáo 4A để phỏng vấn nhưng ngay 4A là gì cũng không biết, Lý Minh Lang xấu hổ tới mức chỉ muốn chui xuống đất.

Sau đó, người tuyển dụng lại hỏi: “Tại sao cậu không học lên cao học, học lực cũng rất quan trọng, sau này có định đi học cao học không?”. Câu trả lời của Lý Minh Lang lại khiến người ta không hài lòng: “Tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc học cao học, tôi cảm thấy kinh nghiệm quan trọng hơn học lực, rất nhiều các bạn của tôi sau khi tốt nghiệp thạc sĩ mà vẫn không tìm được việc làm”.

Không cần chờ có thông báo, chỉ nhìn vào sắc mặt không hài lòng của người tuyển dụng, Lý Minh Lang đã biết mình không còn cơ hội nào nữa. Sau sự việc này, Lý Minh Lang chỉ ngồi oán trách rằng số phận mình thật xui xẻo – gặp phải một người phỏng vấn quá coi trọng học lực mà xem nhẹ năng lực, nhưng sau khi tham gia nhiều cuộc phỏng vấn khác, anh đã hiểu ra: Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp nổi tiếng đều coi học lực của sinh viên là một tiêu chuẩn lựa chọn rất quan trọng. Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi thành tích học tập và tình hình xếp loại của bạn, hoặc hỏi những kiến thức cơ bản về chuyên môn mà bạn đã được học ở trường.

Có lẽ bạn sẽ thấy ngạc nhiên: Tại sao những doanh nghiệp nổi tiếng này giờ đây lại trở nên “cổ hủ” như vậy khi biết rằng thành tích học tập không thể hiện được khả năng của một người. Không sai, thành tích học tập không có nghĩa là năng lực học tập, nhưng nó lại có thể chứng minh được các tố chất khác mà bạn có. Ví dụ, “lực học” của bạn, công ty Siemens đã coi “lực học” là yếu tố đầu tiên trong chín tố chất mà các sinh viên khi ra trường cần phải có (bao gồm năng lực học, khả năng giao tiếp, khả năng quan sát khách hàng, khả năng dẫn dắt kết quả, khả năng chiến lược, khả năng hướng dẫn và giúp đỡ cấp dưới, khả năng cảm nhận môi trường, khả năng thực hành, khả năng đoàn đội); ví dụ như khả năng cạnh tranh, vì ưu tú là một thói quen và thực tế đã chứng minh, những sinh viên quen với thành tích ưu tú phần lớn đều có các tố chất tổng hợp cao hơn người thường; hay như tinh thần trách nhiệm của bạn, công việc chính của một sinh viên là học tập, nếu ngay việc đó bản thân cũng không làm tốt, nhà tuyển dụng sao có thể tin tưởng rằng bạn là một người có trách nhiệm, tận tụy hết mình với công việc được giao?

Vậy sinh viên nên dùng cái gì để nâng cao “học lực” của mình? Nắm vững các kiến thức cơ bản đương nhiên là con đường tốt nhất. Trong một xã hội hiện đại, khi khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, có rất nhiều kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực ứng dụng nhưng vài năm sau đã bị một kỹ thuật mới hơn thay thế, chỉ những kiến thức cơ bản mới có thể sử dụng suốt đời. Mặt khác nếu không có một cơ sở vững chắc, các sinh viên cũng rất khó hiểu được bản chất của các kỹ thuật ứng dụng hiện đại.

Cái gì là kiến thức cơ bản? Công cụ học tập, vận dụng các giáo trình cơ sở của mỗi chuyên ngành (ví dụ như máy tính, tiếng Anh ) đều là kiến thức cơ sở cần nắm vững.

Công cụ giao tiếp quan trọng nhất của thế kỷ XXI là tiếng Anh. Có những học sinh khi còn ngồi trong trường đại học, học tiếng Anh chỉ để thi đạt điểm qua môn, có nhiều sinh viên chỉ coi tiếng Anh như một kỹ năng để tìm việc, thậm chí còn có người cho rằng, học và sử dụng tiếng Anh cũng có nghĩa là “sính ngoại”. Thật ra, mục đích cơ bản của việc học tiếng Anh là để nắm vững một công cụ học tập và giao tiếp quan trọng. Mấy chục năm sau, các nội dung tin tức toàn diện nhất, nhưng tư tưởng tiên tiến nhất, những kỹ thuật hiện đại nhất và ngôn ngữ giao lưu của các phần tử tri thức trên toàn thế giới sẽ được thực hiện bằng tiếng Anh. Bởi vậy, việc học tiếng Anh rất quan trọng, trừ phi bạn muốn làm một người thoát khỏi cộng đồng quốc tế. Trong ngành công nghệ phần mềm, không những ngôn ngữ lập trình lấy tiếng Anh làm cơ sở thiết kế mà những tài liệu, luận văn, sổ tay hướng dẫn sử dụng quan trọng đều được viết bằng tiếng Anh. Học tiếng Anh không có nghĩa là sính đồ ngoại. Đất nước đang hội nhập với thế giới, rất cần tiếp thu những tư tưởng tiên tiến và khoa học kỹ thuật hiện đại của các nước phương Tây; chỉ có học tốt tiếng Anh mới tạo cho chúng ta những thuận lợi để hòa nhập với thế giới.

Thời đại công nghệ thông tin đã tới, những tố chất của sinh viên trong lĩnh vực khoa học thông tin và kỹ thuật thông tin trở thành một trong những kỹ năng cơ bản để họ bước vào xã hội. Mặc dù không phải mỗi sinh viên đều cần phải hiểu các kiến thức và nguyen lý về lập trình máy tính, nhưng mọi sinh viên đều phải sử dụng thanh thạo máy vi tính, mạng Internet, cài đặt phần mềm và các công cụ tìm kiếm nhanh, nên biết cách sử dụng mạng Internet để tìm kiếm các kiến thức chuyên môn. Trong thế kỷ XXI, sử dụng máy tính và mạng Internet cũng là một khả năng cơ bản cần có như sử dụng giấy và bút. Không học tin học, bạn sẽ không thể thu được những thông tin và kiến thức mình cần một cách nhanh nhất.

Cuối cùng, mỗi một chuyên ngành nhất định đều có giáo trình cơ sở, lấy ví dụ chuyên ngành tin học, rất nhiều sinh viên chỉ thích học các ngôn ngữ, kỹ thuật lập trình mới nhất, bởi vậy nhiều công ty tuyển dụng đều yêu cầu kiến thức cơ sở hoặc kinh nghiệm trong những lĩnh vực này. Mặc dù chúng ta nên học các kỹ thuật mới nhưng việc học tập giáo trình tin học cơ sở lại quan trọng hơn nhiều, bởi vì việc phát triển ngôn ngữ lập trình ngày càng thay đổi, nhưng chỉ cần học tốt giáo trình cơ sở (ví dụ như kết cấu dữ liệu, cách tính toán, nguyên lý mã hóa, nguyên lý máy tính, nguyên lý của kho dữ liệu ), trên cơ sở đó sẽ nắm bắt và ứng dụng được những ngôn ngữ lập trình mới nhất. Giáo trình cơ sở là “nội công” của tin học, còn những ngôn ngữ, kỹ thuật, tiêu chuẩn và công cụ mới chính là “ngoại công”, những sinh viên chỉ biết chạy theo thời thượng cuối cùng sẽ chỉ có lớp vỏ bề ngoài của kiến thức mới, còn những tích lũy bên trong, họ không nắm chắc được.

