Kỹ năng mềm

16 bí quyết để hái ra tiền

16 bi quyet de hai ra tien1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Herbert Newton Casson

Download sách 16 bí quyết để hái ra tiền ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục : Sách kỹ năng mềm

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

Định dạng ebook                 

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ? Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Cuốn sách tuyệt vời dành cho những ai còn đang hoang mang với câu hỏi: làm thế nào để tôi kiếm được tiền ???
Thế giới rộng lớn lắm. Chưa bao giờ thế giới được mở rộng cho ta như ngày nay. Cuộc chiến đấu kinh tế sau này sẽ là cuộc chiến đấu rất đẹp mắt. Nó sẽ vĩ đại, hùng tráng và sẽ ở dưới quyền điều khiển của một phép tắc nghiêm khốc này của Tạo hoá : Chỉ có những kẻ tài giỏi hơn hết mới sống đợc
16 BÍ QUYẾT ĐỂ HÁI RA TIỀN hay 16 định lý doanh nghiệp, hy vọng cuốn sách sẽ giúp các bạn thành công trong công việc kinh doanh và hành trình giàu có của mình…(Nguồn bài giới thiệu: Thuvienlamgiau)

Trích dẫn :

Để giới thiệu quyển “16 định lý doanh nghiệp”, chúng tôi tưởng không gì bằng trích bài tựa của ông Edouard Herriot, một nhà chính trị pháp, đã viết trong bản dịch bằng tiếng pháp của ông G. Lange dưới nhan đề “Les axiomes des affaires” , do nhà xuất bản Payot ấn hành năm 1919 và đã tái bản nhiều lần.

DỊCH GIẢ

Đây thật là một cuốn sách giá trị. Nếu tôi bằng lòng “trang điểm nó một bài tựa” theo thể thức lịch sự mà các nhà văn thường dùng, không phải vì nó cần lời giới thiệu. Herbert Casson là một người hoàn toàn mới không có một quan niệm siêu hình, không mang một thành kiến lịch sử nào. Ông đã từng lăn lộn vào giới thợ thuyền, từng trông thấy một số xí nghiệp vĩ đại của thời nay. Vai trò của ông? Ở nước Pháp không có một người nào có thể sánh với ông để có thể làm cho người khác hiểu ông được: ông còn hơn một nhà kỹ sư cố vấn (ingénieur conseil) nữa.

Herbert Casson bày tỏ ý kiến bằng định lý. Định lý thứ nhứt: công việc doanh nghiệp phải điều khiển bởi một khoa học chân chánh mà người ta phải lo khám phá lần lần các nguyên tắc. Trải qua một cuộc quan sát lâu dài, tôi cũng đi đến một kết luận ấy. Nhưng tôi phải dùng đến hai quyển sách mới trình bày ra được, mà lại trình bày vụng về nữa, bởi vì tôi công kích các lý luận gia, các tiểu thuyết gia của kinh tế học cũ. Ông Casson ạ, ít nữa ông có tài dùng những lý luận giản dị về những sự kiện tầm thường để làm nổi bật những quy tắc ông lên. Ông có một phương pháp, phương pháp duy nhứt, để tạo nên những tinh thần mạnh mẽ: sự phân tích. Nhưng ông không hề lạc lối trong những lý luận phiền phức. Học thuyết của ông chỉ gồm có một số, nhận xét khiêm tốn mà ai đọc tới cũng phải để ý. Sau hết, độc giả còn cảm thấy lối hành văn mạnh và tươi tắn của ông. Sách ông có sức cải hoá người ta hơn các sách thông thái.

Thật vậy, cuốn sách ngắn ngủi này có sức thúc giục người ta nghĩ ngợi. Khi ông Herbert Casson chứng tỏ rằng ông chống với quan niệm về doanh nghiệp trong sạch chỉ biết giữ quân bình ngân sách nhà nước bằng cách thâu thuế chớ không thâu tiền lời thì ông đã lật đổ chánh sách tài chánh hiện tại của chúng ta. Và ông có lý lắm! Người ta không có can đảm đánh thuế chuyên chở cho cân với chi phí; người ta che đậy những biện pháp dùng để tránh sự thâm thủng ngân sách. Người nộp thuế phải trả, vì y luôn luôn phải trả nhưng không biết rõ tại sao y trả. Đó là điều sai lầm về nguyên tắc, ông Casson tuyên bố như thế. Tôi đồng ý với ông. Chánh phủ tiếp tế cho ta; đã không làm hài lòng ta, chánh phủ còn phải mất nhiều tiền trong công việc ấy; chánh phủ trở lại đàn áp những kẻ nào cố gắng làm ra lời. Sai lầm nữa. Tôi hiểu sự sai lầm ấy lắm.

