Kỹ năng mềm

10 Suy Nghĩ Không Bằng Một Hành Động

Lời giới thiệu

Dám nghĩ sẽ làm cho con người thể hiện được toàn bộ năng lực của mình, cố gắng để làm, vượt qua chính mình.

Dám nghĩ có thể làm cho năng lực của một người phát huy đến cực độ, làm cho người ta cống hiến tất cả, vượt qua mọi trở ngại, luôn tạo nên những kỳ tích hoặc có những thành công không ngờ tới.

Nếu như mỗi sự việc chúng ta đều phát huy hết khả năng của mình, cố gắng trổ hết tài năng, cuộc sống sẽ có nhiều thành công. Nếu như không cố gắng, sau này chúng ta sẽ hối hận vì chưa từng cố gắng. Đó chính là điều đáng buồn nhất.

Ebook

File ebook hiện chưa có . Comment tại trang này email của bạn để Downloadsach gửi link ngay khi tìm kiếm được trên Internet. Gợi ý : Bạn có thể Đọc thử hoặc Xem giá bán.

Đọc sách

Phiên bản đọc thử giúp đọc giả tham khảo trước khi mua sách giấy.

Lãnh tụ người da đen nổi tiếng Ma-tin Lu-thơ King đã nói: “Mỗi sự việc được thực hiện trên thế giới này đều được làm nên từ sự hi vọng”.

Điều này nói lên rằng, con người ta dựa vào nhận thức đối với hoàn cảnh để tìm mục tiêu của chính mình. Khi thực hiện mục tiêu nên xét đến nhu cầu, nhu cầu sẽ dẫn đến ước vọng. Ước vọng chính là muốn có được một điều gì đó hoặc đạt được một loại yêu cầu nào đó của mục tiêu. Ước vọng của con người càng mãnh liệt, mưu cầu giành được mục tiêu càng đến gần, cũng giống như dây cung kéo càng căng thì mũi tên sẽ bay càng xa.

Mục tiêu rõ ràng, xa rộng, với nguyện vọng cháy bỏng, không gì lay chuyển được thì mới nảy sinh hành động kiên quyết. Một người không ngại khó khăn, không dễ thất bại, có lòng tin, quyết không từ bỏ mục tiêu mới có những năm tháng tràn đầy sinh lực để đi tiếp đến thành công. Ước vọng thực hiện mục tiêu càng mãnh liệt, khả năng thành công càng lớn. Ngược lại, không có ước vọng thành công thì mục tiêu sẽ mãi mãi không thể đạt được.

Người ta thường nói: Khi chưa thành công thì cố gắng để đạt cho được; khi đã đạt được rồi thì lại muốn được hơn nữa;

  1. Bạn cho rằng có thể làm được thì sẽ làm được

Trong cuộc đời, có một số việc chúng ta đều có thể làm được, nhưng chỉ là do chúng ta không biết tự mình có thể làm được mà thôi. Nếu chúng ta vẫn quyết tâm thì sẽ làm được.

Tôm – Đen-pút chính là một ví dụ đáng học tập. Khi sinh ra, anh chỉ có một nửa bàn chân trái và một ngón tay phải dị dạng. Cha mẹ anh đã không để anh cảm nhận thấy mình là một người tàn phế. Kết quả là tất cả những việc gì các bạn trai làm được, anh đều làm được. Nếu như họ hành quân được 10 dặm thì Tôm cũng hành quân được 10 dặm.

Sau này khi tập đá cầu mây, anh phát hiện ra mình cũng có thể đá xa được như tất cả bọn con trai bình thường. Anh đã nhờ nhà thiết kế giầy thiết kế cho mình một chiếc giầy để dùng mỗi khi tham gia thi đá cầu. Sự cố gắng của anh đã giúp anh nhận được một hợp đồng của đội Xung Phong.

Nhưng khi huấn luyện viên nhìn thấy hình thức của anh, họ đã khéo léo từ chối: “Anh không đủ điều kiện của một vận động viên đá cầu mây chuyên nghiệp”. Huấn luyện viên đề nghị anh chuyển sang nghề khác. Anh làm đơn gia nhập đội bóng Nhà Thờ với mong muốn thiết tha hãy cho mình một cơ hội. Mặc dù huấn luyện viên còn hoài nghi về khả năng của anh, nhưng khi nhìn thấy người thanh niên này rất tự tin, họ đã có cảm tình và đã tiếp nhận anh.