– Thực tiễn tăng thêm trọng lượng khi tìm việc

Tôi tin rằng không ít sinh viên sau khi tốt nghiệp có những trải nghiệm này: Nhà tuyển dụng nhìn qua tờ sơ yếu lý lịch mà bạn mất bao công sức để viết rồi nói một cách lịch sự rằng, họ không tuyển những người không có kinh nghiệm, có lẽ bạn sẽ không cam tâm và hứa rằng mình có thể làm việc rất tốt, nhưng phía tuyển dụng vẫn lạnh lùng từ chối bạn. Thực ra, thay vì đóng kín cửa phòng, tập trung vào việc học thì tốt hơn, ngay từ năm thứ nhất, bạn hãy bắt tay vào chuẩn bị, tham gia các hoạt động thực tiễn để làm phong phú kinh nghiệm của bản thân.

Có một câu ngạn ngữ liên quan tới thực tiễn được nói như sau: “Những gì tôi nghe thấy có thể sẽ quên, những gì tôi nhìn thấy có thể sẽ nhớ, nhưng nhưng gì tôi từng làm, toi mới thực sự hiểu nó”. Chỉ những kiến thức đã được kiểm nghiệm bằng việc làm thực tiễn mới thực sự thuộc về bản thần . Như vậy , làm thế nào để ” rút ra kiến thức từ thực tiễn”?

Hoạt động đoàn hội: Tích lũy kinh nghiệm phong phú

Đối với những người thích hoạt động thưch tiễn, họ sẽ phát hiện trong trường có rất nhiều các tổ chức đoàn hội như Hội từ thiện, phòng làm việc DIY, Hội những người yêu Internet, Hội sinh viên tình nguyện, cùng các hoạt động mang tính thời sự trong nhà trường như: Thi thiết kế tác phẩm nghệ thuật thủ công về bảo vệ môi trường, Cuộc thi DV, Road show di động NOKIA.

Trong cuộc phỏng vấn của một công ty lớn, mặc dù vừa thấp vừa gầy nhưng Cao Phàm đã dựa vào những hoạt động nổi bật trong trường để giành được sự chú ý của ban giám khảo. Anh làm điều đó như thế nào? Anh nói: “Trên phương diện thực tiễn xã hội, tôi đã từng làm việc tại “Trung tâm phục vụ máy tính Thanh Điểu” trong trường hai năm. Do bản thân tôi có vẻ thật thà đáng tin cậy, nên thường đảm nhận công việc mua linh kiện, phụ kiện, cũng vì vậy mà vô cùng quen thuộc với các kiến thức về phần cứng máy tính, đồng thời có mối quan hệ mật thiết với kỹ sư, nhà tiếp thị sản phẩm của công ty Hoa Thạc. Có điều, cá nhân tôi thích làm các công việc có liên quan tới phần mềm, từ năm thứ nhất tới nay, tôi luôn là thành viên chủ lực của Hiệp hội phần mềm trường. Năm thứ ba, thầy giáo từng mời tôi và các thành viên khác trong Hiệp hội phần mềm hợp tác để phát triển “Hệ thống bổ trợ Phu Hóa” cho tập đoàn Ôn Thị, công ty thực vật lớn nhất Hoa Nam, nâng tỷ lệ tìm ra các quả trứng hỏng tới 50%! Tôi hy vọng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc về phần mềm, thực hiện ước mơ khẳng định giá trị của bản thân tôi”. Những kinh nghiệm của anh trong các hoạt động đoàn hội rõ ràng đã khiến các nhà tuyển dụng phải nhìn anh bằng con mắt khác.

Kinh nghiệm của Cao Phàm nói với chúng ta, các hoạt động đoàn hội có thể mang lại nhiều niềm vui cho chúng ta. Nếu vậy, hoạt động như thế nào mới có thể giúp ích cho con đường tìm việc làm của chúng ta sau này?

Trước tiên, các hoạt động đoàn hội có quy mô càng lớn thì càng thu hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng. Khi mỗi người đều có thể liệt kê ra một loạt các hoạt động thực tiễn mà mình từng tham gia, đương nhiên hứng thú của nhà tuyển dụng sẽ càng lớn. Ban giám khảo sẽ hỏi bạn nhiều lần về quy mô hoạt động, số người tham gia, số người và nguồn vốn bạn sử dụng cùng với các ảnh hưởng xã hội Trong đó, ban giám khảo sẽ hỏi nhiều về số người tham gia vào những hoạt động có quy mô lớn. “Mời một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó tới trường thuyết trình” chắc chắn sẽ không bằng “Hợp tác tổ chức hoạt động quyên góp “Thắp sáng trái tim” cùng một doanh nghiệp nổi tiếng nào đó” trong việc thu hút sự chú ý của người khác.

Thứ hai, càng những hoạt động đoàn hội mang tính chuyên nghiệp càng giúp bạn trở nên nổi bật. Cho dù là hoạt động đoàn hội như thế nào đều có thể rèn luyện khả năng lãnh đạo, khả năng giao tiếp, khả năng tổ chức cho các sinh viên. Trong mắt của các nhà tuyển dụng thì những hoạt đong đoàn hội mà bạn từng tham gia sẽ đại diện cho tính cách, sở thích, thậm chí là khuynh hướng tìm việc của bạn.

Thực tập: Con đường tốt nhất để tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp

Trịnh Nhất Hàng cùng mấy người bạn khác tới thực tập tại một công ty thương mại lớn và được sắp xếp làm trợ lý cho các nhân viên nghiệp vụ. Đây là một doanh nghiệp quốc doanh, các đồng nghiệp đều gọi nhau là “lão Trương”, “lão Vương”; những người bạn học cũng “nhập gia tùy tục” dùng cách gọi “lão X” để xưng hô với nhau. Trịnh Nhất Hàng được phân tới làm cùng lão Vương, nhưng cho dù người ta gọi thế nào, anh vẫn tôn trọng gọi lão Vương là “thầy Vương”. Trịnh Nhất Hàng làm việc gì cũng tích cực chủ động, có nhiều lần lão Vương nhận điện thoại quốc tế, Trịnh Nhất Hàng đều im lặng ngồi một bên để lắng nghe, chú ý xem ông nói chuyện với đối tác như thế nào. Có lúc còn lặng lẽ đưa cho lão Vương một cái bút hoặc rót thêm nước, hoặc ghi lại một vài số liệu. Những cử chỉ tuy rất nhỏ nhặt này đã đem đến rất nhiều thuận lợi cho lão Vương, và cũng thể hiện được sự tôn trọng của Trịnh Nhất Hàng dành cho bậc “tiền bối”. Khi thời gian thực tập kết thúc, lão Vương báo cáo lên công ty xin cho Trịnh Nhất Hàng tiếp tục làm trợ lý của ông.