Không phải tôi tán thành trọn chánh sách của ông; ông không để ý đến những kết quả tai hại do sự tăng giá quá độ sanh ra. “Giá bán ít khi quá cao”. Cái định lý này đáng sợ quá. Nhưng ta cảm thấy tác giả chú ý tranh đấu chống lại sự định giá không hợp với cái sinh hoạt bình thường của một nền thương mãi thành thật. Xét cho cùng, thì ông không có lỗi : rốt cuộc lại người tiêu thụ luôn luôn phải trả chi phí những cuộc thương mãi bất quân bình. Muốn hạ giá, ông Casson chủ trương tăng sản xuất.

Ông Casson dùng một lối văn tươi để giải thích những điều mà một bổn toát yếu khô khan không thể giải thích được. Không có gì làm cho ta vui bằng cách khảo cứu những phương pháp mà người bán hàng dùng để quyến rũ một khách hàng. Không có gì say-mê bằng cái tánh ưa hoạt động, mạo hiểm. Không có gì sáng suốt bằng sự phân tích mau lẹ nguyên tắc về giá trị, hay là sự định nghĩa vai trò của vàng. Không có gì rộng rãi bằng câu kết luận chứng tỏ vai trò càng ngày càng quan trọng của sự hợp tác và cái thế giới phì nhiêu mở rộng trước những tấm lòng trẻ trung quả cảm. Các anh muốn tìm những tư tưởng sâu sắc ư? Các anh hãy nghe đây : “Dẫu làm tổng trưởng hay chủ tiệm, một vĩ nhân chân chính là người biết rút ở kẻ khác một lời dạy bất tuyệt, là người biết tiếp tục tìm học. Người nào không lầm lẫn uy quyền và tri thức, mới chú ý đến tất cả mọi quan điểm và biết hoá hợp những yếu tố sai biệt để đạt đến một mục đích hữu ích.”

Với một lòng tin cậy không bờ bến, tôi ao ước cuốn sách nhỏ nầy được phổ cập trong chúng ta.

(Trích bài tựa của ông Edouard HERRIOT)

Giới thiệu tác giả

Tên ông Herbert N. Casson có lẽ còn xa lạ đối với người mình, nhưng trong giới doanh nghiệp Mỹ không ai không biết tiếng ông. Vì ông là một trong những người lập nên “Phong trào làm việc cho đắc-lực[1] (Mouvement de l’Efficience). Những người kia là Taylor và R. Emerson.

Ông Herbert N. Casson là người thế nào ?

Sanh năm 1869 tại một làng nhỏ xứ Gia-nã-đại (Bắc. Mỹ). Sinh trưởng trong một gia-đình không lấy làm khá giả, ông phải đi làm kiếm cơm từ lúc 12 tuổi đầu.