Sau hai tuần, huấn luyện viên có cảm tình sâu sắc với anh. Vì trong một trận đấu giao hữu, anh đã đá xa tới 55 mã, bỏ xa đội bạn để giành thắng lợi. Từ đó, anh trở thành cầu thủ chuyên nghiệp của đội bóng Nhà Thờ. Hơn nữa trong mùa thi đấu đó, đội bóng của anh đã đá được 99 điểm.

Sau đó là đến thời khắc vĩ đại nhất. Trên sân bóng đã ngồi chật 606.000 người hâm mộ. Quả cầu đang ở vạch mã 28, trận đấu chỉ còn lại rất ít thời gian, đội bóng đang đẩy bóng đến đường vạch mã 45. Nhưng khi đó hoàn toàn có thể nói là không còn nhiều thời gian. Đúng lúc đó, huấn luyện viên đã gọi anh vào sân. Khi Tôm vào sân, anh biết đội của mình cách vạch điểm 55 mã, đội bạn đang giữ tỉ số cao hơn.

Bóng được chuyền rất tốt, Tôm dốc toàn bộ sức lực vào bàn chân, đá vào trái bóng. Trái bóng bay thẳng lên phía trước. Nhưng liệu có thể đá được bóng vào vạch mã xa nhất không? 606.000 người hâm mộ đang nín thở theo dõi. Đây là đã vào giai đoạn cuối, trọng tài vạch điểm đã giơ hai tay biểu thị còn ba phút. Bóng đã bay qua nơi mà chỉ còn cách xà ngang cầu môn vài tấc. Đội bóng của Tôm đã thắng với tỉ số 19-17. Người hâm mộ hò hét vui mừng, rất sung sướng về một đường bóng xa nhất chưa từng thấy. Đây chính là đường bóng do vận động viên chỉ có một nửa bàn chân và một bàn tay dị dạng đá!

“Thật khó có thể tin được”, có người đã hét to, nhưng anh chỉ mỉm cười. Lúc này anh nghĩ đến bố, mẹ mình. Họ đã dạy anh có thể làm được điều gì đó. Sở dĩ có thể tạo ra được kỷ lục tuyệt vời như vậy chính như anh đã nói: “Họ chưa bao giờ nói với tôi rằng, tôi không làm được điều gì.”

Đừng bao giờ nhận định một cách tiêu cực sự việc không thể làm. Trước tiên bạn nên cho rằng mình có thể làm được, sau đó bạn thử làm, rồi lại làm thử. Cuối cùng bạn sẽ phát hiện ra quả thực bạn có thể làm được.

***

Nói đến việc “không thể làm được”, chúng ta lại xem cách làm đặc biệt của nhà văn nổi tiếng chuyên viết những bài viết khích lệ – Na-pô-lê-ông Hin. Nhà văn này đã dùng phương pháp đặc biệt. Khi còn trẻ, ông đã ôm hoài bão lớn – trở thành nhà văn. Để đạt được mục đích này, ông biết mình phải luyện tập tốt cách chọn từ, đặt câu. Chữ là công cụ của ông. Nhưng do hồi trẻ, ông quá nghèo, không được học tập đến nơi đến chốn. Vì vậy, những người bạn không có thiện ý” đã cho rằng, hoài bão của ông là “không thể làm được.

Khi còn trẻ, ông đã dành tiền mua một cuốn từ điển tốt nhất, đẹp nhất, hoàn chỉnh nhất. Những chữ mà ông cần đều có trong từ điển, tâm niệm của ông là phải nắm bắt và hiểu được toàn bộ những chữ này. Ông đã làm một việc kỳ quặc là tìm những chữ “không thể làm được, không có khả năng” rồi đi. Thế là ông đã có một quyển từ điển không có chữ “không thể làm được, không có khả năng”. Sau này ông đem toàn bộ sự nghiệp của mình xây dựng trên tiền đề này.

Đương nhiên, chúng tôi không khuyên bạn cắt bỏ chữ “không thể làm được, không có khả năng” trong cuốn từ điển của bạn, mà chỉ khuyên các bạn từ trong tâm trí của mình hãy loại bỏ tận gốc cái quan niệm này đi. Khi nói chuyện không nhắc đến nó, trong suy nghĩ, hãy trừ bỏ nó. Trong thái độ, hãy thủ tiêu nó đi. Vứt bỏ nó, không được tìm lý do cho nó, không tìm cớ cho nó, mãi mãi vứt bỏ quan niệm này và dòng chữ này đi, thay vào đó là “có thể làm được, có khả năng”.