Từ ví dụ của Trịnh Nhất Hàng có thể thấy, có rất nhiều lợi ích khi sinh viên tham gia thực tập.

Thứ nhất là có thể thông qua quá trình thực tập để có được công việc mình muốn. Nếu cơ quan thực tập của bạn là một cơ quan tốt, hơn nữa biểu hiện thực tập của bạn khiến ông chủ hài lòng, bạn có thể sẽ trực tiếp nhận được Offer (Thông báo tuyển dụng), từ đó giảm đi những lo lắng về vấn đề tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.

Thứ hai là tích lũy kinh nghiệm. Thực tập là con đường tốt nhất để bạn tích lũy kinh nghiệm làm việc.

Thứ ba là có thể nhận được sự chỉ bảo quý giá của các “tiền bối”. Chúng ta đều biết, những người đi trước đã làm việc mấy năm, thậm chí là mấy chục năm nên nắm rất rõ bí mật công việc và cach thức phát triển nghề nghiệp, trong tay họ cũng có nguồn tư liệu lao động quý giá. Nếu có thể nhận được sự giúp đỡ của những người đi trước, cho dù chỉ là một chút kinh nghiệm được chia sẻ khi tìm việc thì bạn cũng sẽ bớt được một con đường vòng dài tới một, hai năm lẽ ra phải đi.

– Kiên định với chí hướng, xác định mục tiêu

Trong cuộc sống có hai loại người: Một là những người biết rất rõ mình cần làm gì, một là loại người sống trong mơ hồ, khong biết mình nên sử dụng thời gian như thế nào.

Trong thực tế, rất nhiều người tỉnh táo, có thể xác định mục tiêu chính xác cho mình và theo đuổi nó, nhưng cũng có những người không có mục tiêu rõ ràng, sống mà không biết ngày mai sẽ ra sao.

Lấy ví dụ, bạn và đối thủ của bạn phải cùng nhau tham dự một cuộc thi rất thú vị: Xem ai có thể nhanh chóng đi qua ruộng ngô, tìm tới cái đích thần bí, đồng thời số ngô trong tay phải nhiều nhất, cũng có thể nói rằng, bạn phải đi qua ruộng ngô nhanh hơn người khác, số ngô trong tay lại nhiều hơn người khác, hơn nữa lúc nào cũng đảm bảo được an toàn của bản thân – đây chính là ba yếu tố sinh tồn trong “Trò chơi ruộng ngô”: Tốc độ, hiệu quả và an toàn.

Có một năm, một nhóm người mang theo ý chí ngút trời tốt nghiệp đại học Havard, họ sắp bắt đầu vượt qua “ruộng ngô” của riêng mình. Trí tuệ, học lực, điều kiện môi trường của họ đều không khác biệt nhau là mấy. Khi ra trường,

Havard thực hiện một cuộc điều tra mục tiêu cuộc đời của họ.

Kết quả như sau: 27% không có mục tiêu; 60% có mục tiêu rất mơ hồ; 10% có mục tiêu rõ ràng trong thời gian ngắn; 3% có mục tiêu rõ ràng trong thời gian dài. 25 năm sau, họ đã đi qua “ruộng ngô” và Havard lại tiến hành một cuộc điều tra về họ. Kết quả lần này là: 3% không ngừng nỗ lực theo phương hướng mình đã lựa chọn suốt 25 năm, hầu như đều đã trở thành các nhân vật thành công trong xã hội, trong đó có không ít người là ông chủ công ty, là các tài năng trong xã hội; 10% không ngừng nỗ lực thực hiện những mục tiêu ngắn, trở thành các cán bộ chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó, phần lớn đều sống trong những căn hộ khá giả; 60% sống và làm việc một cách ổn định, nhưng không có thành tích gì nổi bật, hầu như chỉ sống trong tầng lớp trung bình và thấp của xã hội; 27% còn lại sống không có mục tiêu, cuộc sống không như ý muốn, thường xuyên oán trách người khác, oán trách xã hội, oán trách thế giới “không chịu cho họ một cơ hội”. Thực ra, sự khác biệt giữa họ chỉ là: 25 năm trước, một số người trong bọn họ đã biết tại sao phải đi qua “ruộng ngô”, còn những người khác lại không biết rõ chuyện này.

Khi mới vào đại học, mọi người đều đứng trên cùng một vạch xuất phát, vậy tại sao sau khi tốt nghiệp, khoảng cách giữa mọi người lại xa như vậy? Phần lớn nguyên nhân là vì, có người có ước mơ riêng của mình và biến ước mơ đó thành mục tiêu. Cũng có thể nói, bạn nên dùng trí tưởng tượng của mình để phác họa ra một bức tranh trực quan về mục tiêu của bản thân, cho tới khi nó hoàn toàn trở thành hiện thực.

Trong nửa thế kỷ trước, Godard vẫn còn là một cậu bé 15 tuổi chưa bao giờ biết đến thế giới bên ngoài, sống ở vùng ngo ại ô Los Angeles – Mỹ, ông xây dựn g cho mình tấm bảng “Chí nguyện cả đời”, trên đó có viết: “Đi thám hiểm tại sông Nile, sông Amazon và Congo; trèo lên đỉnh Everest, Kilimangaro và Matt & TU; được cưỡi voi, lạc đà, đà điểu và ngựa hoang; đi trên con đường năm xưa Marco Polo và Alexander đã đi qua; là diễn viên chính trong một bộ phim; điều khiển máy bay cất cánh và hạ cánh; đọc xong các tác phẩm của Shakespear, Aristox; kết hôn, sinh con; thám hiểm mặt trăng “. Ông đánh dấu tất cả các điều mình cần làm, tổng cộng có 127 mục tiêu. Sau khi nghiêm chỉnh viết mọi ước mơ của mình lên một tờ giấy, ông bắt đầu thực hiện tuần tự từng ước mơ một.

Năm 16 tuổi, ông và bố tới thám hiểm vùng đất Florida.

Từ đó, ông dần dần thực hiện các mục tiêu của mình theo đúng kế hoạch. Tới khi 49 tuổi, ông thực hiện được 106 trong số 127 mục tiêu và nhận được tất cả những vinh dự mà một nhà thám hiểm có thể đạt được. Ngày nay, cuộc sống của Godard tràn ngập niềm vui, ông vẫn đang thực hiện các mục tiêu tiếp theo của mình.

