Kỹ năng mềm

101 Bí Quyết Đàm Phán

1. THÔNG TIN SÁCH/EBOOK

Tác giả : Peter B. Stark & Jane Flaherty

Download sách 101 Bí Quyết Đàm Phán ebook PDF/PRC/MOBI/EPUB. Tải miễn phí, đọc online trên điện thoại, máy tính, máy tính bảng.

Danh mục :  Sách kỹ năng

Đọc thử Xem giá bán

2. DOWNLOAD

File ebook hiện chưa có hoặc gặp vấn đề bản quyền, Downloadsach sẽ cập nhật link tải ngay khi tìm kiếm được trên Internet.

Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Bạn không tải được sách ?  Xem hướng dẫn nhé : Hướng dẫn tải sách


3. GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH

Lời giới thiệu

Những từ như “chiến thuật” hay “thủ thuật” làm một số người khó chịu vì họ cảm thấy chúng gợi lên những mánh khoé và sự lừa lọc. Tuy nhiên, cần nhìn đúng vào bản chất của sự việc. Chúng tôi không hề muốn khuyên bạn nên lừa dối! Vì rằng điều này không những là sai về mặt đạo đức mà còn làm mất quan hệ lâu dài và khiến đối tác không quay lại đàm phán với bạn nữa.

Mặc dù hai thuật ngữ “chiến thuật” và “thủ thuật” đôi khi có thể được dùng thay thế nhau, nhưng chúng không hoàn toàn đồng nghĩa. Từ điển Merriam-Webster định nghĩa chiến thuật là “nghệ thuật vạch ra và áp dụng các kế hoạch hay mưu kế”, trong khi đó thủ thuật được định nghĩa là “một phương sách để đạt được một mục tiêu”. Khi bạn kết hợp một số thủ thuật để hoàn thành mục đích của mình, nỗ lực kết hợp này trở thành một chiến thuật. Nói cách khác, chiến thuật bao gồm nhiều thủ thuật.

Bạn cần phải biết rõ cách sử dụng các chiến thuật và thủ thuật vì hai lý do rất quan trọng. Thứ nhất, mọi người sử dụng chúng hàng ngày. Chẳng hạn, trẻ con thường rất giỏi sử dụng các chiến thuật và thủ thuật. Các bậc cha mẹ thường phải chứng kiến đủ mọi trò từ cảnh em bé hai tuổi khóc toáng lên cho đến chiến thuật không thốt nửa lời của các em tuổi thiếu niên. Các thủ thuật này giúp trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau đạt được mục đích của mình.
Để thấy được việc các thủ thuật thấm sâu vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta thế nào, hãy theo dõi một kịch bản ba màn trong đó một cặp vợ chồng phải quyết định đi ăn tối ở đâu. Hãy đặt mình vào trong kịch bản này (trong vai người chồng). Bạn sẽ đối đáp thế nào ở từng màn?

1. Bạn đi làm về và người bạn đời của bạn nói: “Chúng ta hãy đi ăn tối” và gợi ý một nhà hàng mà bạn không thích. Bạn sẽ nói gì để thuyết phục cô ấy đến một nhà hàng khác mà bạn lựa chọn? Có lẽ bạn sẽ nói: “Anh ăn loại món ăn đó trưa nay rồi”. Hoặc “Lần trước ăn ở nhà hàng này chúng ta đã phải đợi đến 45 phút mới được phục vụ”. Hoặc “Sao chúng ta lại không ăn ở một nơi mà cả hai đều chưa từng đến nhỉ?”
2. Vợ bạn liền đáp: “Lần trước đi ăn anh đã chọn nhà hàng rồi. Giờ thì đến lượt em chứ!” Bạn có thể đề nghị: “Nếu em để anh chọn nhà hàng, anh sẽ trả tiền”. Hoặc lần trước ăn ở nhà hàng đó, dạ dày anh đã phải khổ sở ba ngày liền. Anh sẽ không đến đó nữa đâu”.
3. Vợ bạn vẫn nhất mực không chịu đi nhà hàng khác. Cô ấy sẽ nhẹ nhàng níu tay bạn và nói “Anh yêu, em đã hy vọng là chúng ta sẽ đến nhà hàng em chọn. Điều này sẽ làm em rất vui “. Giờ thì làm sao đây? Có lẽ bạn sẽ chỉ còn biết trả lời: “Được rồi, chúng ta đi vậy”. Hoặc bạn cũng có thể đưa ra giải pháp cuối cùng: “Thôi được, nếu chúng ta không thể thống nhất ý kiến, thì anh sẽ đưa em đến nhà hàng của em, để em ăn ở đó. Rồi anh sẽ đến nhà hàng khác. Khi ăn xong, anh sẽ đến đón em”.