Rất nhiều người trong chúng ta cho rằng mình không phải là người thất bại có kinh nghiệm mà là người thắng lợi không kinh nghiệm. Kỳ thực chúng ta cần phải lựa chọn giữa người thất bại có kinh nghiệm và người thắng lợi không kinh nghiệm. Chúng ta có thể trở thành người thắng lợi không kinh nghiệm để giành thắng lợi càng nhiều thì càng chuẩn bị được đầy đủ những yếu tố của người thắng lợi. Điều này không những thích hợp với một đội bóng, cá nhân, mà cũng rất thích hợp với bạn.

Khi dốc sức lực để làm, cho dù kết quả như thế nào chúng ta, đều đã thắng. Bởi vì dốc toàn lực để làm vốn đã mang lại sự hài lòng cho mỗi cá nhân, khiến chúng ta đều trở thành người chiến thắng. Năm 1972, L. Ma-tin đã tham gia cuộc thi Ma-ra-tông lần đầu tổ chức tại Bốt-xtơn. Toàn bộ lộ trình chạy của cuộc thi này phải vượt qua 26 dặm đường, chạy trên sườn núi nhấp nhô. Theo Ma-tin thì chỉ cần mọi người an toàn chạy về đích đều đáng được khen thưởng, vì đại bộ phận những vận động viên tham gia khi đó đều không tin họ có thể chiến thắng. Mỗi một người sau khi đã chạy hết lộ trình của mình đều xứng đáng là người chiến thắng. Bởi vì đó là sự đền đáp thực thụ khi hoàn thành tốt một việc. Đây mới là điều quan trọng nhất. Bạn đang cạnh tranh với chính mình, không có cái gì có thể làm bạn hài lòng hơn với sự cố gắng của chính mình, cũng chỉ lúc này bạn mới phát huy được năng lực tốt nhất. Cố gắng làm việc sẽ mang đến cho bạn thắng lợi vượt qua chính mình.

  1. Phải xem mình giống như một nhân vật lớn

Mấu chốt để bạn giành được thành công là ở chỗ có biết suy nghĩ tích cực hay không? Suy nghĩ sẽ quyết định đến hành động của bạn. Hành động của bạn lại quyết định đến cách nhìn nhận của người khác đối với bạn. Nên nhớ, hãy thường xuyên tiếp sức, động viên chính mình.

Bạn có để ý rằng, tại sao người bán hàng rất mực cung kính với khách hàng nào đó: “Dạ, thưa ngài, tôi có thể phục vụ ngài được không?”. Nhưng với khách hàng khác thì họ không thèm đếm xỉa đến; hay một người đàn ông sẵn sàng mở cửa cho một cô gái, nhưng lại không mở cửa hộ người khác; hoặc chúng ta tập trung chăm chú nghe người này nói chuyện, nhưng với người khác thì lại không thèm để tâm.

Bạn nên chú ý một chút tới xung quanh, có nhiều người chỉ có thể nhận được cách nói: “Này! A!”, hoặc “Ô này! B!”, nhưng những người khác lại được đối xử rất lễ phép theo kiểu: “Dạ, thưa ông, thưa ngài …”.

Quan sát nhiều thêm một chút, bạn sẽ phát hiện một số người có thể tự nhiên biểu hiện ra sự tự tin, trung thành và phong độ, khiến người khác khen ngợi. Nhưng một số người không làm được điều này.

Quan sát từng bước, bạn sẽ thấy những người thật sự được người khác kính trọng đều là những người thành công nhất.

Vậy rốt cuộc nguyên nhân là gì? Chúng ta có thể cô đọng thành hai chữ, đó chính là “Suy nghĩ”.

Suy nghĩ quả thực có công hiệu này. Những người tự cho rằng mình thua kém người khác một bậc, cho dù trên thực tế năng lực của anh ta như thế nào, chắc chắn anh ta sẽ kém hơn so với người khác. Bởi vì bản thân suy nghĩ có thể điều khiển và khống chế hành động. Nếu một người cảm thấy tự mình không bằng người khác, anh ta sẽ thể hiện ra các hành động không bằng người khác. Những người tự cho rằng mình không phải là người quan trọng thì sẽ trở thành người không quan trọng.