Napoleon nói: “Nếu muốn thành công thì phải xác định mục tieu, một mục tiêu thật rõ ràng”. Tác giả của một cuốn sách đã từng hoi mấy trăm người thành công, câu hỏi được đưa ra là, có việc nào là việc mà ngày nay bạn đã hiểu, nhưng khi còn trẻ lại cảm thấy nuối tiếc. Trong số những câu trả lời, phần lớn là: “Hy vọng khi còn trẻ là có một người đi trước chỉ bảo, cổ vũ chúng tôi theo đuổi lý tưởng và chí hướng của mình”. Nhưng mọi lời chỉ dẫn của những người đi trước đều chỉ có thể tham khảo. Bởi vì lý tưởng và chí hướng là việc của cá nhân bạn, chỉ có bản thân bạn mới có thể đặt ra một chí hướng thích hợp nhất với bản thân mình. Người thành công thực sự không phải là người toàn năng, mà là những người có ưu khuyết điểm rõ ràng, bởi vậy, tìm được vị trí thích hợp với mình là một việc rất quan trọng. Nhiệm vụ quan trọng nhất của đại học chính là điều này, bạn nên căn cứ vào sở trường của bản thân để xác định mục tiêu và phân tích xem mình cần có những khả năng nào, yếu tố nào để thực hiện được mục tiêu, sau đó bắt đầu nỗ lực từ mọi phương diện, đây chính là những việc bạn nên làm trong trường đại học và cũng là điều mà bạn nên làm tốt nhất.

– Tích cực chủ động, sáng tạo cơ hội

Từ trước tới nay, cho dù là đứng trước việc học thường ngày hay những việc lớn như thi vào trường đại học nào, học chuyên ngành nào, chúng ta đều được thầy cô và bố mẹ giám sát cũng như hướng dẫn, bởi vậy chúng ta quen bị động chờ đợi mọi người nhắc nhở, chỉ dẫn cho tất cả mọi việc. Nhưng người thực sự chịu trách nhiệm với quyết định và lựa chọn của bạn chỉ là chính bạn mà thôi. Bởi vì không ai hiểu rõ và quan tâm tới công việc, cuộc sống của bạn hơn chính bạn. Sống sao cho mọi người nhìn thấy giá trị của bạn chính là trách nhiệm của bản thân bạn. Có nhiều sinh viên đến khi học năm thứ tư mới bắt đầu lên kế hoạch cho nghề nghiệp và cuộc đời của mình, còn một sinh viên chủ động lẽ ra phải lên kế hoạch cho tương lai của mình từ khi mới bước chân vào giảng đường đại học. Vậy một sinh viên tích cực chủ động thì cần có những gì?

Thái độ tích cực

Trong trường đại học, thường có những hiện tượng như thế này: Có người vì lựa chọn ngành học không phù hợp với sở thích, hứng thú của mình mà buông xuôi tất cả, có người lại vì không được học ở ngôi trường mình muốn mà buồn rầu không vui. Ví dụ như, mấy năm trước, ở một trường đại học danh tiếng đã xảy ra một bi kịch: Một học sinh có điểm số rất cao nhưng không thi đỗ vào trường đại học nổi tiếng mà mình thích nên ngay trước thời điểm khai giảng năm học mới đã nhảy sông tự tử. Câu chuyện này đã khiến rất nhiều người thương tiếc.

Lựa chọn trường học như thế nào, lựa chọn ngành học như thế nào có lúc không thể như ý nguyện của bạn. Khi bạn rơi vào tình trạng không hài lòng, thay vì tỏ ý buông xuôi thì hãy lấy lại tinh thần, tìm một góc đứng khác để nhìn nhận vấn đề. Có hai giáo đồ Kito giáo cùng đi hỏi mục sư rằng, khi cầu nguyện có được hút thuốc hay không. Một trong hai giáo đồ đó hỏi trước: “Trong lúc cầu nguyện có được hút thuốc lá không?”. Vị mục sư giận dữ trả lời: “Không được!”. Người này buồn bã bước đi. Giáo đồ thứ hai hỏi: “Khi hút thuốc lá có được cầu nguyện không?”. Vị mục sư vui vẻ trả lời: “Đương nhiên là có”. Cùng một câu hỏi nhưng với những cách hỏi không giống nhau thì hiệu quả có được hoàn toàn khác nhau. Nhà tâm lý học vĩ đại Anfred Indre sau khi dung cả cuộc đời mình để nghiên cứu về những khả năng tiềm tàng của nhân loại đã nói: “Một trong những đặc tính kỳ diệu nhất của nhân loại chính là biến sức mạnh phản diện thành sức mạnh chính diện”.

Ý thức trách nhiệm

Trên mạng từng có một đoạn văn “Chín sai lầm của sinh viên” như sau:

Sai lầm 1: Cuộc sống hư hỏng. Theo đuổi đẳng cấp, sính dùng hàng hiệu; thường xuyên ghé chơi tại các vũ trường, nhà hàng nổi tiếng, đắt đỏ; sử dụng các thiết bị thông tin cao cấp; khi ra phố thường ngồi taxi; tụ tập bạn bè tại nơi sang trọng Mặc dù những người chiếm tỷ lệ trong số này không lớn nhưng tuyệt đối cũng không phải là một con số nhỏ, hơn nữa còn ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều người. Tiêu tiền mù quáng, đua đòi, chạy theo trào lưu là hiện tượng khá phổ biến trong một bộ phận học sinh.

Sai lầm 2: “Câu đại gia”. Một số “mỹ nữ” ở nhiều trường đại học là “những người chuyên đi câu đại gia”, càng là trường đại học nổi tiếng thì càng công khai, càng là người đẹp thì càng có khả năng. “Câu đại gia” cũng không còn là đặc quyền của những cô gái trẻ tuổi, dưới ảnh hưởng của trào lưu sính hàng hiệu, các sinh viên nữ cũng không do dự đầu tư vào “ngành nghề thứ ba” mới nổi này, họ coi tuổi tr ẻ cu a mình là vốn, tham gia vào ng ành nghề “câu đại gia”.

Sai lầm 3: Ham chơi quên học. Vừa ngủ dậy là chơi “Truyền kỳ”, trong kí túc xá nửa đêm vẫn ồn ào chơi “CS” (Viết tắt của trò chơi “Anh hùng chống khủng bố”) Hiện nay, các trò chơi trên mạng như “CS” và “Truyền kỳ” rất thịnh hành trong các trường đại học, một số sinh viên đại học thậm chí còn đắm chìm vào các trò chơi trực tuyến, lãng quên việc học.