Trong kịch bản này, cả hai vợ chồng đều sử dụng các thủ thuật để cố đạt được mục đích của mình. Tất nhiên, điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là việc sử dụng các thủ thuật không phải là điều gì mới lạ hay khác thường. Nội dung cốt yếu của sách này không phải là tạo ra thủ thuật mới mà là mô tả các thủ thuật được sử dụng phổ biến trong đàm phán, xác định chúng bằng những cái tên dễ nhớ, chỉ cho bạn cách sử dụng chúng sao cho có lợi cho mình, và đưa ra cho bạn một số cách ứng phó (đối lại) trong trường hợp ai đó sử dụng các thủ thuật này với bạn.
Và điểm cuối cùng này đưa chúng ta đến với lý do thứ hai của việc cần biết rõ các thủ thuật đàm phán thông thường. Ngay cả khi bạn không muốn sử dụng chúng, những người khác sẽ dùng chúng trong tương tác với bạn. Để tự bảo vệ mình, bạn cần phải có khả năng nhận biết chúng và biết cách ứng phó. Việc có nhiều cách ứng phó khác nhau để áp dụng có thể giúp bạn đạt được hoặc dành lại thế mạnh, hoặc trung hoà được các thủ thuật của đối phương.

Sau đây là 101 thủ thuật thường dùng trong đàm phán. Khi bạn học được cách nhận biết chúng, bạn cũng có thể sử dụng để đạt được kết cục hai bên cùng thắng lợi trong đàm phán – hoặc có thể chống lại được khi chúng được dùng đối với bạn.

1. ĐÀM PHÁN LÀ GÌ?

” Làm người khác sợ trong đàm phán,

nhưng không được sợ đàm phán”

JOHN F. KENNEDY.

Bạn nghĩ gì khi nghe đến từ “đàm phán”? Khi nghe thấy những người ủng hộ cho Al Gore và Geogre W. Bush đang tranh cãi về hình thức kiểm phiếu ứng cử tổng thống ở Bang Florida năm 2000? Khi nghe thấy hãng Microsoft và Chính phủ Mỹ đang cố tìm ra sự khác nhau giữa cạnh tranh công bằng và độc quyền? Khi nghe thấy hãng America Online và Time Warner đang hợp tác với Chính quyền liên bang nhằm khuyến khích tự do buôn bán? Khi nghe thấy một nhà đầu tư lớn trong tập đoàn công nghệ yêu cầu người môi giới chờ 24 tiếng đồng hồ trước khi đồng ý mức lãi suất? Hầu hết chúng ta đều cho rằng các cuộc đàm phán này đều có kẻ thắng người thua.

Trong một cuộc thăm dò ý kiến của sinh viên đại học, một câu hỏi được đặt ra: ” Bạn có hay tranh luận không? – Thường xuyên hoặc thỉnh thoảng hoặc không bao giờ”. Hơn 36% số người trả lời là ” Thỉnh thoảng” hoặc “Không bao giờ”. Thực ra đây là một câu hỏi đánh lừa, và câu trả lời thực sự phải là “Thường xuyên”. Trong cuộc sống, mọi việc đều phải tranh luận trong mọi trường hợp, mọi lúc. Khi bạn yêu cầu người ta dọn sạch rác để thông thoáng đường vào giờ giao thông cao điểm, khi định giờ gặp gỡ khách hàng để kịp giờ về xem chương trình TV cùng với gia đình, như thế có nghĩa là mọi vấn đề trong cuộc sống đều phải trải qua một dạng tranh luận.