Năm 14 tuổi, ông mới có dịp ra khỏi làng và bắt đầu đi học. Ông từng học trường Đại học Victoria và lúc 24 tuổi, ông đã nổi tiếng về khoa học xã hội.
Xuất thân ra đời, ông làm nhiều nghề : trợ bút cho tờ báo lớn Mỹ New-York World, mở sở quảng-cáo H. K. Mac Caun Co rất nổi tiếng, cũng vừa là một tay diễn giả có tài; có lần một tổ chức thương mãi đã mời ông diễn thuyết trong nửa giờ và chịu trả ông 1.000 Mỹ-kim.
Nhưng, tài giao-du, óc kinh-doanh, hoạt động đưa ông vào giới doanh nghiệp. Trong giới nầy, ông giữ một chức vụ mà xứ ta chưa hề có, Efficiency-Expert, tức là ông làm cố vấn cho các nhà thương mãi kỹ-nghệ về vấn để làm sao sản xuất thật nhiều mà thật ít hao công tốn của. Ông đã từng làm cố vấn cho các công ty to lớn như Bell Telephone Co, Standard Oil Co. Chính ông lãnh nhiệm vụ tổ chức “Nữu-ước thương-gia-hội” (Assocition des négociants de New-York). Trong trận Đại chiến 14-18, người ta giao ông trách nhiệm lo tìm cách tăng gia sản xuất các xưởng chế tạo khí cụ bên Anh-quốc.
Năm 1915, ông sáng lập một tạp chí có một không hai ở thế-giới : tạp-chí The Efficiency Magazine để tuyên truyền khoa học doanh nghiệp. Đặc điểm của tạp chí ấy : nó là một tạp chí của một người viết, chính ông H. N. Casson đảm đương tất cả bài vở trong mấy chục năm trời!
Nó là một tạp chí trước tiên cùng một lượt xuất-bản trong 6 thứ tiếng! Bản tiếng Pháp xuất bản dưới nhan đề: France Efficience.
Nó là một tạp chí duy nhứt có những độc giả mua suốt đời (abonnés à vie), nghĩa là trả tiền một lần đặng báo gởi đến mãi cho đến khi mình chết.
Nhưng ngoài ra, ông cũng là một nhà văn có tài. Ông đã soạn 137 quyển sách , đặng dịch ra 22 thứ tiếng. Có thể kể vài tác phẩm trọng yếu : Publicité et vente, La nature humaine, Les axiomes des affaires, L’Art de manier les gens, Comment faire des bénéfices, Réussir. Décidez, decidez vite, décidez bien.. mà chúng tôi ước mong sẽ có dịp lần lượt trình bày với các bạn.
Ông là một tay làm việc đắc lực. Năm 1950, đã 82 tuổi, ông còn đi du lịch khắp thế giới trong sáu tháng để nghiên cứu, học hỏi thêm. Sau khi về nước, ông nhuốm bịnh và mất đi năm 1951. Sau 83 năm sống một cách đắc-lực, không như nhiều nhà tư tưởng, ông đã thực hiện ở chính mình ông những gì ông đã thuyết dạy.
Những điều kể trên đây đủ trả lời cho câu hỏi : “Tại sao các Định lý Doanh nghiệp của ông có sức mạnh phi thường của những đạo luật đến nay vẫn đặng các nhà doanh nghiệp tin dùng ?”