Sai lầm 4: Sống ỷ lại. Các sinh viên căn bản là người không có thu nhập, muốn tiêu xài thoải mái đều phải dựa vào bố mẹ, có tiền thì tiêu, hết thì lại xin không biết đến sự cực nhọc của bố mẹ. Khi tiêu những đồng tiền mồ hôi nước mắt của bố mẹ, tăng thêm gánh nặng kinh tế cho bố mẹ, họ chưa bao giờ nghĩ tới ngày mình sẽ thoát khỏ vỏ bọc kí sinh, sống dựa vào năng lực của bản thân.

Sai lầm 5: Thiếu lý trí. Hiện nay, sinh viên thiếu đi ba năng lực cơ bản: Năng lực phân biệt thật giả, năng lực đạo đức phân biệt thiện ác, tốt xấu, năng lực thẩm mĩ phân biệt đẹp xấu. Các sinh viên không dám hoài nghi hiện thực mà tin tưởng vô điều kiện vào báo chí, truyền hình, giáo trình, nhìn nhận sự hỗn loạn kinh tế và những hiện tượng tiêu cực trong xã hội bằng con mắt “biện chứng duy vật”.

Sai lầm 6: Lạnh nhạt và đầu cơ chính trị. Một mặt, các sinh viên tỏ ra mình căm ghét chính trị hiện hành, nhưng đồng thời, họ không tránh khỏi, thậm chí còn bất chấp liêm sỉ để nương nhờ vào chính trị.

Sai lầm 7: Sự tụt dốc của tinh thần học hành. Họ thích ngủ nướng, trốn học, lên mạng, đi làm thêm, yêu đương nhưng không chăm chỉ học hành. Gần tới kỳ thi, họ không cảm thấy xấu hổ mà quay cóp và những cách thức quay cóp của họ hoàn toàn có thể ghi vào sách kỷ lục Guiness. Về luận văn, họ đi khắp nơi sao chép để có một luận văn hoàn chỉnh. Họ không có ý thức học hành, chỉ muốn có một tấm bằng tốt nghiệp và tìm được một công việc không mất nhiều công sức mà thu nhập lại cao, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống vật chất của bản thân.

Sai lầm 8: Tố chất đạo đức sụt giảm. Hiện nay, nhiều sinh viên không tôn trọng giáo viên và bạn học, thậm chí không tôn trọng bản thân. Giáo viên giảng bài, họ ngồi nói chuyện, ăn sô cô la, nghe nhạc, trang điểm, ngủ, gọi điện thoại như thể xung quanh không có người.

Sai lầm 9: Khiếm khuyết sinh lý và tâm lí. Hiện nay, trong trường đại học, những sinh viên ưa hoạt động thường chỉ có hai loại: Các sinh viên nam say mê đá bóng và các sinh viên nữ chăm thể dục thẩm mĩ. Tại một ngôi trường, có một sinh viên nữ trèo lên tới tầng 8 thì bị suy tim, chết ngay trên cầu thang, một sinh viên khác thì chết trên đường chạy 800m. Tố chất tâm lí của các sinh viên cũng kém, họ thiếu nghị lực, thiếu tinh thần tiến lên và khả năng chịu đựng. Có được chút thành tích đã trở nên kiêu ngạo, đắc ý; gặp phải khó khăn thì đánh mất ý chí, buồn rầu ủ rũ. Chỉ mới gặp phải những thất bại nhỏ trong cuộc sống như thất tình, họ cũng không thể vượt qua được, nhiều người đã tìm tới con đường tự tử. Những sự kiện như tự tử, buông xuôi bản thân đôi lúc lại xảy ra.

Ý thức trách nhiệm của các sinh viên dường như đang ngày càng yếu đi, họ có thái độ thờ ơ trước mọi việc, bao gồm cả việc học tập và định hướng tương lai cho bản thân. Có một số người cả ngày chỉ biết chìm đắm trong các cuộc chơi, hoàn toàn quên mất mục đích ban đầu khi mình đến trường đại học, không nhớ tới những giọt mồ hôi, nước mắt của bố mẹ khi cố gắng tạo điều kiện cho họ được học hành, cũng không còn hiểu được hy vọng và sự chờ đợi của các thầy cô giáo dành cho mình – tới một ngày, tốt nghiệp rồi họ mới phát hiện ra rằng, không có nhà tuyển dụng nào chịu nhận mình và bản thân đã bước ra khỏi con đường mà mọi người đang đi quá lâu rồi.

Bởi vậy, chúng ta nhất định phải nhớ rõ: Chịu trách nhiệm với bản thân chính là để bước những bước vững chãi trong cuộc đời sau này.

Dũng cảm sáng tạo cơ hội

Trong trường đại học, mỗi khi tới kỳ thi tốt nghiệp, chúng ta thường nghe thấy thông tin các anh chị khóa trên được một công ty nổi tiếng nào đó mời tới làm việc, những thông tin này khiến chúng ta cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ. Nhưng chúng ta lại quên mất một điều, công việc tưởng chừng như may mắn có được này thực ra chính là kết quả sau một quá trình dài không ngừng phấn đấu, chăm chỉ học tập.

Chín năm trước, Lương Lỗi – sinh viên năm thứ hai Đại học Tế Nam đã dựa vào những suy nghĩ mới lạ không giống người khác cùng niềm yêu thích đối với tạp chí và Internet, lập ra một tạp chí mạng cho riêng mình có tên gọi “Tuần báo Lỗi”. Vì rất ngưỡng mộ Lệnh Hồ Xung, anh đổi tên mình thành Lệnh Hồ Lỗi, từ đó bắt đầu con đường “hành tẩu giang hồ”.

Rất nhanh chóng, tạp chí của anh thu hút được sự chú ý của “Báo Tân Khoái”, được giới thiệu trên trang nhất báo. Khi đó, Lệnh Hồ Lỗi đang thực tập tại “Báo đô thị Phương Nam”, hôm đó có cuộc họp, lãnh đạo đã chỉ vào dòng tin trên tờ báo “Tân Khoái” nói: “Đây mới là tin tức, tại sao các cậu không nghĩ tới việc viết một bài báo như thế này?”. Còn Lệnh Hồ Lỗi thì cúi đầu mỉm cười trước mọi người.

Tháng 11 năm 2000, khi các bạn học xung quanh vẫn đang trôi nổi khắp nơi tìm việc, Lệnh Hồ Lỗi đã chính thức nhờ vào tạp chí mạng để thực hiện việc tuyên truyền cho mình. Anh bắt đầu đăng tải “Nhật ký tuyên truyền” do chính mình viết.

Cuộc sống lúc nào cũng có sự tình cờ, hoặc có thể nói, cơ hội luôn tới với những người đã có sự chuẩn bị kỹ càng. Một bài viết của anh đã thu hút được sự chú ý của các phương tiện truyền thông. Tổng biên tập “Tuần báo mới” Phong Tân Thành vì bài viết này mà tới trang web “Tuần báo Lỗi”, hẹn gặp Lệnh Hồ Lỗi và cuối cùng tuyển dụng anh vào làm trong “Tuần báo mới”, anh thậm chí không phải trải qua thời gian thử việc. Việc “đột phá vòng vây” của anh đã thành công. Ngày nay, Lệnh Hồ Lỗi là Tổng giám đốc tạp chí “Sinh hoạt”, được người trong giới công nhận là “người thổi một làn gió mới vào ngành báo”.