Gerard I. Nierenberg, tác giả của cuốn ” Nghệ thuật đàm phán” – cuốn sách đầu tiên về quá trình đàm phán nghiêm túc, người mà tờ Nhật báo phố Wall gọi là “Cha đẻ của nghệ thuật đàm phán” đã viết: “Bất cứ khi nào người ta trao đổi ý kiến nhằm thay đổi mối quan hệ, khi con người bàn bạc để đi đến thống nhất, họ đều phải đàm phán với nhau”. Một cựu giáo sư người Israel – Hiệu trưởng trường đại học quốc gia San Diego đã phát triển ý của Nierenberg, “Đàm phán được tiến hành không phải để mở rộng hay phá vỡ mối quan hệ mà nhằm xây dựng một mối quan hệ mới hoặc khác so với trước”.

Tóm lại, hầu hết chúng ta đều tham gia vào các cuộc tranh luận, dù ở cấp độ này hay cấp độ khác. Chúng ta nên coi việc tranh luận là cách tích cực hình thành quá trình giao tiếp.

ĐỌC THỬ

NHỮNG CUỘC ĐÀM PHÁN ĐIỂN HÌNH

Dưới đây liệt kê một số cuộc đàm phán điển hình mà qua đó bạn có thể nâng cao khả năng của bạn thông qua đàm phán:

1. Giá cả, điều khoản, và các thiết bị phụ tùng khi mua ô tô.

2. Giá cả, điều khoản, và chi tiết trong bản giao kèo mua nhà.

3. Thời gian và chi phí khi sửa xe ô tô.

4. Chương trình TV nào cả nhà sẽ cùng xem.

5. Bạn sẽ được miễn phí gì khi sử dụng dịch vụ điện thoại.

6. Múc lương của bạn, thời gian nghỉ, và mức thưởng.

7. Quy mô dự án và khung thời gian hoàn thành.

8. Thời gian tiếp khách hàng mới.

9. Ngày thực hiện công việc.

10. Nên hay không nên tham dự một bữa tiệc trong kỳ nghỉ.

11. Lập thời gian biểu làm việc linh hoạt để có thể đáp ứng được yêu cầu của gia đình.

12. Điều khoản hợp tác và lợi ích có được.

13. Thời gian nghỉ cho công nhân.

14. Thời điểm đi nghỉ trong năm và địa điểm đến cùng vời gia đình.

15. Bạn phải trả cước là bao nhiêu và có được lợi ích gì từ dịch vụ Internet.

16. Giá nhập cảng và ngày chuyển hàng.

Bạn là nhà đàm phán như thế nào?

Cũng giống như các kỹ năng khác, kỹ năng đàm phán cũng có thể học, thực hành và nắm bắt được. Quá trình phát triển cá nhân cũng như nghề nghiệp trong bất kỳ một lĩnh vực nào của cuộc sống đều phải trải qua quá trình nhận thức và sự thử sức. Hãy trả lời các câu hỏi trắc nghiệm về đặc điểm cần thiết của một nhà đàm phán tài ba. Câu trả lời sẽ cho biết điểm mạnh của bạn và điểm yếu nào cần khắc phục. Khoanh trong con số phản ánh đúng nhất mức độ của bạn. Số càng cao, đặc điểm của bạn càng rõ. Khi kết thúc, cộng các con số đã khoanh với nhau và viết tổng vào ô trống cho trước.

 

1. Tôi thích giao tiếp với người khác, thiết lập các mối quan hệ và tạo kết quả hai bên đều hài lòng.

1 2 3 4 5

2. Tôi có lòng tự trọng cao và thường có những ước muốn ở mức độ cao

1 2 3 4 5

3. Tôi luôn làm việc với không khí thoải mái

1 2 3 4 5

4. Tôi thích đưa ra cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo

1 2 3 4 5

5. Tôi có thể minh mẫn dưới mọi sức ép

1 2 3 4 5

6. Tôi luôn chuẩn bị tốt trước khi bước vào đàm phán.

1 2 3 4 5

7. Tôi có thể nhận ra được mình đang đi chệch vấn đề trong mọi cuộc đàm phán ( Nếu tôi đề cập quá xa vấn đề, tôi sẽ đi ra ngoài).

1 2 3 4 5

8. Tôi sẵn sàng hỏi thật nhiều câu hỏi để biết được thông tin cần thiết cho việc quyết định.

1 2 3 4 5

9. Tôi nói năng rất rõ ràng và chính xác.

1 2 3 4 5

10. Tôi luôn tìm ra các vấn đề từ quan điểm của đối tác.

1 2 3 4 5

11. Tôi đối chất với vấn đề chứ không phải với người đối diện.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button