ĐỌC THỬ

Lời tự luận

Viết quyển sách này, tôi chứng tỏ rằng công việc doanh nghiệp do một khoa học mà ra.
Tôi không dám quả quyết rằng khoa doanh nghiệp là một khoa học đầy đủ; khoa học ấy chưa có phép tắc, định lý, nguyên tắc được mọi người công nhận, và nó còn hỗn độn, đầy-dẫy những điều bất-thường, những ý kiến kỳ quái.
Có lẽ một số nhà doanh nghiệp đại-tài đã xứng danh là bực tiền khu, vì họ đã đưa ra được một ít nguyên tắc và đã thành công một cách rõ ràng.
Người ta cũng từng thấy một số công xưởng được tổ chức trên một nền tảng khoa học và được hưng vượng khác thường.
Kể ra thì “Khoa doanh nghiệp” là một khoa học ít người nói đến. Người ta mới thấy chừng mươi quyển sách có giá trị nói đến khoa ấy. Những tài liệu hiếm hoi thâu góp được đều do trường học dạy ra ; chỉ có một số ít người biết dùng những tài liệu ấy.
Tôi tưởng đã đến lúc các nhà đề xướng “Khoa học doanh nghiệp” nên công bố những điều họ đã tìm kiếm được : một khoa học không thể nào sinh trưởng trong bóng tối được.
Khoa học ấy ra đời chắc chắn sẽ bị công kích, nhưng với sự cương quyết của những kẻ chủ trương, nó sẽ phát triển đúng theo đà của nó.
Nếu toán học có những phép tắc nhứt định gọi là định lý thì “Khoa doanh nghiệp” cũng vậy. Khoa doanh nghiệp cũng có những định lý làm thành trụ cốt căn bản cho nó. Định lý ấy đối với nhà doanh nghiệp cũng như kim chỉ nam đối với người thuỷ thủ, cái cưa đối với người thợ làm sườn nhà, cái kẽ chỉ (tire-ligne) đối với nhà kiến trúc.
Để giải nghĩa ràng chữ định lý theo tôi hiểu, tôi muốn nhắc lại mười hai định lý của Euclide. Mười hai định lý ấy như sau nầy :
1.-Hai số lượng đều bằng một số lượng thứ ba, hai số lượng ấy bằng nhau.
2.-Hai số lượng bằng nhau thêm vào hai số lượng bằng nhau, tổng số cũng bằng nhau.
3.-Hai số lượng bằng nhau rút bớt trong hai số lượng bằng nhau, số còn lại cũng bằng nhau.
4.-Hai số lượng bằng nhau thêm vào hai số lượng không bằng nhau, tổng số không bằng nhau.
5.-Hai số lượng bằng nhau rút ở hai số lượng không bằng nhau, số còn lại không bằng nhau.
6.-Hai số lượng đều bằng xấp đôi số lượng thứ ba, hai số lượng ấy bằng nhau.
7.-Hai số lượng đều bằng phân nửa số lượng thứ ba, hai số lượng ấy bằng nhau.
8.-Hai khối để chồng lên nhau và choáng một không gian như nhau, hai khối ấy bằng nhau.
9.-Toàn thể lớn hơn một phàn.
10.-Hai đường thẳng không, làm thành một diện tích.
11.-Tất cả các góc thẳng đều bằng nhau.
12.-Hai đường thẳng gặp nhau thì cả hai không cùng song-song với đường thẳng thứ ba được.(Định lý của Playfair).
Muốn tạo một cơ-sở cho kỹ-hà-học, người ta dùng những định nghĩa, những giả thuyết. Và dựa vào những định nghĩa, những giả thuyết, người ta đặt ra những định lý kỹ hà (théorèmes), và dựa vào những định lý kỹ-hà ấy người ta đặt ra những bài toán. Người ta dùng sự xác định này để tạo ra sự xác định khác, rồi cứ thế dựng thành, một toà tri thức rất chắc-chắn.
Đó là nói kỹ-hà-học. Đến như khoa doanh nghiệp thì người ta gặp nhiều nỗi khó khăn hơn. Công việc doanh nghiệp tuỳ thuộc nhiều yếu tố thường thay đổi: trong công việc ấy người ta không gặp những đường thẳng, những góc nhứt định , những hình rõ ràng, mà lại gặp những điều kiện, những người, những hàng hóa thay đổi luôn luôn.
Khoa doanh nghiệp vô cùng phức tạp hơn kỹ-hà-học. Sự phức tạp ấy không cấm ta đi mạnh vào sự tìm hiểu khoa học ấy được.
Không có một khoa-học nào hoàn toàn. Khoa học đúng đắn hơn hết cũng chỉ là một mớ tri thức nằm giữa một sự huyền bí bao-la, không khác nào một vành ánh sáng nằm giữa những đêm tối bao-la.