Trong trường đại học luôn có những người như Lệnh Hồ Lỗi, họ ít nói nhưng lại có khả năng suy nghĩ, khả năng quan sát và khả năng thực hiện rất ưu tú, họ không giới hạn bản thân trong phạm vi nhà trường mà vươn tay tới những lĩnh vực chuyên nghiệp thật sự, âm thầm xây dựng một nền móng cho tương lai của mình. Thường ngày, họ lặng lẽ phấn đấu, khi người khác đang than trách rằng trường không tốt, trách chuyên ngành học của bản thân không hay, trách sự cạnh tranh trong xã hội hiện nay quá khốc liệt, trách gia đình không có sự đảm bảo nào cho tương lai của bản thân; khi những người khác ăn uống vui chơi, sống những ngày vô lo vô nghĩ thì họ không đua đòi, buông xuôi bản thân, mà phấn đấu vì mục tiêu của mình, họ không những có thể chờ đợi cơ hội mà điều quan trọng hơn là, họ có thể tạo cho mình một cơ hội và biết nắm lấy nó. Giống như phượng hoàng trên cõi Niết bàn, có một ngày họ sẽ trở thành tiêu điểm, đối tượng để mọi người ngưỡng mộ.

Coi kết thúc là bắt đầu, tích cực lên kế hoạch cho bốn năm đại học

Nếu bạn muốn tìm một công việc có mức lương cao sau khi tốt nghiệp, bạn cần phải có sự chuẩn bị thật kỹ càng ngay từ những ngày đầu trong trường đại học. Lý lịch của năm thứ tư trên thực tế không được viết ra bởi các chữ cái mà là những hành động rất nhỏ trong suốt bốn năm. Các sinh viên cần phải làm tốt năm việc: Học tập, kỹ năng, đoàn hội, thực tập, kiểm chứng. Muốn làm tốt năm việc này, trước tiên phải “coi kết thúc là bắt đầu”, biết bản thân mình cần đạt được mục tiêu gì mới có thể xây dựng một kế hoạch rõ ràng cho mục tiêu đó.

Bất kỳ kế hoạch nào đều sẽ trở thành điểm kết thúc của một giai đoạn nào đó trong cuộc đời bạn, và cũng có thể trở thành điểm khởi đầu của giai đoạn tiếp theo. Nếu không biết sau khi tốt nghiệp phải làm gì, bạn nên lập tức lập một kế hoạch thử sức mình ở những lĩnh vực mới; nếu không biết bản thân mình khiếm khuyết điều gì, bạn nên hỏi thầy giáo, bạn bè và người thân xem có điều nào bạn cần thay đổi; nếu sau khi tốt nghiệp muốn được vào làm tại một công ty nào đó, bạn nên thu thập các thông báo tuyển dụng của công ty đó để thuận tiện cho việc đối chiếu với lý lịch bản thân, xem mình có thiếu kinh nghiệm nào không. Chỉ cần chăm chỉ lập, quản lý, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch cuộc đời mình, càng ngày bạn sẽ càng tiến gần tới mục tiêu.

– Làm ông chủ của thời gian chứ đừng làm người giàu có thời gian

Khi học đại học, chúng ta sẽ có một khoảng thời gian trống để thoải mái sử dụng. Trong phút chốc, dường như bạn đã trở thành một người giàu có thời gian, nhưng không có nghĩa là bạn có thể để thời gian trôi qua lãng phí. Nếu không kịp thời điều chỉnh thái độ của mình, không trở thành “ông chủ” của thời gian thì trong tương lai không xa, bạn sẽ trở thành nô lệ của thời gian. Vì vậy, bạn cần phải sắp xếp, lên kế hoạch và quản lý thời gian một cách hợp lý.

Hôm nay bạn có phải làm việc không? Đi ra phố mua một đôi giày thể thao mà bạn thích đã lâu? Cùng người yêu đi xem một bộ phim mà hai bạn cùng thích? Chơi điện tử trong ký túc xá? Đi thư viện đọc một cuốn sách chuyên ngành rất hữu ích cho bạn? Tới phòng tự học để học bài? Tham gia các hoạt động đoàn hội?… Có thể bạn có một trí tưởng tượng vô hạn, nhưng thời gian thì có hạn. Đa số mọi người chỉ cần vài phút đã có thể nghĩ ra những hoạt động mình cần thực hiện trong vài tuần hoặc vài tháng.

Bạn đang say mê đọc một cuốn tiểu thuyết kinh dị bỗng ngửi thấy mùi khét, thì ra hương muỗi làm cháy màn. Lúc này, bạn sẽ tiếp tục đọc tiểu thuyết hay lập tức bỏ sách xuống đi dập lửa? Đáp án chắc chắn sẽ là đi dập lửa. Sự việc lúc nào cũng có nặng nhẹ, chậm gấp, có những việc vô cùng quan trọng, phải lập tức làm; có những việc có thể làm mà cũng có thể không. Nhưng nhiều lúc lựa chọn lại không đơn giản như “đọc tiểu thuyết hay đi dập lửa” mà chúng ta cần phải quyết định bằng tư duy lý trí, sau đó đưa ra lựa chọn chính xác nhất.

Kỳ thi lên cấp môn tiếng Anh sắp bắt đầu nhưng bạn phải đi cùng người yêu, phải chơi trò chơi, có những hoạt động đoan hội cần bạn tham gia, vì yêu cầu của việc làm, bạn có thể phai đi nghe các buổi diễn giảng về thành công của những nhân vật nổi tiếng Có quá nhiều việc cần phải làm, vậy bạn đã sắp xếp thời gian cua mình một cách hợp lý chưa? Tốt nhất, hãy lập ra một thời gian biểu, phân loại các “việc cần làm ngay”, “việc quan trọng”, “việc không quan trọng”, “việc có thể làm mà cũng có thể không”. Sau đó, hãy kiểm tra xem mình có bao nhiêu thời gian được sử dụng đúng mục đích, bao nhiêu thời gian còn lãng phí. Có quan niệm thời gian, bạn mới không buông xuôi bản thân, không rơi vào vòng tròn “buông xuôi – đau khổ – buông xuôi”, mới có thể tiến từng bước vững chắc tới mục tiêu; từ đó trở thành người xuất sắc trong tập thể, chiến thắng ngay tại vạch xuất phát.