Mặt khác, một số người tin tưởng mình vốn có đầy đủ khả năng gánh vác nhiệm vụ quan trọng thì quả thực sẽ trở thành nhân vật rất quan trọng.

Do vậy, nếu muốn trở thành nhân vật quan trọng, trước tiên bạn phải thừa nhận chính mình quả là quan trọng. Hơn nữa phải thật sự cảm thấy như vậy thì người khác mới nghĩ theo như vậy. Dưới đây chúng tôi đưa ra các nguyên tắc suy lý về loại suy nghĩ này.

Bạn suy nghĩ như thế nào thì sẽ quyết định hành động của bạn như thế. Bạn hành động như thế nào thì sẽ quyết định tới cách nhìn của người khác đối với bạn.

Bạn muốn có được sự tôn trọng của người khác, quả thật rất đơn giản. Để được kính trọng, trước tiên bạn tự cảm thấy mình đáng được người khác kính trọng. Vậy bạn hãy suy nghĩ một chút nhé: Bạn có tôn trọng những kẻ côn đồ trên đường phố không? Đương nhiên là không rồi. Tại sao? Bởi vì những tên vô lại đó hoàn toàn không tôn trọng chính bản thân chúng, chúng chỉ để tính tự ti gặm nhấm tâm hồn mình và tự làm hỏng mình.

Tác dụng của việc sinh ra cảm giác tự tôn trọng mình sẽ không ngừng xuất hiện trên mỗi việc chúng ta làm. Hiện tại, chúng ta đem khả năng chú ý chuyển đến một vài phương pháp đặc biệt, để giúp chúng ta tăng thêm cảm giác tự tôn trọng mình, vì vậy mà giành được sự tôn trọng của mọi người.

Nếu như chính bạn cho là mình rất quan trọng, như vậy sẽ khiến cho bạn cảm thấy mình quả thực rất quan trọng. Nguyên tắc này chính là: Bản thân cử chỉ bên ngoài của bạn “biết nói”, nó phải thể hiện ra những nhân tố tích cực mới có tác dụng tốt. Mỗi ngày trước khi đi làm, cần phải làm cho mình trông giống như một nhân vật quan trọng trong lý tưởng của mình.

Giống như một chương trình quảng cáo đã nói: “Bạn hãy ăn mặc đúng mức, không phải là mãi mãi vì bạn không trả nổi chi phí cho nó”. Trong một quảng cáo khác có một cảnh sát đã chỉ ra: Bạn rất dễ dàng phán đoán một đứa trẻ có phạm sai lầm hay không từ trong cách ăn mặc của nó. Đương nhiên không phải lần nào cũng đúng. Nhưng chung qui lại thì lại là một sự thực đáng được mọi người nhìn nhận thẳng thắn. Mọi người sẽ phán đoán hành vi của một người từ biểu hiện bên ngoài. Một khi đã có ấn tượng không tốt thì dù muốn thay đổi cách nhìn nhận đối với anh ta hoặc áp dụng thái độ với anh ta quả rất khó khăn. Bạn hãy nên quan sát con cái của bạn, hãy dùng ánh mắt của hàng xóm và thầy giáo để đánh giá: Cách ăn mặc của nó có để lại ấn tượng xấu cho mọi người không? Cho dù đi đâu, nó cũng ăn mặc đúng mực không? Nó có bị dị nghị trước đám đông không?

Tất nhiên quảng cáo này là dành cho con trẻ nhưng cũng thích hợp với người đã trưởng thành. Đem từ “nó” trong quảng cáo đó đổi thành “chính bạn”, “của nó” đổi thành “của bạn”, “thầy giáo” đổi thành “đồng nghiệp” sau đó đọc lại một lần, mượn ánh mắt của lãnh đạo và đồng sự của bạn để đánh giá chính bạn.

Giang Vi

Tôi là một người yêu sách cuồng nhiệt và đã hơn 20 năm. Tôi dành cả ngày để đọc, viết blog về sách và viết bình luận. Tôi tin rằng sách là công cụ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống để mở mang đầu óc cho những ý tưởng và quan điểm mới. Các thể loại yêu thích của tôi bao gồm tiểu thuyết lịch sử, giả tưởng, khoa học viễn tưởng và phi hư cấu. Tôi cũng thích tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau thông qua văn học.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Related Posts:

Back to top button