Nếu chúng ta có thể chứng minh được rằng công việc doanh nghiệp không tuỳ thuộc sự may-mắn, sự ngẫu nhiên, không tuỳ thuộc những trường hợp riêng của từng người, tức là chúng ta đã bắt đầu dựng nên khoa học doanh nghiệp rồi đó. Khi nào chúng ta có đủ sức giải quyết một vấn đề doanh nghiệp nào đó, chúng ta có thể nói tri thức của chúng ta là khoa học.
KHOA-HỌC, TỨC LÀ SỰ XÁC ĐỊNH vÀ SỰ TIÊN LIỆU. Sự tiên liệu ấy phải dùng sự khảo-cứu kỹ-lưỡng và sự phân loại các sự thật làm nòng cốt.
Tôi không dám quả quyết rằng với trình độ hiện tại của chúng ta, chúng ta sẽ có ngày đủ sức tiên đoán dễ dàng được một sự khánh-tận, như chúng ta đã tiên-đoán nhựt thực nguyệt thực. Tôi chỉ nói rằng trong bao nhiêu thế kỷ, các nhà thông thái tận lực khảo cứu khoa thiên vắn, do đó chúng ta mới tìm được cách tiên đoán nhựt thực nguyệt thực. Ngược lại, từ xưa, người ta không bao giờ học làm công việc doanh nghiệp. Người ta làm công việc ấy một cách mơ hồ, một cách cầu may.
Cố nhiên “khoa doanh nghiệp” không phải tự các đại học đường mà ra. Những giáo sư đại học đường cố ý đứng ngoài thế giới doanh nghiệp mà họ không bao giờ để ý đến.
Hơn nữa, họ còn cho rằng trong khoa doanh-nghiệp không có gì xứng đáng để họ tìm tòi khảo cứu.
Phần lớn các giáo sư đại học đường coi ân huệ của nền văn minh mà họ được hưởng như là của tạo hoá ban cho. Đối với họ, các thiên tài có công trong nền kỹ-nghệ và thương mãi không có một chút giá trị nào.
Vì lẽ đó mà không một trường học nào được thành lập để tuyên truyền khoa học ấy. Ở Huê-Kỳ, công việc doanh nghiệp chiếm một địa-vị quan trọng hơn nào hết, mà chỉ có năm hoặc sáu đại học đường nhìn nhận sự cần thiết phải khảo cứu khoa học ấy mà thôi. .
Cũng vì lẽ đó mà thiên văn học, địa chất học, hoá học, cơ-khí-học, sinh vật học và bao nhiêu khoa học khác đều phát triển rất mạnh, còn khoa doanh nghiệp thì còn ở trong thời kỳ phôi thai.
Nếu quả một khoa học doanh nghiệp đáng gọi là khoa học ra đời được, tất phải nhờ đến những nhà doanh nghiệp đứng ra sáng lập và đeo đuổi đến cùng.
Những nhà sáng lập khoa doanh nghiệp không phải là những người chuộng lý thuyết, không phải những người vô kinh nghiệm. Khoa học ấy lại càng không phải là sự nghiệp của một người: nhiều quan niệm khác nhau, nhiều ý kiến khác nhau được tập hợp lại và vượt quá sức của một người.
Phần to lớn nhứt mà một người có thể góp vào khoa học ấy như Pasteur đã góp vào y học, và Darwin góp vào khoa học tự nhiên, ấy là lập thành vài nguyên tắc căn bổn.
Riêng về phần tôi, lẽ ra tôi phải cáo lỗi đã nhúng tay vào một công việc này. Thật ra tôi không phạm một lỗi nào. Nếu tới thành công được thì tốt, bằng không “cũng vẫn tốt, nhưng ít tốt hơn”, nói theo lời của Herbert Spencer.
Những điều tôi có thể nói ra đây, tôi đã gặp được nhiều cơ-hội đặc-biệt, không phải để thu-nhặt tài-liệu, mà còn để thí-nghiệm kết-quả của những điều tôi quan-sát được trong cuộc hoạt-động doanh-nghiệp hiện-tại. Tôi đã bỏ ra đến hai chục năm để hoàn-thành cuộc thí-nghiệm: bao nhiều đó có đủ binh-vực cho sự gắng sức của tôi đây chăng?
Những định-lý của tôi lập thành đây, hẳn có nhiều cái còn khuyết-điểm và có khi tôi đem phổ-thông ra một cách vội-vàng quá. Người đi tiên-phong thường hay phạm vào sự thái-quá ấy. Bởi vậy công-việc tôi làm có lắm chỗ hở cho sự chỉ trích và phỉ-báng.
Nhưng tôi sẽ chứng-tỏ một sự thật mà tôi không có quyền hoài-nghi hay chối-cãi, sự thật ấy hiện có. Sự thật ấy là sự tiến-triển của công-việc doanh-nghiệp phải tuỳ theo những phép-tắc nhứt-định, phải tuân theo những ĐỊNH LÝ. Tôi phải chứng-tỏ rằng công-việc doanh-nghiệp-không phải xây-dựng trên một miếng đất xốp không đủ sức chịu-đựng nần-tảng của khoa-học. Trên miếng đất ấy tôi sẽ xây một cái lòng bằng đá cuội, tôi sẽ đặt nền-móng. Như vậy sẽ có nhiều người đến nữa: họ sẽ xây dựng một cách chắc-chắn hơn.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button