Hãy tưởng tượng một chút sự khác biệt giữa nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và nhiếp ảnh gia nghiệp dư. Những người thi thoảng mới cầm máy ảnh ghi lai một buổi tiệc sinh nhật , một phong cảnh đẹp , hoặc một lần du lịch sẽ làm như thế nào? Họ chỉ tự tay chụp vài bức ảnh để lưu lại những thời khắc đáng quý trong cuộc đời – hơn nữa trong nhiều tình huống, họ sẽ cảm thấy thất vọng với bức ảnh mình chụp được. Bởi vì trong số những bức ảnh này sẽ có bưc bị mờ, nhìn không rõ, nhưng sau đó, họ sẽ không buồn phiền lâu mà nói rằng, mình không phải là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.

Cách giải quyết vấn đề của nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp lại hoàn toàn khác. Trước tiên họ chụp ảnh. Sau đó, họ sẽ nghiên cứu tỉ mỉ về các bức ảnh đã chụp được, từ đó tìm ra bức ảnh hài lòng nhất. Tiếp theo, họ sẽ suy nghĩ xem nên thay đổi những bức ảnh có hiệu quả tốt kia như thế nào rồi chọn ra những bức ảnh mà bản thân hài lòng nhất. Sau đó, họ kiểm tra lại những bức ảnh này, cuối cùng chọn ra một bức có thể giúp mình giành được giải thưởng để mang đi tham dự cuộc thi nhiếp ảnh.

Sự khác nhau giữa những người chỉ thỉnh thoảng mới lên kế hoạch sử dụng thời gian và những người lên kế hoạch một cách nghiêm túc cũng như vậy. Những người thỉnh thoảng mới lên kế hoạch sử dụng thời gian thường không có mục tiêu rõ ràng, thậm chí họ còn không biết mình cần làm gì. Họ thường xuyên cảm thấy không hài lòng với kết quả thu được, cho rằng chúng không xứng đáng với công sức mình đã bỏ ra. Thế là họ bắt đầu tin tưởng rằng mình không giỏi trong việc lên kế hoạch, cuối cùng là từ bỏ mọi nỗ lực của mình.

Những người nghiêm túc trong việc lên kế hoạch sử dụng thời gian sẽ nghiên cứu nhiều lần kế hoạch của mình, thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch. Giống như nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, trong quá trình này, họ sẽ chủ động tìm ra những vấn đề, các giả thiết sai lầm và những khó khăn gặp phải, đồng thời không ngừng điều chỉnh những điểm cần thiết để thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả.

Có lẽ, khi mới bắt đầu, mục tiêu của họ còn chưa rõ ràng nhưng dần dần, trải qua quá trình lựa chọn không ngừng, họ sẽ loại bỏ những mục tiêu không thể đạt được và bắt đầu hình thành một mục tiêu tập trung hơn. Sau đó họ không ngừng sửa đổi một vài điểm quan trọng trong kế hoạch, khiến nội dung của kế hoạch ngày càng phong phú.

Làm người giàu có về thời gian hay làm ông chủ của thời gian, điều này sẽ quyết định vấn đề bạn ở vào thế bị động hay chủ động trong quá trình tìm việc sau này.

Phần lớn những người thành công đều là những người có quan niệm thời gian rất rõ ràng. Bạn ở tuổi hai mươi, nếu muốn thành công thì hãy bắt đầu từ việc làm ông chủ của thời gian.

– Học cách đối nhân xử thế

Tại sao sinh viên đại học Thanh Hoa, Lưu Hải Dương dùng axit tạt vào người khác? Tại sao sinh viên đại học Vân Nam, Mã Gia Tước cầm dao chỉ vào bạn học? Tính cách hướng nội, không thường xuyên giao tiếp với mọi người, không những sẽ khiến bạn giống như Vũ Tiểu Phong của trường Bắc Kinh, gặp phải khó khăn trong mọi việc mà tệ hơn, điều này có thể gây ra những vấn đề tâm lí rất khó chữa trị. Trước đây tôi từng nói, đại học là thời gian cuối cùng để mọi người học cách làm việc và sống vì người khác trong một môi trường tập thể rộng lớn, bởi vậy chúng ta nên nắm chắc cơ hội này.

Cao Nhiên được mệnh danh là “Ông tổ của các doanh nghiệp sau năm 80”. Sinh tại một làng nhỏ ở tỉnh Hồ Nam vào năm 1981, một người không có điều kiện gia đình thuận lợi như anh đã mất rất nhiều tâm tư và công sức để tồn tại trong xã hội này. “Con người không thể có nhiều tinh lực nên tôi chỉ có thể lựa chọn kết giao bạn bè, lựa chọn cách sử dụng thời gian của mỗi ngày”. Khi học đại học, Cao Nhiên đã từng tổ chức không ít hoạt động. Để mở rộng mối quan hệ, anh thường xuyên duy trì mối liên hệ với các quan chức chính phủ, các chuyên gia, nhà doanh nghiệp mà mình đã từng tiếp xúc: “Mỗi kỳ nghỉ của bốn năm đại học, mọi người đều đi chơi nhưng tôi chỉ biết lấy danh thiếp và sổ điện thoại ra gọi cho họ, hỏi thăm họ. Có lẽ một lần, hai lần họ sẽ không có ấn tượng gì, nhưng qua nhiều thời gian, họ sẽ nhớ tôi”. “Quý nhân” trong cuộc đời anh, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn Viễn Đông Giang Tô – Tưởng Tích Bồi chính là người mà Cao Nhiên quen khi học đại học. Lần quen biết đầu tiên là khi anh nhặt giúp Tưởng Tích Bồi chiếc áo bị rơi dưới đất, tiếp đó là những cuộc điện thoại hỏi thăm vào các ngày lễ tết. Trong một lần tới Thượng Hải công tác, Cao Nhiên đã đi một đoạn đường dài tới dự lễ sinh nhật của Tưởng Tích Bồi, sau đó có được số vốn đầu tư xây dựng công ty lên tới 10 triệu nhân dân tệ do Tưởng Tích Bồi giúp. Cũng từ đó, mối quan hệ giữa Cao Nhiên và Tưởng Tích Bồi ngày càng gắn bó hơn.

Rất nhiều sinh viên khi bước chân vào học đại học mới lần đầu tiên rời xa bố mẹ, rời xa môi trường quen thuộc của mình. Bước chân vào trường đại học, bắt đầu làm quen với cuộc sống tập thể, làm thế nào để sống chung với các bạn học đã trở thành một câu hỏi khó bắt buộc họ phải vượt qua. Từ ví dụ của Cao Nhiên, chúng ta có thể thấy, học cách sống như thế nào, kết giao bạn bè như thế nào, tìm được “quý nhân” trong cuộc đời mình chính là một việc rất quan trọng. Đại học là cơ hội cuối cùng để mọi người có thể học tập, bồi dưỡng, rèn luyện khả năng đối nhân xử thế trong môi trường rộng lớn. Trong tương lai, khi mọi người phải hòa nhập vào xã hội và công việc, khả năng đối nhân xử thế sẽ ngày càng trở nên quan trọng, thậm chí còn quan trọng hơn bản thân công việc. Bởi vậy, chúng ta nhất định phải nắm chắc cơ hội, học thành công bài học đối nhân xử thế.

Năng lực giao tiếp xã hội kém, quan hệ bạn bè hạn hẹp, không có sở trường gì có thể thu hút sự chú ý của mọi người, không biết tạo dựng mối quan hệ với người khác – đây là một số khó khăn mà các sinh viên thường xuyên gặp phải khi giao tiếp xã hội. Đối với việc làm thế nào để nâng cao khả năng giao tiếp xã hội trong thời gian học đại học, Phó tổng giám đốc công ty Google toàn cầu, Tổng giám đốc khu vực Trung Quốc, ông Lý Khai Phục đã nói:

Thứ nhất, chân thành đối xử với mọi người, tiên trách kỷ hậu trách nhân, khoan dung với người ngoài như khoan dung với mình. Đối với người khác phải có trái tim chân thành, khoan dung, đối với bản thân phải biết tự kiểm điểm, phê bình, có thái độ sửa đổi sai lầm. Khi giao tiếp, bạn đối xử với mọi người như thế nào, họ sẽ đối xử với bạn như thế. Cũng giống như khi bạn soi gương, biểu cảm của gương mặt bạn như thế nào thì hình ảnh bạn nhìn thấy trong gương cũng như vậy. Nếu bạn đối xử chân thành với người khác, người khác cũng sẽ đối xử chân thành với bạn; nếu bạn nhìn người khác bằng con mắt thù địch, người khác cũng coi bạn là kẻ thù. Tình bạn chân thành nhất và thù hận khó hóa giải nhất đều được tạo thành bởi nguyên lý “phản xa” này. Bởi vậy, nếu bạn muốn thay đổi người khác, trước hết hãy sửa chữa bản thân. Bạn muốn người khác đối xử với mình như thế nào thì cũng hãy đối xử với họ như thế. Muốn người khác hiểu mình , trước tiên bạn hãy hiểu và thông cảm cho người khác.

Thứ hai, bồi dưỡng tình cảm chân chính. Nếu có thể làm đươc điều thứ nhất, rất nhiều người bạn khi học đại học sẽ trở thành tri kỷ cả đời của bạn. Trên con đường thu nhận tri thức và tìm kiếm cơ hội phát triển cho bản thân, tình bạn chính là điều đang quý nhất. Khi kết bạn, đừng tìm những người có tính cách giống mình hoặc những người chỉ biết a dua, xu nịnh. Bạn tốt có rất nhiều: Những người bạn lạc quan, những người bạn thông minh, những người bạn chân thành, những người bạn hài hước, những người bạn luôn ủng hộ bạn tiến về phía trước. Ngoài ra, yêu khi đang học đại học cũng có thể giúp bạn biết cách chăm sóc người khác, nâng cao khả năng tự kiềm chế, nhưng việc yêu đương cần phải tùy theo duyên số, không nên miễn cưỡng.

Thứ ba, học tinh thần đồng đội và khả năng giao tiếp.

Đoàn hội là một xã hội thu nhỏ, tham gia vào các hoạt động đoàn hội chính là sự rèn luyện tốt nhất trước khi bước chân vào xã hội. Trong một tập thể, có thể bồi dưỡng khả năng hợp tác đồng đội và khả năng lãnh đạo, cũng có thể phát huy sở trường của bản thân. Nhưng điều quan trọng hơn, bạn phải là một người tình nguyện chân thành, hoặc khi đảm nhận công việc cần chủ động đóng vai trò là cầu nối giữa các giáo viên và sinh viên, đồng thời rèn luyện khả năng giao tiếp của bản thân để giúp đỡ bạn học và thầy cô giáo. Quá trình này không đơn giản, chắc chắn bạn sẽ gặp những khó khăn trắc trở nhưng bạn đừng nhụt chí, tạo dựng quan hệ giao tiếp trong môi trường đại học là một cách học tập không phải trả “học phí”, nếu phạm sai lầm cũng có thể bắt đầu lại.

Thứ tư, học từ những người xung quanh. Trong lớp, trong tập thể, hãy thường xuyên quan sát bạn bè ở bên mình, đặc biệt là những người có khả năng giao tiếp tốt, hãy xem họ đối xử với người khác như thế nào. Ví dụ, quan sát cách họ xử lý các xung đột trong giao tiếp, cách họ thuyết phục và ảnh hưởng tới người khác, làm thế nào để phát huy khả năng hợp tác của bản thân, làm thế nào tỏ rpx sự tôn trọng và chân thành của mình với người khác, làm thế nào để tỏ ý tán dương hoặc phản đối, làm thế nào để thể hiện cá tính của mình mà không ảnh hưởng tới người khác Thông qua việc quan sát và bắt chước, dần dần bạn sẽ phát hiện, khả năng giao tiếp xã hội của bản thân có những cải tiến không ngờ. Trong trường đại học, mỗi một người bạn đều có thể trở thành thầy giáo của bạn, sự nhiệt tình, hài hước, thông minh, uyên bác, chính trực, cởi mở, lịch sự của họ đều có thể trở thành đối tượng học tập của bạn. Đương nhiên, bạn cũng nên khảng khái giúp đỡ những người bạn khác, cố gắng làm một tấm gương cho họ.

Thứ năm, nâng cao tu dưỡng đạo đức bản thân và sức hấp dẫn của nhân cách. Nếu cảm thấy mình không có sở trường, không có sở thích nào thì bạn có thể lựa chọn và bồi dưỡng một số sở thích. Những hứng thú và sở thích chung sẽ là một trong những con đường giúp bạn nâng cao khả năng giao tiếp xã hội, thắt chặt tình cảm với bạn bè. Rất nhiều người thành công trong sự nghiệp đều không phải là những “mọt sách” chỉ biết đóng cửa ở nhà đọc sách, phần lớn họ đều có hứng thú và sở thích riêng. Trong các đồng nghiệp của tôi làm việc ở Viện Nghiên cứu Á Châu, có người thích vẽ, cũng có người là cao thủ trong các môn thể thao Những sở thích khi rảnh rỗi không chỉ là một cách giao tiếp xã hội mà còn giúp mọi người phát hiện được khả năng tiềm tàng của bản thân. Ví dụ, chơi thể thao vừa có thể phát huy tiềm năng thể thao của bạn lại có thể bồi dưỡng tinh thần hợp tác đồng đội. Nếu thực sự không có sở thích hay hứng thú vận động thì việc đọc những cuốn sách làm phong phú kiến thức cũng có thể giúp bạn cải thiện khả năng giao tiếp xã hội của bản thân, bởi vì không gì có sức hút hơn một người có trí tuệ uyên bác.

Bởi vậy, học cách giao tiếp với người khác chính là một “môn học bắt buộc” trong trường đại học.


Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button